Gặp gỡ giữa đám đông
[ 2008-10-22 09:36:36 | Tác giả: bvl91 ]
Gặp gỡ giữa đám đông
Đoàn Thạch Biền
Sống trên đời, nếu bạn làm được nghề bạn ưa thích thì thật hạnh phúc, giống như bạn lấy được người mà bạn thương yêu. Nhưng sống trên trái đất ở giữa thì tròn hai đầu hơi méo, bạn cũng đừng đòi hỏi mọi chuyện phải tròn vo. Nếu bạn phải làm nghề bạn chưa ưa thích, bạn cứ yêu nghề đi, nghề sẽ "yêu" lại bạn. Ðối với người bạn chưa yêu cũng vậy.
Bạn không tin ư ? Tôi xin đưa ra một ví dụ để chứng minh.
Cách đây mười bốn năm, khi còn dạy học ở một tỉnh miền Trung, tôi đã ra cho học sinh một đề tài luận văn: "Em hãy chọn một nghề em mong ước và cho biết lý do". Tôi đã xúc động khi đọc bài làm của Mai. Em là học sinh duy nhất trong lớp mong ước nghề dạy học. Em đã đưa ra những lý do thật cao quí khiến tôi lần đầu tiên cảm thấy nghề mình đang theo đuổi cao quí thật!
Ðến giữa năm học lớp 12, Mai đột nhiên bỏ học. Em đã nhất quyết lấy người mình yêu, mặc cho gia đình ngăn cấm. Sau đó, em theo chồng về miền Nam sinh sống và tôi bặt tin em.
Tôi biết trái tim có lý lẽ riêng của nó, nhưng tôi vẫn tiếc cho Mai. Em là một học sinh thông minh, luôn luôn đứng hạng nhất, nhì trong lớp. Nếu em không bỏ học và sau này làm nghề dạy học như em mong ước, chắc em sẽ giúp ích cho nhiều người.
Cũng có thể chính tôi đã sai lầm. Em đã biết nắm bắt ngay tình yêu khi nó đến. Còn tôi cứ để nó trôi qua rồi nuối tiếc, ích gì? Trong một đời người đã chắc gì tình yêu (như thần tài) gõ cửa lần thứ hai.
Vào ngày ngăn sông Ðồng Nai tạo dòng thủy điện, tôi đã theo đoàn báo chí lên Trị An để viết bài tường thuật. Tôi không ngồi ở khán đài mà lẫn trong đám đông công nhân để hỏi chuyện. Nghe những chuyện họ kể, bài viết của tôi sẽ có nhiều chi tiết lý thú hơn là nghe những bài diễn văn.
- Chào thầy.
Tôi giật mình quay qua nhìn cô gái đứng kế bên. Tôi đã bỏ dạy học và chuyển hộ khẩu về thành phối hơn mười năm. Chẳng mấy người biết nghề cũ của tôi. Có lẽ tại cái kính cận bốn độ tôi đang mang khiến cô gái này nhận lầm tôi với một ông giáo làng.
- Thầy quên em rồi sao? Em là Mai.
Trời đất! Cô học trò cũ của tôi đây ư? Tôi thật sự không nhận ra em. Khuôn mặt học trò với đôi mắt liếng láu ngày xưa đã biến mất, thay vào đó là một khuôn mặt rám nắng với đôi mắt cương nghị. Tôi lúng túng nói:
- Tôi xin lỗi. Em thay đổi nhiều quá.
- Em đâu có sửa mắt, sửa mũi mà thầy nhận không ra. Còn thầy chẳng có gì thay đổi. Em đã nhận ra thầy ngay từ xa.
- Tôi cũng thay đổi nhiều chứ. Em không nhìn thấy tóc tôi bạc rồi à.
Mai che miệng cười.
- Nhưng tướng thầy trông vẫn lù khù như xưa. Thầy chuyển về dạy học ở gần đây?
