10 nhân vật quyền lực nhất ngành công nghiệp ôtô thế giới
[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Giám đốc điều hành Honda, Takeo Fukui là người có ảnh hưởng lớn nhất năm 2008 khi giúp hãng xe Nhật phát triển ổn định và giữ vị trí tiên phong trong công nghệ sử dụng pin nhiên liệu.
Rick Wagoner, Tổng giám đốc General Motors đứng đầu danh sách những nhân vật quyền lực nhất thế giới ôtô 2008 do Motor Trend bình chọn nhờ những cố gắng vực dậy gã khổng lồ trong năm 2007. Tuy nhiên, thời thế thay đổi nhanh chóng. Giá xăng tại Mỹ có lúc lên tới 4 USD mỗi gallon, phố Wall tan nát khi những định chế tài chính lớn sụp đổ khiến General Motors lún sâu hơn vào khủng khoảng. Rick Wagoner đã không làm được gì.
Trong lúc đó, các hãng khác phản ứng tốt hơn nhiều so với 3 ông lớn ở Detroit - thủ phủ công nghiệp ôtô Mỹ. Nhờ tầm nhìn của vị Tổng giám đốc Takeo Fukui mà Honda vẫn an toàn. Nhà sản xuất Nhật Bản tạo lập thành trì khi cho ra đời những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu. Năm 2008, Honda là hãng đầu tiên đưa pin nhiên liệu lên ôtô và cho khách hàng cá nhân sử dụng, dù chỉ giới hạn tại California.
1. Takeo Fukui: CEO Honda Motor
Năm ngoái, Takeo Fukui đứng thứ 22 trong danh sách 25 nhân vật của Motor Trend 2008. Thế nhưng, nhờ những thành tích đáng kể trong 2008 mà vị Giám đốc điều hành luôn khiêm tốn này được đánh giá cao.
Những dấu ấn quan trọng của Fukui là lần đầu tiên đưa pin nhiên liệu lên các mẫu xe thử nghiệm hàng loạt. Tiếp theo là câu trả lời cho Toyota về công nghệ hybrid bằng việc trình làng bộ tích hợp IMA thế hệ mới. Dòng động cơ chính của Honda chỉ là I4 (4 xi-lanh thẳng hàng) và V6 (6 xi-lanh xếp hình chữ V). Do đó, dù thị trường và giá xăng có cao đến đâu, doanh số Honda vẫn giữ ổn định.
Năm 1974, lần đầu tiên Fukui đến bang Michigan, nơi đặt nhà máy và trụ sở của các hãng xe Mỹ. Ông cho biết đã rất hạnh phúc khi nhận được lời chúc của chuyên viên của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA khi ôtô Honda có mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất.
Năm 2009, vị giám đốc này có những kế hoạch như trình làng mẫu đa dụng 5 cửa Insight hybrid, đối thủ của Toyota Prius, ra mắt phiên bản Fit hybrid và Acura TSX 2.2 chạy dầu.
2. Wendelin Wiedeking: CEO Porsche
Năm ngoái Wiedeking xếp thứ bảy nhưng thành tích tạo ra lợi nhuận lớn cho Porsche giúp ông xứng đáng giữ vị trí số hai. Mục tiêu thôn tính Volkswagen của Porsche đã gần đạt được và nếu thành công, đó là một trong những kiểu "cá bé nuốt cá lớn" hy hữu trong lịch sử công nghiệp ôtô.
Công lao của Wiedeking bắt đầu từ những năm 1990, khi mà Porsche khó khăn chẳng khác GM hiện tại. Nhờ tài của vị thuyền trưởng này, nhà sản xuất Đức lớn mạnh dần và trở thành một trong những hãng xe hạng sang kinh doanh hiệu quả nhất, dù không nhiều sản phẩm. Thành công lớn nhất có lẽ là Cayenne, chiếc thể thao đa dụng đầu tiên mà Porsche sản xuất.
Năm tới, Wiedeking sẽ chứng tỏ khả năng khi tung ra chiếc coupe 4 cửa Panamera đầu tiên trong lịch sử. Nếu những tính toán thành hiện thực, Panamera sẽ thành công như Cayenne. Còn nếu không, Porsche sẽ gặp không ít khó khăn.
