Ethel và ông cậu Soliman
[ 2008-10-22 09:43:48 | Tác giả: bvl91 ]
Ritournelle de la faim là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Jean-Marie Gustave Le Clézio. Tác phẩm được xuất bản vài ngày trước khi tác giả được Hội đồng Giải thưởng Nobel công bố đoạt giải Nobel văn học 2008. Đoạn văn dưới đây kể lại chuyến tham quan triển lãm thuộc địa của Ethel và ông cậu trong công viên Bois de Vincennes, quận 12, Paris.
Tác phẩm là câu chuyện kể về một cô gái mới lớn tên Ethel Brun trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến 1940. Cô sống với một ông cậu là bác sĩ quân y về hưu từng phục vụ ở châu Phi và cha là một doanh nhân không thành đạt ở Paris. Do chiến tranh, đói kém và sự suy tàn của gia đình, Ethel phải rời bỏ Paris đến ở tại thành phố Nice. Chọn hư cấu để tôn vinh mẹ mình – qua hình tượng Ethel Brun – J-M.G. Le Clézio vẽ lại chân dung tuyệt vời của một phụ nữ thời tao loạn. Cổ điển, giản dị và tinh tế là đặc điểm của văn chương Le Clézio.
Ethel đứng trước cổng vào công viên. Trời về chiều, ánh sáng mềm mại, óng ánh màu trân châu. Hình như có một cơn dông đang gầm gừ trên sông Seine. Cô bé nắm chặt tay ông Soliman. Cô mới 10 tuổi, vóc dáng bé nhỏ, cái đầu chỉ cao ngang hông ông cậu. Trước mặt họ là những tòa tháp, những vòm tháp thánh đường Hồi giáo, những mái vòm trông giống như một thành phố mọc lên giữa cây cối Bois de Vincennes. Trên những đại lộ chung quanh công viên, người ta chen chúc nhau. Thình lình cơn mưa rào đổ xuống và những giọt nước mưa nóng hổi làm bốc khói trên toàn thành phố.
Hàng trăm chiếc dù lập tức được bung ra. Ông cậu già nua quên mang theo dù. Khi cơn mưa bắt đầu rớt hạt, ông do dự. Ethel kéo tay ông đi. Cả hai chạy qua đại lộ đến mái che cổng vào công viên, nơi xe ngựa và xe hơi đậu dài dài. Ethel kéo cánh tay trái ông cậu trong khi ông cầm chiếc nón đen bằng tay phải che lấy cái sọ đầu hơi nhọn. Khi ông cậu chạy chòm râu quai nón của ông bay phấp phới theo nhịp bước. Điều đó làm cô gái bật cười. Thấy cháu gái cười, ông cậu cũng cười theo cho đến khi hai ông cháu dừng lại dưới tán một cây dẻ Ấn Độ.
Đó là một nơi tuyệt vời mà Ethel chưa bao giờ thấy và cũng chưa bao giờ mơ tới. Họ bước qua cổng Picpus, đi dọc theo nhà bảo tàng. Đám đông dồn cục trước tòa nhà. Ông Soliman tỏ ra không quan tâm. Ông nói: “Cháu có thể xem nhà bảo tàng lúc nào cũng được”. Ông Soliman đã có một ý tưởng trong đầu nhưng không cho Ethel biết.
Từ nhiều ngày qua, Ethel hỏi ông rất nhiều vì cô muốn biết ý tưởng đó là gì. Ethel có lắm mưu mẹo, ông bảo thế. Ông nói: “Đó là một bất ngờ mà nếu ông nói ra thì còn gì là bất ngờ, phải không nào?”. Ethel bám dai như đỉa: “Nhưng ít ra ông cũng phải gợi ra điều gì đó để cháu đoán”.
Ông Soliman lúc đó đang ngồi trên ghế sau khi ăn tối, miệng phì phà điếu xì gà. “Cái đó có ăn được không? Có uống được không? Hay là một chiếc áo đầm đẹp, hả ông?”. Ông Soliman vẫn im như hến. Tối nào cũng vậy, ông hút xì gà, uống rượu cognac. “Ngày mai cháu sẽ biết thôi?”.
