[T.Ngắn] - Một đốm sáng màu đỏ
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Tối qua lúc tôi lên giường nằm ông ấy vẫn chưa về. Ông ta vẫn còn ngồi trong phòng khách trò chuyện với bà, ly cà phê ở trước mặt và bà ngồi đối diện, ở chỗ ngồi quen thuộc. Bà luôn luôn ngồi ở vị trí đó, trước khung cửa sổ nhìn ra mảnh vườn, dù một mình hay với người khác cũng vậy. Cái ghế bọc da từ bao giờ đã trũng xuống thành một vệt lõm tròn, có lẽ vừa vặn mông của bà.
Một đôi lần không có bà ở đấy, tôi thử ngồi vào ghế, đặt mông vào đúng vệt lõm đó, dĩ nhiên là nó khá to so với tôi, rồi nhìn ra vườn cố thử tưởng tượng xem bà sẽ nghĩ gì trong đầu vào những lúc ngồi như vậy. Nhưng thông thường tôi chẳng nghĩ được gì hết. Tôi chỉ nhìn thấy trước mặt mấy đám lá tơ xanh nõn đang bắt đầu mọc trên những cành cây khẳng khiu trên nền trời xanh ngắt. Đó là dấu hiệu mùa đông sắp kết thúc, mặc dù còn gần cả tháng. Tôi nghĩ có lẽ do trời lạnh mà tôi thấy buồn ngủ sớm. Tôi trèo lên giường kéo chăn lên tận cổ, nằm lơ mơ nghe họ nói chuyện rầm rì bên ngoài phòng khách một lúc, rồi sau đó chẳng còn nghe thấy động tĩnh gì nữa. Nghe toàn bộ tác phẩm:
Cứ mỗi lần ông đến chơi như vậy tôi thường tò mò muốn biết ông ta có ngủ qua đêm hay không, và nếu có thì ông ấy sẽ nằm ở đâu. Ông có ngủ ở trong phòng của bà không. Có lẽ cho đến hôm nay những điều đó vẫn còn là một bí ẩn mà tôi chưa tìm được lời giải đáp, vì họ thường ngồi nói chuyện rất lâu mà tôi thì, không hiểu làm sao, chẳng khi nào có thể thức khuya được. Có điều khi thức giấc vào lúc sáng sớm chưa khi nào tôi thấy ông ta có mặt ở trong nhà cả. Hay ông ta đã đi khỏi khi tôi vẫn còn đang ngủ?
Như sáng nay chẳng hạn, cũng chỉ có bà và tôi. Bà đang bận rộn dọn dẹp trong nhà bếp, giặt quần áo của ngày hôm trước và chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả hai với vẻ tất bật quen thuộc. Phần của bà luôn luôn là một ly cà phê sữa nóng và một thứ trái cây gì đó tùy theo mùa. Còn tôi lúc nào cũng một quả trứng, một lát bánh mì và ly sữa đầy.
Tôi đợi cho bà đi đến gần rồi quyết định phải nói ra ý nghĩ của mình ngay trong buổi sáng này.
"Mẹ đừng làm. Con không ăn đâu!".
Bà ngơ ngác nhìn tôi, không có một phản ứng nào, như thể chưa kịp hiểu ra điều gì.
"Cái gì? Con nói sao?"
"Con không ăn. Con ngán lắm rồi!". Tôi nhắc lại một lần nữa nhưng to tiếng và xẵng giọng. Đây là lần đầu tiên tôi có kiểu trả lời như vậy với bà. Tôi cũng không hiểu vì sao, như thể do một sự thôi thúc mạnh mẽ nào đó từ bên trong vọt trào ra mà tôi không thể kiểm soát. Đó thật sự không phải là ý nghĩ của tôi. Lời nói đó cũng không phải là lời nói của tôi. Tôi biết điều đó rõ ràng hơn ai hết. Một con người khác, chứ không phải tôi, vừa lên tiếng.
Bà sắp sửa đặt chân vào nhà bếp thì đứng sững lại, hoàn toàn bất động, ngay sau câu đáp trả của tôi. Cái đĩa ở trên tay, bối rối. Có vẻ như bà bị bất ngờ bởi thái độ của tôi.