3. Fujio Cho: Chủ tịch Toyota
Sự xuống dốc của Toyota trong năm qua khiến giới lãnh đạo hãng này cũng bị đánh giá thấp. Năm ngoái, Cho đứng ở vị trí thứ hai. Triết lý của Fujio Cho rất đơn giản. Ông không tập trung vào cạnh tranh mà chỉ tâm niệm "không có phát triển nếu không có chất lượng".
Toyota của Cho có một năm 2008 dẫn đầu về công nghệ xanh hybrid nhờ phát triển hàng loạt sản phẩm, từ Prius thế hệ mới tới Lexus LS600h. Sắp tới có thể là Lexus HS250h.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Toyota không tốt bởi mẫu bán tải Tundra thất bại trên đất Mỹ. Doanh số mục tiêu 200.000 xe mỗi năm chỉ đạt được một nửa. Toyota lỗ 360 triệu USD tại Mỹ, tính đến hết ngày 30/9. Hãng xe lớn thứ hai thế giới đã phải hoãn kế hoạch khai trương nhà máy sản xuất Prius ở Mississippi đến 2011 dù đã hoàn thành 90%.
4. Ferdinand Piech: Cố vấn cao cấp của Volkswagen
Nhân vật đặc biệt nhất trong danh sách Motor Trend là Ferdinand Piech, cháu ngoại của Ferdinand Porsche, người sáng lập nên hãng ôtô nổi tiếng thế giới Porsche. Dù không còn nắm giữ cương vị quản lý nhưng ảnh hưởng của Piech ở tập đoàn ôtô lớn nhất châu Âu vẫn nguyên vẹn. Năm ngoái Piech đứng ở vị trí thứ ba.
Hình ảnh quen thuộc của vị cố vấn sinh vào 17/4/1937 là ngồi yên lặng ở hàng ghế đầu trong tất cả các cuộc họp báo của Volkswagen tại triển lãm xe hơi Frankfurt 2007. Ngoài khả năng lãnh đạo, Piech còn được biết tới với 13 người con của 3 bà vợ.
Ông đặc biệt thích những thương hiệu mà Volkswagen đang sở hữu như Skoda, Seat, Audi, Lamborghini, Bentley và Bugatti. Piech làm mọi cách để ngăn cản Porsche thôn tính VW. Ông đã rời cuộc họp ban cố vấn và Porsche mất một phiếu khi lập kế hoạch liên minh với Audi.
5. Carlos Ghosn: CEO của Renault và Nissan
Sự lớn mạnh bền vững của Nissan và Renault giúp vị giám đốc cá tính này lọt vào mắt xanh của tạp chí ôtô uy tín hàng đầu Mỹ. Năm ngoái, Ghosn xếp ở tận thứ 29 dù từng đứng thứ 7 trong danh sách năm 2007.
Năm qua, Ghosn đã cố gắng lèo lái một lúc hai hãng Renault và Nissan để không bị khủng hoảng như các hãng xe Mỹ. Ngoài ra, không thể không kể đến thành công vang dội của GT-R, mẫu xe thể thao bán chạy nhất của Nissan.
Thái độ quyết đoán của Ghosn được gắn với hình ảnh từ chối thẳng thừng lời mời sáp nhập với ông lớn General Motors, dù trước đó cả hai đã có nhiều đợt đàm phán. Trả lời phỏng vấn, Ghosn nói: "Vào thời điểm mà mọi trò chơi đều liên quan đến tiền thì việc liên minh giữa các công ty là không thể".
6. Chung Mong Koo: Chủ tịch Hyundai
Đang gặp khó khăn nhưng phải khẳng định rằng 2008 là năm thành công mỹ mãn của Hyundai. Nhờ đó, Chung Mong Koo mới có sức bật chưa từng thấy, từ vị trí thứ 47 của 2008 leo lên thứ 6.
Vị Chủ tịch này còn nổi tiếng khi thoát khỏi án tù sau khi bị kết án vì lập quỹ đen hối lộ các quan chức chính phủ. Chung đã bỏ ra tới 1 tỷ USD để làm từ thiện. Trong khi đó, cặp bài trùng Hyundai-Kia của ông đã vượt Honda để leo lên vị trí thứ năm thế giới, xét về doanh số bán ra.
