Thời Thơ Ấu Hung Bạo
[ 2009-07-07 11:52:12 | Tác giả: bvl91 ]
Cứ mỗi chiều, trong lúc nền trời còn sáng xanh thì dưới những tán lá rậm của không biết bao nhiêu là khu vườn cây ăn trái, chạy dài theo trục lộ từ miệt trên chợ Búng xuôi về Lái Thiêu, tiếng ve hát vang.
Cây sầu riêng cao thẳng đứng, lá ngả màu hổ phách, cây bòn bon trái tròn, cây dâu xanh với chùm trái dính trên những sợi tua tủa ngộ nghĩnh, cây măng cụt nhánh là đà sát mặt đất - dễ thương là trái măng còn non, vỏ xanh khác thường, mủ măng sống chát nhưng lõi trắng như sữa, giòn ngọt.
Đêm trong vườn cây nhiều ngôi mộ thắp sáng lân tinh lập lòe, con đường xuyên qua các khu vườn cây không biên giới, chỉ có những cái mương đào xuôi ngược, còn con đường độc đạo từ huyện này qua xã khác chỉ lọt đủ chiếc xe bò. Ánh trăng treo lơ lửng trên bầu trời, cái đèn dầu buồn buồn lắc lư theo nhịp chân bò, nhiều chủ xe bò chở mía hay trái cây, lu khạp chén đĩa về miệt chợ, treo võng nằm đong đưa dưới lườn xe.
Có khi một hàng dài mấy chục chiếc xe bò rủ nhau bước chậm trên con đường khuya, hai bên cỏ tranh chen lấn mọc dài theo cái trảng sâu dựa nhiều sườn đồi đất cao cao, mưa lất phất, đất lở tuôn xuống đường ẩm ướt lầy lội, đất đỏ dẻo quánh dưới chân; những con bò quen đường tới nỗi chủ nó ngủ khò mà nó vẫn... bò tới chợ. Tuy nhiên chủ xe mía hay trái cây vẫn lo khi tới nhiều khúc quanh trên đường, gần tới cầu Ngang vào khu An Sơn, nơi hiểm địa này họ hay gặp “ông cướp”- ông này nếu gặp còn khó chịu hơn là gặp “ông Ba Mươi”.
Bỗng nhiên lũ bò rống lên thảm thiết, chúng cứ cố lùi lại mặc dù vướng víu gông xiềng; trong gió thoảng mùi khen khét khó chịu còn trên con đường, chỗ trảng tranh đàng xa kia có sự hoảng loạn, bóng một người áo đen phi ngựa bên trái, bên phải, ngoặt ngang, mất hút dưới dốc rồi lại xuất hiện trên cao.
Bầy thỏ rừng vượt ngang con đường như chớp mắt, để lại nhiều vệt trăng trắng, hai đốÔm sáng ở ngay tim đường sửng sốt, đó là cặp mắt sợ sệt của con nai gạc: có cái gì di động trên đám cỏ tranh dày bên mạn sườn đồi trái, lũ bò bấn loạn kéo những cỗ xe năỳng dạt hẳn qua bên mặt, sau đó trong cỏ tranh có một tiếng gầm thật chói tai, vang xa và lay động cả trời đất.
“Ông Ba Mươi” này mất một chân, chính ổng cắn bỏ chân mình trong cái bẫy sắt rồi sau đó cả ban ngày người ta cũng thấy dấu chân cà thọt của ông trên con đường lầy lội; có khi quanh quẩn bên các lò chén hay cạnh bãi tha ma bên đình thần dưới chợ; có khi bất thần từ trong trảng tranh, ông nhảy ra cắn cổ con bò đang kéo xe.
Hàng chục chiếc xe bò chở mía, trái cây, khạp lu dừng lại ẩn vào bên bờ đồi đất đỏ, tắt hết đèn, chủ xe dáo dác ngước nhìn lên đồi đất, trên ngọn tranh mọc cao khỏi đầu người, dưới bầu trời xanh thấp thoáng ánh trăng, có một bóng người thanh mảnh chạy như bay. Lẩn quẩn đâu dưới gốc tranh chật chọại có tiếng gầm gừ, một khoảng tranh rộng bị cày nát, con cọp ba chân phóng nhanh như tìm đường thoát, trên đầu nó lúc nào cũng có bóng người theo sát, người đó di chuyển cực khéo trên một cây tre dài, cành cây tre cong oằn làm đòn bẩy cho các bước nhún nhảy xa và cao.
Mây che gần trọn mảnh trăng, trong trảng tranh dày đang diễn ra một cuộc quần thảo quyết liệt. Lũ bò cứ rống lên từng tiếng lo sợ, trăng lại thoát ra khỏi mây và lại bị mây che khuất, cho tới khi ở chân trời ánh lên một viền đỏ thấp thoáng, mọi sự chợt im lặng nặng nề. Từ trong trảng tranh bước ra một người đàn ông trung niên, bận quần lãnh mỹ a màu đen, áo xá xẩu nút bằng vải hở ngực cho thấy nhiều hình xăm mực xanh đậm, mái tóc đen dài xõa bên vai, trên tay cầm cây mác dài, một thân tre dài bằng khoảng ba người trên vai, cổ quấn cái khăn đen.
Ông ta cắm cây mác cán bằng gỗ trắc đen giữa tim đường, cây tre dựng bờ đất rồi ngồi bên vệ đường quấn điếu thuốc rê, ánh lửa ở đầu điếu thuốc cháy bùng lên trong sương sớm, cho thấy một khuôn mặt trắng xanh quắc thước lạnh băng. Trên con đường qua trảng tranh lầy lội dấu chân và những dấu bánh xe bò, cây mác dài vẫn cắm giữa đường, nó có nghĩa là mãi lộ, cũng có nghĩa là tiền công đánh đuổi cọp.