"Ngán? Bộ con tưởng mẹ không biết ngán sao?".
Nói xong, bà gieo người xuống ghế, vẫn là vị trí bà thường hay ngồi, đặt cái đĩa xuống bàn, gương mặt nhợt nhạt.
Tôi cảm thấy lúng túng. Tôi ngó lơ ra ngoài sân để tránh phải nhìn vào ánh mắt của bà. Lần đầu tiên chúng tôi mới bị rơi vào tình trạng mất tự nhiên như thế này.
Mười một năm nay tất cả tình yêu của bà đều dành trọn cho tôi, chúng tôi hầu như chẳng có một mối quan hệ ruột thịt nào khác. Tôi chẳng khi nào nghe bà nhắc nhở một chút gì về cha tôi. Không có một tấm ảnh hay một dấu vết gì để chứng tỏ người đàn ông ấy đã từng đi qua đời sống của chúng tôi. Khoảng trống đó, theo thời gian, đã dần dần trở thành một điều hiển nhiên với cả hai. Tôi lớn lên trong vòng tay bao bọc chiều chuộng hết mực của bà. Sự có mặt của bà bên cạnh, đối với tôi, cho đến bây giờ là đã quá đầy đủ và trong con mắt của bà cũng thế, tôi là người đàn ông quan trọng duy nhất của đời bà.
Cho đến khi người đàn ông ấy xuất hiện. Tôi bất giác lại liên tưởng đến buổi tối hôm qua.
Một lúc sau, bà lấy lại nét mặt bình thường. Bà nhìn tôi từ tốn hỏi: "Con có làm sao không? Hay mẹ làm món khác cho con? Con muốn ăn gì?".
Vẫn là giọng nói âu yếm, dịu dàng quen thuộc.
"Con không làm sao cả!".
"Nhưng con phải ăn gì chứ!".
"Con không muốn ăn!".
"Có ăn thì mới sống được chứ con". Bà bước đến ôm
chặt lấy tôi.
Hơi ấm từ lồng ngực của bà bao bọc lấy đầu và mặt. Mùi da thịt quen thuộc gần gũi khiến tôi muốn bật khóc vào lúc ấy. Một giọt nước mắt ấm. Thêm một giọt nữa rơi trên má tôi. Nhưng không phải tôi đang khóc. Mà là chính bà. Tôi đâm ra sợ hãi, ngồi yên không dám động đậy, thỉnh thoảng vuốt nhè nhẹ lên cánh tay bà.
Một lúc sau, bà nói qua hơi thở: "Nếu con không thích ăn thì con uống sữa thôi. Đã đến giờ mẹ phải đi làm rồi. Trưa nay về, hai mẹ con mình sẽ nói chuyện với nhau".
Đáp lại, tôi chỉ dụi đầu vào ngực bà.
° ° °
Tôi nhớ ra hôm nay là ngày thứ bảy cuối tháng, bà thường có một ca trực vào buổi sáng. Vào những lúc như thế, tôi ở nhà chơi một mình đợi bà về, rồi hai mẹ con sẽ đi ăn trưa ở đâu đó và chơi cho đến tận chiều. Khi thì nhà hàng bán thức ăn nhanh (thường là KFC), khi thì một trung tâm thương mại sầm uất bán nhiều hàng và có nhiều trò chơi cho trẻ em. Bà sẽ mua cho tôi đồ chơi, quần áo của đội bóng mà tôi thích. Tôi không ưa sở thú lắm, vì ở đấy buồn tẻ, nồng nặc mùi phân hôi thối và những con vật bị nhốt trông lừ đừ uể oải như vừa ốm dậy. Nhưng nguyên nhân chính có lẽ vì những lúc đứng trước chuồng thú ngắm nhìn chúng thì bà và tôi chẳng có gì để cùng chơi với nhau cả, bà thường yên lặng, còn tôi ở bên cạnh cũng không biết làm gì với những con thú có khuôn mặt buồn hiu đó. Giây phút nô đùa vui vẻ nhất là khi bà và tôi đi bơi với nhau. Bà không biết bơi nên chúng tôi thường cùng bơi ở trong bể nhỏ. Tôi té nước lên người bà rồi bỏ chạy và bà sẽ đuổi theo tôi, hay ngược lại; đôi khi tôi lặn xuống sát bên dưới mặt bể nắm lấy cổ chân bà làm cho bà giật mình hét lên rồi cả hai cùng nhìn nhau cười ngặt nghẽo.