- Không. Tôi đã chuyển qua làm báo. Còn em làm gì ở đây?
- Công nhân lái máy ủi đất.
Tôi trợn mắt nói:
- Em lại đùa rồi.
Mai cười:
- Em đã nói thầy không thay đổi mà, kể cả đầu óc.
Vừa lúc đó tiếng pháp lệnh nổ vang làm chúng tôi giật mình. Mai nói vội vã:
- Thầy đợi em ở đây. Em còn nhiều chuyện muốn nói với thầy.
Mai cùng một số công nhân nữa chạy đến bãi đậu xe cơ giới ở bên bờ sông. Em leo lên một chiếc xe có cắm lá cờ đuôi nheo màu đỏ. Cả đoàn xe rồ máy tiến lên giữa tiếng hoan hô vang dậy. Những khối đất, đá, bê tông được đổ ào ạt xuống cửa khẩu. Nước sông bắn lên trắng xóa lẫn trong đám bụi đỏ bay mờ mờ. Không khí náo nhiệt như một ngày hội lớn. Tiếng động cơ rầm rú, tiếng còi xe hòa với tiếng vỗ tay reo hò. Tôi không còn nhận ra chiếc xe nào Mai đang lái giữa đoàn xe đang tiến lên nhịp nhàng.
Hai giờ sau, con đê ngăn sông đã xong. Các xe cơ giới trở về bãi đậu ở hai bên bờ. Ðoàn xe con chở đại biểu từ từ đi qua con đê vững chắc. Theo sau là đoàn người đi bộ nhảy múa vui mừng.
Tôi đứng lại một mình trên đồi lởm chởm những tảng đá, không một bóng cây. Nắng chói lòa làm mắt tôi hấp háy. Mai từ dưới đồi đi lên. Áo em dính đầy bụi đỏ. Em cầm chiếc mũ nhựa màu vàng quạt quạt khuôn mặt đẫm mồ hôi. Chúng tôi đi đến ngồi ở một tảng đá gần bờ sông. Mặt nước còn ngầu đục vì đất, cát vừa đổ xuống. Mai ném một hòn đá xuống sông, chăm chú nhìn những vòng tròn đang lan ra.
- Lúc nãy em nghĩ có nhiều chuyện cần phải bày tỏ với thầy. Bây giờ lại chẳng thấy cần thiết, như con sông kia giờ đã đổi dòng.
Không phải lúc nào người ta cũng dễ dàng giải bày tâm sự. Tôi tránh hỏi Mai về chuyện cũ mà hỏi về đội máy ủi của em đã thi công xây dựng đập thủy điện Trị An.
- Thầy định đưa em lên báo à. Thôi em sợ lắm.
- Em có yêu thích nghề hiện nay hay chỉ vì hoàn cảnh bó buộc?
- Thầy biết tánh em rồi, nếu không yêu thích, em bỏ ngay.
- Thế sao ngày xưa em lại mong ước làm cô giáo?
Mai thở dài, đưa hai tay vuốt mái tóc ngắn về sau gáy:
- Em đã định không nói, nhưng thôi, để em kể cho thầy rõ. Ngày ấy, em ước mơ làm cô giáo vì đi học về em tập tành dạy học. Gia đình em có nhiều ruộng đất nên ba em thuê thợ làm rất đông. Ða số họ đều đọc viết chưa rành, mỗi tối em bỏ chút thì giờ dạy họ học. Thấy mỗi khi hiểu biết được một điều mới lạ, mắt họ sáng lên em rất sung sướng.
Trong số người học đó có anh Ðịnh, thợ lái máy cày thuê cho ba em. Anh học rất chăm chỉ và thường nhờ em chỉ vẽ thêm. Bù lại, anh Ðịnh đã dạy em học lái máy cày. Trong một buổi tập, em ngồi ở buồng lái, còn anh Ðịnh đứng ở dưới hướng dẫn xe quẹo phải quẹo trái. Ðể xe tránh ủi vào bờ ruộng của người khác, em đã quẹo xe quá gắt, không làm chủ được tay lái, chiếc xe đã chồm lên tông vào anh Ðịnh.