Sau gần chục ngày đường, những chuyến xe bò chậm chạp đã hiện trên một con dốc thoai thoải xuống khu chợ, tiếng lục lạc treo trên cổ bò va chạm reo vui khi chúng ngang qua các khu phố thấp, mái liền nhau đỏ au cùng với rêu xanh và cỏ dại. Đường xuống bến sông chợ cũng qua nhiều con dốc, đồi đất, bên cạnh con suối róc rách với những chiếc gàu múc nước xoay tròn theo cái guồng, kéo nước cho lò chén, rất nhiều lò chén.
Chợ nằm túm tụm ở bến sông, ghe xuồng tấp nập, cây cầu cũ kỹ, bên này cầu là rạp hát nằm giữa những thân cây sao cao lớn, rậm lá che mát một khoảng sân rộng, chỗ con nít chạy chơi, leo lên cây. Mỗi khi có gánh hát cải lương về hay những ngày cúng đình, chỗ này như một khu hội chợ, đủ trò lô tô bài cào xóc đĩa, bông vụ bầu cua hốt me; tập trung những tay cờ bạc anh chị và cũng tập trung thương lái với bãi xe thổ mộ và xe bò, nơi thả ngựa dê trâu bò nhẩn nha nhơi cỏ. Sau rạp hát ngôi đình thần âm u; sau đình thần là một bãi tha ma hoang vu kéo dài tận chân trời.
Tảng sáng, trên dốc xuất hiện bóng ngựa. Con ngựa ô đen tuyền của ông Bảy Quờn lồng lên tung hai chân trước, đứng hai chân sau như chào, rồi nó phóng xuống dốc, mất hút sau khu lò chén và bỗng xuất hiện sau đình thần. Ông Bảy ngồi trên yên ngựa, tướng người dong dỏng cao; ông sống bằng nghề chứa bài, sống nhờ sòng bài mà chết cũng vì lá bài, gọi là nghề cơm gạo, dưới tay có nhiều em út canh giữ sòng bài, thạo nghề đâm thuê chém mướn.
Một bữa chà chốp tới sòng bài gây sự, kiếm tiền, một thân một mình ông Bảy tới nói chuyện với nó. Ông Bảy đi thẳng tới trước mặt chà chốp, nó ngồi uống cà phê trong một cái quán cóc, chưa kịp nói một tiếng bị ông Bảy chém ngay. Chà chốp thấy ông Bảy đi tay không, không ngờ ông Bảy đã giấu sẵn cây mác dài trên máng xối của quán cà phê, chỉ với tay là cầm ngay cán mác, nên chà chốp chưa kịp rút súng đã ngã dài trước sân quán.
Cả chợ xôn xao tin chà chốp bị Bảy Quờn chém. Ông Bảy tự trói tay mình chờ đám lính tới, trong số họ có người nể ông, không dám đánh đập xô đẩy; ông bị giải lên Sài Gòn ở tù khám lớn, sau đó ra “Côn Nôn”. Từ khi ông Bảy Quờn bị bắt thì những chuyến xe bò chở mía hay lu chén không còn thấy cây mác màu đen cắm giữa đường ăn tiền mãi lộ.
Ông Bảy Quờn biệt tăm không trở lại Lái Thiêu, bỏ lại vợ con trong căn nhà nhỏ cạnh đình thần nhìn ra bãi tha ma. Đứa con trai của ông Bảy lớn lên giống ông như khuôn đúc, tướng mảnh khảnh, da mặt trắng xanh, mái tóc đen dài. Chú tên là Chạy, hiền hậu, đờn ca tài tử rất hay, đáng lý là một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không gặp thời nên suốt đời chú chỉ ca hát quanh quẩn nơi mình sinh ra. Sau khi bà Bảy qua đời, người con trai của bà sống thui thủi trong bãi tha ma bên cạnh chai rượu - một cuộc đời vô danh buồn rầu.
o0o
Không ai nhìn chú Tư Trắng mà quên nổi bộ tướng của chú, chú gần như một người lùn nhưng thật ra chỉ thấp đậm, vai ngang phè nên trông càng thấp hơn - một khối bêtông chắc chắn như cây cột nhà. Gọi là Trắng nhưng nước da chú “bánh ít”, mỗi khi chú Tư cười, lóe sáng hàm răng vàng cẩn hình trái tim xanh xanh đỏ đỏ vui mắt. Là nghệ sĩ phóng dao sau đó chuyển qua đi dây hép chùng, chú Tư Trắng nói mình có bị Tây đày ra “Côn Nôn” nhưng không nói bị tội gì. Chú kể:
- Bị cái tướng tao ít ai có cho nên hay bị bắt lầm. Nhờ vậy mà tao mới biết “Côn Nôn” là nơi một đi không trở lại. Nhưng đó là đối với ai kìa, còn với ông Bảy Quờn thì “nơ pa”. Tù hình sự nha, nhưng tụi cặp rằng sợ ổng té đái trong quần, tụi Tây kêu ổng bằng tù du côn khó trị. Ông Bảy kết bè vượt ngục, về tới Bạc Liêu cải danh, có một người vợ khác, đẻ ra hai đứa con một trai một gái. Người con trai của ông Bảy với bà vợ sau cũng nóng tánh y chang như ổng, cũng thoi một thằng Tây làm cho má nó nhìn nó không ra, phải đi nhà thương. Ảnh bỏ xứ lưu lạc giang hồ qua tới bên Xiêm, bên Miến Điện, nhờ đi mà học lóm được nhiều nghề; ảnh tên là Quới, Ba Quới, nhưng ai cũng kêu bằng Hai Trần.