Trưa nay khi bà về, nhất định tôi sẽ nói bà đi bơi. Bà hay viện lý do trời vẫn còn se lạnh vào lúc sẩm chiều để không cho tôi đi, nhưng có hề hấn gì, tôi và bà sẽ về nhà sớm, về trước khi trời trở gió. Lần này tôi sẽ mang theo một cặp chân vịt bà mua cho tôi mấy tháng trước mà tôi chưa có dịp xỏ vào.
À, cặp chân vịt. Tôi đứng bật dậy chạy vào phòng tìm trên kệ đồ chơi bên cạnh giường. Không có. Tôi tìm ở ngăn dưới cùng của cái tủ đứng đựng quần áo. Đây rồi. Nó ở bên trên mấy bức tranh màu tôi vẽ. Tôi cũng không nhớ tại sao lúc ấy tôi lại cất kỹ đến vậy. Cặp chân vịt màu xanh nước biển còn hôi mùi cao su. Tôi ướm vào chân, ngắm nghía một lúc và định bước đi thử trong phòng thì nghe có tiếng người gọi tôi ngoài cửa.
Đứng ở trước mặt tôi lại là ông ấy. Ông ta đeo cặp kính đen, cặp kính và bộ ria mép che mất một phần khuôn mặt to bự. Ông ta nở một nụ cười thật tươi, xoa đầu tôi, nói trưa nay mẹ tôi sẽ không về được vì bà còn bận giải quyết một số việc, ông ta đến đưa tôi đi ăn, khoảng ba giờ chiều tôi và ông ta sẽ đến đón mẹ tôi ở sở làm rồi cả ba sẽ cùng nhau đi chơi và ăn tối. Ông ta bảo tôi vào thay quần áo rồi cùng đi với ông. Ông sẽ ngồi đợi ở phòng khách. "Không có gì phải vội vàng hết, cháu ạ, cháu cứ thong thả, chúng ta có thời gian mà", ông ta nói. Tôi lí nhí trả lời rồi quay vào trong nhà.
Tôi nhìn cặp chân vịt lúc nãy cởi ra ném vội lên giường, bần thần cầm chúng lên tay - cặp chân vịt mà tôi chưa có cơ hội mang thử xuống nước kể từ đầu mùa lạnh đến giờ. Ngày hôm nay nữa cũng vậy, một cơ hội bị bỏ lỡ, chắc chắn là tôi và bà sẽ không thể đi bơi được với nhau rồi. Tôi không muốn đi ăn một chút nào hết, tôi chỉ mong bà về ngay vào lúc này với tôi thôi. Tôi cất cặp chân vịt vào vị trí cũ trong tủ đựng quần áo, bên trên những bức tranh màu và thay quần áo. Có lẽ bà đã gọi điện thoại báo tin cho ông ấy và biết đâu, ông ấy cũng đã biết câu chuyện sáng nay. Nhưng sao bà không gọi điện thoại về nhà cho tôi. Từ trước đến nay bà chưa bao giờ phải ở lại chỗ làm lâu như thế. Tôi đã mặc xong quần áo nhưng chần chừ chưa muốn ra ngay.
Quả thật tôi chẳng muốn đi chút nào hết, nhất là đi với ông ta. Tôi muốn gọi điện thoại cho bà quá, tôi muốn nghe giọng nói của bà.