Gia đình em đã hết lòng lo thầy thuốc cho anh Ðịnh, nhưng bàn chân phải của anh vẫn bị cưa. Ba em đã bồi thường một số tiền lớn để anh có vốn sinh sống. Riêng em vẫn áy náy. Em muốn được săn sóc anh để chuộc lại lỗi lầm. Vì vậy em đã theo anh Ðịnh về quê của anh, mặc cho gia đình em ngăn cấm.
Tụi em làm ruộng được một năm thì đến ngày giải phóng. Em xin vào hợp tác xã làm công việc lái xe máy cày. Lúc đầu anh Ðịnh không cho, viện lý do em sẽ lại tông vào người khác. Em nói đâu phải mỗi lần tông một người là người đó sẽ thành chồng em. Anh Ðịnh cười nhưng chắc bụng không vui.
Khi xí nghiệp xây dựng thủy điện tuyển người, em xin vào lái xe ủi đất. Anh Ðịnh không cho, nhưng em cứ nhất quyết đi làm và tụi em đã cãi nhau. Em hiểu vì cái chân, anh Ðịnh chỉ muốn quanh quẩn ở nhà, nhưng em lại muốn đi xa. Em rất buồn khi biết anh Ðịnh làm đơn ly dị. Cũng may, tụi em chưa có con nên mọi chuyện cũng dễ dàng thôi.
Mai ngừng nói, lượm một hòn đá quăng xuống nước. Tôi châm một điếu thuốc rồi hỏi :
- Vì chiếc xe máy cày em lấy chồng, rồi vì chiếc xe máy ủi em xa chồng. Em có hấp tấp quá không?
- Lần đầu thì có. Em đã sai lầm khi nghĩ tình yêu là một sự trả ơn hay chuộc lại lỗi lầm.
- Còn bây giờ, em phải nghĩ đến đôi chân của Ðịnh chứ.
- Anh ấy cũng phải nghĩ đến đôi chân của em.
Tôi biết, cãi tay đôi với cô học trò này, tôi luôn luôn thua. Tôi còn nhớ có lần giảng một bài thơ trong lớp, tôi nói hoa hồng thường được ví với người đẹp. Mai đã đứng dậy hỏi:
- Thầy có thích hoa hồng không?
- Thích chứ, vì ngoài vẻ đẹp, hoa hồng còn có gai.
- Thầy không sợ bị gai chích à?
Cả lớp cười ồ lên. Tôi cố giữ bình tĩnh trả lời:
- Những cái gai làm bông hồng đẹp hơn. Như người đàn bà đẹp có thêm óc thông minh.
- Thầy ví von thật lạ. Óc thông minh mà là những cái gai?
- Phải. Vì nó tự bảo vệ được mình và đôi khi làm người khác đau nhói.
Mai đứng im một lúc, rồi nói:
- Thật may. Tên em là loài hoa không gai.
Bây giờ nghe Mai kể chuyện, tôi nghĩ em là một bông hồng có rất nhiều gai.
- Thầy có điều gì khuyên bảo người học trò cũ không?
Tôi ngồi im lặng. Người học trò biết ơn thầy là người phải vượt qua ông thầy của mình. Theo câu danh ngôn đó, Mai đã vượt qua tôi. Không phải vì em to đầu hơn tôi mà là em có trái tim lớn hơn tôi. Vậy làm sao tôi có thể khuyên bảo em?
Nếu bạn biết điều gì khuyên bảo, xin bạn hãy viết thư cho Mai. Tôi tin cô ấy sẽ rất nhớ ơn.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
2 cuốn ebook Corel Draw cũ, nhưng hay và cơ bản.