Tướng cướp áo đen, đánh cọp với cây mác dài cắm giữa đường đòi tiền mãi lộ, tay anh chị chém chà chốp là ông nội của tôi. Tôi có gặp chú Chạy một vài lần, chú kêu cha tôi bằng anh Hai. Có một lúc nào đó đã quá xa mờ trong ký ức sương khói của tôi, tôi nhớ mình có sống một nơi mà trên đường về nhà mình tôi đi qua những hàng cây bồ quân trái chín đỏ đậm, bên cạnh một lò đúc đồng, đúc những cái ống ngoáy ăn trầu ngộ nghĩnh.
Mỗi chiều ông nội tôi “đồng đồng” tôi trên vai ông, tôi ngồi bỏ hai chân xuống ngực ông đong đưa, từ trên vai ông tôi nhìn xuống đất chóng mặt vì nó quá... xa. Ông thích cái tánh lì đòn của tôi, tôi nhớ ông hay bận bộ bà ba may bằng lụa Hà Đông màu mỡ gà, đội nón nỉ rộng vành. Tới đây tôi đã biết tung tích của cha tôi, vì sao tên ông vỏn vẹn chỉ một chữ Trần vừa là họ vừa là tên. Ông tôi đã là người cải danh trốn tránh, cho tới đời cha tôi cũng không khác. Mẹ tôi luôn có nỗi lo lắng tuy bà không nói ra; mỗi khi nhìn anh em tôi bà thường thở dài nói “cái nòi này có huông”.
Sau này, khi có dịp đọc cuốn tiểu thuyết Bướm vượt ngục về, tác giả người Pháp cũng là nhân vật chính có thật, mô tả những nhà tù Pháp trên các hòn đảo thuộc địa và chuyện tù hình sự vượt ngục; tôi hình dung ông nội tôi cũng không khác chi nhân vật trong tiểu thuyết, duy có một điều buộc tôi phải suy nghĩ: người Pháp vốn được mọi người đều nói rất lịch sự , văn minh, sao lại có quá nhiều nhà tù khắc nghiệt dùng để nhốt chính đồng bào của mình, và lại có nhiều nhà tù không phải trên đất họ để nhốt và hành hạ người bản xứ. Ông tôi nói: “A lê tụi Tây này là thực dân”.
Tôi nhớ ngôi nhà của ông nội tôi ở trong khu xóm chật hẹp trước cổng nhà thờ, mỗi sáng sớm tiếng chuông đổ từng hồi, ông tôi không biết vì sao lại có đạo (thật bất ngờ với tính khí ngổ ngáo như ông) cũng hay đi lễ nhà thờ. Tôi được học vài năm trong trường bà xơ, thật là tiếc cho những ngày êm đềm bên Chúa nhưng tôi lại là con chiên không ngoan đạo. Có lần mẹ tôi ngao ngán nhìn tôi, nói tôi là quỉ “Luysiphe”. Trong một buỗi lễ misa, khi đó tôi làm học trò giúp lễ cho ông cha xứ người Pháp, tôi lén uống gần cạn chai rượu chát của ổng rồi ngủ gục sau bàn lễ. Ông nội tôi xách lỗ tai tôi đi khắp xóm đạo, không cho tôi đi học trường nhà thờ. Khi cha tôi bị ông tôi đuổi ra khỏi nhà, cha lập một gánh hát, tôi lại theo cha tôi, còn Chúa cũng không còn nhớ làm gì cái thằng nhỏ uống trộm rượu của Người.
Ông nội tôi hay ở trần quấn xà rông, nhờ vậy tôi được dịp chiêm ngưỡng một bức tranh đầy màu sắc thần thoại trên khắp người của ông, bức tranh mỹ thuật khó có trên da người. Hai đầu gối thật là thích hợp cho việc xăm hai đầu voi kể cả tai và vòi, dài cho tới tận bàn chân; ông thường để tôi ngồi... ôm voi, rồi ông đong đưa cái vòi. Trên ngực ông diễn ra thường trực trận chiến khốc liệt giữa Tề Thiên Đại Thánh với Na Tra đi trên hai bánh xe lửa, Ngưu Ma Vương với Sa Tăng đáng lý đánh nhau sau lưng ông tôi nhưng vì thiếu chỗ nên họ chạy lung tung từ nửa phần lưng ra tới ngực. Hai cánh tay của ông xăm quá nhiều bùa Miên, còn trên lưng ông là đủ loại thú dữ, cũng không thể thiếu con rồng, binh tôm tướng cá cùng những vết sẹo đâm chém ngang dọc và những vết roi vết phỏng. Lại có ba dấu lạ ẩn sâu như đồng tiền gần bả vai ông, ông nói đó là vết đâm của cây đinh ba.
Ông tôi ngủ không yên với trận hỗn chiến trên da. Ông là một tay anh chị thời kỳ khai hoang, ngộ nhận về những người anh hùng cá nhân kiểu Lương Sơn Bạc. Tôi rất kính trọng thương yêu ông tôi nhưng hoàn toàn khó mà hãnh diện về điều này, bởi cuộc đời ông là bạo lực, bạo lực mà ông đem tới cho người khác, đồng thời họ cũng đáp lại bằng bạo lực đủ cách, đủ trò với ông.
Rồi một buổi chiều như mọi buổi chiều thông thường chán ngán khác, khi chuông nhà thờ vang lên báo tử, tôi không hề nghĩ ông tôi phải chết, mà tôi cũng chưa biết chết là gì. Mẹ tôi khóc nói với tôi: “Ông nội con về nước Thiên đàng rồi”. Cha tôi không khóc, có lẽ cha tôi nghĩ: ông nội tôi bay lên trời với hình dáng xanh xanh đỏ đỏ như con tắc kè bông như vậy chắc cũng làm cho ông thánh Phêrô nghi ngại.