Trên xe, tôi ngồi bên cạnh ông ta. Ông ta vẫn tiếp tục đeo cặp kính đen trong lúc lái. Bên trong, những chiếc ghế được bọc nệm màu xanh xám. Hơi lạnh từ cái máy lạnh thổi thẳng vào mặt. Chạy được một quãng ngắn, ông lấy một đĩa nhạc nhét vào cái khe trước mặt, tiếng nhạc trỗi lên nho nhỏ. Tôi chăm chú quan sát những cái công tắc và nút vặn. Có một sợi chỉ ở một bên gấu áo sút ra, tôi lấy ngón tay trỏ quấn chặt lấy nó rồi giật mạnh. Không đứt. Tôi thử giật mạnh hơn nữa, nó cũng vẫn không đứt, nó dai hơn tôi tưởng rất nhiều. Việc làm đó chiếm trọn tâm trí của tôi. Thỉnh thoảng tôi lại nhoài người ra để nhìn vào cái gương chiếu hậu bên hông xe, nhưng chỉ có thể nhìn thấy một phần cái bóng của mình phản chiếu lên đó. Ông quay sang nhìn tôi và hỏi cháu thích đi đâu. Tôi lúng búng trả lời. Thật sự tôi chẳng thích đi đâu hết vào lúc này, tôi chỉ muốn về nhà.
"Thế thì chúng ta đi ăn trưa trước đã nhé rồi sẽ quyết định tiếp. Đói chưa?".
Tôi gật đầu. Sáng nay tôi đã ăn gì đâu, chỉ uống có mỗi ly sữa. Ông ta tiếp tục nói chuyện, giọng khàn đục như thường thấy ở hầu hết người già. Tôi không biết ông ta bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là không còn trẻ nữa. Những sợi tóc bạc trên đầu là dấu hiệu rõ ràng nhất cho điều ấy. Ông hỏi về lớp học và bạn bè của tôi, hỏi tôi có nhiều bạn không. Đó là những thứ mà tôi hoàn toàn không thích người lớn đề cập đến và để trả lời chúng, tôi chỉ nói có hoặc không một cách miễn cưỡng.
Ông thay một đĩa nhạc khác. Bên ngoài tuy đang giữa trưa nhưng nắng không hề gay gắt. Đường phố đông đúc xe và người đi lại cho nên ông không thể chạy nhanh như lúc từ nhà tôi ra. Ông tìm cách vượt qua một chiếc xe chở súc vật dềnh dàng đằng trước mặt. Mùi hôi thối xộc thẳng vào trong chỗ tôi ngồi. Lúc chạy ngang qua, tôi ngó thấy những con lợn bị nhốt trong những cái lồng bằng kẽm. Ông nhận xét tôi có vẻ ít nói. Rồi ông kể chuyện ông cũng có một đứa con gái, nhưng vợ chồng ông không sống chung với nhau nên từ lâu con gái ông chỉ ở với mẹ. Mỗi tháng hai lần ông đến thăm và đưa đi chơi. Trong một lần đi nghỉ mát, con ông cùng với các bạn rủ nhau đi tắm suối, nhưng không may con ông rơi vào một vũng nước xoáy, bị dìm xuống đáy. Người ta đã tìm đủ cách để cứu nhưng không còn kịp nữa. Con ông tên là My, lớn hơn tôi hai tuổi.
Câu chuyện kết thúc. Tôi nhận ra cái đĩa nhạc đã hết từ bao giờ. Ông tiếp tục im lặng, không chuyện trò gì nữa. Một lúc lâu sau ngó sang, tôi vẫn thấy ông đang mải chăm chú nhìn con đường phía trước.
Chiếc xe dừng lại trước một tòa nhà to cao bao bọc chung quanh bởi những lớp kính dày màu xanh lá cây. Tôi chưa đặt chân đến đây lần nào. Hôm nay là thứ bảy, nhiều người đi lại, ra vào tòa nhà nhộn nhịp. Hai bên đường những chiếc xe đỗ nối đuôi nhau thành một hàng dọc, ông phải mất một lúc lâu mới có thể tìm được một chỗ trống. Ông nói chúng ta xuống đây ăn cơm cái đã.
Nhà hàng nằm ở trên tầng thứ hai mươi và chúng tôi phải đi bằng thang máy. Chúng tôi đến đúng vào giờ ăn trưa nên nhà hàng đông nghịt, hầu hết các bàn đều đã có người ngồi. Tiếng nói chuyện rì rào và tiếng dao nĩa chạm vào nhau kêu lanh canh. Mùi thức ăn tỏa ra làm tôi ngây ngất. Ông đảo mắt nhìn quanh một lượt rồi chọn một bàn gần cuối phòng, sát bên bức tường kính, từ chỗ ngồi đó có thể nhìn bao quát ra xa cũng như phía bên dưới. Một lúc sau, người phục vụ mang thực đơn đến, ông chậm rãi xem xét, hỏi ý kiến tôi một vài món ăn. Ông gọi cho ông một chai bia, còn tôi là một lon Coca ướp lạnh.