Sản phẩm ấn tượng của Hyundai năm 2008 là Genesis, mẫu xe được xếp vào phân khúc hạng sang và nhắm thẳng tới Lexus. Sắp tới, Hyundai còn có bản V6 cạnh tranh với Mustang và một chiếc crossover Portico. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường, Hyundai của Chung chưa tạo được dấu ấn.
7. Chris Bangle: Giám đốc thiết kế BMW
Ngoại trừ những hãng thuộc hàng "thượng thừa" như Maybach, Bentley, Rolls-Royce, Ferrari hay Lamborghini, nhà sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất về thiết kế trên toàn cầu hiện nay là BMW hay cụ thể hơn là Chris Bangle. Năm ngoái Bangle đứng ở vị trí thứ 6. Sự "tụt hạng" này có thể do BMW không có nhiều sản phẩm mới, ngoại trừ serie 7 thế hệ mới và X6.
Dẫu vậy, Motor Trend vẫn xếp Bangle trên nhiều nhân vật nổi tiếng khác bởi khó ai có sức sáng tạo và tư duy thiết kế xe hơi độc đáo nhưng ông. Sinh ngày 18/10/1956 và gia nhập BMW năm 1992, tạp chí này gọi những mẫu ảnh hưởng thiết kế của ông là "Bangles - những chiếc xe Bangle".
Được đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế nhưng Chris Bangle có không ít người phản đối. Trang web thu thập chữ ký tẩy chay ông đã có được 14.739 thành viên.
8. Ratan Tata: Chủ tích Tata Group
Năm 2008, Tata của Ratan Tata đã làm được những việc động trời trong ngành công nghiệp ôtô thế giới, như mua lại hai thương hiệu hạng sang của Anh Jaguar và Land Rover từ Ford Motor. Chưa kể, Tata còn trình làng mẫu xe Nano rẻ nhất thế giới giá 2.500 USD.
Không may, kinh doanh xe hơi ở Ấn Độ đang xuống dốc thảm hại. Một vài nhà máy của Tata có thể phải động cửa. Dự án sản xuất Nano cũng gặp khó khăn khi mà hãng này đã sẵn sàng đầu tư 110 triệu tới 350 triệu USD.
9. Martin Winterkorn: Chủ tịch Volkswagen
Những định hướng của cố vấn cao cấp Ferdinand Piech được thực hiện một cách suôn sẻ bởi Chủ tịch Martin Winterkorn. Năm nay Motor Trend đưa Winterkorn xuống 4 bậc so với năm ngoái. Nguyên nhân bởi những dự án của ông phần lớn bị hoãn hoặc chưa thực sự hiệu quả. Giới truyền thông nghi ngờ về kế hoạch bán 800.000 xe tại Mỹ vào 2018 của Winterkorn bởi năm ngoái, VW đạt vỏn vẹn 200.000 chiếc.
10. Alan Mulally: CEO Ford Motor
Đánh giá của Motor Trend đầy thận trọng khi chọn Mulally là quan chức duy nhất của một hãng xe Mỹ trong Top 10. Trên thực tế, Ford là nhà sản xuất có sức khỏe tốt nhất vào lúc này trong số 3 ông lớn, gồm General Motors và Chrysler.
Có kinh nghiệm từ việc vực dậy hãng sản xuất máy bay Boeing, Mulally đã khôn khéo đưa Ford vào quỹ đạo cắt giảm chi phí khi bán các thương hiệu không hiệu quả như Aston Martin, Land Rover, Jaguar. Cùng với đó, Ford tập trung tốt hơn cho các mẫu xe toàn cầu như Fiesta, Focus, Edge.
