Bến Thương yêu
[ 2009-05-03 19:08:32 | Tác giả: bvl91 ]
Mới thứ ba mà đã mong weekend rồi đó, anh Huy. Đúng là nhỏ Thảo lười chi lạ, phải không? Bởi vì mỗi sáng đến trường với cái lạnh căm căm, mưa bay lất phất, tóc tai ướt mèm, hai tay đánh nhịp... nên em chỉ muốn nằm cuộn chăn mà ngủ trong tiếng hát dịu dàng của Thanh Lan... Qua bến nước xưa lá hoa về chiều, lạnh lùng nhìn đưa trong nắng lưa thưa... Khi đến cuối thôn chân bước không hồn, nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ... Huy ạ, sao em thích cái cô bé nhà quê trong bản nhạc nớ ghê, vô cùng dễ thương, vô cùng đáng yêu đó! Nếu em là cái anh chàng vô tình nào đó, em sẽ chẳng đi đâu hết, bởi vì... "dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh" đã thấy dễ thương rồi, huống chi lại còn "gợn buồn nhìn anh, em nói mến anh", mến thôi chứ chẳng... "
-Trời ơi! Lại coi lén của người ta nữa rồi. Trời ơi là trời!
Tiếng cửa phòng mở mạnh, bóng chị Thảo bước vào, và tiếp theo đó là tiếng kêu trời gọi đất của chị làm chứng cho chi... lần thứ... bao nhiêu không nhớ nữa, nhỏ Thy lại xâm nhập quyền sở hữu bất hợp pháp! Chị Thảo ít khi nói lớn tiếng, thường nhỏ nhẹ như tiếng thì thầm, âm thanh trầm trầm như khe suối nhỏ, mà hôm nay chị phải hét to đến nỗi nhỏ Thy giật mình là biết chị giận đến cỡ nào.
Anh Thái, nhân danh ông Tòa đứng ra phân xử, trong lúc ba mẹ vắng nhà. Thy phân bua:
-Không phải lỗi hoàn toàn ở em, một phần tại chị Thảo nữa. Tính tò mò, em đã bỏ từ lâu rồi - và Thy nhỏ giọng - từ ngày qua đất Mỹ, em đâu còn tò mò nữa! Ai bảo chị để thư từ của chị trên bàn học của em chi?
Nói tới đây Thy liếc nhìn chị Thảo, cười chúm chím. Chị Thảo cải chính:
-Tại cái bàn của nhỏ kê bên cửa sổ mà Thảo thì cần một nơi để nhìn ra ngoài, mới thấy được cảnh mưa dăng dăng trong sương mù mờ đục ở phía rừng thông mà viết thư tả cảnh cho Huy thấy được, vì thế Thảo mới ngồi ké một chút. Đang viết dở thì có chuyện cần phải chạy xuống nhà dưới, chừng trở lên thì... trời ơi, cũng lại nhỏ nữa. Coi gì mà coi hoài vậy?
Hiểu đầu đuôi, "quan tòa" Thái cũng phát cười. Nhỏ Thy thì chuyên phá phách. Thy nghĩ thầm, chị Thảo run, thế nào cũng có đoạn “Huy ơi, nhớ ơi là nhớ, nhớ ngút ngàn... ” và sợ mình coi được. Nhưng đâu phải, ta đâu có thèm coi cái món nớ, ta coi là coi ở chỗ phê bình mấy cái bản nhạc chớ bô...
Anh Thái hỏi:
-Thy cảm thấy thế nào khi coi lén thư không phải của mình?
Ý anh muốn nói là hẳn Thy phải cảm thấy xấu hổ và bứt rứt khi đọc lén thư của người khác. Và chị Thảo có lẽ cũng nghĩ như vậy nên tính lên tiếng xin anh Thái tha cho Thy vì dù sao trông nhỏ trong tình cảnh này cũng tội. Nhưng nhỏ Thy tỉnh bơ:
- Rất là hồi hộp và... mê lỵ Một mắt coi, một mắt phải dòm chừng. Vậy mà... lần này, chị Thảo nhanh chân quá!
Anh Thái tuyên án:
-Thy xứng đáng lãnh mười ngày cấm cung, sau giờ học không được đi chơi đâu và phải viết những bài luận văn để chuộc tội, sẽ cho đề sau. Còn Thảo, những lần sau nhớ cẩn thận thư từ, cấm la lối kêu trời kêu đất...
*
Thy ngồi bó gối ở bực thềm nhà, mắt mơ màng nhìn về phía xa xa, một rừng thông cao và xanh mướt chạy dài trước mặt. Trời trong và xanh, vài cụm mây trắng lơ lửng trôi. Một ngày đầu hè có nắng vàng óng ả, Mỹ thường phơi mình trên những bãi cỏ để “get sun - tan”. Thy thì không thích nằm yên như thế, cô bé thích chạy nhảy, nô đùa với con chó nhỏ Mino, đuổi bắt vào tận rừng thông.
Ở bên kia khoảng rừng là một con suối nhỏ, nước thật trong và mát, có những hòn cuội trăng trắng, xinh xinh, vài loại hoa dại rải rác, khung cảnh yên tĩnh thơ mộng như sau nhà nội mà những ngày hè còn nhỏ, chị em Thy vẫn thường về đó đùa giỡn với mấy người con của chú bác. Gần suối, có mọc một loại lá mang tên May Mắn, một lần bà Stephanie đã nói là thường thường một chiếc lá chỉ có ba cánh, nếu ai tìm thấy một lá có bốn cánh thì sẽ gặp được nhiều may mắn. Chị Thảo hỏi ngay, may mắn trong tình yêu ư?
Con gái thì chuyên mê tín dị đoan, như chị Thảo đó, từ Sàigòn mà xách PC lên tận Thủ Đức, Biên Hòa để xem bói, nghe chăm chỉ thầy bói kể lể đời mình để rồi sau đó khổ sở mãi với những gì ông bói. Ba đã la hoài nhưng rồi mỗi lần nghe ai quảng cáo hoặc cầm được một cái địa chỉ của một ông thầy mới nào là chị lại cùng đám bạn bè dị đoan của chị "leo núi lội sông" đi tìm. Có lần, hình như vào một dịp Tết, ông thầy bói coi quẻ cho chị xong, cứ lắc đầu lia lịa, như có ý bảo ngầm là quẻ bài không được tốt lắm rồi khuyên chị nên tin mình, đừng có tin ai. Về nhà, chị lo đến gần muốn bịnh. Suốt một đời chẳng lẽ không thể tin được một người nào hay sao?
Mà mỗi lần chị bịnh thật, cái phòng của hai chị em, nó bê bối chi lạ. Bởi vì nhỏ Thy chuyên lười, chỉ thích nằm dài coi Ti Vi, xong bày bừa đầy sách báo. Khi vào phòng, mẹ vẫn kêu trời chuyện đó. Mẹ bảo chưa ai hư đốn bằng con này, mai sau chắc không ai dám rước đâu. Thy cười, không ai rước thì ở vậy với ba mẹ, có sao! Bộ không chồng thì chết à? Mà không chừng còn khỏe hơn nữa kìa, được nhiều người ngắm nghía, ái mộ như chị Thảo thì khổ, làm việc gì cũng trông chừng để giữ tiếng. Nhưng phải công nhận là chị Thảo đẹp và dễ thương. Ngay đến Thy là em trong nhà mà cũng thấy chị Thảo được cả người lẫn nết. Hai mắt to tròn, đen láy như hai hạt nhãn, với chiếc miệng xinh xinh hay cười cộng thêm hai má lúm đồng tiền, chị hệt như một nàng tiên nhỏ trong nhà. Còn mái tóc của chị nữa, tóc chị dài óng ả, lõa xõa ngang lưng, dạo còn ở Sàigòn với những ngày nắng ấm, chị gội đầu, ngồi hong tóc bên cửa sổ, dáng chị gầy gầy, một tay giữ tóc, một tay dịu dàng đưa chiếc lược con con vuốt ve mái tóc, trông chị hiền lành, thùy mị làm sao! Hình ảnh đó đã khiến bao anh con trai đi học ngang qua nhà phải ngẩn ngơ.
Còn Thy thì chẳng được điểm chi, ngoài cái miệng nói tía lia cả ngày mà mẹ vẫn thường kêu, không được, không được, ở “giá” chết, con ơi!
Hôm nay, ba mẹ lên Seattle thăm nhà mới của bác Ly, mấy anh em trai rủ nhau đi xem Rodeo, chị Thảo đi picnic với hội Nhà Thờ, còn mình Thy ở nhà, hết loay hoay với trang giấy nhỏ cho xong bài luận bằng tiếng Anh thì lại ngồi bó gối, cắn bút nghĩ ngợi bâng quơ...
Buổi chiều, ở bên ngoài đẹp quá. Gió thổi nhẹ qua những hàng thông, cảnh vật thật là êm ả. Thy rất yêu mùa nắng, ấm áp và gợi nhớ quê nhà. Thy lẩm bẩm, không lẽ ta cứ cấm túc mãi như thế này sao? Với tay lấy mảnh giấy nhỏ, Thy viết vội vài hàng để lại:
"Anh Thái,
Em ở nhà gần hết một ngày hôm nay, tại vì buổi chiều rất đẹp, thế nên em mạn phép xin anh đi một vòng đồi thông và thăm con suối nhỏ của em. Hứa về sớm, phụ dọn cái bếp với chị Thảo. Thôi, em đi đây, à quên, em dẫn theo con Mino nghe. Thương anh. Thy”.
Khép hờ cánh cổng sau, Thy đi về hướng ngọn đồi. Con Mino quấn quít bên chân, cả hai tung tăng đùa nghịch. Đã lâu lắm rồi, Thy mới lại được thấy một ngày ấm áp có nắng vàng quen thuộc của một Đà Lạt dấu ái thuở nào, mấy anh em hay chạy lên đồi chơi trò đuổi bắt, còn Thy với chị Thảo mải mê làm nhà bằng những bông hoa, cây cành tìm được quanh đó, rồi thằng Thanh lại phá nhà, rồi Thy khóc... Thy bắt đền... Buổi chiều về, đón hàng “ cắt cắt kình kình “ của chú Ba Tàu bụng bự rất là vui tính và chịu cho anh em Thy thiếu nợ, đợi đầu tháng ba phát phong thư, ăn đu đủ với thịt bò khô, cay cay hít hà...
Qua tới đây, may mắn được một người quen trong hội Nhà Thờ mướn giùm cho căn nhà này, phong cảnh chung quanh rất giống với ngôi nhà nghỉ mát ở Đà Lạt hồi xưa, cũng dốc cũng đồi, vào mùa thu lá rơi thật đẹp, chỉ khác một điều là bên xứ này, lá màu đo đỏ, chứ chẳng phải vàng khô như lá mùa thu bên nhà. Một con đường thơ mộng dẫn vào nhà, hai bên cây cỏ xanh ngắt và chung quanh là những hàng cây khẳng khiu vào mùa đông che phủ bởi một màu tuyết trắng, trông xa như các khóm tuyết được uốn thành tượng hình.
