Đóng lại!  Bạn chưa là thành viên của Blog 12B TVT. Hãy click vào đây để đăng ký làm thành viên và tham gia viết bài nhé!

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói về thơ Tố Hữu

[ 2009-07-22 08:08:29 | Tác giả: bvl91 ]
Cỡ chữ: Lớn | Bình thường | Nhỏ

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói về thơ Tố Hữu

Tròn một năm anh đi xa, chúng tôi bồi hồi thương nhớ, có những lúc chợt nhớ, chợt quên, tôi cứ tưởng anh chưa về cõi vĩnh hằng . Vẫn ngày ngày còn đó, anh dõi theo, động viên, cổ vũ chúng tôi tiếp tục con đường anh đã "dấn thân vô", anh đã trải qua và sáng mãi niềm tin.

Khi chúng tôi còn ấu thơ, Tố Hữu đã ở tuổi trưởng thành, dấn mình trong cuộc cách mạng của dân tộc, từng trải lao tù đế quốc, từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế, Xứ ủy viên lâm thời Trung Bộ, thuộc lớp cha, chú về tuổi đời, bậc tiền bối cách mạng. Nhưng với Tố Hữu, cũng như bao người vừa hoạt động cách mạng vừa hoạt động nghệ thuật, tôi muốn gọi là "anh" để được gần gũi hơn.

Cả đời anh đam mê thơ ca, nhưng đối với anh, làm thơ chủ yếu để giãi bày lòng mình với đời. Gần 70 năm hoạt động cách mạng, hầu hết thời gian và tâm lực, anh dành cho công tác tư tưởng, tuyên truyền, công tác văn hóa, văn nghệ của Đảng. Anh là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sự, trợ thủ đắc lực của đồng chí tổng bí thư Trường Chinh, Lê Duẩn suốt hai cuộc chiến tranh vĩ đại chống xâm lược, đầy cam go, hy sinh, thử thách.

Các tầng lớp văn nghệ sĩ, trong đó rất nhiều người thuộc thế hệ đàn anh, tìm thấy ở Tố Hữu một người bạn chân thành, gần gũi, người kiên trì đường lối văn hóa, đấu tranh không khoan nhượng với quan điểm văn hóa thù địch, trước sau như một khẳng định mục tiêu phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Các nhà thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Anh Thơ, Hoàng Trung Thông, Xuân Sanh, Thôi Hữu, Chính Hữu...; các nhà văn Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Nam Cao, Võ Huy Tâm, Kim Lân, Nguyễn Khải...; các nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Hiệp, Xuân Hồng, Phạm Minh Tuấn, Trần Hoàn... các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân..., các nhà điêu khắc, nhiếp ảnh, kiến trúc sư, nhà quay phim, nghiên cứu, giảng dạy văn học, nghệ thuật đến với Tố Hữu không chỉ là chỗ dựa tin cậy ở buổi đầu "nhận đường", người đồng hành am hiểu, mà còn nhận được ở anh lòng kính trọng, tin yêu thật sự, sự cổ vũ, động viên suốt cuộc đời hiến dâng, sáng tạo. Anh chăm lo phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ, khuyến khích họ sáng tác để tự khẳng định mình. Anh đặc biệt quan tâm đến bộ máy điều hành, điều kiện làm việc của văn học, nghệ thuật. Tuy vậy, anh vẫn khẳng định: "Tác phẩm nghệ thuật chủ yếu là sản phẩm của cá nhân. Cá nhân không hứng thú thì chịu thôi. Bộ máy quản lý dù có tốt đến đâu cũng chỉ có thể giúp cho người nghệ sĩ nhiều nhất 30%... Đối với chúng ta, cách mạng là bà đỡ quan trọng nhất. Đảng chỉ có thể giúp các đồng chí về quan điểm và đường lối. Ngoài ra là sự nỗ lực của từng người".

Tố Hữu là một nghệ sĩ lớn thực hiện nhất quán phương châm: Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong..., Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền của Hồ Chí Minh và Sóng Hồng. Sau này, thể hiện quan điểm, lập trường của mình về thơ ca, Tố Hữu cũng theo phương châm ấy, dẫu một cây chông trừ giặc, hơn nghìn trang giấy luận văn chương. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nói: "Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vinh dự của thi sĩ là đã ghi được một thành công chắc chắn cho văn học của nước nhà, cho văn học cách mạng, văn học xây dựng theo nguyên tắc của Đảng". Cây đại thụ thơ tình Xuân Diệu nói về đồng nghiệp của mình: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đến trình độ là thơ rất trữ tình, trong từng giai đoạn gay go của cuộc đấu tranh, thơ chính trị đạt đến thơ hay, là niềm vui sướng cho tâm và trí của người đọc".