Ông nội tôi nằm yên lặng trên chiếc giường, hai bàn tay chắp trên ngực, cha xứ vẩy nước thánh trên người ông, xua đuổi ma quỉ. Lẽ ra mỗi chiều vào giờ này ông hay đồng đồng tôi trên vai đi chơi khắp trong xóm, nói chuyện Nga - Tây - Anh - Mỹ đại chiến “trục tam cường” Đức - Ý - Nhật với người thợ đúc ống ngoáy trầu. Bây giờ tôi cứ nhìn ông, không hiểu vì sao ông cứ nằm đó, cứ nhắm mắt, chưa biết ông đã chết.
Rồi ông nội được đem đi xa khỏi thành phố tới một nơi gọi là Gò Dưa. Năm tháng trôi qua, một vài lần cha mẹ tôi với mấy anh em tôi còn chịu khó tới thắp nhang trên nấm đất sần sùi mà ông nằm ngủ bên dưới nhưng về sau thì thưa dần và dứt hẳn, không một lý do nào khác hơn là mọi người hầu như đã quên ông. Cha tôi bán ngôi nhà trước cổng nhà thờ để trở lại nghề gánh hát. Khu nghĩa địa Gò Dưa xa xăm đó về sau bị san bằng để lấy đất cất nhà cho những người còn thức, ông tôi ngủ quên mất cả hồn lẫn xác.
Dường như không còn ai nhớ tới ông tôi ngoài tôi; tôi nhớ một người ruột thịt quá đỗi thương yêu tôi mà tội nghiệp ông tôi với những vết sẹo quá đáng ông mang trên thân người. Ông sống một cuộc đời nhọc nhằn, không bình yên, sau khi ngủ cũng khó yên giấc; lũ quỉ dữ mà mẹ tôi gọi là “Luysiphe” sẽ tiếp tục gây cho ông nhiều vết thương khác - những con quỉ tai dơi đuôi chuột cống mà tôi thấy trong bức tranh u ám “Giờ lâm chung” của quyển Kinh Thánh.
Khi ông tôi còn sống ông cũng cưng anh tôi theo cách khác hơn với tôi. Ông thường làm những con diều bằng giấy bạch, loại giấy nhẹ và rất dai cho anh tôi. Ông cũng cưa cắt gỗ, làm cho anh những cái ná thun. Nhưng ông tôi đối xử hoàn toàn khác với con trai của ông; ông với cha tôi xung khắc mặc dù cả hai giống nhau như hai ngọn núi lửa.
Lạ thay, càng lớn lên tôi càng thấy mình giống những người sinh ra mình: tôi cũng là một ngọn núi lửa tuy tôi nhu nhược và có vẻ ngoài chịu đựng; trong lòng tôi là một khối ưu tư, bất mãn, nóng nảy kinh người. Tôi là cái cộng lại của hai ngọn núi lửa nhưng nó cuộn vào trong. Trên khuôn mặt nguội ngắt trơ như đá của tôi chỉ có đôi mắt là sáng và có vẻ hài hước; nhưng trong những cơn điên vì giận tôi thường cụng cái đầu hớt trọc đã quá nhiều sẹo của tôi vào tường và vào bất cứ đâu, miễn làm cho tôi nguôi ngoai dù mẹ tôi không vui:
- Thằng này nó giống ai mà mang chứng bịnh điên?
Có lẽ không ai biết rõ mình hơn là chính con người đó. Tôi biết mình hay có những cơn điên bất chợt. Khi bị ai chế giễu hai lỗ tai tôi nặng như đeo chì và lạnh tới nỗi tôi không còn cảm thấy nó còn trên đầu, còn người tôi lên cơn sốt; may mà tôi lại là kẻ nhút nhát nên thường thì tôi bườm vào một chỗ vắng nào đó, để còn mỗi một mình rồi ngồi khóc. Bình thường tôi cũng đã yêu sự cô độc, cơn giận càng làm cho tôi trốn tránh mọi người; tôi chờ khi lửa giận tắt lịm trong tôi, tuy vậy cũng có khi nó cũng nhen nhóm việc trả thù, bởi trong tôi di truyền dòng máu thảo khấu nên tôi lo sợ rồi một ngày nào đó tôi cũng phải giết một người...
Ông nội tôi có nuôi một bầy bồ câu trong cái chuồng cao ngang cháng ba của một cây trứng cá mà ông trồng, nơi tôi thường leo lên ngồi suốt buổi nhìn những con bồ câu. Thiệt ra chúng không hiền lành, những con bồ câu hung bạo giành ổ, đánh nhau dữ dội. Ông tôi cũng nuôi một con cá bông dữ dằn dưới đáy giếng sâu trước sân nhà, cạnh chuồng bồ câu; ông thường cõng tôi đi bắn những con thằn lằn cho cá ăn, khi nghe tiếng ông tôi chắt lưỡi từ trên miệng giếng, con cá bông quẫy đuôi trồi lên mặt nước, trông nó như con thủy quái với hai hàm răng nhọn trắng dã, đớp không trật những con thằn lằn tội nghiệp nhiều khi còn sống.
Một đêm trước nhà ông tôi, cạnh con đường lớn có đường ray xe lửa, tiếng còi báo động rú lên ầm ĩ, những vệt sáng quét ngang quét dọc trên nền trời đen làm lộ ra những chiếc máy bay, lũ lính lê dương gạch mặt chặn hai vợ chồng một người đi đường, chúng hiếp người vợ và bắn chết người chồng...
Chung quanh thời thơ ấu của tôi hung dữ và đầy bạo lực, kể cả những con bồ câu.