Chị Thảo hay mơ mộng, những chiều đi học về vẫn thường lững thững từng bước chậm rãi để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Nhưng Thy thì sợ lạnh ghê gớm, Thy mặc áo len, quấn khăn quàng cổ, khoác manteau, đội nón nỉ, đi giày ủng... nghĩa là có bao nhiêu thứ đồ ngự hàn, Thy nai nịt hết vào người. Vậy mà khi ra tới đường, Thy vẫn còn run quá chừng quá đỗi. Ngày vào đông đầu tiên nơi đất Mỹ, Thy đã chặc lưỡi thở than:
-Nếu cứ cái đà mưa rơi tuyết đổ như thế này mãi, em muốn em làm con gấu nhỏ ngủ cho hết mùa đông, chị Thảo ơi! Hết đông, tới xuân, chị kêu em dậy nhé!
Đó là một mùa đông buồn ghê gớm, buổi tối cơm nước xong, hai chị em chỉ biết bắc ghế ngồi bên lò sưởi đọc sách hoặc coi Ti Vi, hay nghe âm thanh tí tách của lửa hồng mà lấy làm vui. Một đôi khi, chui vào phòng đắp chăn thật kín mà tưởng nhớ đến từng khuôn mặt bạn bè thân thiết còn kẹt lại Việt Nam, từng câu nói, tiếng cười thương yêu... Khu cư xá với những ngọn đèn đường quen thuộc, những giàn hoa giấy đủ màu, những tà áo trắng trinh nguyên trong gió chiều gợi nhớ... Từng căn nhà, từng con hẻm... Ở đó là những thân thiết không rời, là nụ cười hiền hòa, là bàn tay ấm áp, là niềm tin, là sức sống. Gần gũi và thân tình. Kỷ niệm quay về, nhớ nhung chất ngất, tưởng chẳng thể quên đi trong một sớm một chiều. Bạn bè là tình sâu, là nghĩa nặng. Đời sống ở xứ Mỹ này làm gì có xóm giềng, có chạy qua chạy lại, chia từng miếng thịt, mượn từng nhánh hành... Thy nghĩ, ở đây, giá có chết chẳng ai hay, ngoài rescue hụ còi và xe cứu thương đưa vào nhà xác! Người Việt vốn đã nổi tiếng nhờ sợi dây ràng buộc chặt chẽ với gia đình, nay qua Mỹ, với đời sống lạnh lùng ở đây, lại càng thấy gần gũi hơn bao giờ hết. Thật vậy, bạn bè nếu có, thì cũng chỉ là bạn bè xã giao trong lớp, chứ gọi là tri kỷ hiểu nhau thì rất hiếm, nên chị em Thy tối ngày tiếc nhớ những năm tháng còn sống ở quê nhà.
Thy đi dọc theo con suối nhỏ, nước chảy róc rách, những bọt bong bóng lăn tăn, về mùa nắng, nước cạn đến mắt chân. Chính chị Thảo đã khám phá ra con suối này. Ngày mới ra khỏi camp, dọn về đây chưa được một ngày, với bản tính thơ mộng, chị Thảo đã đi lòng vòng quanh đây, và tìm ra khung cảnh nên thơ này. Nhưng khi đó mới bắt đầu mùa đông và mùa đông ở đây lại quá dài, qua xuân vẫn còn những cơn mưa lành lạnh nên ít khi chị em Thy có dịp lang thang đi đồi thông, ngắm cảnh...
Một chú thỏ con đang uống nước bên suối, nghe tiếng sủa ăng ẳng của con Mino vội vã cong đuôi bỏ chạy. Thy cuối xuống, ôm lấy con chó nhỏ, thì thầm:
-Mino hư lắm nhé! Mino chẳng biết hiếu khách một chút nào hết. Như vậy làm sao Mino có bạn được? Rồi sẽ cô đơn suốt một đời, Mino ơi!
Thy nằm dài trên bãi cỏ êm êm và mát rượi, ngước nhìn lên bầu trời. Trời vẫn trong xanh, mây trắng vẫn từng cụm như bông phất phơ... Sao đây chẳng phải là bầu trời Việt Nam? Quê hương yêu dấu xa tít mù khơi, bao giờ ta mới được gặp lại?...
-Thy, em còn giận chị phải không? Sao nằm một mình đây?
Đang mơ màng, tiếng chị Thảo khe khẽ bên tai đưa Thy về thực tế.
- Em đâu có giận chị. Chị đã biết tính nghịch ngợm trẻ con của em từ lâu rồi mà. Phá phách chọc hết người này qua người khác một chút cho vui rồi quên ngay. Tại buồn quá đó, chị Thảo ơi. Bạn bè chẳng có, phố xá thì lạ hoắc những người chi chi, hồi ở Sàigòn mỗi khi buồn, đi một vòng phố Lê Lợi, chợ Bến Thành là thấy vui liền, còn ở đây có đi cũng chỉ thấy buồn thêm, cô đơn thêm. Tối ngày bận với mấy cuốn sách, rồi movies ABC, CBS, NBC... Rồi nghe nhạc. Không rờ rẫm đọc ké mấy lá thư của chị thì còn biết làm chi?
Chị Thảo cười hiền từ:
-Lần sau, em cứ tự nhiên, chị sẽ không mách anh Thái nữa đâu. À, mà bài essay của em xong chưa? Có cần chị sửa văn phạm và cho thêm chút ý không?
Thy cười theo với chị, trả lời:
-Gần xong. Em loay hoay với nó cả ngày đó, chị. Lạy trời cái topic kế tiếp anh Thái đừng cho khó để em còn rảnh mà viết thư cho con nhỏ Dao...
Chị Thảo chợt nhớ ra điều gì:
-Quên! Chị có một cành hoa súng cho em, hái ở hồ Green Lake, chỗ chị đi picnic. Về nhà, không thấy em, chị cắm trên bàn học của em đó.
Thy reo vui hỏi:
- Màu chi chị Thảo? Đẹp không? Đỏ phải không? Cám ơn chị nhiều nha.
Nắm tay Thy kéo dậy, chị Thảo nói:
- Bảo đảm rất là dễ thương. Nhưng chiều tối rồi, cô bé ơi, để dịp khác lại mơ mộng tiếp. Cả nhà về, không thấy chị em mình lại túa nhau đi kiếm thì mệt.
Cúi xuống rờ đầu Mino, chị tiếp:
-Còn mi cũng về luôn, Mino ạ.
Thy rất thích nhìn chị Thảo trong những lúc như thế này. Chị dễ thương, chị dịu dàng, chị thùy mị trong những cử chỉ cưng chiều, săn sóc. Thy thỏ thẻ bên tai chị:
-Chị Thảo ơi, chị có biết là chị đẹp lắm không?
Và Thy vụt chạy sau khi buông một lời trêu cợt:
-Em phải giới thiệu cho chị một American boyfriend rất là handsome mới được. Dẹp anh Huy sang một bên!
Tiếng chị Thảo đuổi theo:
-Nói bậy không à. Méc me à nha!
Chiều xuống thật nhanh... Nắng vàng yếu ớt trải nhẹ trên bãi cỏ...
*
"... Em SirGeorge với ngôi trường lá đô?
Đường Rockland vời vợi những hàng cây
Tan trường về, đôi má đỏ hây hây
Ngời mắt biếc chợt lòng anh xao xuyến... "
Thy ạ, mi có biết là tao đang vui lắm không? Muốn viết cho mi thật dài, nhưng có lẽ đợi vài tuần đã, tao bận quá đỗi, bình thường buổi sáng tao học Pháp văn, buổi chiều tao học Keypunch, buổi tối học thêm Anh văn, về nhà đừ quá là ngủ luôn tới sáng, thứ bảy, chủ nhật là... hò hẹn với chàng. Xin lỗi mi thật nhiều nha, bạn bè mà, thông cảm giùm, vẫn thương nhớ mi vô cùng vô đỗi, nhưng mi ở xa xôi quá đi.
Từ ngày gia đình tao dời chỗ ở, từ thành phố cũ đến đây, một nơi quy tụ hầu hết người Việt trên đất Canada, đời sống tao đổi thay theo, không thèm tiếc thương quá khứ nữa, cô đơn và mất mát quá, đã đến lúc ta cần phải nhìn thẳng vào tương lai, cố hòa hợp với cuộc sống mới. Gặp chàng và yêu chàng, thế đó, đã là một đổi thay lớn lao chưa? Mi ơi, bên đây, cứ mỗi lần có bal famille đó hả, ít nhứt vài tuần sau là có đám hỏi cử hành và vài tuần sau nữa là được thiệp mời đi dự đám cưới. Vui dễ sợ! Bọn con gái Việt Nam mới sang, đó mi, phần đông ăn diện a la mode và có nhiều cô xinh quá là xinh làm mấy chị học bên này đã lâu bỗng dưng hoảng hốt, mấy chị lo ăn học đâm ra “quê mùa” làm sao, mấy chị lại ỷ có bằng cấp này nọ, mấy chị “ làm cao”, mà mộng của mấy anh bên này muốn có một cô vợ hiền đảm đang, chỉ ở nhà dạy dỗ con cái, có gì mấy anh nuôi, do đó mấy cô bé mới qua đắt hàng quá đỗi.
Còn tao thì vài năm nữa, ông cụ kêu còn bé lắm, mong là đừng có "ý đợi người tài cao", tội nghiệp cho chàng. Chàng thi sĩ dễ sợ mi ơi, SirGeorge là ngôi trường có nhiều cô bé refugees rất dễ thương, Rockland là tên con đường nhà tao ở. Gởi cho mi để ngâm nga cho vui.."
Dao ạ, cứ nhìn những nét chữ vẽ vời, kiểu cách của mi là tao biết mi đang vui thật vui. Một đổi thay cho hòa hợp với cuộc sống mới. Đâu chỉ riêng tao, riêng mi mới nghĩ ra điều đó mà hàng trăm hàng vạn những người Việt ly hương đã nhận thức ra điều đó từ lâu. Phải tìm một lối đi, một quan niệm sống thích hợp. Một năm sống để tiếc thương, để hoài tưởng nghĩ cũng đã đủ, giờ phải nghĩ đến chúng ta, đến con đường hiện tại mà chính chúng ta đang đi trên đó, đến tương lai trước mắt, đừng để phí phạm thêm nữa. Quê hương yêu dấu ngày nào xin hãy ngủ yên trong quá khứ sau lưng. Chưa phải lúc nghĩ đến " Ngày Về", bởi vì đầu óc ta cứ ám ảnh mãi với ý tưởng là ta sẽ về một ngày gần đây thì mọi việc sẽ buông xuôi, làm việc chi cũng nghĩ là tạm thời, là lây lất sống qua ngày, là ý chí đâm yếu hèn, là cuộc sống không tương lai...
Chị Thảo vừa đi học về, ngang qua chỗ Thy đang đứng, chị ghé mắt nhìn thoáng và hỏi:
- Thy hôm nay sao về sớm thế?
Nhìn thấy lá thư trên tay Thy, chị hỏi tiếp:
- Thư của ai đó? Có thư của chị không?
Thy đáp:
- Của nhỏ Dao, em vừa nhận được sáng nay.
- Có gì mới lạ không?
-Nhiều, nhưng việc trước tiên nhỏ đã thấy yêu đời. Và thì thầm bên chị, Thy tiếp - anh Thái hẳn buồn năm phút cho mối tình câm không chịu nói của anh. Làm thơ tám chữ được, chắc là “chàng” của con nhỏ Dao là Vietnamese chứ chẳng phải Canadian. Yêu đương cũng khổ sở quá, phải không chị Thảo? Nhiều khi em thấy anh Thái cũng yếu đuối ghê nơi, nhắm nhỏ Dao từ khi nhỏ mới học Đệ Tứ, em còn nhớ, ba năm cứ âm thầm để trong bụng, rồi qua đến Mỹ cũng im, cứ chủ trương "im lặng là vàng" mãi ai mà biết được? Có nên cho anh Thái biết tin này không, chị?