"Cháu có nhìn thấy ngọn tháp truyền hình kia không?"
Tôi quay đầu lại nhìn theo hướng cánh tay ông chỉ.
"Còn đây là nhà thờ. Ở bên phía tay phải là sân vận động".
Tôi chỉ nhìn thấy ở đó một khoảng sân cỏ nho nhỏ trông giống như một mẩu tranh lắp ghép bằng giấy cứng màu xanh. Còn con sông thì chẳng khác gì một dải lụa trắng uốn lượn
lấp lánh. Thỉnh thoảng những chiếc máy bay có cái đuôi màu đỏ cất cánh từ xa bay ngang qua tòa nhà, nhìn chúng nhỏ như một món đồ chơi.
"Ở phía đó là sân bay đó cháu!", ông nói tiếp.
Tôi nhìn những căn nhà bên dưới, cao thấp lộn xộn với những cái mái đủ màu. Tôi không làm sao nhận ra căn nhà của mẹ tôi nằm ở đâu trong những căn nhà dưới đó. Nó có mái ngói màu đỏ, nhưng từ lâu đã xanh rêu. Nó cũng có một cái hàng hiên bằng gỗ sơn xanh, có trồng hoa hoàng anh và một giàn hoa dâm bụt màu hồng. Bà nói sang tháng ba, bà sẽ treo thêm những chậu hoa đỗ quyên đỏ bên dưới mái hiên nữa.
"Chỗ mẹ cháu làm việc à? Không, chúng ta không thể nhìn thấy đâu. Nó nằm ở phía bên kia thành phố". Ông trả lời tôi, cánh tay phải khoát một vòng ra phía sau lưng ông.
Người hầu bàn đã đem thức ăn lên. Tôi chỉ chờ có vậy.
Trong lúc ăn, ông tiếp tục hỏi chuyện tôi. Hàng ria mép của ông động đậy giống cái đuôi con cá phướn của tôi trước đây. Trong một lần chọi với con cá của một đứa trong xóm, đuôi nó bị cắn rách nát và mình mẩy thì đầy thương tích, tôi đã thả nó xuống miệng cống. Có thể bây giờ nó đã tìm được đường ra đến con sông lớn ngoài kia rồi cũng nên.
Không biết cha tôi có để râu không nhỉ? Tôi giống ai hơn cả, mẹ hay cha? Đôi lông mày thưa của tôi này, chắc chắn là không giống bà. Còn cái trán cao và cái mũi to nữa, có lẽ cũng thế. Ngoài những thứ tôi có thể nhận ra ngay trên gương mặt, tôi còn thừa hưởng gì nữa của ông ở những bộ phận khác trên thân thể mình? Từ khi ông ấy xuất hiện, không hiểu sao tôi hay thắc mắc đến những điều đó.
Thỉnh thoảng tôi lại liếc mắt nhìn trộm ông. Ông nói con trai sao mà ăn ít thế, ăn nữa đi cháu. Ông gắp thức ăn cho vào bát tôi luôn tay. Đến bát thứ hai thì tôi không thể ăn thêm được nữa, dù ông cố ép. Ông xem đồng hồ rồi gọi tính tiền. Chỉ còn hơn nửa tiếng đồng hồ nữa. Khoảng thời gian đó chỉ đủ cho ông và tôi dạo chơi ở những tầng dưới.