Không ít người phiến diện cho thơ chính trị "khô khan", "minh họa đường lối". Thật ra đường lối chính trị mà chắp cánh được hồn thơ thì chỉ có đường lối phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đắm mình trong tiến trình của dân tộc và ngược lại, một hồn thơ đón nhận được đầy đủ đường lối chính trị đó phải là một hồn thơ lớn.

Tố Hữu là một trường hợp như vậy. Ngay từ buổi đầu khi đứng vào đội ngũ tiên phong, lãnh đạo toàn xã hội, Tố Hữu đã tự cho mình "là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ". Nhân dân, quần chúng lao động thuộc lòng thơ Tố Hữu, coi đó là phương châm suy nghĩ và hành động. Trước cách mạng có nhà thơ nào cùng đồng hành, cùng cảm thông, chia sẻ vui buồn, bất hạnh, đau thương, nâng niu từng số phận như trong các bài thơ Tố Hữu: Mồ côi, Hai đứa bé, Tương tri, Lão đày tớ, Đi đi em, Vú em, Tiếng hát sông Hương... Trong thơ anh, mỗi số phận, mỗi mảnh đời đều được ôm ấp trong tình đồng loại, được nâng lên trong tâm hồn nhân ái thanh cao.

Trong lao tù đế quốc, anh có cả loạt bài thơ cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng, tinh thần lạc quan phơi phới niềm tin, "Ngày mai đây tất cả sẽ là chung/ Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!", vì vậy mà "đầu sắp rơi mà môi vẫn cười tươi", như các bài: Hầm người, Lao Bảo, Liên hiệp lại, Những người không chết, Như những con tàu, Giờ quyết định, Tranh đấu, Châu Ro, Trăng trối, Con cá chột nưa, Dậy mà đi...

Rất nhiều người, rất nhiều thế hệ gọi Tố Hữu là "nhà thơ của lý tưởng", là nhà thơ lãng mạn cách mạng, đầy lạc quan, nhiệt huyết "Như những con tàu giữa biển mênh mông/ Còn xa đất vẫn tin ngày cập bến". Cha anh chúng ta, thế hệ chúng ta và con em ta đã đi vào cách mạng với niềm say sưa ngây ngất bởi những vần thơ bốc lửa từ trái tim mình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đượm hương và rộn tiếng chim...

... Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai...

Nhiều thế hệ coi đó là tuyên ngôn, là hành trang đi suốt cuộc đời. Hỏi nhà thơ nào có được sức lan tỏa, sự cuốn hút, niềm đam mê như thế?

Có thể nói Tố Hữu là người làm thơ nhiều nhất về miền Nam, bởi lịch sử đã khắc sâu trong mỗi chúng ta nỗi đau xé lòng ngày đất nước bị chia cắt, miền nam đi trước về sau. Mở đầu là Bà má Hậu Giang (1941) kết thúc là Bài ca quê hương (1975) ngày miền nam toàn thắng. Giữa mở đầu và kết thúc là loạt bài: Quê mẹ, Người con gái Việt Nam, Thù không đời muôn kiếp không tan, Có thể nào yên, Lá thư Bến Tre, Miền Nam, Đường vào, Việt Nam máu và hoa, Toàn thắng về ta... Tất cả là tình thương, là ý chí Việt Nam, là quyết tâm giải phóng để có khúc khải hoàn của ngày vui giang sơn về một mối. Vì lẽ đó, nhiều người thừa nhận, Tố Hữu là nhà thơ của Đảng, của dân tộc, nhà thơ của miền nam và của mọi miền đất nước.

Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, Anh cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là "cõi tạm". Anh mong muốn tiếp tục được hiến dâng:

Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho.

**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bài Viết Ngẫu Nhiên:
  • [VBB] Lang Tiếng Viêt 3.8.1
  • quá khứ của nàng !!
  • WHMCS 3.7.2 Crack (Hướng dẫn tiếng việt)
  • Chi tiết từ a đến z về trang trí noel chuẩn hoàn mỹ
  • Share Code Omssivietnam.com
  • tình yêu tuổi 17
  • Adobe Shockwave Player 11.0.3.472
  • Mình là người chồng đàng hoàng…
  • "Mượn" themes Yahoo! 360 sang 9kute
  • Code Istuffvn (http://istuffvn.com)

  • Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.

    Gởi Ý Kiến
    Hình vui
    [smile] [confused] [cool] [cry]
    [eek] [angry] [wink] [sweat]
    [lol] [stun] [razz] [redface]
    [rolleyes] [sad] [yes] [no]
    [heart] [star] [music] [idea]
    Có thể dùng BBCode
    Tự nhận Link
    Hiển thị Smilies
    Ẩn comment
    Tài khoản:   Mật khẩu:   Đăng Ký?