Ba mẹ có năm đứa con đều đang ở tuổi có quyền bàn cãi về tương lai, thế nên nhiều vấn đề đã được đem ra nhận định, thảo luận gay cấn trong những bữa ăn hay những lúc đang xem Ti Vi, trong đó nhiều lần cả nhà đã đề cập tới chuyện lứa đôi. Ba nói:
- Ba không cản, yêu thương ai là ba me cưới hỏi, với điều kiện là phải đàng hoàng, con nhà lễ giáo, nề nếp.
Anh Thế hỏi:
- Mỹ cũng được hả, ba?
Ba hỏi lại:
- Đã sống ở đất Mỹ, không lẽ lại còn kỳ thị chủng tộc? Với lại ai cũng là người, ba me có đến năm đứa con biết sao kén chọn cho tụi bay khi mà lúc học hành, lúc ra đời làm việc, đâu đâu cũng tiếp xúc với bạn bè Mỹ. Chuyện yêu thương ai biết trước được? Nếu gia đình cấm đoán, bắt phải quen bạn Việt nhưng rồi cuối cùng lại thương Mỹ thì cũng đành chịu chứ sao? Miễn sao tụi bay hiểu, làm việc gì cũng nên suy nghĩ kỹ càng chín chắn, chọn bạn mà chơi là được rồi.
Thy nhìn anh Thái cười trêu:
- Chắc là mẹ có con dâu trưởng là Mỹ rồi me ơi. Con thấy Shirley cứ quấn quýt bên anh Thái tối ngày mỗi khi nhà mình đi nhà thờ, rồi Jackie, bạn học anh ấy phone tới tấp làm con nghe điện thoại bắt mệt. Mà nhỏ Susan cũng lại được nữa chứ, Mỹ mà cũng chịu khó làm ăn ghê!
Anh Thái lườm Thy tức tối:
-Nhỏ biết gì mà nói?
Thy vẫn tiếp tục trêu đám anh em:
- Còn anh Thế, me vẫn thường nghe đấy, cứ dọa tán gái Mỹ hoài. Nhưng dọa mà không có cô nào để ý, thế mới đau khổ chứ! Và thằng Thanh nhà ta, mất gốc là cái chắc, gì mà cứ đi học về là kêu “ Mom, I am very hungry”. Cứ hết girlfriend này lại tới girlfriend khác. Nói tóm lại là mẹ có tới ba cô dâu Mỹ!
Anh Thế trả thù:
-Còn cô đen thùi lùi thì gặp Mỹ đen để mẹ có rể Mỹ luôn thể!
Thy la to:
-Me xem kìa, anh Thể ảnh nói con đen rồi lấy chồng Mỹ đen kìa. Con không chịu đâu!
Chỉ có chị Thảo là ít nói, chẳng chọc ai, mà cũng chẳng bị ai trêu lại. Me nói:
-Theo ý mẹ, mẹ vẫn mong có dâu rể là người Việt hơn, vì dù sao cũng cùng màu da, tiếng nói, cùng phong tục tập quán vẫn dễ hiểu nhau hơn.
Anh Thái trấn an me:
-Me đừng lo! Dâu trưởng của mẹ là Việt Nam trăm phần trăm!
Thy đồng ý với me, và cũng mong có chị dâu Việt, Việt lấy Việt và Mỹ lấy Mỹ, dễ thông cảm với nhau hơn, nhất là vấn đề ngôn ngữ. Tính Thy hay hờn lẫy, hay nói bóng gió mát mẻ, lấy chồng Mỹ “lỡ mình có giận hờn, nói bóng nói gió, làm sao Mỹ hiểu được?”.
Bàn cãi hôm đó là lần đầu tiên gia đình nghĩ đến một vấn đề rất ư quan trọng khi sống ở xứ ngoài...
-Thôi, chị em mình thay quần áo nhanh rồi xuống bếp phụ mẹ. Còn chuyện đó dẹp sang một bên, dù sao đó cũng là một tin vui, phải không?
Thy gật đầu tán thành và đi theo chị vào phòng. Thy kể lể:
-Nghe nhỏ Dao bảo bên ấy vui lắm cơ, chị Thảo ơi. Vài tuần lại có bal famillẹ Người Việt đông đảo và sống vui lắm. Có điều đi tới đi lui hay đụng phải tụi con cháu " cụ Hồ ", cái mệnh danh là "Người Việt đoàn kết" thấy gai gai cái con mắt, phách lối như ta đây là kẻ chiến thắng. Khổ nỗi là tụi nó hay lợi dụng những ngày lễ, ngày Tết dụ dỗ ông già bà cả cho xem phim cảnh Việt Nam làm gợi nhớ quê nhà, tình đồng hương ruột thịt, rồi bác bác con con làm cái nhóm trẻ " Người Việt quốc gia chân chính" đôi lúc cũng hơi mệt.
Chị Thảo nói:
-Ở đây ít người Việt cũng hơi buồn, nhưng vậy mà khỏe. Gặp Việt mà loại con cháu "Bác Hồ" lại ăn ngủ không ngon, đã chạy trốn Cộng Sản qua xứ người mà còn phải nghe cái giọng điệu xảo trá "nước nhà nay đã độc lập, tự do, thống nhất" có nước mà đào lỗ chui xuống đất sướng hơn.
Đang nói chợt chị ngạc nhiên nhìn Thy kêu lên:
- Ý! Hình như dạo này Thy mập thêm một tí nữa đó, em.
Thy hét to:
- Trời ơi! Thy đang “diet” mà! Nghe chị nói mà em muốn bủn rủn tay chân. Lạy Trời cho con ốm bớt để thiên hạ còn thấy được cái eo của con chớ!
Chị Thảo cười:
- Chắc tại Thy ăn bánh ngọt nhiều quá.
Có tiếng mẹ gọi từ nhà bếp vọng lên:
- Hai cô tiên đâu, xuống phụ me một tay coi. Ba sắp về rồi.
Thy cười ròn tan:
- Tiên mà phải làm bếp!
Chị Thảo nhăn mặt:
- Chị đã nói mau mà em còn đùa!
Chiều nay nhà có món bún thịt nướng cho anh Thái, vì anh than thèm, kêu "lâu lâu me cũng nên làm sống lại những ngày xưa thân ái... qua những món ăn thuần túy Việt Nam chứ".
Thy ra sau vườn hái một ít rau thơm, rau răm, cải và xà lách... Ở Việt Nam thì chưa bao giờ có cái cảnh Thy lom khom cắt rau của chính vườn nhà, ấy vậy mà sang đến Mỹ, từ từ xin mỗi người quen một ít giống mà gầy lên được một vườn rau nho nhỏ, để vài hôm lại lui cui cắt một mớ đem ăn, cắt hoài đến nỗi rau chẳng kịp lớn, vừa mới lu lú là bị “làm thịt” liền. Về mùa lạnh, rau được đem vào nhà và cưng ơi là cưng! Tụi Thy ngắm rau mỗi ngày, thường xuyên đến nỗi ba phải kêu, chúng mày cũng phải để tự nhiên cho nó lớn chứ, dòm hoài lên sao nổi. Khách khứa đến nhà, ai không có, me lại cho mỗi người một ít làm giống.
Theo gót chân Thy ra vườn, chống tay sau lưng, Thanh đứng ngắm say sưa đám cà chua sai trái của nó:
- Chị Thy coi, trái dữ chưa? Nghề em cũng cứng đó chớ. Ê, mà hái một trái là phải đưa 25 cents đó, nghen!
Thy lườm Thanh một cái dài, mắng:
- Sao mi con trai mà tiền tài thế?
Thanh làm tỉnh, cười nói lại:
- Ở xứ Mỹ mà chị. Tiền bạc sòng phẳng thôi. Công em mua về, vun bón, chăm sóc, chừng có trái cho chị hái là chị phải trả công chứ sao? Mà em nói giỡn đó, tiền bạc gì ba cái cents lẻ tẻ, em có lấy là lấy tiền chẵn thôi.
Thy cười:
- Nói nghe cũng được, mà xê ra cho người ta làm việc, hôm nay tha cho cái đám cà chua của mày đó.
Khi hai chị em vào nhà, me la:
- Hái gì có mấy cọng rau mà lâu lắc vậy Thy?
Thanh nháy mắt, trêu:
- Chị ấy còn mắc mơ mộng mà. Cảnh nào mà chẳng nên thơ đối với chị Thy.
Thy cãi:
- Xí, không phải là mi la cà làm rộn tao sao? Me đừng tin nó, me ơi.
Mẹ lại mắng:
- Chúng mày làm chi mà như chó với mèo vậy! Nói qua nói lại suốt ngày!
Thy cười:
- Chị em kế kế nhau một tuổi, từ nhỏ đến lớn không uýnh lộn nhau là may, thỉnh thoảng đấu khẩu chọc phá một tí cho vui đó, me.
Thanh hỏi khi thấy mẹ và chị bận rộn liền tay:
- Hôm nay ăn món gì vậy, me?
Chị Thảo trả lời:
- Bún thịt nướng, theo lời yêu cầu của anh Thái.
Thanh vờ đau khổ, giả bộ phân bì:
- Sao mẹ chẳng cưng con, mẹ chỉ cưng anh Thái thôi hả. Con là con trai út của me mà.
Thy cười đùa:
- Nhưng anh Thái mới là trưởng nam của mẹ kia, phải không mẻ Mai sau, mẹ để gia tài cho anh Thái nhiều nhất hả, mẻ Ca dao có câu "mua cam thì chọn lấy cam, lấy chồng thì chọn trưởng nam cho giàu... " Trưởng nam được cha mẹ để của nhiều nên mới giàu, chứ gì.
Thanh tiếp lời:
- Và ca dao cũng có câu "Trưởng nam nào có gì đâu. Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam".
Mẹ cười hiền từ:
- Của đâu mà chia, các con phải tự lo lấy thân, khi xưa, ba me có tiền, các con có nghèo đói thì về ba me, ba me nuôi, cho một ít tiền, chứ sang đây, chỉ với bầy con, với hai bàn tay trắng, sản nghiệp để lại hết, ba me cũng nghèo, lấy gì chọ Ráng chí thú học hành kiếm lấy một nghề bảo đảm tương lai, ba me chỉ có tình thương, cố mà đùm bọc lấy nhau, me nói các con hiểu chứ?
Mấy chị em gật đầu:
-Chúng con hiểu, mẹ ạ.