[English Study] - VOA 2004 Plus Dynamic English - Học anh ngữ qua VOA
Adobe CS3 All In One AIO Pack
hình ảnh vui
Lần đầu dẫn bạn trai về nhà ^^!
Skin WMP - Kenwood
3 Game Xe tăng cực hay và đồ họa đẹp!
Olay chính hãng
DirectX 10 For Win XP - August 2008
IsoBuster Pro 2.5.5 Final
Đoàn Thạch Biền
Sống trên đời, nếu bạn làm được nghề bạn ưa thích thì thật hạnh phúc, giống như bạn lấy được người mà bạn thương yêu. Nhưng sống trên trái đất ở giữa thì tròn hai đầu hơi méo, bạn cũng đừng đòi hỏi mọi chuyện phải tròn vo. Nếu bạn phải làm nghề bạn chưa ưa thích, bạn cứ yêu nghề đi, nghề sẽ "yêu" lại bạn. Ðối với người bạn chưa yêu cũng vậy.
Bạn không tin ư ? Tôi xin đưa ra một ví dụ để chứng minh.
Cách đây mười bốn năm, khi còn dạy học ở một tỉnh miền Trung, tôi đã ra cho học sinh một đề tài luận văn: "Em hãy chọn một nghề em mong ước và cho biết lý do". Tôi đã xúc động khi đọc bài làm của Mai. Em là học sinh duy nhất trong lớp mong ước nghề dạy học. Em đã đưa ra những lý do thật cao quí khiến tôi lần đầu tiên cảm thấy nghề mình đang theo đuổi cao quí thật!
Ðến giữa năm học lớp 12, Mai đột nhiên bỏ học. Em đã nhất quyết lấy người mình yêu, mặc cho gia đình ngăn cấm. Sau đó, em theo chồng về miền Nam sinh sống và tôi bặt tin em.
Tôi biết trái tim có lý lẽ riêng của nó, nhưng tôi vẫn tiếc cho Mai. Em là một học sinh thông minh, luôn luôn đứng hạng nhất, nhì trong lớp. Nếu em không bỏ học và sau này làm nghề dạy học như em mong ước, chắc em sẽ giúp ích cho nhiều người.
Cũng có thể chính tôi đã sai lầm. Em đã biết nắm bắt ngay tình yêu khi nó đến. Còn tôi cứ để nó trôi qua rồi nuối tiếc, ích gì? Trong một đời người đã chắc gì tình yêu (như thần tài) gõ cửa lần thứ hai.
Vào ngày ngăn sông Ðồng Nai tạo dòng thủy điện, tôi đã theo đoàn báo chí lên Trị An để viết bài tường thuật. Tôi không ngồi ở khán đài mà lẫn trong đám đông công nhân để hỏi chuyện. Nghe những chuyện họ kể, bài viết của tôi sẽ có nhiều chi tiết lý thú hơn là nghe những bài diễn văn.
- Chào thầy.
Tôi giật mình quay qua nhìn cô gái đứng kế bên. Tôi đã bỏ dạy học và chuyển hộ khẩu về thành phối hơn mười năm. Chẳng mấy người biết nghề cũ của tôi. Có lẽ tại cái kính cận bốn độ tôi đang mang khiến cô gái này nhận lầm tôi với một ông giáo làng.
- Thầy quên em rồi sao? Em là Mai.
Trời đất! Cô học trò cũ của tôi đây ư? Tôi thật sự không nhận ra em. Khuôn mặt học trò với đôi mắt liếng láu ngày xưa đã biến mất, thay vào đó là một khuôn mặt rám nắng với đôi mắt cương nghị. Tôi lúng túng nói:
- Tôi xin lỗi. Em thay đổi nhiều quá.
- Em đâu có sửa mắt, sửa mũi mà thầy nhận không ra. Còn thầy chẳng có gì thay đổi. Em đã nhận ra thầy ngay từ xa.
- Tôi cũng thay đổi nhiều chứ. Em không nhìn thấy tóc tôi bạc rồi à.