Ông và tôi đến một khu vực giải trí có khá nhiều trò chơi dành cho người lớn và trẻ em, lúc ấy vẫn còn thưa thớt người. Ông nói thông thường phải từ năm giờ chiều trở đi cho đến khuya ở đây mới đông đúc. Ông và tôi chỉ dạo qua một lượt. Tôi bắt gặp có một vài đứa nhỏ trạc tuổi tôi ngồi chơi game ở đó, hình như có cả bố hay mẹ chúng ở bên cạnh. Ngược lại, ở những khu thương mại thì tấp nập, ồn ào. Nhiều người dắt theo cả gia đình đi mua sắm. Hàng hóa bày trong những tủ kính lộng lẫy, đèn đuốc sáng rực. Khi đi qua một gian hàng bán đồ chơi, ông và tôi dừng lại một lúc lâu. Tôi đã có quá nhiều đồ chơi. Gần như mỗi tuần mẹ đều mua cho tôi, chúng chất đầy hết cả một cái kệ lớn cạnh giường. Trước khi rời cửa hàng, ông đã mua cho tôi một cây bút to bằng ngón tay cái có vỏ ngoài bằng nhựa màu trắng.
° ° °
Tôi ngồi đợi ông đi vệ sinh. Bên cạnh băng ghế người ta đặt một chậu cây nhân tạo, lá làm bằng vải nhuộm hai màu đỏ vàng. Sau lưng là một cánh cửa đóng kín, ghi hàng chữ "Dành cho nhân viên". Không có ai đi lại chỗ này. Tôi lấy cây bút ông vừa mua ra xem. Tôi đã thấy một đứa trong lớp cũng có một cây y hệt. Tôi bấm nút thử. Một đốm sáng màu đỏ xuất hiện trên sàn gạch. Ông nói tôi đừng có chĩa tia sáng vào mặt người đối diện. Tôi lia tia sáng lên cánh cửa sau lưng. Đốm sáng di chuyển theo cánh tay. Nghe đứa bạn tôi nói nếu cứ để yên ở một chỗ, nó có thể xuyên thủng qua cánh cửa. Nhưng tôi không dám thử. Tôi lia một đường ngang rồi một đường dọc, một hình tròn rồi một hình chữ nhật. Tôi nắn nót viết tên tôi rồi tên của bà. Tôi vẽ gương mặt bà với mái tóc dài và đôi mắt tròn. Tôi vẽ gương mặt tôi với cái mũi to. Rồi tôi lại tiếp tục vẽ hình dáng một gương mặt khác, to bự hơn, nhưng không có mắt, mũi, miệng...
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Nước Chảy Hoa Trôi
Trà
East-Tec Eraser 2009 v9.3.0.100 - Xóa mọi dấu vết sử dụng máy tính,bảo vệ sự riêng tư cá n...
UltraShredder-công cụ để xóa những dữ liệu riêng tư 1 cách an toàn
Apogee Blake Stone: Planet Strike
Màu tím học trò
Có Tật Giật Mình
Auslogic Bost Speed 4.1.3.121
Lời hẹn ước cao cả
Phone code
Một đôi lần không có bà ở đấy, tôi thử ngồi vào ghế, đặt mông vào đúng vệt lõm đó, dĩ nhiên là nó khá to so với tôi, rồi nhìn ra vườn cố thử tưởng tượng xem bà sẽ nghĩ gì trong đầu vào những lúc ngồi như vậy. Nhưng thông thường tôi chẳng nghĩ được gì hết. Tôi chỉ nhìn thấy trước mặt mấy đám lá tơ xanh nõn đang bắt đầu mọc trên những cành cây khẳng khiu trên nền trời xanh ngắt. Đó là dấu hiệu mùa đông sắp kết thúc, mặc dù còn gần cả tháng. Tôi nghĩ có lẽ do trời lạnh mà tôi thấy buồn ngủ sớm. Tôi trèo lên giường kéo chăn lên tận cổ, nằm lơ mơ nghe họ nói chuyện rầm rì bên ngoài phòng khách một lúc, rồi sau đó chẳng còn nghe thấy động tĩnh gì nữa. Nghe toàn bộ tác phẩm:
Cứ mỗi lần ông đến chơi như vậy tôi thường tò mò muốn biết ông ta có ngủ qua đêm hay không, và nếu có thì ông ấy sẽ nằm ở đâu. Ông có ngủ ở trong phòng của bà không. Có lẽ cho đến hôm nay những điều đó vẫn còn là một bí ẩn mà tôi chưa tìm được lời giải đáp, vì họ thường ngồi nói chuyện rất lâu mà tôi thì, không hiểu làm sao, chẳng khi nào có thể thức khuya được. Có điều khi thức giấc vào lúc sáng sớm chưa khi nào tôi thấy ông ta có mặt ở trong nhà cả. Hay ông ta đã đi khỏi khi tôi vẫn còn đang ngủ?