MẠC CAN
--------------------------------------------------------------------------------
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
DVDFab 6.0.1.8 Beta
Phần giải lao
Hệ phương trình đồng bậc
Code Bán Sim DTDĐ (Simtailoc.com)
Autodesk Mudbox 2009 SP2 For All Platform
NƯỚC MẮT MUỘN- Truyện ngắn vui
Thập đại đệ tử Phật
Topographical Maps of the World
BreezeBrowser Pro 1.9.4 - Phần mềm dành cho các chuyên gia nhiếp ảnh
Raxco PerfectSpeed PC Optimizer 2.0 Build 104 Final
Cây sầu riêng cao thẳng đứng, lá ngả màu hổ phách, cây bòn bon trái tròn, cây dâu xanh với chùm trái dính trên những sợi tua tủa ngộ nghĩnh, cây măng cụt nhánh là đà sát mặt đất - dễ thương là trái măng còn non, vỏ xanh khác thường, mủ măng sống chát nhưng lõi trắng như sữa, giòn ngọt.
Đêm trong vườn cây nhiều ngôi mộ thắp sáng lân tinh lập lòe, con đường xuyên qua các khu vườn cây không biên giới, chỉ có những cái mương đào xuôi ngược, còn con đường độc đạo từ huyện này qua xã khác chỉ lọt đủ chiếc xe bò. Ánh trăng treo lơ lửng trên bầu trời, cái đèn dầu buồn buồn lắc lư theo nhịp chân bò, nhiều chủ xe bò chở mía hay trái cây, lu khạp chén đĩa về miệt chợ, treo võng nằm đong đưa dưới lườn xe.
Có khi một hàng dài mấy chục chiếc xe bò rủ nhau bước chậm trên con đường khuya, hai bên cỏ tranh chen lấn mọc dài theo cái trảng sâu dựa nhiều sườn đồi đất cao cao, mưa lất phất, đất lở tuôn xuống đường ẩm ướt lầy lội, đất đỏ dẻo quánh dưới chân; những con bò quen đường tới nỗi chủ nó ngủ khò mà nó vẫn... bò tới chợ. Tuy nhiên chủ xe mía hay trái cây vẫn lo khi tới nhiều khúc quanh trên đường, gần tới cầu Ngang vào khu An Sơn, nơi hiểm địa này họ hay gặp “ông cướp”- ông này nếu gặp còn khó chịu hơn là gặp “ông Ba Mươi”.
Bỗng nhiên lũ bò rống lên thảm thiết, chúng cứ cố lùi lại mặc dù vướng víu gông xiềng; trong gió thoảng mùi khen khét khó chịu còn trên con đường, chỗ trảng tranh đàng xa kia có sự hoảng loạn, bóng một người áo đen phi ngựa bên trái, bên phải, ngoặt ngang, mất hút dưới dốc rồi lại xuất hiện trên cao.
Bầy thỏ rừng vượt ngang con đường như chớp mắt, để lại nhiều vệt trăng trắng, hai đốÔm sáng ở ngay tim đường sửng sốt, đó là cặp mắt sợ sệt của con nai gạc: có cái gì di động trên đám cỏ tranh dày bên mạn sườn đồi trái, lũ bò bấn loạn kéo những cỗ xe năỳng dạt hẳn qua bên mặt, sau đó trong cỏ tranh có một tiếng gầm thật chói tai, vang xa và lay động cả trời đất.
“Ông Ba Mươi” này mất một chân, chính ổng cắn bỏ chân mình trong cái bẫy sắt rồi sau đó cả ban ngày người ta cũng thấy dấu chân cà thọt của ông trên con đường lầy lội; có khi quanh quẩn bên các lò chén hay cạnh bãi tha ma bên đình thần dưới chợ; có khi bất thần từ trong trảng tranh, ông nhảy ra cắn cổ con bò đang kéo xe.
Hàng chục chiếc xe bò chở mía, trái cây, khạp lu dừng lại ẩn vào bên bờ đồi đất đỏ, tắt hết đèn, chủ xe dáo dác ngước nhìn lên đồi đất, trên ngọn tranh mọc cao khỏi đầu người, dưới bầu trời xanh thấp thoáng ánh trăng, có một bóng người thanh mảnh chạy như bay. Lẩn quẩn đâu dưới gốc tranh chật chọại có tiếng gầm gừ, một khoảng tranh rộng bị cày nát, con cọp ba chân phóng nhanh như tìm đường thoát, trên đầu nó lúc nào cũng có bóng người theo sát, người đó di chuyển cực khéo trên một cây tre dài, cành cây tre cong oằn làm đòn bẩy cho các bước nhún nhảy xa và cao.
Mây che gần trọn mảnh trăng, trong trảng tranh dày đang diễn ra một cuộc quần thảo quyết liệt. Lũ bò cứ rống lên từng tiếng lo sợ, trăng lại thoát ra khỏi mây và lại bị mây che khuất, cho tới khi ở chân trời ánh lên một viền đỏ thấp thoáng, mọi sự chợt im lặng nặng nề. Từ trong trảng tranh bước ra một người đàn ông trung niên, bận quần lãnh mỹ a màu đen, áo xá xẩu nút bằng vải hở ngực cho thấy nhiều hình xăm mực xanh đậm, mái tóc đen dài xõa bên vai, trên tay cầm cây mác dài, một thân tre dài bằng khoảng ba người trên vai, cổ quấn cái khăn đen.
Ông ta cắm cây mác cán bằng gỗ trắc đen giữa tim đường, cây tre dựng bờ đất rồi ngồi bên vệ đường quấn điếu thuốc rê, ánh lửa ở đầu điếu thuốc cháy bùng lên trong sương sớm, cho thấy một khuôn mặt trắng xanh quắc thước lạnh băng. Trên con đường qua trảng tranh lầy lội dấu chân và những dấu bánh xe bò, cây mác dài vẫn cắm giữa đường, nó có nghĩa là mãi lộ, cũng có nghĩa là tiền công đánh đuổi cọp.