Mai che miệng cười.
- Nhưng tướng thầy trông vẫn lù khù như xưa. Thầy chuyển về dạy học ở gần đây?
- Không. Tôi đã chuyển qua làm báo. Còn em làm gì ở đây?
- Công nhân lái máy ủi đất.
Tôi trợn mắt nói:
- Em lại đùa rồi.
Mai cười:
- Em đã nói thầy không thay đổi mà, kể cả đầu óc.
Vừa lúc đó tiếng pháp lệnh nổ vang làm chúng tôi giật mình. Mai nói vội vã:
- Thầy đợi em ở đây. Em còn nhiều chuyện muốn nói với thầy.
Mai cùng một số công nhân nữa chạy đến bãi đậu xe cơ giới ở bên bờ sông. Em leo lên một chiếc xe có cắm lá cờ đuôi nheo màu đỏ. Cả đoàn xe rồ máy tiến lên giữa tiếng hoan hô vang dậy. Những khối đất, đá, bê tông được đổ ào ạt xuống cửa khẩu. Nước sông bắn lên trắng xóa lẫn trong đám bụi đỏ bay mờ mờ. Không khí náo nhiệt như một ngày hội lớn. Tiếng động cơ rầm rú, tiếng còi xe hòa với tiếng vỗ tay reo hò. Tôi không còn nhận ra chiếc xe nào Mai đang lái giữa đoàn xe đang tiến lên nhịp nhàng.
Hai giờ sau, con đê ngăn sông đã xong. Các xe cơ giới trở về bãi đậu ở hai bên bờ. Ðoàn xe con chở đại biểu từ từ đi qua con đê vững chắc. Theo sau là đoàn người đi bộ nhảy múa vui mừng.
Tôi đứng lại một mình trên đồi lởm chởm những tảng đá, không một bóng cây. Nắng chói lòa làm mắt tôi hấp háy. Mai từ dưới đồi đi lên. Áo em dính đầy bụi đỏ. Em cầm chiếc mũ nhựa màu vàng quạt quạt khuôn mặt đẫm mồ hôi. Chúng tôi đi đến ngồi ở một tảng đá gần bờ sông. Mặt nước còn ngầu đục vì đất, cát vừa đổ xuống. Mai ném một hòn đá xuống sông, chăm chú nhìn những vòng tròn đang lan ra.
- Lúc nãy em nghĩ có nhiều chuyện cần phải bày tỏ với thầy. Bây giờ lại chẳng thấy cần thiết, như con sông kia giờ đã đổi dòng.
Không phải lúc nào người ta cũng dễ dàng giải bày tâm sự. Tôi tránh hỏi Mai về chuyện cũ mà hỏi về đội máy ủi của em đã thi công xây dựng đập thủy điện Trị An.
- Thầy định đưa em lên báo à. Thôi em sợ lắm.
- Em có yêu thích nghề hiện nay hay chỉ vì hoàn cảnh bó buộc?
- Thầy biết tánh em rồi, nếu không yêu thích, em bỏ ngay.
- Thế sao ngày xưa em lại mong ước làm cô giáo?
Mai thở dài, đưa hai tay vuốt mái tóc ngắn về sau gáy:
- Em đã định không nói, nhưng thôi, để em kể cho thầy rõ. Ngày ấy, em ước mơ làm cô giáo vì đi học về em tập tành dạy học. Gia đình em có nhiều ruộng đất nên ba em thuê thợ làm rất đông. Ða số họ đều đọc viết chưa rành, mỗi tối em bỏ chút thì giờ dạy họ học. Thấy mỗi khi hiểu biết được một điều mới lạ, mắt họ sáng lên em rất sung sướng.