Hiện không phải vay chính phủ nhưng Ford vẫn nằm trong nhóm cần báo động, nếu doanh số 2009 tiếp tục đi xuống. Khi đó, Mulally có thể phải thực hiện những giải pháp cứng rắn hơn.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Nghi Án VGG có thể đã mua được... DotA 2
New Fonts Pack | 9 Sections More than 700 Fonts
MẸ ƠI!- Truyện mini Lê Công
½ Ranma - Trọn bộ 41 tập
[English Study] - English verb and tenses (Test It and Fix It)
Bên nhau trọn đời (Cố Mạn)
Khái quát nền kinh tế Hoa Kỳ
Skin WMP - Ducky
Nghĩ đến con đi
Focus Photoeditor 6.0.1 - Tùy chỉnh hình ảnh dễ dàng
Rick Wagoner, Tổng giám đốc General Motors đứng đầu danh sách những nhân vật quyền lực nhất thế giới ôtô 2008 do Motor Trend bình chọn nhờ những cố gắng vực dậy gã khổng lồ trong năm 2007. Tuy nhiên, thời thế thay đổi nhanh chóng. Giá xăng tại Mỹ có lúc lên tới 4 USD mỗi gallon, phố Wall tan nát khi những định chế tài chính lớn sụp đổ khiến General Motors lún sâu hơn vào khủng khoảng. Rick Wagoner đã không làm được gì.
Trong lúc đó, các hãng khác phản ứng tốt hơn nhiều so với 3 ông lớn ở Detroit - thủ phủ công nghiệp ôtô Mỹ. Nhờ tầm nhìn của vị Tổng giám đốc Takeo Fukui mà Honda vẫn an toàn. Nhà sản xuất Nhật Bản tạo lập thành trì khi cho ra đời những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu. Năm 2008, Honda là hãng đầu tiên đưa pin nhiên liệu lên ôtô và cho khách hàng cá nhân sử dụng, dù chỉ giới hạn tại California.
1. Takeo Fukui: CEO Honda Motor
Năm ngoái, Takeo Fukui đứng thứ 22 trong danh sách 25 nhân vật của Motor Trend 2008. Thế nhưng, nhờ những thành tích đáng kể trong 2008 mà vị Giám đốc điều hành luôn khiêm tốn này được đánh giá cao.
Những dấu ấn quan trọng của Fukui là lần đầu tiên đưa pin nhiên liệu lên các mẫu xe thử nghiệm hàng loạt. Tiếp theo là câu trả lời cho Toyota về công nghệ hybrid bằng việc trình làng bộ tích hợp IMA thế hệ mới. Dòng động cơ chính của Honda chỉ là I4 (4 xi-lanh thẳng hàng) và V6 (6 xi-lanh xếp hình chữ V). Do đó, dù thị trường và giá xăng có cao đến đâu, doanh số Honda vẫn giữ ổn định.
Năm 1974, lần đầu tiên Fukui đến bang Michigan, nơi đặt nhà máy và trụ sở của các hãng xe Mỹ. Ông cho biết đã rất hạnh phúc khi nhận được lời chúc của chuyên viên của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA khi ôtô Honda có mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất.
Năm 2009, vị giám đốc này có những kế hoạch như trình làng mẫu đa dụng 5 cửa Insight hybrid, đối thủ của Toyota Prius, ra mắt phiên bản Fit hybrid và Acura TSX 2.2 chạy dầu.
2. Wendelin Wiedeking: CEO Porsche
Năm ngoái Wiedeking xếp thứ bảy nhưng thành tích tạo ra lợi nhuận lớn cho Porsche giúp ông xứng đáng giữ vị trí số hai. Mục tiêu thôn tính Volkswagen của Porsche đã gần đạt được và nếu thành công, đó là một trong những kiểu "cá bé nuốt cá lớn" hy hữu trong lịch sử công nghiệp ôtô.
Công lao của Wiedeking bắt đầu từ những năm 1990, khi mà Porsche khó khăn chẳng khác GM hiện tại. Nhờ tài của vị thuyền trưởng này, nhà sản xuất Đức lớn mạnh dần và trở thành một trong những hãng xe hạng sang kinh doanh hiệu quả nhất, dù không nhiều sản phẩm. Thành công lớn nhất có lẽ là Cayenne, chiếc thể thao đa dụng đầu tiên mà Porsche sản xuất.
Năm tới, Wiedeking sẽ chứng tỏ khả năng khi tung ra chiếc coupe 4 cửa Panamera đầu tiên trong lịch sử. Nếu những tính toán thành hiện thực, Panamera sẽ thành công như Cayenne. Còn nếu không, Porsche sẽ gặp không ít khó khăn.