Anh em Thy đều biết, đều hiểu, với ba với mẹ, thứ hạnh phúc lớn nhất của con người không nằm trong tiền bạc, nhà cao cửa rộng, mà chính là được thấy đàn con khôn, ngoan ngoãn, chăm lo học hành trong một gia đình êm ấm, tràn ngập yêu thương, và đó là lý do tại sao ba mẹ vẫn luôn luôn yêu đời với nửa đời người, tóc đã hai màu, với hai bàn tay trắng nơi xứ người. Tình thương của ba mẹ trải đều, bao phủ lấy đám con như người huynh trưởng lãnh đạo, chỉ dẫn trong những lúc bình thường, như vị cố vấn khi đám con gặp điều khó khăn, như thiên thần vỗ về trong những lúc buồn phiền, là bàn tay rộng mở thứ tha khi con cái lỗi lầm, là ánh mắt bao la chỉ lối con đi, là lửa hồng nung ý chí tranh đấu nơi con cái. Thương ba, thương mẹ, anh em Thy trả hiếu bằng sự cố gắng học hành, trên thuận dưới hòa, tuy thỉnh thoảng cũng trêu qua chọc lại, một chút cho vui, để càng thấy thương nhau hơn. Thy lẩm bẩm con thương cái tổ ấm này ghê nơi. Suốt buổi cơm, Thy chẳng nói năng chi, cứ bâng khuâng từ ý tưởng này qua ý tưởng khác, hết nhìn ba rồi lại nhìn sang mẹ, rồi anh Thái, chị Thảo, anh Thế, thằng Thanh... Tâm hồn Thy ấm áp, con tim Thy reo vui, mọi người thân yêu như gần, thật gần trong tầm tay với của Thy.
Tiếng mẹ nhắc nhở săn sóc:
- Ăn đi chứ, Thy! Nghĩ ngợi chi thế?
Thy giật mình, mỉm cười:
- Con không thấy đói, mẹ ơi!
Anh Thế trêu:
- Chắc tại nếm quá nhiều nên no rồi chứ gì!
Đi học thôi, chứ ở nhà “bổn phận” của Thy là “nếm” đồ ăn, dù mẹ hay chị Thảo nấu cũng vậy, mà khổ nỗi, ba me Thy, anh em Thy, mỗi người mỗi lối thưởng thức mặn lạt, khô dẻo khác nhau nên cứ nếm tới nếm lui với ý tưởng... cao cả là mong muốn làm vừa lòng hết mọi người... nhiều bữa Thy... no thật!
Anh Thái ngồi kế bên, bỏ thêm thức ăn vào bát của Thy, nói:
- Ăn cho mau lớn, cô em.
Thy kêu lên như ngồi phải lửa:
-Ơ... Ơ... Em đang "đai ét" mà, anh hại em không! Anh ăn đi!
Anh Thái cười, nhắc:
-Ăn đi rồi ngày mai bắt đầu kiêng cữ, như mấy lần có bánh ngọt, gà quay, bún bò, Thy vẫn ăn tỉnh và sau đó tuyên bố: “Nào thì bây giờ ta diet!” Nhớ không? Thêm bữa này nữa, không sao đâu!
Thằng Thanh phê bình:
-Chị Thy đâu có mập, chỉ có hơi đẫy đà một chút thôi.
Cả nhà cười tọ Rồi Thanh thắc mắc:
-Người ta bảo mập không sợ lạnh mà sao mùa đông vừa rồi, con nhớ chị Thy than lạnh quá trời. Sao vậy, me?
Chợt thấy có gì bất ổn trong câu hỏi, Thanh ngập ngừng, ghé sang tai Thy nói nhỏ:
-Xin lỗi, em không có ý nói chị mập. Ở trường, bạn em nhiều con Mỹ còn đô dễ sợ, có đứa gấp đôi em kìa. Mà có sao, thêm một tí thịt cho đẹp. Nét đẹp bây giờ đâu có phải là nét đẹp đào tơ liễu yếu như thuở xưa nữa.
Rồi nhìn chị Thảo, nó nói to:
-Gầy như chị Thảo ở xứ Mỹ này là lỗi thời rồi đó, nghen. Mỹ nó mập thì cần gầy, chứ người Việt Nam cần mập thêm một chút coi mới được.
Câu nói bất ngờ làm chị Thảo ngơ ngác. Mục tiêu đã chuyển sang ta rồi sao? Những tiếng cười ròn rã reo vui vang động khắp nhà...
*
Một mùa hè trên những cánh đồng tốt tươi của vùng thung lũng Puyallup, Sumner. Không nghe Thanh nhắc chi đến California, một chuyến nghỉ hè nơi miền Nam ấm áp. Nó say sưa yêu đời hơn lúc nào hết vì... cả ngày dãi nắng dầm sương nơi "vườn dâu bãi mía". Hết đi hái strawberries, raspberries lại sang blueberries, dưa leo, đôi khi đậu bắp nữa, đêm về nằm ngủ mơ thấy hai tay thoăn thoắt và cái thẻ được bấm lia lịa, càng nhiều lỗ thì chiều về đếm bạc càng lâu lơn, đôi khi thì thầm, thôi ráng thêm thùng nữa, thùng nữa... mắt Thanh mờ mờ ảo ảo nhảy múa những chùm berries mọng trái, hai tay tuốt lia tuốt lịa, những trái dâu đỏ ối trên một luống dài.
Thy con gái yếu đuối, buổi sáng còn thi đua ai về nhất, đến trưa mỏi mệt chỉ có nước ngồi bệt xuống đất và lết tới, làm ít tiền hơn; nhiều bữa hái ở trại Duris gặp cái mẹ cai già hắc ám thấy Thy ngồi lết tưởng là ngồi chơi, la hái sót, hái trái chín quá làm Thy rủa thầm cho đỡ tức “Thy mà cua cái anh chàng UPS -sinh viên của University of Puget Sound, trường tư, học phí đắt và hách nhất ở Tacoma này-con chủ trại, việc trước tiên là cho bà về hưu sớm”. Anh chàng Mỹ con có đôi mắt xanh, màu xanh nước biển, đôi mắt to tròn hay chớp chớp, hai gò má đỏ au au như gấc chín, hay mặc áo thể thao có chữ UPS, vẫn hay giúp Thy khiêng những “flat” dâu xem ra cảm Thy nặng lắm, đã từng theo đến tận nhà và gọi điện thoại mỗi chiều, mỗi tối làm Thy phải giả bệnh gần chết để khỏi nghe chuyện. Cho điện thoại để khi dâu chín thì kêu đi hái, ấy vậy mà tên nớ lại dùng vào việc riêng tư!
Thằng Thanh hay chọc Thy, xúi:
- Chịu đi, chị Thy! Chị chỉ việc ngồi một chỗ bấm lỗ, hái chi nắng nôi cho mệt. Còn em lên chức cai, đi vòng vòng hét lại mấy thằng Mỹ con trả thù chơi!
Thy nạt thằng nhỏ:
-Xí! Chuyên nói bậy hoài!
Và Thy nghĩ thầm: “Chị Thy mà có thì... phải Vietnamese cơ”.
Đi hái trái cây tuy mệt nhưng vui, theo Thy, đó cũng là cách để luyện ý chí, để thử sức chịu đựng, nhiều người làm lớn bây giờ tới nước Mỹ đều có quá khứ gần tương tự như thế này, huống chi mình tỵ nạn mới qua, mà mộng của Thy thì rất cao, thế nên nhiều khi me kêu ở nhà, Thy đã thấy buồn. Còn Thanh, đi hái có một ít tiền, đồng ra đồng vô, đem tiền đếm tối ngày! Anh Thái, anh Thế làm việc ở một nhà hàng ăn, chị Thảo xếp sách ở thư viện trong chương trình “Summer jobs”, ba đi làm, me ở nhà lo cơm nước, chỉ có Mino là nhàn cư thôi.
Buổi cơm chiều là cơ hội gặp gỡ duy nhất của cả gia đình, là giây phút ồn ào, nhộn nhịp nhất của ngày, là giây phút hạnh phúc, yêu thương biểu lộ trong ánh mắt, trong tiếng cười, trong lối nói. Ai cũng có chuyện để nói, để kể, để huyên thuyên, từ chuyện đám dưa, chuyện nhà hàng, chuyện thư viện đến những dự định, những mơ ước lẫn... cách xài tiền, đề tài đang bàn luận lúc này là có nên mua một căn nhà,... đôi khi anh chị em cũng không quên chọc nhau một vài câu.
Thỉnh thoảng, thằng Thanh giả giọng Thy nũng nịu với me:
-"Bận rộn quá cơ!"
Đi hái về là Thy ngủ vùi, quên cả thư từ làm cô bạn bên phương trời Đông Bắc phải thắc mắc: “Thy thương mến, sao lâu nay mi chẳng viết thư cho tao? Ghê thật, tao nghi mi có chuyện gì vui vẻ rồi quên mất tao rồi phải không? Đợi một lá thư trả lời của mi mòn mỏi cả người, muốn dài cả cổ, muốn còng cả lưng, sợ mi quên, tống thêm vài hàng nhắc nhở cũng chẳng thấy tăm hơi. Cũng được đi, nhưng ít ra mi phải thông báo rõ ràng cho tao biết mi đang vui cái gì mới được chứ. D'accord?... ”
Cơm nước xong, mấy anh con trai rủ nhau đi Sears, chị Thảo lui cui làm bánh, còn Thy vào phòng mở nhạc nho nhỏ rồi nằm dài lên giường, mắt nhắm nghiền -tay chân đã thấy mỏi nhiều, đúng là một ngày lao động. Và Thy thiếp đi trong âm thanh êm dịu, lâng lâng... Thy trở về trường xưa, một chiều nhạt nắng, tâm hồn Thy bâng khuâng, rạo rực, bước chân bỡ ngỡ, ngập ngừng, lá me úa vàng rụng đầy lối đi, tà áo trắng ngày nào bỏ quên trong quá khứ, đôi tay khép nép vụng về. Trưng Vương của mùa thu, bài hát của dân Trưng Vương... "Tim em chưa nghe rung qua một lần, làn môi chưa hôn ai cho thật gần... Tình trần mong manh như lá me xanh, ngơ ngác rơi nhanh... Thu giăng heo may cho bóng cây lạnh đầy. Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày. Những ngày đợi chờ... Đợi người qua cơn mơ, trong mắt ngây thơ, trong nắng vu vợ Nhớ khói bay lạc vấn vương. Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời. Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời. Bóng người mịt mùng, từng hàng me run run trong gió lạnh lùng, trong nắng ngại ngùng... Nắng vẫn vương nhẹ gót chân. Trưng Vương vắng xa em dần. Mùa thu đã qua một lần. Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân..."
Thy đã quên mất tên tác giả ca khúc này. Nhưng Thy nhớ mãi bài hát. Trưng Vương vắng xa em dần, em đã rời bỏ, em đã ra đi, một nghìn trùng xa cách, một chia ly đã chẳng ngờ, ngày tháng cũ đã qua, thôi xin quên lãng, thôi xin mong chờ. Em xin làm kẻ đã đánh mất quê hương. Thức giấc trong nuối tiếc, thẫn thờ, một giấc mơ thật dễ thương nhưng cũng thật ngậm ngùi, đưa Thy về với kỷ niệm, với khung cảnh quen thuộc đáng yêu, đồng thời cũng đem đến cho Thy những chua xót, nghẹn ngào...
*
Cuối mùa hè, anh em Thy hùn với ba me mua một căn nhà trả góp, tạm “xin nhận nơi này làm quê hương thứ hai”, người xưa vẫn nói “Có an cư mới lạc nghiệp”. Anh Thái, anh Thế vào Đại Học Washington ở Seattle, chị Thảo học ở College vì không muốn đi xa, Thy và Thanh vẫn tiếp tục ở Wilson High School. Bố mẹ là gốc rễ, căn nhà là tổ ấm, con cái là bầy chim non bay khắp phương trời, bố mẹ là cội nguồn, là đích điểm để thỉnh thoảng đàn con tụ về. Một sức sống vươn lên, tình thương vẫn tràn đầy và sợi dây ràng buộc trong gia đình không bao giờ đứt... Ngày nào còn có gia đình là còn bến thương yêu...