Trong số người học đó có anh Ðịnh, thợ lái máy cày thuê cho ba em. Anh học rất chăm chỉ và thường nhờ em chỉ vẽ thêm. Bù lại, anh Ðịnh đã dạy em học lái máy cày. Trong một buổi tập, em ngồi ở buồng lái, còn anh Ðịnh đứng ở dưới hướng dẫn xe quẹo phải quẹo trái. Ðể xe tránh ủi vào bờ ruộng của người khác, em đã quẹo xe quá gắt, không làm chủ được tay lái, chiếc xe đã chồm lên tông vào anh Ðịnh.
Gia đình em đã hết lòng lo thầy thuốc cho anh Ðịnh, nhưng bàn chân phải của anh vẫn bị cưa. Ba em đã bồi thường một số tiền lớn để anh có vốn sinh sống. Riêng em vẫn áy náy. Em muốn được săn sóc anh để chuộc lại lỗi lầm. Vì vậy em đã theo anh Ðịnh về quê của anh, mặc cho gia đình em ngăn cấm.
Tụi em làm ruộng được một năm thì đến ngày giải phóng. Em xin vào hợp tác xã làm công việc lái xe máy cày. Lúc đầu anh Ðịnh không cho, viện lý do em sẽ lại tông vào người khác. Em nói đâu phải mỗi lần tông một người là người đó sẽ thành chồng em. Anh Ðịnh cười nhưng chắc bụng không vui.
Khi xí nghiệp xây dựng thủy điện tuyển người, em xin vào lái xe ủi đất. Anh Ðịnh không cho, nhưng em cứ nhất quyết đi làm và tụi em đã cãi nhau. Em hiểu vì cái chân, anh Ðịnh chỉ muốn quanh quẩn ở nhà, nhưng em lại muốn đi xa. Em rất buồn khi biết anh Ðịnh làm đơn ly dị. Cũng may, tụi em chưa có con nên mọi chuyện cũng dễ dàng thôi.
Mai ngừng nói, lượm một hòn đá quăng xuống nước. Tôi châm một điếu thuốc rồi hỏi :
- Vì chiếc xe máy cày em lấy chồng, rồi vì chiếc xe máy ủi em xa chồng. Em có hấp tấp quá không?
- Lần đầu thì có. Em đã sai lầm khi nghĩ tình yêu là một sự trả ơn hay chuộc lại lỗi lầm.
- Còn bây giờ, em phải nghĩ đến đôi chân của Ðịnh chứ.
- Anh ấy cũng phải nghĩ đến đôi chân của em.
Tôi biết, cãi tay đôi với cô học trò này, tôi luôn luôn thua. Tôi còn nhớ có lần giảng một bài thơ trong lớp, tôi nói hoa hồng thường được ví với người đẹp. Mai đã đứng dậy hỏi:
- Thầy có thích hoa hồng không?
- Thích chứ, vì ngoài vẻ đẹp, hoa hồng còn có gai.
- Thầy không sợ bị gai chích à?
Cả lớp cười ồ lên. Tôi cố giữ bình tĩnh trả lời:
- Những cái gai làm bông hồng đẹp hơn. Như người đàn bà đẹp có thêm óc thông minh.
- Thầy ví von thật lạ. Óc thông minh mà là những cái gai?
- Phải. Vì nó tự bảo vệ được mình và đôi khi làm người khác đau nhói.
Mai đứng im một lúc, rồi nói:
- Thật may. Tên em là loài hoa không gai.
Bây giờ nghe Mai kể chuyện, tôi nghĩ em là một bông hồng có rất nhiều gai.
- Thầy có điều gì khuyên bảo người học trò cũ không?
Tôi ngồi im lặng. Người học trò biết ơn thầy là người phải vượt qua ông thầy của mình. Theo câu danh ngôn đó, Mai đã vượt qua tôi. Không phải vì em to đầu hơn tôi mà là em có trái tim lớn hơn tôi. Vậy làm sao tôi có thể khuyên bảo em?
Nếu bạn biết điều gì khuyên bảo, xin bạn hãy viết thư cho Mai. Tôi tin cô ấy sẽ rất nhớ ơn.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.