3. Fujio Cho: Chủ tịch Toyota
Sự xuống dốc của Toyota trong năm qua khiến giới lãnh đạo hãng này cũng bị đánh giá thấp. Năm ngoái, Cho đứng ở vị trí thứ hai. Triết lý của Fujio Cho rất đơn giản. Ông không tập trung vào cạnh tranh mà chỉ tâm niệm "không có phát triển nếu không có chất lượng".
Toyota của Cho có một năm 2008 dẫn đầu về công nghệ xanh hybrid nhờ phát triển hàng loạt sản phẩm, từ Prius thế hệ mới tới Lexus LS600h. Sắp tới có thể là Lexus HS250h.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Toyota không tốt bởi mẫu bán tải Tundra thất bại trên đất Mỹ. Doanh số mục tiêu 200.000 xe mỗi năm chỉ đạt được một nửa. Toyota lỗ 360 triệu USD tại Mỹ, tính đến hết ngày 30/9. Hãng xe lớn thứ hai thế giới đã phải hoãn kế hoạch khai trương nhà máy sản xuất Prius ở Mississippi đến 2011 dù đã hoàn thành 90%.
4. Ferdinand Piech: Cố vấn cao cấp của Volkswagen
Nhân vật đặc biệt nhất trong danh sách Motor Trend là Ferdinand Piech, cháu ngoại của Ferdinand Porsche, người sáng lập nên hãng ôtô nổi tiếng thế giới Porsche. Dù không còn nắm giữ cương vị quản lý nhưng ảnh hưởng của Piech ở tập đoàn ôtô lớn nhất châu Âu vẫn nguyên vẹn. Năm ngoái Piech đứng ở vị trí thứ ba.
Hình ảnh quen thuộc của vị cố vấn sinh vào 17/4/1937 là ngồi yên lặng ở hàng ghế đầu trong tất cả các cuộc họp báo của Volkswagen tại triển lãm xe hơi Frankfurt 2007. Ngoài khả năng lãnh đạo, Piech còn được biết tới với 13 người con của 3 bà vợ.
Ông đặc biệt thích những thương hiệu mà Volkswagen đang sở hữu như Skoda, Seat, Audi, Lamborghini, Bentley và Bugatti. Piech làm mọi cách để ngăn cản Porsche thôn tính VW. Ông đã rời cuộc họp ban cố vấn và Porsche mất một phiếu khi lập kế hoạch liên minh với Audi.
5. Carlos Ghosn: CEO của Renault và Nissan
Sự lớn mạnh bền vững của Nissan và Renault giúp vị giám đốc cá tính này lọt vào mắt xanh của tạp chí ôtô uy tín hàng đầu Mỹ. Năm ngoái, Ghosn xếp ở tận thứ 29 dù từng đứng thứ 7 trong danh sách năm 2007.
Năm qua, Ghosn đã cố gắng lèo lái một lúc hai hãng Renault và Nissan để không bị khủng hoảng như các hãng xe Mỹ. Ngoài ra, không thể không kể đến thành công vang dội của GT-R, mẫu xe thể thao bán chạy nhất của Nissan.
Thái độ quyết đoán của Ghosn được gắn với hình ảnh từ chối thẳng thừng lời mời sáp nhập với ông lớn General Motors, dù trước đó cả hai đã có nhiều đợt đàm phán. Trả lời phỏng vấn, Ghosn nói: "Vào thời điểm mà mọi trò chơi đều liên quan đến tiền thì việc liên minh giữa các công ty là không thể".
6. Chung Mong Koo: Chủ tịch Hyundai
Đang gặp khó khăn nhưng phải khẳng định rằng 2008 là năm thành công mỹ mãn của Hyundai. Nhờ đó, Chung Mong Koo mới có sức bật chưa từng thấy, từ vị trí thứ 47 của 2008 leo lên thứ 6.