Hết
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Tiến Bộ Của Khoa Học
Trang hoang máy tính ngày xuân với WinStep Extreme
IVT BlueSoleil v6.2.227.10
Cung ứng lao động Bình Dương
Tansee iPhone Transfer - Full Version
định Nghĩa Từ "family"
Skin Màu Xanh Lá Chuối Đẹp Mê Ly, Không Down Là Uổng Lắm Đó
Tổng hợp các sự kiện chào mừng TNGH Open Beta
Khi siêu mẫu Thanh Hằng xì-tin.....!
Flobo Hard Disk Repair - Sửa lỗi "bad sector" của ổ cứng
-Trời ơi! Lại coi lén của người ta nữa rồi. Trời ơi là trời!
Tiếng cửa phòng mở mạnh, bóng chị Thảo bước vào, và tiếp theo đó là tiếng kêu trời gọi đất của chị làm chứng cho chi... lần thứ... bao nhiêu không nhớ nữa, nhỏ Thy lại xâm nhập quyền sở hữu bất hợp pháp! Chị Thảo ít khi nói lớn tiếng, thường nhỏ nhẹ như tiếng thì thầm, âm thanh trầm trầm như khe suối nhỏ, mà hôm nay chị phải hét to đến nỗi nhỏ Thy giật mình là biết chị giận đến cỡ nào.
Anh Thái, nhân danh ông Tòa đứng ra phân xử, trong lúc ba mẹ vắng nhà. Thy phân bua:
-Không phải lỗi hoàn toàn ở em, một phần tại chị Thảo nữa. Tính tò mò, em đã bỏ từ lâu rồi - và Thy nhỏ giọng - từ ngày qua đất Mỹ, em đâu còn tò mò nữa! Ai bảo chị để thư từ của chị trên bàn học của em chi?
Nói tới đây Thy liếc nhìn chị Thảo, cười chúm chím. Chị Thảo cải chính:
-Tại cái bàn của nhỏ kê bên cửa sổ mà Thảo thì cần một nơi để nhìn ra ngoài, mới thấy được cảnh mưa dăng dăng trong sương mù mờ đục ở phía rừng thông mà viết thư tả cảnh cho Huy thấy được, vì thế Thảo mới ngồi ké một chút. Đang viết dở thì có chuyện cần phải chạy xuống nhà dưới, chừng trở lên thì... trời ơi, cũng lại nhỏ nữa. Coi gì mà coi hoài vậy?
Hiểu đầu đuôi, "quan tòa" Thái cũng phát cười. Nhỏ Thy thì chuyên phá phách. Thy nghĩ thầm, chị Thảo run, thế nào cũng có đoạn “Huy ơi, nhớ ơi là nhớ, nhớ ngút ngàn... ” và sợ mình coi được. Nhưng đâu phải, ta đâu có thèm coi cái món nớ, ta coi là coi ở chỗ phê bình mấy cái bản nhạc chớ bô...
Anh Thái hỏi:
-Thy cảm thấy thế nào khi coi lén thư không phải của mình?
Ý anh muốn nói là hẳn Thy phải cảm thấy xấu hổ và bứt rứt khi đọc lén thư của người khác. Và chị Thảo có lẽ cũng nghĩ như vậy nên tính lên tiếng xin anh Thái tha cho Thy vì dù sao trông nhỏ trong tình cảnh này cũng tội. Nhưng nhỏ Thy tỉnh bơ:
- Rất là hồi hộp và... mê lỵ Một mắt coi, một mắt phải dòm chừng. Vậy mà... lần này, chị Thảo nhanh chân quá!
Anh Thái tuyên án:
-Thy xứng đáng lãnh mười ngày cấm cung, sau giờ học không được đi chơi đâu và phải viết những bài luận văn để chuộc tội, sẽ cho đề sau. Còn Thảo, những lần sau nhớ cẩn thận thư từ, cấm la lối kêu trời kêu đất...
*
Thy ngồi bó gối ở bực thềm nhà, mắt mơ màng nhìn về phía xa xa, một rừng thông cao và xanh mướt chạy dài trước mặt. Trời trong và xanh, vài cụm mây trắng lơ lửng trôi. Một ngày đầu hè có nắng vàng óng ả, Mỹ thường phơi mình trên những bãi cỏ để “get sun - tan”. Thy thì không thích nằm yên như thế, cô bé thích chạy nhảy, nô đùa với con chó nhỏ Mino, đuổi bắt vào tận rừng thông.
Ở bên kia khoảng rừng là một con suối nhỏ, nước thật trong và mát, có những hòn cuội trăng trắng, xinh xinh, vài loại hoa dại rải rác, khung cảnh yên tĩnh thơ mộng như sau nhà nội mà những ngày hè còn nhỏ, chị em Thy vẫn thường về đó đùa giỡn với mấy người con của chú bác. Gần suối, có mọc một loại lá mang tên May Mắn, một lần bà Stephanie đã nói là thường thường một chiếc lá chỉ có ba cánh, nếu ai tìm thấy một lá có bốn cánh thì sẽ gặp được nhiều may mắn. Chị Thảo hỏi ngay, may mắn trong tình yêu ư?
Con gái thì chuyên mê tín dị đoan, như chị Thảo đó, từ Sàigòn mà xách PC lên tận Thủ Đức, Biên Hòa để xem bói, nghe chăm chỉ thầy bói kể lể đời mình để rồi sau đó khổ sở mãi với những gì ông bói. Ba đã la hoài nhưng rồi mỗi lần nghe ai quảng cáo hoặc cầm được một cái địa chỉ của một ông thầy mới nào là chị lại cùng đám bạn bè dị đoan của chị "leo núi lội sông" đi tìm. Có lần, hình như vào một dịp Tết, ông thầy bói coi quẻ cho chị xong, cứ lắc đầu lia lịa, như có ý bảo ngầm là quẻ bài không được tốt lắm rồi khuyên chị nên tin mình, đừng có tin ai. Về nhà, chị lo đến gần muốn bịnh. Suốt một đời chẳng lẽ không thể tin được một người nào hay sao?
Mà mỗi lần chị bịnh thật, cái phòng của hai chị em, nó bê bối chi lạ. Bởi vì nhỏ Thy chuyên lười, chỉ thích nằm dài coi Ti Vi, xong bày bừa đầy sách báo. Khi vào phòng, mẹ vẫn kêu trời chuyện đó. Mẹ bảo chưa ai hư đốn bằng con này, mai sau chắc không ai dám rước đâu. Thy cười, không ai rước thì ở vậy với ba mẹ, có sao! Bộ không chồng thì chết à? Mà không chừng còn khỏe hơn nữa kìa, được nhiều người ngắm nghía, ái mộ như chị Thảo thì khổ, làm việc gì cũng trông chừng để giữ tiếng. Nhưng phải công nhận là chị Thảo đẹp và dễ thương. Ngay đến Thy là em trong nhà mà cũng thấy chị Thảo được cả người lẫn nết. Hai mắt to tròn, đen láy như hai hạt nhãn, với chiếc miệng xinh xinh hay cười cộng thêm hai má lúm đồng tiền, chị hệt như một nàng tiên nhỏ trong nhà. Còn mái tóc của chị nữa, tóc chị dài óng ả, lõa xõa ngang lưng, dạo còn ở Sàigòn với những ngày nắng ấm, chị gội đầu, ngồi hong tóc bên cửa sổ, dáng chị gầy gầy, một tay giữ tóc, một tay dịu dàng đưa chiếc lược con con vuốt ve mái tóc, trông chị hiền lành, thùy mị làm sao! Hình ảnh đó đã khiến bao anh con trai đi học ngang qua nhà phải ngẩn ngơ.
Còn Thy thì chẳng được điểm chi, ngoài cái miệng nói tía lia cả ngày mà mẹ vẫn thường kêu, không được, không được, ở “giá” chết, con ơi!
Hôm nay, ba mẹ lên Seattle thăm nhà mới của bác Ly, mấy anh em trai rủ nhau đi xem Rodeo, chị Thảo đi picnic với hội Nhà Thờ, còn mình Thy ở nhà, hết loay hoay với trang giấy nhỏ cho xong bài luận bằng tiếng Anh thì lại ngồi bó gối, cắn bút nghĩ ngợi bâng quơ...
Buổi chiều, ở bên ngoài đẹp quá. Gió thổi nhẹ qua những hàng thông, cảnh vật thật là êm ả. Thy rất yêu mùa nắng, ấm áp và gợi nhớ quê nhà. Thy lẩm bẩm, không lẽ ta cứ cấm túc mãi như thế này sao? Với tay lấy mảnh giấy nhỏ, Thy viết vội vài hàng để lại:
"Anh Thái,
Em ở nhà gần hết một ngày hôm nay, tại vì buổi chiều rất đẹp, thế nên em mạn phép xin anh đi một vòng đồi thông và thăm con suối nhỏ của em. Hứa về sớm, phụ dọn cái bếp với chị Thảo. Thôi, em đi đây, à quên, em dẫn theo con Mino nghe. Thương anh. Thy”.
Khép hờ cánh cổng sau, Thy đi về hướng ngọn đồi. Con Mino quấn quít bên chân, cả hai tung tăng đùa nghịch. Đã lâu lắm rồi, Thy mới lại được thấy một ngày ấm áp có nắng vàng quen thuộc của một Đà Lạt dấu ái thuở nào, mấy anh em hay chạy lên đồi chơi trò đuổi bắt, còn Thy với chị Thảo mải mê làm nhà bằng những bông hoa, cây cành tìm được quanh đó, rồi thằng Thanh lại phá nhà, rồi Thy khóc... Thy bắt đền... Buổi chiều về, đón hàng “ cắt cắt kình kình “ của chú Ba Tàu bụng bự rất là vui tính và chịu cho anh em Thy thiếu nợ, đợi đầu tháng ba phát phong thư, ăn đu đủ với thịt bò khô, cay cay hít hà...
Qua tới đây, may mắn được một người quen trong hội Nhà Thờ mướn giùm cho căn nhà này, phong cảnh chung quanh rất giống với ngôi nhà nghỉ mát ở Đà Lạt hồi xưa, cũng dốc cũng đồi, vào mùa thu lá rơi thật đẹp, chỉ khác một điều là bên xứ này, lá màu đo đỏ, chứ chẳng phải vàng khô như lá mùa thu bên nhà. Một con đường thơ mộng dẫn vào nhà, hai bên cây cỏ xanh ngắt và chung quanh là những hàng cây khẳng khiu vào mùa đông che phủ bởi một màu tuyết trắng, trông xa như các khóm tuyết được uốn thành tượng hình.
Chị Thảo hay mơ mộng, những chiều đi học về vẫn thường lững thững từng bước chậm rãi để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. Nhưng Thy thì sợ lạnh ghê gớm, Thy mặc áo len, quấn khăn quàng cổ, khoác manteau, đội nón nỉ, đi giày ủng... nghĩa là có bao nhiêu thứ đồ ngự hàn, Thy nai nịt hết vào người. Vậy mà khi ra tới đường, Thy vẫn còn run quá chừng quá đỗi. Ngày vào đông đầu tiên nơi đất Mỹ, Thy đã chặc lưỡi thở than:
-Nếu cứ cái đà mưa rơi tuyết đổ như thế này mãi, em muốn em làm con gấu nhỏ ngủ cho hết mùa đông, chị Thảo ơi! Hết đông, tới xuân, chị kêu em dậy nhé!
