Gia tài trị giá 1 đôla
[ 2009-07-07 10:02:17 | Tác giả: bvl91 ]
Một câu chuyện có thật tưởng như mơ của thời khủng hoảng...
Ông Bernie Mears và bà Marie, vợ ông, không có con cái, họ dồn hết tình yêu cho nhau và chuyên tâm làm lụng. Cửa hàng tạp hoá của họ đông khách. Hai ông bà sống rất hạnh phúc...
... cho đến khi cuộc Đại Khủng hoảng đổ ập xuống. Chẳng ai còn có tiền thậm chí là để mua thức ăn. Thế rồi bà Marie bị đau tim và ra đi, bỏ lại ông Bernie một mình.
Ông Bernie suy sụp, không thiết tha bất kỳ điều gì nữa. Ông chỉ mở cửa khi có hứng và không thích thì lại đóng cửa. Khách hàng ngày càng thưa vắng hơn, hàng hoá ế đọng, phủ bụi vì ông Bernie cũng chẳng buồn lau dọn.
Ông ngày càng gầy đi và cũng chẳng muốn ăn uống. Ông đã mất bà Marie, và bây giờ cả cơ nghiệp cũng sắp mất. Thế thì ông còn muốn sống làm gì nữa?
Gia đình cô bé Julie gần đấy cũng đang rất khó khăn, hiếm khi được ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Thế nhưng cô bé mới 14 tuổi ấy, đến giờ ăn vẫn đem một phần trong bữa ăn đạm bạc của gia đình mình sang cho ông, bởi cô lo lắng khi thấy ông Bernie cứ buồn khổ và gầy rộc đi như vậy.
Cô nói chuyện với ông, rồi quét sàn và lau bụi cho cửa hàng. Nhờ cô bé, ông Bernie có những nụ cười hiếm hoi.
Vào mùa xuân, Julie giúp bố mẹ nhổ cỏ trong vườn để trồng rau. Điều này làm cô nảy ra một ý. Cô bảo ông Bernie biến khoảng đất rộng cạnh cửa hàng thành một khu vườn, sau đó bán rau quả trồng được trong vườn ngay tại cửa hàng với giá rẻ.
Như thế thì ông Bernie vừa có thu nhập, còn những người hàng xóm thì có thể mua hàng. Thế là hai ông cháu bắt tay vào trồng ở một nửa khu vườn, còn nửa kia thì 3 tuần sau mới trồng, để luôn có rau quả tươi mới. Đây có thể được coi là ý tưởng ban đầu của kiểu cửa hàng “Một đôla”, vì chẳng có gì giá cao hơn một đôla cả.
Chẳng bao lâu sau, cửa hàng trở nên nổi tiếng trong cả thị trấn, vì giá tốt nhất mà sản phẩm thì tươi nhất. Ông Bernie và Julie đã làm việc hết sức để vượt qua được những năm đầy sóng gió và họ tạo nên một cửa hàng thành công. Julie bắt đầu có thu nhập cao hơn.
Khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, thì doanh thu của cửa hàng cũng tăng lên. Lúc này, ông Bernie đã gần 70 tuổi. Ông chỉ kiểm tra sổ sách và thỉnh thoảng tính tiền, còn Julie làm hầu hết mọi việc khác.Họ cũng đã thuê người để trồng trọt và chăm sóc cho khu vườn.
Một buổi chiều, sau khi xem xong sổ sách, ông Bernie mỉm cười nói với Julie:
- Chúng ta ổn rồi, Julie ạ. Công sức của chúng ta đã được bù đắp. Cháu hãy đưa cho ta một đôla đi.
Julie không biết tại sao ông Bernie lại cần một đôla, nhưng cô cứ lấy ra đưa cho ông. Ông Bernie lại cười:
- Julie, bây giờ cửa hàng này là của cháu. Ta đã suy nghĩ kỹ rồi, không có ai xứng đáng làm chủ nó hơn là cháu. Cháu đã giúp ta cứu cả cửa hàng, và cả chính con người ta. Ngay khi thủ tục chuyển giao cửa hàng cho cháu hoàn tất, thì ta sẽ đi du lịch, ta ao ước điều ấy lâu rồi.
Julie rất ngạc nhiên, nhưng rồi cô cảm ơn ông Bernie, và nói thêm rằng cô sẽ luôn giữ cái tên “Cửa hàng gia đình Mears” - và ông có thể quay lại bất kỳ khi nào ông muốn.
Vài ngày sau, ông Bernie đóng gói đồ đạc lên xe ôtô và lên đường giữa rất nhiều lời chúc tốt lành của những người hàng xóm. Ông vẫn thường xuyên liên lạc với Julie để kể với cô về những vùng đất tuyệt vời mà ông đã đặt chân, và những con người thú vị mà ông đã gặp.
Đó là chuyện cổ tích có thật về một cô bé nghèo khổ tên là Julie. Lòng tốt, ý tưởng, hăng say lao động luôn giúp chúng ta viết nên những câu chuyện cổ tích có hậu cho chính mình...