Vị Chủ tịch này còn nổi tiếng khi thoát khỏi án tù sau khi bị kết án vì lập quỹ đen hối lộ các quan chức chính phủ. Chung đã bỏ ra tới 1 tỷ USD để làm từ thiện. Trong khi đó, cặp bài trùng Hyundai-Kia của ông đã vượt Honda để leo lên vị trí thứ năm thế giới, xét về doanh số bán ra.
Sản phẩm ấn tượng của Hyundai năm 2008 là Genesis, mẫu xe được xếp vào phân khúc hạng sang và nhắm thẳng tới Lexus. Sắp tới, Hyundai còn có bản V6 cạnh tranh với Mustang và một chiếc crossover Portico. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường, Hyundai của Chung chưa tạo được dấu ấn.
7. Chris Bangle: Giám đốc thiết kế BMW
Ngoại trừ những hãng thuộc hàng "thượng thừa" như Maybach, Bentley, Rolls-Royce, Ferrari hay Lamborghini, nhà sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất về thiết kế trên toàn cầu hiện nay là BMW hay cụ thể hơn là Chris Bangle. Năm ngoái Bangle đứng ở vị trí thứ 6. Sự "tụt hạng" này có thể do BMW không có nhiều sản phẩm mới, ngoại trừ serie 7 thế hệ mới và X6.
Dẫu vậy, Motor Trend vẫn xếp Bangle trên nhiều nhân vật nổi tiếng khác bởi khó ai có sức sáng tạo và tư duy thiết kế xe hơi độc đáo nhưng ông. Sinh ngày 18/10/1956 và gia nhập BMW năm 1992, tạp chí này gọi những mẫu ảnh hưởng thiết kế của ông là "Bangles - những chiếc xe Bangle".
Được đánh giá cao trong lĩnh vực thiết kế nhưng Chris Bangle có không ít người phản đối. Trang web thu thập chữ ký tẩy chay ông đã có được 14.739 thành viên.
8. Ratan Tata: Chủ tích Tata Group
Năm 2008, Tata của Ratan Tata đã làm được những việc động trời trong ngành công nghiệp ôtô thế giới, như mua lại hai thương hiệu hạng sang của Anh Jaguar và Land Rover từ Ford Motor. Chưa kể, Tata còn trình làng mẫu xe Nano rẻ nhất thế giới giá 2.500 USD.
Không may, kinh doanh xe hơi ở Ấn Độ đang xuống dốc thảm hại. Một vài nhà máy của Tata có thể phải động cửa. Dự án sản xuất Nano cũng gặp khó khăn khi mà hãng này đã sẵn sàng đầu tư 110 triệu tới 350 triệu USD.
9. Martin Winterkorn: Chủ tịch Volkswagen
Những định hướng của cố vấn cao cấp Ferdinand Piech được thực hiện một cách suôn sẻ bởi Chủ tịch Martin Winterkorn. Năm nay Motor Trend đưa Winterkorn xuống 4 bậc so với năm ngoái. Nguyên nhân bởi những dự án của ông phần lớn bị hoãn hoặc chưa thực sự hiệu quả. Giới truyền thông nghi ngờ về kế hoạch bán 800.000 xe tại Mỹ vào 2018 của Winterkorn bởi năm ngoái, VW đạt vỏn vẹn 200.000 chiếc.
10. Alan Mulally: CEO Ford Motor
Đánh giá của Motor Trend đầy thận trọng khi chọn Mulally là quan chức duy nhất của một hãng xe Mỹ trong Top 10. Trên thực tế, Ford là nhà sản xuất có sức khỏe tốt nhất vào lúc này trong số 3 ông lớn, gồm General Motors và Chrysler.
Có kinh nghiệm từ việc vực dậy hãng sản xuất máy bay Boeing, Mulally đã khôn khéo đưa Ford vào quỹ đạo cắt giảm chi phí khi bán các thương hiệu không hiệu quả như Aston Martin, Land Rover, Jaguar. Cùng với đó, Ford tập trung tốt hơn cho các mẫu xe toàn cầu như Fiesta, Focus, Edge.
Hiện không phải vay chính phủ nhưng Ford vẫn nằm trong nhóm cần báo động, nếu doanh số 2009 tiếp tục đi xuống. Khi đó, Mulally có thể phải thực hiện những giải pháp cứng rắn hơn.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.