Ethel không thể nào chợp mắt được. Suốt đêm cô trằn trọc khiến chiếc giường sắt nhỏ xíu kêu cọt kẹt. Ethel đánh một giấc đến sáng, thức dậy lúc 10 giờ một cách khó nhọc khi mẹ đến tìm để đưa đi ăn sáng ở nhà các bà mợ. Lúc đó ông Soliman vẫn chưa có mặt, mặc dù đại lộ Montparnasse đâu có xa đường Cotentin. Ông chỉ cần bỏ ra 15 phút đi bộ.
Ông cậu đi bộ rất dẻo, lưng thẳng, chiếc nón đen gắn chặt trên đầu còn chiếc gậy bịt bạc không chạm đất. Mặc tiếng ồn trên đường phố, Ethel nghe rõ từ xa tiếng gót giày đinh của ông nện cồm cộp trên vỉa hè. Cô nói tiếng ông đi như tiếng vó ngựa. Cô thường ví ông Soliman với ngựa, điều mà ông không cảm thấy khó chịu. Thỉnh thoảng, mặc dù tuổi đã 80, ông vẫn thích cõng Ethel trên vai khi đi dạo công viên. Bởi ông rất cao lớn, cô gái có thể với tay đùa với các nhánh cây thấp.
Mưa đã ngưng, hai ông cháu nắm tay nhau đi đến hồ nước. Dưới bầu trời xám xịt, cái hồ trông rất to, cong cong, giống như đầm lầy. Ông Soliman hay nói đến những cái hồ và những nhánh sông cụt mà ông từng thấy ở châu Phi khi ông còn làm bác sĩ quân y ở Congo thuộc Pháp. Ethel thường bắt ông kể chuyện. Và chỉ với Ethel ông mới chịu kể những câu chuyện của mình. Những gì Ethel biết về thế giới đều qua những câu chuyện kể của ông.
Trên mặt hồ, Ethel thấy nhiều con vịt, một con thiên nga có bộ lông ngả sang màu vàng trông nó có vẻ đang buồn chán. Hai ông cháu đi ngang qua một hòn đảo trên đó người ta xây một ngôi đền Hy Lạp. Đám đông chen nhau qua chiếc cầu gỗ. Ông Soliman hỏi Ethel: “Cháu có muốn...”. “Không, không, chúng ta đến tòa nhà Ấn Độ đi” – Ethel lôi ông đi vì thấy có quá đông người. Họ đi dọc theo bờ hồ, ngược dòng người. Người ta dạt ra nhường đường đi cho cái ông hộ pháp mặc áo khoác nhà binh, đầu đội cái nón cổ lỗ sĩ và cô con gái tóc vàng nhỏ xinh mặc chiếc áo đầm có nhiều nếp gấp, đi giày bốt nhỏ. Ethel rất tự hào được đi chung với ông Soliman. Cô có cảm tưởng đang đi với một người khổng lồ có thể mở đường trong bất cứ cuộc lộn xộn nào của thế giới.
Đám đông lúc này đi ngược về phía đầu hồ nước. Ethel thấy nhiều tòa tháp kỳ dị, màu xi măng. Cô đọc hàng chữ trên một tấm bảng một cách khó khăn:
“Ang... kor...
“Vat! - Ông Soliman đọc tiếp - Angkor Vat. Đó là tên một khu đền ở Cambodge. Nó có vẻ giống như thật nhưng, trước hết, ông muốn chỉ cháu xem cái này”. Ông ấy lại có một ý tưởng trong đầu. Ông Soliman không thích đi cùng một hướng với đám đông. Ông rất ngại những chuyển động tập thể. Ethel thường nghe người ta nói về ông cậu của mình: “Đó là một người kỳ quặc”. Mẹ của Ethel hay bệnh vực ông - dĩ nhiên - bởi vì đó là cậu của mẹ: “Ông ấy rất tử tế”.
Ông ấy nuôi mẹ của Ethel một cách khó khăn. Sau khi cha của Ethel mất, chính ông ấy nuôi dưỡng bà. Nhưng bà ít khi được gặp mặt ông vì ông luôn luôn ở xa, bên kia góc biển chân trời. Bà thương ông lắm. Bà càng cảm động khi người đàn ông gần đất xa trời đó hết lòng yêu quý Ethel. (...)