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Cô bé Quàng Khăn Đỏ và... các nhà văn (phần 5)
các tạp chí về pc
NETSpeedBoost 6.0 Professional
Multi-Reminder 1.6
ZIP Password Recovery Magic 6.1.1.56
Candy Thu Thuỷ 'nhí nhảnh' tại Hà Nội
Top những trang nghe nhạc nổi tiếng nhất trên mạng hiện nay
Great collection of programs and games for a handheld computer
Casio ClassPad 300
Ebook: C từ A - Z bằng tiếng Việt
Ông Bernie Mears và bà Marie, vợ ông, không có con cái, họ dồn hết tình yêu cho nhau và chuyên tâm làm lụng. Cửa hàng tạp hoá của họ đông khách. Hai ông bà sống rất hạnh phúc...
... cho đến khi cuộc Đại Khủng hoảng đổ ập xuống. Chẳng ai còn có tiền thậm chí là để mua thức ăn. Thế rồi bà Marie bị đau tim và ra đi, bỏ lại ông Bernie một mình.
Ông Bernie suy sụp, không thiết tha bất kỳ điều gì nữa. Ông chỉ mở cửa khi có hứng và không thích thì lại đóng cửa. Khách hàng ngày càng thưa vắng hơn, hàng hoá ế đọng, phủ bụi vì ông Bernie cũng chẳng buồn lau dọn.
Ông ngày càng gầy đi và cũng chẳng muốn ăn uống. Ông đã mất bà Marie, và bây giờ cả cơ nghiệp cũng sắp mất. Thế thì ông còn muốn sống làm gì nữa?
Gia đình cô bé Julie gần đấy cũng đang rất khó khăn, hiếm khi được ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Thế nhưng cô bé mới 14 tuổi ấy, đến giờ ăn vẫn đem một phần trong bữa ăn đạm bạc của gia đình mình sang cho ông, bởi cô lo lắng khi thấy ông Bernie cứ buồn khổ và gầy rộc đi như vậy.
Cô nói chuyện với ông, rồi quét sàn và lau bụi cho cửa hàng. Nhờ cô bé, ông Bernie có những nụ cười hiếm hoi.
Vào mùa xuân, Julie giúp bố mẹ nhổ cỏ trong vườn để trồng rau. Điều này làm cô nảy ra một ý. Cô bảo ông Bernie biến khoảng đất rộng cạnh cửa hàng thành một khu vườn, sau đó bán rau quả trồng được trong vườn ngay tại cửa hàng với giá rẻ.
Như thế thì ông Bernie vừa có thu nhập, còn những người hàng xóm thì có thể mua hàng. Thế là hai ông cháu bắt tay vào trồng ở một nửa khu vườn, còn nửa kia thì 3 tuần sau mới trồng, để luôn có rau quả tươi mới. Đây có thể được coi là ý tưởng ban đầu của kiểu cửa hàng “Một đôla”, vì chẳng có gì giá cao hơn một đôla cả.
Chẳng bao lâu sau, cửa hàng trở nên nổi tiếng trong cả thị trấn, vì giá tốt nhất mà sản phẩm thì tươi nhất. Ông Bernie và Julie đã làm việc hết sức để vượt qua được những năm đầy sóng gió và họ tạo nên một cửa hàng thành công. Julie bắt đầu có thu nhập cao hơn.
Khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, thì doanh thu của cửa hàng cũng tăng lên. Lúc này, ông Bernie đã gần 70 tuổi. Ông chỉ kiểm tra sổ sách và thỉnh thoảng tính tiền, còn Julie làm hầu hết mọi việc khác.Họ cũng đã thuê người để trồng trọt và chăm sóc cho khu vườn.
Một buổi chiều, sau khi xem xong sổ sách, ông Bernie mỉm cười nói với Julie:
- Chúng ta ổn rồi, Julie ạ. Công sức của chúng ta đã được bù đắp. Cháu hãy đưa cho ta một đôla đi.
Julie không biết tại sao ông Bernie lại cần một đôla, nhưng cô cứ lấy ra đưa cho ông. Ông Bernie lại cười:
- Julie, bây giờ cửa hàng này là của cháu. Ta đã suy nghĩ kỹ rồi, không có ai xứng đáng làm chủ nó hơn là cháu. Cháu đã giúp ta cứu cả cửa hàng, và cả chính con người ta. Ngay khi thủ tục chuyển giao cửa hàng cho cháu hoàn tất, thì ta sẽ đi du lịch, ta ao ước điều ấy lâu rồi.
Julie rất ngạc nhiên, nhưng rồi cô cảm ơn ông Bernie, và nói thêm rằng cô sẽ luôn giữ cái tên “Cửa hàng gia đình Mears” - và ông có thể quay lại bất kỳ khi nào ông muốn.
Vài ngày sau, ông Bernie đóng gói đồ đạc lên xe ôtô và lên đường giữa rất nhiều lời chúc tốt lành của những người hàng xóm. Ông vẫn thường xuyên liên lạc với Julie để kể với cô về những vùng đất tuyệt vời mà ông đã đặt chân, và những con người thú vị mà ông đã gặp.
Đó là chuyện cổ tích có thật về một cô bé nghèo khổ tên là Julie. Lòng tốt, ý tưởng, hăng say lao động luôn giúp chúng ta viết nên những câu chuyện cổ tích có hậu cho chính mình...
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.