Sau gần chục ngày đường, những chuyến xe bò chậm chạp đã hiện trên một con dốc thoai thoải xuống khu chợ, tiếng lục lạc treo trên cổ bò va chạm reo vui khi chúng ngang qua các khu phố thấp, mái liền nhau đỏ au cùng với rêu xanh và cỏ dại. Đường xuống bến sông chợ cũng qua nhiều con dốc, đồi đất, bên cạnh con suối róc rách với những chiếc gàu múc nước xoay tròn theo cái guồng, kéo nước cho lò chén, rất nhiều lò chén.
Chợ nằm túm tụm ở bến sông, ghe xuồng tấp nập, cây cầu cũ kỹ, bên này cầu là rạp hát nằm giữa những thân cây sao cao lớn, rậm lá che mát một khoảng sân rộng, chỗ con nít chạy chơi, leo lên cây. Mỗi khi có gánh hát cải lương về hay những ngày cúng đình, chỗ này như một khu hội chợ, đủ trò lô tô bài cào xóc đĩa, bông vụ bầu cua hốt me; tập trung những tay cờ bạc anh chị và cũng tập trung thương lái với bãi xe thổ mộ và xe bò, nơi thả ngựa dê trâu bò nhẩn nha nhơi cỏ. Sau rạp hát ngôi đình thần âm u; sau đình thần là một bãi tha ma hoang vu kéo dài tận chân trời.
Tảng sáng, trên dốc xuất hiện bóng ngựa. Con ngựa ô đen tuyền của ông Bảy Quờn lồng lên tung hai chân trước, đứng hai chân sau như chào, rồi nó phóng xuống dốc, mất hút sau khu lò chén và bỗng xuất hiện sau đình thần. Ông Bảy ngồi trên yên ngựa, tướng người dong dỏng cao; ông sống bằng nghề chứa bài, sống nhờ sòng bài mà chết cũng vì lá bài, gọi là nghề cơm gạo, dưới tay có nhiều em út canh giữ sòng bài, thạo nghề đâm thuê chém mướn.
Một bữa chà chốp tới sòng bài gây sự, kiếm tiền, một thân một mình ông Bảy tới nói chuyện với nó. Ông Bảy đi thẳng tới trước mặt chà chốp, nó ngồi uống cà phê trong một cái quán cóc, chưa kịp nói một tiếng bị ông Bảy chém ngay. Chà chốp thấy ông Bảy đi tay không, không ngờ ông Bảy đã giấu sẵn cây mác dài trên máng xối của quán cà phê, chỉ với tay là cầm ngay cán mác, nên chà chốp chưa kịp rút súng đã ngã dài trước sân quán.
Cả chợ xôn xao tin chà chốp bị Bảy Quờn chém. Ông Bảy tự trói tay mình chờ đám lính tới, trong số họ có người nể ông, không dám đánh đập xô đẩy; ông bị giải lên Sài Gòn ở tù khám lớn, sau đó ra “Côn Nôn”. Từ khi ông Bảy Quờn bị bắt thì những chuyến xe bò chở mía hay lu chén không còn thấy cây mác màu đen cắm giữa đường ăn tiền mãi lộ.
Ông Bảy Quờn biệt tăm không trở lại Lái Thiêu, bỏ lại vợ con trong căn nhà nhỏ cạnh đình thần nhìn ra bãi tha ma. Đứa con trai của ông Bảy lớn lên giống ông như khuôn đúc, tướng mảnh khảnh, da mặt trắng xanh, mái tóc đen dài. Chú tên là Chạy, hiền hậu, đờn ca tài tử rất hay, đáng lý là một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không gặp thời nên suốt đời chú chỉ ca hát quanh quẩn nơi mình sinh ra. Sau khi bà Bảy qua đời, người con trai của bà sống thui thủi trong bãi tha ma bên cạnh chai rượu - một cuộc đời vô danh buồn rầu.
o0o
Không ai nhìn chú Tư Trắng mà quên nổi bộ tướng của chú, chú gần như một người lùn nhưng thật ra chỉ thấp đậm, vai ngang phè nên trông càng thấp hơn - một khối bêtông chắc chắn như cây cột nhà. Gọi là Trắng nhưng nước da chú “bánh ít”, mỗi khi chú Tư cười, lóe sáng hàm răng vàng cẩn hình trái tim xanh xanh đỏ đỏ vui mắt. Là nghệ sĩ phóng dao sau đó chuyển qua đi dây hép chùng, chú Tư Trắng nói mình có bị Tây đày ra “Côn Nôn” nhưng không nói bị tội gì. Chú kể:
- Bị cái tướng tao ít ai có cho nên hay bị bắt lầm. Nhờ vậy mà tao mới biết “Côn Nôn” là nơi một đi không trở lại. Nhưng đó là đối với ai kìa, còn với ông Bảy Quờn thì “nơ pa”. Tù hình sự nha, nhưng tụi cặp rằng sợ ổng té đái trong quần, tụi Tây kêu ổng bằng tù du côn khó trị. Ông Bảy kết bè vượt ngục, về tới Bạc Liêu cải danh, có một người vợ khác, đẻ ra hai đứa con một trai một gái. Người con trai của ông Bảy với bà vợ sau cũng nóng tánh y chang như ổng, cũng thoi một thằng Tây làm cho má nó nhìn nó không ra, phải đi nhà thương. Ảnh bỏ xứ lưu lạc giang hồ qua tới bên Xiêm, bên Miến Điện, nhờ đi mà học lóm được nhiều nghề; ảnh tên là Quới, Ba Quới, nhưng ai cũng kêu bằng Hai Trần.