Đó là một mùa đông buồn ghê gớm, buổi tối cơm nước xong, hai chị em chỉ biết bắc ghế ngồi bên lò sưởi đọc sách hoặc coi Ti Vi, hay nghe âm thanh tí tách của lửa hồng mà lấy làm vui. Một đôi khi, chui vào phòng đắp chăn thật kín mà tưởng nhớ đến từng khuôn mặt bạn bè thân thiết còn kẹt lại Việt Nam, từng câu nói, tiếng cười thương yêu... Khu cư xá với những ngọn đèn đường quen thuộc, những giàn hoa giấy đủ màu, những tà áo trắng trinh nguyên trong gió chiều gợi nhớ... Từng căn nhà, từng con hẻm... Ở đó là những thân thiết không rời, là nụ cười hiền hòa, là bàn tay ấm áp, là niềm tin, là sức sống. Gần gũi và thân tình. Kỷ niệm quay về, nhớ nhung chất ngất, tưởng chẳng thể quên đi trong một sớm một chiều. Bạn bè là tình sâu, là nghĩa nặng. Đời sống ở xứ Mỹ này làm gì có xóm giềng, có chạy qua chạy lại, chia từng miếng thịt, mượn từng nhánh hành... Thy nghĩ, ở đây, giá có chết chẳng ai hay, ngoài rescue hụ còi và xe cứu thương đưa vào nhà xác! Người Việt vốn đã nổi tiếng nhờ sợi dây ràng buộc chặt chẽ với gia đình, nay qua Mỹ, với đời sống lạnh lùng ở đây, lại càng thấy gần gũi hơn bao giờ hết. Thật vậy, bạn bè nếu có, thì cũng chỉ là bạn bè xã giao trong lớp, chứ gọi là tri kỷ hiểu nhau thì rất hiếm, nên chị em Thy tối ngày tiếc nhớ những năm tháng còn sống ở quê nhà.
Thy đi dọc theo con suối nhỏ, nước chảy róc rách, những bọt bong bóng lăn tăn, về mùa nắng, nước cạn đến mắt chân. Chính chị Thảo đã khám phá ra con suối này. Ngày mới ra khỏi camp, dọn về đây chưa được một ngày, với bản tính thơ mộng, chị Thảo đã đi lòng vòng quanh đây, và tìm ra khung cảnh nên thơ này. Nhưng khi đó mới bắt đầu mùa đông và mùa đông ở đây lại quá dài, qua xuân vẫn còn những cơn mưa lành lạnh nên ít khi chị em Thy có dịp lang thang đi đồi thông, ngắm cảnh...
Một chú thỏ con đang uống nước bên suối, nghe tiếng sủa ăng ẳng của con Mino vội vã cong đuôi bỏ chạy. Thy cuối xuống, ôm lấy con chó nhỏ, thì thầm:
-Mino hư lắm nhé! Mino chẳng biết hiếu khách một chút nào hết. Như vậy làm sao Mino có bạn được? Rồi sẽ cô đơn suốt một đời, Mino ơi!
Thy nằm dài trên bãi cỏ êm êm và mát rượi, ngước nhìn lên bầu trời. Trời vẫn trong xanh, mây trắng vẫn từng cụm như bông phất phơ... Sao đây chẳng phải là bầu trời Việt Nam? Quê hương yêu dấu xa tít mù khơi, bao giờ ta mới được gặp lại?...
-Thy, em còn giận chị phải không? Sao nằm một mình đây?
Đang mơ màng, tiếng chị Thảo khe khẽ bên tai đưa Thy về thực tế.
- Em đâu có giận chị. Chị đã biết tính nghịch ngợm trẻ con của em từ lâu rồi mà. Phá phách chọc hết người này qua người khác một chút cho vui rồi quên ngay. Tại buồn quá đó, chị Thảo ơi. Bạn bè chẳng có, phố xá thì lạ hoắc những người chi chi, hồi ở Sàigòn mỗi khi buồn, đi một vòng phố Lê Lợi, chợ Bến Thành là thấy vui liền, còn ở đây có đi cũng chỉ thấy buồn thêm, cô đơn thêm. Tối ngày bận với mấy cuốn sách, rồi movies ABC, CBS, NBC... Rồi nghe nhạc. Không rờ rẫm đọc ké mấy lá thư của chị thì còn biết làm chi?
Chị Thảo cười hiền từ:
-Lần sau, em cứ tự nhiên, chị sẽ không mách anh Thái nữa đâu. À, mà bài essay của em xong chưa? Có cần chị sửa văn phạm và cho thêm chút ý không?
Thy cười theo với chị, trả lời:
-Gần xong. Em loay hoay với nó cả ngày đó, chị. Lạy trời cái topic kế tiếp anh Thái đừng cho khó để em còn rảnh mà viết thư cho con nhỏ Dao...
Chị Thảo chợt nhớ ra điều gì:
-Quên! Chị có một cành hoa súng cho em, hái ở hồ Green Lake, chỗ chị đi picnic. Về nhà, không thấy em, chị cắm trên bàn học của em đó.
Thy reo vui hỏi:
- Màu chi chị Thảo? Đẹp không? Đỏ phải không? Cám ơn chị nhiều nha.
Nắm tay Thy kéo dậy, chị Thảo nói:
- Bảo đảm rất là dễ thương. Nhưng chiều tối rồi, cô bé ơi, để dịp khác lại mơ mộng tiếp. Cả nhà về, không thấy chị em mình lại túa nhau đi kiếm thì mệt.
Cúi xuống rờ đầu Mino, chị tiếp:
-Còn mi cũng về luôn, Mino ạ.
Thy rất thích nhìn chị Thảo trong những lúc như thế này. Chị dễ thương, chị dịu dàng, chị thùy mị trong những cử chỉ cưng chiều, săn sóc. Thy thỏ thẻ bên tai chị:
-Chị Thảo ơi, chị có biết là chị đẹp lắm không?
Và Thy vụt chạy sau khi buông một lời trêu cợt:
-Em phải giới thiệu cho chị một American boyfriend rất là handsome mới được. Dẹp anh Huy sang một bên!
Tiếng chị Thảo đuổi theo:
-Nói bậy không à. Méc me à nha!
Chiều xuống thật nhanh... Nắng vàng yếu ớt trải nhẹ trên bãi cỏ...
*
"... Em SirGeorge với ngôi trường lá đô?
Đường Rockland vời vợi những hàng cây
Tan trường về, đôi má đỏ hây hây
Ngời mắt biếc chợt lòng anh xao xuyến... "
Thy ạ, mi có biết là tao đang vui lắm không? Muốn viết cho mi thật dài, nhưng có lẽ đợi vài tuần đã, tao bận quá đỗi, bình thường buổi sáng tao học Pháp văn, buổi chiều tao học Keypunch, buổi tối học thêm Anh văn, về nhà đừ quá là ngủ luôn tới sáng, thứ bảy, chủ nhật là... hò hẹn với chàng. Xin lỗi mi thật nhiều nha, bạn bè mà, thông cảm giùm, vẫn thương nhớ mi vô cùng vô đỗi, nhưng mi ở xa xôi quá đi.
Từ ngày gia đình tao dời chỗ ở, từ thành phố cũ đến đây, một nơi quy tụ hầu hết người Việt trên đất Canada, đời sống tao đổi thay theo, không thèm tiếc thương quá khứ nữa, cô đơn và mất mát quá, đã đến lúc ta cần phải nhìn thẳng vào tương lai, cố hòa hợp với cuộc sống mới. Gặp chàng và yêu chàng, thế đó, đã là một đổi thay lớn lao chưa? Mi ơi, bên đây, cứ mỗi lần có bal famille đó hả, ít nhứt vài tuần sau là có đám hỏi cử hành và vài tuần sau nữa là được thiệp mời đi dự đám cưới. Vui dễ sợ! Bọn con gái Việt Nam mới sang, đó mi, phần đông ăn diện a la mode và có nhiều cô xinh quá là xinh làm mấy chị học bên này đã lâu bỗng dưng hoảng hốt, mấy chị lo ăn học đâm ra “quê mùa” làm sao, mấy chị lại ỷ có bằng cấp này nọ, mấy chị “ làm cao”, mà mộng của mấy anh bên này muốn có một cô vợ hiền đảm đang, chỉ ở nhà dạy dỗ con cái, có gì mấy anh nuôi, do đó mấy cô bé mới qua đắt hàng quá đỗi.
Còn tao thì vài năm nữa, ông cụ kêu còn bé lắm, mong là đừng có "ý đợi người tài cao", tội nghiệp cho chàng. Chàng thi sĩ dễ sợ mi ơi, SirGeorge là ngôi trường có nhiều cô bé refugees rất dễ thương, Rockland là tên con đường nhà tao ở. Gởi cho mi để ngâm nga cho vui.."
Dao ạ, cứ nhìn những nét chữ vẽ vời, kiểu cách của mi là tao biết mi đang vui thật vui. Một đổi thay cho hòa hợp với cuộc sống mới. Đâu chỉ riêng tao, riêng mi mới nghĩ ra điều đó mà hàng trăm hàng vạn những người Việt ly hương đã nhận thức ra điều đó từ lâu. Phải tìm một lối đi, một quan niệm sống thích hợp. Một năm sống để tiếc thương, để hoài tưởng nghĩ cũng đã đủ, giờ phải nghĩ đến chúng ta, đến con đường hiện tại mà chính chúng ta đang đi trên đó, đến tương lai trước mắt, đừng để phí phạm thêm nữa. Quê hương yêu dấu ngày nào xin hãy ngủ yên trong quá khứ sau lưng. Chưa phải lúc nghĩ đến " Ngày Về", bởi vì đầu óc ta cứ ám ảnh mãi với ý tưởng là ta sẽ về một ngày gần đây thì mọi việc sẽ buông xuôi, làm việc chi cũng nghĩ là tạm thời, là lây lất sống qua ngày, là ý chí đâm yếu hèn, là cuộc sống không tương lai...
Chị Thảo vừa đi học về, ngang qua chỗ Thy đang đứng, chị ghé mắt nhìn thoáng và hỏi:
- Thy hôm nay sao về sớm thế?
Nhìn thấy lá thư trên tay Thy, chị hỏi tiếp:
- Thư của ai đó? Có thư của chị không?
Thy đáp:
- Của nhỏ Dao, em vừa nhận được sáng nay.
- Có gì mới lạ không?
-Nhiều, nhưng việc trước tiên nhỏ đã thấy yêu đời. Và thì thầm bên chị, Thy tiếp - anh Thái hẳn buồn năm phút cho mối tình câm không chịu nói của anh. Làm thơ tám chữ được, chắc là “chàng” của con nhỏ Dao là Vietnamese chứ chẳng phải Canadian. Yêu đương cũng khổ sở quá, phải không chị Thảo? Nhiều khi em thấy anh Thái cũng yếu đuối ghê nơi, nhắm nhỏ Dao từ khi nhỏ mới học Đệ Tứ, em còn nhớ, ba năm cứ âm thầm để trong bụng, rồi qua đến Mỹ cũng im, cứ chủ trương "im lặng là vàng" mãi ai mà biết được? Có nên cho anh Thái biết tin này không, chị?