J.M.G. Le Clézio
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
DriverMax 4.6 Final Sao lưu Driver nhanh , An toàn , Dễ sử dụng
Sự Tích Các Loài Hoa
WindowsXP SP3 - Se7en Dragon Edition 2009
Thủ thuật máy tính số 14 (Thứ hai 26-5-2008)
PG Real Estate Solution Feb 2009 - Nulled by TrioxX
1080 Snowboarding
Math Resource Studio 4.3.11.2
Website Watcher - Theo Dõi Nội Dung Website
Penny Puzzle v1.0 - Game xếp hình rất hay
[English Study] - Học tiếng Anh qua các video tài liệu của BBC, Discovery channel...
Tác phẩm là câu chuyện kể về một cô gái mới lớn tên Ethel Brun trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến 1940. Cô sống với một ông cậu là bác sĩ quân y về hưu từng phục vụ ở châu Phi và cha là một doanh nhân không thành đạt ở Paris. Do chiến tranh, đói kém và sự suy tàn của gia đình, Ethel phải rời bỏ Paris đến ở tại thành phố Nice. Chọn hư cấu để tôn vinh mẹ mình – qua hình tượng Ethel Brun – J-M.G. Le Clézio vẽ lại chân dung tuyệt vời của một phụ nữ thời tao loạn. Cổ điển, giản dị và tinh tế là đặc điểm của văn chương Le Clézio.
Ethel đứng trước cổng vào công viên. Trời về chiều, ánh sáng mềm mại, óng ánh màu trân châu. Hình như có một cơn dông đang gầm gừ trên sông Seine. Cô bé nắm chặt tay ông Soliman. Cô mới 10 tuổi, vóc dáng bé nhỏ, cái đầu chỉ cao ngang hông ông cậu. Trước mặt họ là những tòa tháp, những vòm tháp thánh đường Hồi giáo, những mái vòm trông giống như một thành phố mọc lên giữa cây cối Bois de Vincennes. Trên những đại lộ chung quanh công viên, người ta chen chúc nhau. Thình lình cơn mưa rào đổ xuống và những giọt nước mưa nóng hổi làm bốc khói trên toàn thành phố.
Hàng trăm chiếc dù lập tức được bung ra. Ông cậu già nua quên mang theo dù. Khi cơn mưa bắt đầu rớt hạt, ông do dự. Ethel kéo tay ông đi. Cả hai chạy qua đại lộ đến mái che cổng vào công viên, nơi xe ngựa và xe hơi đậu dài dài. Ethel kéo cánh tay trái ông cậu trong khi ông cầm chiếc nón đen bằng tay phải che lấy cái sọ đầu hơi nhọn. Khi ông cậu chạy chòm râu quai nón của ông bay phấp phới theo nhịp bước. Điều đó làm cô gái bật cười. Thấy cháu gái cười, ông cậu cũng cười theo cho đến khi hai ông cháu dừng lại dưới tán một cây dẻ Ấn Độ.
Đó là một nơi tuyệt vời mà Ethel chưa bao giờ thấy và cũng chưa bao giờ mơ tới. Họ bước qua cổng Picpus, đi dọc theo nhà bảo tàng. Đám đông dồn cục trước tòa nhà. Ông Soliman tỏ ra không quan tâm. Ông nói: “Cháu có thể xem nhà bảo tàng lúc nào cũng được”. Ông Soliman đã có một ý tưởng trong đầu nhưng không cho Ethel biết.
Từ nhiều ngày qua, Ethel hỏi ông rất nhiều vì cô muốn biết ý tưởng đó là gì. Ethel có lắm mưu mẹo, ông bảo thế. Ông nói: “Đó là một bất ngờ mà nếu ông nói ra thì còn gì là bất ngờ, phải không nào?”. Ethel bám dai như đỉa: “Nhưng ít ra ông cũng phải gợi ra điều gì đó để cháu đoán”.
Ông Soliman lúc đó đang ngồi trên ghế sau khi ăn tối, miệng phì phà điếu xì gà. “Cái đó có ăn được không? Có uống được không? Hay là một chiếc áo đầm đẹp, hả ông?”. Ông Soliman vẫn im như hến. Tối nào cũng vậy, ông hút xì gà, uống rượu cognac. “Ngày mai cháu sẽ biết thôi?”.