Tướng cướp áo đen, đánh cọp với cây mác dài cắm giữa đường đòi tiền mãi lộ, tay anh chị chém chà chốp là ông nội của tôi. Tôi có gặp chú Chạy một vài lần, chú kêu cha tôi bằng anh Hai. Có một lúc nào đó đã quá xa mờ trong ký ức sương khói của tôi, tôi nhớ mình có sống một nơi mà trên đường về nhà mình tôi đi qua những hàng cây bồ quân trái chín đỏ đậm, bên cạnh một lò đúc đồng, đúc những cái ống ngoáy ăn trầu ngộ nghĩnh.
Mỗi chiều ông nội tôi “đồng đồng” tôi trên vai ông, tôi ngồi bỏ hai chân xuống ngực ông đong đưa, từ trên vai ông tôi nhìn xuống đất chóng mặt vì nó quá... xa. Ông thích cái tánh lì đòn của tôi, tôi nhớ ông hay bận bộ bà ba may bằng lụa Hà Đông màu mỡ gà, đội nón nỉ rộng vành. Tới đây tôi đã biết tung tích của cha tôi, vì sao tên ông vỏn vẹn chỉ một chữ Trần vừa là họ vừa là tên. Ông tôi đã là người cải danh trốn tránh, cho tới đời cha tôi cũng không khác. Mẹ tôi luôn có nỗi lo lắng tuy bà không nói ra; mỗi khi nhìn anh em tôi bà thường thở dài nói “cái nòi này có huông”.
Sau này, khi có dịp đọc cuốn tiểu thuyết Bướm vượt ngục về, tác giả người Pháp cũng là nhân vật chính có thật, mô tả những nhà tù Pháp trên các hòn đảo thuộc địa và chuyện tù hình sự vượt ngục; tôi hình dung ông nội tôi cũng không khác chi nhân vật trong tiểu thuyết, duy có một điều buộc tôi phải suy nghĩ: người Pháp vốn được mọi người đều nói rất lịch sự , văn minh, sao lại có quá nhiều nhà tù khắc nghiệt dùng để nhốt chính đồng bào của mình, và lại có nhiều nhà tù không phải trên đất họ để nhốt và hành hạ người bản xứ. Ông tôi nói: “A lê tụi Tây này là thực dân”.
Tôi nhớ ngôi nhà của ông nội tôi ở trong khu xóm chật hẹp trước cổng nhà thờ, mỗi sáng sớm tiếng chuông đổ từng hồi, ông tôi không biết vì sao lại có đạo (thật bất ngờ với tính khí ngổ ngáo như ông) cũng hay đi lễ nhà thờ. Tôi được học vài năm trong trường bà xơ, thật là tiếc cho những ngày êm đềm bên Chúa nhưng tôi lại là con chiên không ngoan đạo. Có lần mẹ tôi ngao ngán nhìn tôi, nói tôi là quỉ “Luysiphe”. Trong một buỗi lễ misa, khi đó tôi làm học trò giúp lễ cho ông cha xứ người Pháp, tôi lén uống gần cạn chai rượu chát của ổng rồi ngủ gục sau bàn lễ. Ông nội tôi xách lỗ tai tôi đi khắp xóm đạo, không cho tôi đi học trường nhà thờ. Khi cha tôi bị ông tôi đuổi ra khỏi nhà, cha lập một gánh hát, tôi lại theo cha tôi, còn Chúa cũng không còn nhớ làm gì cái thằng nhỏ uống trộm rượu của Người.
Ông nội tôi hay ở trần quấn xà rông, nhờ vậy tôi được dịp chiêm ngưỡng một bức tranh đầy màu sắc thần thoại trên khắp người của ông, bức tranh mỹ thuật khó có trên da người. Hai đầu gối thật là thích hợp cho việc xăm hai đầu voi kể cả tai và vòi, dài cho tới tận bàn chân; ông thường để tôi ngồi... ôm voi, rồi ông đong đưa cái vòi. Trên ngực ông diễn ra thường trực trận chiến khốc liệt giữa Tề Thiên Đại Thánh với Na Tra đi trên hai bánh xe lửa, Ngưu Ma Vương với Sa Tăng đáng lý đánh nhau sau lưng ông tôi nhưng vì thiếu chỗ nên họ chạy lung tung từ nửa phần lưng ra tới ngực. Hai cánh tay của ông xăm quá nhiều bùa Miên, còn trên lưng ông là đủ loại thú dữ, cũng không thể thiếu con rồng, binh tôm tướng cá cùng những vết sẹo đâm chém ngang dọc và những vết roi vết phỏng. Lại có ba dấu lạ ẩn sâu như đồng tiền gần bả vai ông, ông nói đó là vết đâm của cây đinh ba.
Ông tôi ngủ không yên với trận hỗn chiến trên da. Ông là một tay anh chị thời kỳ khai hoang, ngộ nhận về những người anh hùng cá nhân kiểu Lương Sơn Bạc. Tôi rất kính trọng thương yêu ông tôi nhưng hoàn toàn khó mà hãnh diện về điều này, bởi cuộc đời ông là bạo lực, bạo lực mà ông đem tới cho người khác, đồng thời họ cũng đáp lại bằng bạo lực đủ cách, đủ trò với ông.
Rồi một buổi chiều như mọi buổi chiều thông thường chán ngán khác, khi chuông nhà thờ vang lên báo tử, tôi không hề nghĩ ông tôi phải chết, mà tôi cũng chưa biết chết là gì. Mẹ tôi khóc nói với tôi: “Ông nội con về nước Thiên đàng rồi”. Cha tôi không khóc, có lẽ cha tôi nghĩ: ông nội tôi bay lên trời với hình dáng xanh xanh đỏ đỏ như con tắc kè bông như vậy chắc cũng làm cho ông thánh Phêrô nghi ngại.