Ba mẹ có năm đứa con đều đang ở tuổi có quyền bàn cãi về tương lai, thế nên nhiều vấn đề đã được đem ra nhận định, thảo luận gay cấn trong những bữa ăn hay những lúc đang xem Ti Vi, trong đó nhiều lần cả nhà đã đề cập tới chuyện lứa đôi. Ba nói:
- Ba không cản, yêu thương ai là ba me cưới hỏi, với điều kiện là phải đàng hoàng, con nhà lễ giáo, nề nếp.
Anh Thế hỏi:
- Mỹ cũng được hả, ba?
Ba hỏi lại:
- Đã sống ở đất Mỹ, không lẽ lại còn kỳ thị chủng tộc? Với lại ai cũng là người, ba me có đến năm đứa con biết sao kén chọn cho tụi bay khi mà lúc học hành, lúc ra đời làm việc, đâu đâu cũng tiếp xúc với bạn bè Mỹ. Chuyện yêu thương ai biết trước được? Nếu gia đình cấm đoán, bắt phải quen bạn Việt nhưng rồi cuối cùng lại thương Mỹ thì cũng đành chịu chứ sao? Miễn sao tụi bay hiểu, làm việc gì cũng nên suy nghĩ kỹ càng chín chắn, chọn bạn mà chơi là được rồi.
Thy nhìn anh Thái cười trêu:
- Chắc là mẹ có con dâu trưởng là Mỹ rồi me ơi. Con thấy Shirley cứ quấn quýt bên anh Thái tối ngày mỗi khi nhà mình đi nhà thờ, rồi Jackie, bạn học anh ấy phone tới tấp làm con nghe điện thoại bắt mệt. Mà nhỏ Susan cũng lại được nữa chứ, Mỹ mà cũng chịu khó làm ăn ghê!
Anh Thái lườm Thy tức tối:
-Nhỏ biết gì mà nói?
Thy vẫn tiếp tục trêu đám anh em:
- Còn anh Thế, me vẫn thường nghe đấy, cứ dọa tán gái Mỹ hoài. Nhưng dọa mà không có cô nào để ý, thế mới đau khổ chứ! Và thằng Thanh nhà ta, mất gốc là cái chắc, gì mà cứ đi học về là kêu “ Mom, I am very hungry”. Cứ hết girlfriend này lại tới girlfriend khác. Nói tóm lại là mẹ có tới ba cô dâu Mỹ!
Anh Thế trả thù:
-Còn cô đen thùi lùi thì gặp Mỹ đen để mẹ có rể Mỹ luôn thể!
Thy la to:
-Me xem kìa, anh Thể ảnh nói con đen rồi lấy chồng Mỹ đen kìa. Con không chịu đâu!
Chỉ có chị Thảo là ít nói, chẳng chọc ai, mà cũng chẳng bị ai trêu lại. Me nói:
-Theo ý mẹ, mẹ vẫn mong có dâu rể là người Việt hơn, vì dù sao cũng cùng màu da, tiếng nói, cùng phong tục tập quán vẫn dễ hiểu nhau hơn.
Anh Thái trấn an me:
-Me đừng lo! Dâu trưởng của mẹ là Việt Nam trăm phần trăm!
Thy đồng ý với me, và cũng mong có chị dâu Việt, Việt lấy Việt và Mỹ lấy Mỹ, dễ thông cảm với nhau hơn, nhất là vấn đề ngôn ngữ. Tính Thy hay hờn lẫy, hay nói bóng gió mát mẻ, lấy chồng Mỹ “lỡ mình có giận hờn, nói bóng nói gió, làm sao Mỹ hiểu được?”.
Bàn cãi hôm đó là lần đầu tiên gia đình nghĩ đến một vấn đề rất ư quan trọng khi sống ở xứ ngoài...
-Thôi, chị em mình thay quần áo nhanh rồi xuống bếp phụ mẹ. Còn chuyện đó dẹp sang một bên, dù sao đó cũng là một tin vui, phải không?
Thy gật đầu tán thành và đi theo chị vào phòng. Thy kể lể:
-Nghe nhỏ Dao bảo bên ấy vui lắm cơ, chị Thảo ơi. Vài tuần lại có bal famillẹ Người Việt đông đảo và sống vui lắm. Có điều đi tới đi lui hay đụng phải tụi con cháu " cụ Hồ ", cái mệnh danh là "Người Việt đoàn kết" thấy gai gai cái con mắt, phách lối như ta đây là kẻ chiến thắng. Khổ nỗi là tụi nó hay lợi dụng những ngày lễ, ngày Tết dụ dỗ ông già bà cả cho xem phim cảnh Việt Nam làm gợi nhớ quê nhà, tình đồng hương ruột thịt, rồi bác bác con con làm cái nhóm trẻ " Người Việt quốc gia chân chính" đôi lúc cũng hơi mệt.
Chị Thảo nói:
-Ở đây ít người Việt cũng hơi buồn, nhưng vậy mà khỏe. Gặp Việt mà loại con cháu "Bác Hồ" lại ăn ngủ không ngon, đã chạy trốn Cộng Sản qua xứ người mà còn phải nghe cái giọng điệu xảo trá "nước nhà nay đã độc lập, tự do, thống nhất" có nước mà đào lỗ chui xuống đất sướng hơn.
Đang nói chợt chị ngạc nhiên nhìn Thy kêu lên:
- Ý! Hình như dạo này Thy mập thêm một tí nữa đó, em.
Thy hét to:
- Trời ơi! Thy đang “diet” mà! Nghe chị nói mà em muốn bủn rủn tay chân. Lạy Trời cho con ốm bớt để thiên hạ còn thấy được cái eo của con chớ!
Chị Thảo cười:
- Chắc tại Thy ăn bánh ngọt nhiều quá.
Có tiếng mẹ gọi từ nhà bếp vọng lên:
- Hai cô tiên đâu, xuống phụ me một tay coi. Ba sắp về rồi.
Thy cười ròn tan:
- Tiên mà phải làm bếp!
Chị Thảo nhăn mặt:
- Chị đã nói mau mà em còn đùa!
Chiều nay nhà có món bún thịt nướng cho anh Thái, vì anh than thèm, kêu "lâu lâu me cũng nên làm sống lại những ngày xưa thân ái... qua những món ăn thuần túy Việt Nam chứ".
Thy ra sau vườn hái một ít rau thơm, rau răm, cải và xà lách... Ở Việt Nam thì chưa bao giờ có cái cảnh Thy lom khom cắt rau của chính vườn nhà, ấy vậy mà sang đến Mỹ, từ từ xin mỗi người quen một ít giống mà gầy lên được một vườn rau nho nhỏ, để vài hôm lại lui cui cắt một mớ đem ăn, cắt hoài đến nỗi rau chẳng kịp lớn, vừa mới lu lú là bị “làm thịt” liền. Về mùa lạnh, rau được đem vào nhà và cưng ơi là cưng! Tụi Thy ngắm rau mỗi ngày, thường xuyên đến nỗi ba phải kêu, chúng mày cũng phải để tự nhiên cho nó lớn chứ, dòm hoài lên sao nổi. Khách khứa đến nhà, ai không có, me lại cho mỗi người một ít làm giống.
Theo gót chân Thy ra vườn, chống tay sau lưng, Thanh đứng ngắm say sưa đám cà chua sai trái của nó:
- Chị Thy coi, trái dữ chưa? Nghề em cũng cứng đó chớ. Ê, mà hái một trái là phải đưa 25 cents đó, nghen!
Thy lườm Thanh một cái dài, mắng:
- Sao mi con trai mà tiền tài thế?
Thanh làm tỉnh, cười nói lại:
- Ở xứ Mỹ mà chị. Tiền bạc sòng phẳng thôi. Công em mua về, vun bón, chăm sóc, chừng có trái cho chị hái là chị phải trả công chứ sao? Mà em nói giỡn đó, tiền bạc gì ba cái cents lẻ tẻ, em có lấy là lấy tiền chẵn thôi.
Thy cười:
- Nói nghe cũng được, mà xê ra cho người ta làm việc, hôm nay tha cho cái đám cà chua của mày đó.
Khi hai chị em vào nhà, me la:
- Hái gì có mấy cọng rau mà lâu lắc vậy Thy?
Thanh nháy mắt, trêu:
- Chị ấy còn mắc mơ mộng mà. Cảnh nào mà chẳng nên thơ đối với chị Thy.
Thy cãi:
- Xí, không phải là mi la cà làm rộn tao sao? Me đừng tin nó, me ơi.
Mẹ lại mắng:
- Chúng mày làm chi mà như chó với mèo vậy! Nói qua nói lại suốt ngày!
Thy cười:
- Chị em kế kế nhau một tuổi, từ nhỏ đến lớn không uýnh lộn nhau là may, thỉnh thoảng đấu khẩu chọc phá một tí cho vui đó, me.
Thanh hỏi khi thấy mẹ và chị bận rộn liền tay:
- Hôm nay ăn món gì vậy, me?
Chị Thảo trả lời:
- Bún thịt nướng, theo lời yêu cầu của anh Thái.
Thanh vờ đau khổ, giả bộ phân bì:
- Sao mẹ chẳng cưng con, mẹ chỉ cưng anh Thái thôi hả. Con là con trai út của me mà.
Thy cười đùa:
- Nhưng anh Thái mới là trưởng nam của mẹ kia, phải không mẻ Mai sau, mẹ để gia tài cho anh Thái nhiều nhất hả, mẻ Ca dao có câu "mua cam thì chọn lấy cam, lấy chồng thì chọn trưởng nam cho giàu... " Trưởng nam được cha mẹ để của nhiều nên mới giàu, chứ gì.
Thanh tiếp lời:
- Và ca dao cũng có câu "Trưởng nam nào có gì đâu. Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam".
Mẹ cười hiền từ:
- Của đâu mà chia, các con phải tự lo lấy thân, khi xưa, ba me có tiền, các con có nghèo đói thì về ba me, ba me nuôi, cho một ít tiền, chứ sang đây, chỉ với bầy con, với hai bàn tay trắng, sản nghiệp để lại hết, ba me cũng nghèo, lấy gì chọ Ráng chí thú học hành kiếm lấy một nghề bảo đảm tương lai, ba me chỉ có tình thương, cố mà đùm bọc lấy nhau, me nói các con hiểu chứ?
Mấy chị em gật đầu:
-Chúng con hiểu, mẹ ạ.
Anh em Thy đều biết, đều hiểu, với ba với mẹ, thứ hạnh phúc lớn nhất của con người không nằm trong tiền bạc, nhà cao cửa rộng, mà chính là được thấy đàn con khôn, ngoan ngoãn, chăm lo học hành trong một gia đình êm ấm, tràn ngập yêu thương, và đó là lý do tại sao ba mẹ vẫn luôn luôn yêu đời với nửa đời người, tóc đã hai màu, với hai bàn tay trắng nơi xứ người. Tình thương của ba mẹ trải đều, bao phủ lấy đám con như người huynh trưởng lãnh đạo, chỉ dẫn trong những lúc bình thường, như vị cố vấn khi đám con gặp điều khó khăn, như thiên thần vỗ về trong những lúc buồn phiền, là bàn tay rộng mở thứ tha khi con cái lỗi lầm, là ánh mắt bao la chỉ lối con đi, là lửa hồng nung ý chí tranh đấu nơi con cái. Thương ba, thương mẹ, anh em Thy trả hiếu bằng sự cố gắng học hành, trên thuận dưới hòa, tuy thỉnh thoảng cũng trêu qua chọc lại, một chút cho vui, để càng thấy thương nhau hơn. Thy lẩm bẩm con thương cái tổ ấm này ghê nơi. Suốt buổi cơm, Thy chẳng nói năng chi, cứ bâng khuâng từ ý tưởng này qua ý tưởng khác, hết nhìn ba rồi lại nhìn sang mẹ, rồi anh Thái, chị Thảo, anh Thế, thằng Thanh... Tâm hồn Thy ấm áp, con tim Thy reo vui, mọi người thân yêu như gần, thật gần trong tầm tay với của Thy.