Ethel không thể nào chợp mắt được. Suốt đêm cô trằn trọc khiến chiếc giường sắt nhỏ xíu kêu cọt kẹt. Ethel đánh một giấc đến sáng, thức dậy lúc 10 giờ một cách khó nhọc khi mẹ đến tìm để đưa đi ăn sáng ở nhà các bà mợ. Lúc đó ông Soliman vẫn chưa có mặt, mặc dù đại lộ Montparnasse đâu có xa đường Cotentin. Ông chỉ cần bỏ ra 15 phút đi bộ.
Ông cậu đi bộ rất dẻo, lưng thẳng, chiếc nón đen gắn chặt trên đầu còn chiếc gậy bịt bạc không chạm đất. Mặc tiếng ồn trên đường phố, Ethel nghe rõ từ xa tiếng gót giày đinh của ông nện cồm cộp trên vỉa hè. Cô nói tiếng ông đi như tiếng vó ngựa. Cô thường ví ông Soliman với ngựa, điều mà ông không cảm thấy khó chịu. Thỉnh thoảng, mặc dù tuổi đã 80, ông vẫn thích cõng Ethel trên vai khi đi dạo công viên. Bởi ông rất cao lớn, cô gái có thể với tay đùa với các nhánh cây thấp.
Mưa đã ngưng, hai ông cháu nắm tay nhau đi đến hồ nước. Dưới bầu trời xám xịt, cái hồ trông rất to, cong cong, giống như đầm lầy. Ông Soliman hay nói đến những cái hồ và những nhánh sông cụt mà ông từng thấy ở châu Phi khi ông còn làm bác sĩ quân y ở Congo thuộc Pháp. Ethel thường bắt ông kể chuyện. Và chỉ với Ethel ông mới chịu kể những câu chuyện của mình. Những gì Ethel biết về thế giới đều qua những câu chuyện kể của ông.
Trên mặt hồ, Ethel thấy nhiều con vịt, một con thiên nga có bộ lông ngả sang màu vàng trông nó có vẻ đang buồn chán. Hai ông cháu đi ngang qua một hòn đảo trên đó người ta xây một ngôi đền Hy Lạp. Đám đông chen nhau qua chiếc cầu gỗ. Ông Soliman hỏi Ethel: “Cháu có muốn...”. “Không, không, chúng ta đến tòa nhà Ấn Độ đi” – Ethel lôi ông đi vì thấy có quá đông người. Họ đi dọc theo bờ hồ, ngược dòng người. Người ta dạt ra nhường đường đi cho cái ông hộ pháp mặc áo khoác nhà binh, đầu đội cái nón cổ lỗ sĩ và cô con gái tóc vàng nhỏ xinh mặc chiếc áo đầm có nhiều nếp gấp, đi giày bốt nhỏ. Ethel rất tự hào được đi chung với ông Soliman. Cô có cảm tưởng đang đi với một người khổng lồ có thể mở đường trong bất cứ cuộc lộn xộn nào của thế giới.
Đám đông lúc này đi ngược về phía đầu hồ nước. Ethel thấy nhiều tòa tháp kỳ dị, màu xi măng. Cô đọc hàng chữ trên một tấm bảng một cách khó khăn:
“Ang... kor...
“Vat! - Ông Soliman đọc tiếp - Angkor Vat. Đó là tên một khu đền ở Cambodge. Nó có vẻ giống như thật nhưng, trước hết, ông muốn chỉ cháu xem cái này”. Ông ấy lại có một ý tưởng trong đầu. Ông Soliman không thích đi cùng một hướng với đám đông. Ông rất ngại những chuyển động tập thể. Ethel thường nghe người ta nói về ông cậu của mình: “Đó là một người kỳ quặc”. Mẹ của Ethel hay bệnh vực ông - dĩ nhiên - bởi vì đó là cậu của mẹ: “Ông ấy rất tử tế”.
Ông ấy nuôi mẹ của Ethel một cách khó khăn. Sau khi cha của Ethel mất, chính ông ấy nuôi dưỡng bà. Nhưng bà ít khi được gặp mặt ông vì ông luôn luôn ở xa, bên kia góc biển chân trời. Bà thương ông lắm. Bà càng cảm động khi người đàn ông gần đất xa trời đó hết lòng yêu quý Ethel. (...)
J.M.G. Le Clézio
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.