Ông nội tôi nằm yên lặng trên chiếc giường, hai bàn tay chắp trên ngực, cha xứ vẩy nước thánh trên người ông, xua đuổi ma quỉ. Lẽ ra mỗi chiều vào giờ này ông hay đồng đồng tôi trên vai đi chơi khắp trong xóm, nói chuyện Nga - Tây - Anh - Mỹ đại chiến “trục tam cường” Đức - Ý - Nhật với người thợ đúc ống ngoáy trầu. Bây giờ tôi cứ nhìn ông, không hiểu vì sao ông cứ nằm đó, cứ nhắm mắt, chưa biết ông đã chết.
Rồi ông nội được đem đi xa khỏi thành phố tới một nơi gọi là Gò Dưa. Năm tháng trôi qua, một vài lần cha mẹ tôi với mấy anh em tôi còn chịu khó tới thắp nhang trên nấm đất sần sùi mà ông nằm ngủ bên dưới nhưng về sau thì thưa dần và dứt hẳn, không một lý do nào khác hơn là mọi người hầu như đã quên ông. Cha tôi bán ngôi nhà trước cổng nhà thờ để trở lại nghề gánh hát. Khu nghĩa địa Gò Dưa xa xăm đó về sau bị san bằng để lấy đất cất nhà cho những người còn thức, ông tôi ngủ quên mất cả hồn lẫn xác.
Dường như không còn ai nhớ tới ông tôi ngoài tôi; tôi nhớ một người ruột thịt quá đỗi thương yêu tôi mà tội nghiệp ông tôi với những vết sẹo quá đáng ông mang trên thân người. Ông sống một cuộc đời nhọc nhằn, không bình yên, sau khi ngủ cũng khó yên giấc; lũ quỉ dữ mà mẹ tôi gọi là “Luysiphe” sẽ tiếp tục gây cho ông nhiều vết thương khác - những con quỉ tai dơi đuôi chuột cống mà tôi thấy trong bức tranh u ám “Giờ lâm chung” của quyển Kinh Thánh.
Khi ông tôi còn sống ông cũng cưng anh tôi theo cách khác hơn với tôi. Ông thường làm những con diều bằng giấy bạch, loại giấy nhẹ và rất dai cho anh tôi. Ông cũng cưa cắt gỗ, làm cho anh những cái ná thun. Nhưng ông tôi đối xử hoàn toàn khác với con trai của ông; ông với cha tôi xung khắc mặc dù cả hai giống nhau như hai ngọn núi lửa.
Lạ thay, càng lớn lên tôi càng thấy mình giống những người sinh ra mình: tôi cũng là một ngọn núi lửa tuy tôi nhu nhược và có vẻ ngoài chịu đựng; trong lòng tôi là một khối ưu tư, bất mãn, nóng nảy kinh người. Tôi là cái cộng lại của hai ngọn núi lửa nhưng nó cuộn vào trong. Trên khuôn mặt nguội ngắt trơ như đá của tôi chỉ có đôi mắt là sáng và có vẻ hài hước; nhưng trong những cơn điên vì giận tôi thường cụng cái đầu hớt trọc đã quá nhiều sẹo của tôi vào tường và vào bất cứ đâu, miễn làm cho tôi nguôi ngoai dù mẹ tôi không vui:
- Thằng này nó giống ai mà mang chứng bịnh điên?
Có lẽ không ai biết rõ mình hơn là chính con người đó. Tôi biết mình hay có những cơn điên bất chợt. Khi bị ai chế giễu hai lỗ tai tôi nặng như đeo chì và lạnh tới nỗi tôi không còn cảm thấy nó còn trên đầu, còn người tôi lên cơn sốt; may mà tôi lại là kẻ nhút nhát nên thường thì tôi bườm vào một chỗ vắng nào đó, để còn mỗi một mình rồi ngồi khóc. Bình thường tôi cũng đã yêu sự cô độc, cơn giận càng làm cho tôi trốn tránh mọi người; tôi chờ khi lửa giận tắt lịm trong tôi, tuy vậy cũng có khi nó cũng nhen nhóm việc trả thù, bởi trong tôi di truyền dòng máu thảo khấu nên tôi lo sợ rồi một ngày nào đó tôi cũng phải giết một người...
Ông nội tôi có nuôi một bầy bồ câu trong cái chuồng cao ngang cháng ba của một cây trứng cá mà ông trồng, nơi tôi thường leo lên ngồi suốt buổi nhìn những con bồ câu. Thiệt ra chúng không hiền lành, những con bồ câu hung bạo giành ổ, đánh nhau dữ dội. Ông tôi cũng nuôi một con cá bông dữ dằn dưới đáy giếng sâu trước sân nhà, cạnh chuồng bồ câu; ông thường cõng tôi đi bắn những con thằn lằn cho cá ăn, khi nghe tiếng ông tôi chắt lưỡi từ trên miệng giếng, con cá bông quẫy đuôi trồi lên mặt nước, trông nó như con thủy quái với hai hàm răng nhọn trắng dã, đớp không trật những con thằn lằn tội nghiệp nhiều khi còn sống.
Một đêm trước nhà ông tôi, cạnh con đường lớn có đường ray xe lửa, tiếng còi báo động rú lên ầm ĩ, những vệt sáng quét ngang quét dọc trên nền trời đen làm lộ ra những chiếc máy bay, lũ lính lê dương gạch mặt chặn hai vợ chồng một người đi đường, chúng hiếp người vợ và bắn chết người chồng...
Chung quanh thời thơ ấu của tôi hung dữ và đầy bạo lực, kể cả những con bồ câu.
MẠC CAN
--------------------------------------------------------------------------------
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.