Tiếng mẹ nhắc nhở săn sóc:
- Ăn đi chứ, Thy! Nghĩ ngợi chi thế?
Thy giật mình, mỉm cười:
- Con không thấy đói, mẹ ơi!
Anh Thế trêu:
- Chắc tại nếm quá nhiều nên no rồi chứ gì!
Đi học thôi, chứ ở nhà “bổn phận” của Thy là “nếm” đồ ăn, dù mẹ hay chị Thảo nấu cũng vậy, mà khổ nỗi, ba me Thy, anh em Thy, mỗi người mỗi lối thưởng thức mặn lạt, khô dẻo khác nhau nên cứ nếm tới nếm lui với ý tưởng... cao cả là mong muốn làm vừa lòng hết mọi người... nhiều bữa Thy... no thật!
Anh Thái ngồi kế bên, bỏ thêm thức ăn vào bát của Thy, nói:
- Ăn cho mau lớn, cô em.
Thy kêu lên như ngồi phải lửa:
-Ơ... Ơ... Em đang "đai ét" mà, anh hại em không! Anh ăn đi!
Anh Thái cười, nhắc:
-Ăn đi rồi ngày mai bắt đầu kiêng cữ, như mấy lần có bánh ngọt, gà quay, bún bò, Thy vẫn ăn tỉnh và sau đó tuyên bố: “Nào thì bây giờ ta diet!” Nhớ không? Thêm bữa này nữa, không sao đâu!
Thằng Thanh phê bình:
-Chị Thy đâu có mập, chỉ có hơi đẫy đà một chút thôi.
Cả nhà cười tọ Rồi Thanh thắc mắc:
-Người ta bảo mập không sợ lạnh mà sao mùa đông vừa rồi, con nhớ chị Thy than lạnh quá trời. Sao vậy, me?
Chợt thấy có gì bất ổn trong câu hỏi, Thanh ngập ngừng, ghé sang tai Thy nói nhỏ:
-Xin lỗi, em không có ý nói chị mập. Ở trường, bạn em nhiều con Mỹ còn đô dễ sợ, có đứa gấp đôi em kìa. Mà có sao, thêm một tí thịt cho đẹp. Nét đẹp bây giờ đâu có phải là nét đẹp đào tơ liễu yếu như thuở xưa nữa.
Rồi nhìn chị Thảo, nó nói to:
-Gầy như chị Thảo ở xứ Mỹ này là lỗi thời rồi đó, nghen. Mỹ nó mập thì cần gầy, chứ người Việt Nam cần mập thêm một chút coi mới được.
Câu nói bất ngờ làm chị Thảo ngơ ngác. Mục tiêu đã chuyển sang ta rồi sao? Những tiếng cười ròn rã reo vui vang động khắp nhà...
*
Một mùa hè trên những cánh đồng tốt tươi của vùng thung lũng Puyallup, Sumner. Không nghe Thanh nhắc chi đến California, một chuyến nghỉ hè nơi miền Nam ấm áp. Nó say sưa yêu đời hơn lúc nào hết vì... cả ngày dãi nắng dầm sương nơi "vườn dâu bãi mía". Hết đi hái strawberries, raspberries lại sang blueberries, dưa leo, đôi khi đậu bắp nữa, đêm về nằm ngủ mơ thấy hai tay thoăn thoắt và cái thẻ được bấm lia lịa, càng nhiều lỗ thì chiều về đếm bạc càng lâu lơn, đôi khi thì thầm, thôi ráng thêm thùng nữa, thùng nữa... mắt Thanh mờ mờ ảo ảo nhảy múa những chùm berries mọng trái, hai tay tuốt lia tuốt lịa, những trái dâu đỏ ối trên một luống dài.
Thy con gái yếu đuối, buổi sáng còn thi đua ai về nhất, đến trưa mỏi mệt chỉ có nước ngồi bệt xuống đất và lết tới, làm ít tiền hơn; nhiều bữa hái ở trại Duris gặp cái mẹ cai già hắc ám thấy Thy ngồi lết tưởng là ngồi chơi, la hái sót, hái trái chín quá làm Thy rủa thầm cho đỡ tức “Thy mà cua cái anh chàng UPS -sinh viên của University of Puget Sound, trường tư, học phí đắt và hách nhất ở Tacoma này-con chủ trại, việc trước tiên là cho bà về hưu sớm”. Anh chàng Mỹ con có đôi mắt xanh, màu xanh nước biển, đôi mắt to tròn hay chớp chớp, hai gò má đỏ au au như gấc chín, hay mặc áo thể thao có chữ UPS, vẫn hay giúp Thy khiêng những “flat” dâu xem ra cảm Thy nặng lắm, đã từng theo đến tận nhà và gọi điện thoại mỗi chiều, mỗi tối làm Thy phải giả bệnh gần chết để khỏi nghe chuyện. Cho điện thoại để khi dâu chín thì kêu đi hái, ấy vậy mà tên nớ lại dùng vào việc riêng tư!
Thằng Thanh hay chọc Thy, xúi:
- Chịu đi, chị Thy! Chị chỉ việc ngồi một chỗ bấm lỗ, hái chi nắng nôi cho mệt. Còn em lên chức cai, đi vòng vòng hét lại mấy thằng Mỹ con trả thù chơi!
Thy nạt thằng nhỏ:
-Xí! Chuyên nói bậy hoài!
Và Thy nghĩ thầm: “Chị Thy mà có thì... phải Vietnamese cơ”.
Đi hái trái cây tuy mệt nhưng vui, theo Thy, đó cũng là cách để luyện ý chí, để thử sức chịu đựng, nhiều người làm lớn bây giờ tới nước Mỹ đều có quá khứ gần tương tự như thế này, huống chi mình tỵ nạn mới qua, mà mộng của Thy thì rất cao, thế nên nhiều khi me kêu ở nhà, Thy đã thấy buồn. Còn Thanh, đi hái có một ít tiền, đồng ra đồng vô, đem tiền đếm tối ngày! Anh Thái, anh Thế làm việc ở một nhà hàng ăn, chị Thảo xếp sách ở thư viện trong chương trình “Summer jobs”, ba đi làm, me ở nhà lo cơm nước, chỉ có Mino là nhàn cư thôi.
Buổi cơm chiều là cơ hội gặp gỡ duy nhất của cả gia đình, là giây phút ồn ào, nhộn nhịp nhất của ngày, là giây phút hạnh phúc, yêu thương biểu lộ trong ánh mắt, trong tiếng cười, trong lối nói. Ai cũng có chuyện để nói, để kể, để huyên thuyên, từ chuyện đám dưa, chuyện nhà hàng, chuyện thư viện đến những dự định, những mơ ước lẫn... cách xài tiền, đề tài đang bàn luận lúc này là có nên mua một căn nhà,... đôi khi anh chị em cũng không quên chọc nhau một vài câu.
Thỉnh thoảng, thằng Thanh giả giọng Thy nũng nịu với me:
-"Bận rộn quá cơ!"
Đi hái về là Thy ngủ vùi, quên cả thư từ làm cô bạn bên phương trời Đông Bắc phải thắc mắc: “Thy thương mến, sao lâu nay mi chẳng viết thư cho tao? Ghê thật, tao nghi mi có chuyện gì vui vẻ rồi quên mất tao rồi phải không? Đợi một lá thư trả lời của mi mòn mỏi cả người, muốn dài cả cổ, muốn còng cả lưng, sợ mi quên, tống thêm vài hàng nhắc nhở cũng chẳng thấy tăm hơi. Cũng được đi, nhưng ít ra mi phải thông báo rõ ràng cho tao biết mi đang vui cái gì mới được chứ. D'accord?... ”
Cơm nước xong, mấy anh con trai rủ nhau đi Sears, chị Thảo lui cui làm bánh, còn Thy vào phòng mở nhạc nho nhỏ rồi nằm dài lên giường, mắt nhắm nghiền -tay chân đã thấy mỏi nhiều, đúng là một ngày lao động. Và Thy thiếp đi trong âm thanh êm dịu, lâng lâng... Thy trở về trường xưa, một chiều nhạt nắng, tâm hồn Thy bâng khuâng, rạo rực, bước chân bỡ ngỡ, ngập ngừng, lá me úa vàng rụng đầy lối đi, tà áo trắng ngày nào bỏ quên trong quá khứ, đôi tay khép nép vụng về. Trưng Vương của mùa thu, bài hát của dân Trưng Vương... "Tim em chưa nghe rung qua một lần, làn môi chưa hôn ai cho thật gần... Tình trần mong manh như lá me xanh, ngơ ngác rơi nhanh... Thu giăng heo may cho bóng cây lạnh đầy. Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày. Những ngày đợi chờ... Đợi người qua cơn mơ, trong mắt ngây thơ, trong nắng vu vợ Nhớ khói bay lạc vấn vương. Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời. Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời. Bóng người mịt mùng, từng hàng me run run trong gió lạnh lùng, trong nắng ngại ngùng... Nắng vẫn vương nhẹ gót chân. Trưng Vương vắng xa em dần. Mùa thu đã qua một lần. Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân..."
Thy đã quên mất tên tác giả ca khúc này. Nhưng Thy nhớ mãi bài hát. Trưng Vương vắng xa em dần, em đã rời bỏ, em đã ra đi, một nghìn trùng xa cách, một chia ly đã chẳng ngờ, ngày tháng cũ đã qua, thôi xin quên lãng, thôi xin mong chờ. Em xin làm kẻ đã đánh mất quê hương. Thức giấc trong nuối tiếc, thẫn thờ, một giấc mơ thật dễ thương nhưng cũng thật ngậm ngùi, đưa Thy về với kỷ niệm, với khung cảnh quen thuộc đáng yêu, đồng thời cũng đem đến cho Thy những chua xót, nghẹn ngào...
*
Cuối mùa hè, anh em Thy hùn với ba me mua một căn nhà trả góp, tạm “xin nhận nơi này làm quê hương thứ hai”, người xưa vẫn nói “Có an cư mới lạc nghiệp”. Anh Thái, anh Thế vào Đại Học Washington ở Seattle, chị Thảo học ở College vì không muốn đi xa, Thy và Thanh vẫn tiếp tục ở Wilson High School. Bố mẹ là gốc rễ, căn nhà là tổ ấm, con cái là bầy chim non bay khắp phương trời, bố mẹ là cội nguồn, là đích điểm để thỉnh thoảng đàn con tụ về. Một sức sống vươn lên, tình thương vẫn tràn đầy và sợi dây ràng buộc trong gia đình không bao giờ đứt... Ngày nào còn có gia đình là còn bến thương yêu...
Hết
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.