Như sáng nay chẳng hạn, cũng chỉ có bà và tôi. Bà đang bận rộn dọn dẹp trong nhà bếp, giặt quần áo của ngày hôm trước và chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả hai với vẻ tất bật quen thuộc. Phần của bà luôn luôn là một ly cà phê sữa nóng và một thứ trái cây gì đó tùy theo mùa. Còn tôi lúc nào cũng một quả trứng, một lát bánh mì và ly sữa đầy.
Tôi đợi cho bà đi đến gần rồi quyết định phải nói ra ý nghĩ của mình ngay trong buổi sáng này.
"Mẹ đừng làm. Con không ăn đâu!".
Bà ngơ ngác nhìn tôi, không có một phản ứng nào, như thể chưa kịp hiểu ra điều gì.
"Cái gì? Con nói sao?"
"Con không ăn. Con ngán lắm rồi!". Tôi nhắc lại một lần nữa nhưng to tiếng và xẵng giọng. Đây là lần đầu tiên tôi có kiểu trả lời như vậy với bà. Tôi cũng không hiểu vì sao, như thể do một sự thôi thúc mạnh mẽ nào đó từ bên trong vọt trào ra mà tôi không thể kiểm soát. Đó thật sự không phải là ý nghĩ của tôi. Lời nói đó cũng không phải là lời nói của tôi. Tôi biết điều đó rõ ràng hơn ai hết. Một con người khác, chứ không phải tôi, vừa lên tiếng.
Bà sắp sửa đặt chân vào nhà bếp thì đứng sững lại, hoàn toàn bất động, ngay sau câu đáp trả của tôi. Cái đĩa ở trên tay, bối rối. Có vẻ như bà bị bất ngờ bởi thái độ của tôi.
"Ngán? Bộ con tưởng mẹ không biết ngán sao?".
Nói xong, bà gieo người xuống ghế, vẫn là vị trí bà thường hay ngồi, đặt cái đĩa xuống bàn, gương mặt nhợt nhạt.
Tôi cảm thấy lúng túng. Tôi ngó lơ ra ngoài sân để tránh phải nhìn vào ánh mắt của bà. Lần đầu tiên chúng tôi mới bị rơi vào tình trạng mất tự nhiên như thế này.
Mười một năm nay tất cả tình yêu của bà đều dành trọn cho tôi, chúng tôi hầu như chẳng có một mối quan hệ ruột thịt nào khác. Tôi chẳng khi nào nghe bà nhắc nhở một chút gì về cha tôi. Không có một tấm ảnh hay một dấu vết gì để chứng tỏ người đàn ông ấy đã từng đi qua đời sống của chúng tôi. Khoảng trống đó, theo thời gian, đã dần dần trở thành một điều hiển nhiên với cả hai. Tôi lớn lên trong vòng tay bao bọc chiều chuộng hết mực của bà. Sự có mặt của bà bên cạnh, đối với tôi, cho đến bây giờ là đã quá đầy đủ và trong con mắt của bà cũng thế, tôi là người đàn ông quan trọng duy nhất của đời bà.
Cho đến khi người đàn ông ấy xuất hiện. Tôi bất giác lại liên tưởng đến buổi tối hôm qua.
Một lúc sau, bà lấy lại nét mặt bình thường. Bà nhìn tôi từ tốn hỏi: "Con có làm sao không? Hay mẹ làm món khác cho con? Con muốn ăn gì?".
Vẫn là giọng nói âu yếm, dịu dàng quen thuộc.
"Con không làm sao cả!".
"Nhưng con phải ăn gì chứ!".
"Con không muốn ăn!".
"Có ăn thì mới sống được chứ con". Bà bước đến ôm
chặt lấy tôi.
Hơi ấm từ lồng ngực của bà bao bọc lấy đầu và mặt. Mùi da thịt quen thuộc gần gũi khiến tôi muốn bật khóc vào lúc ấy. Một giọt nước mắt ấm. Thêm một giọt nữa rơi trên má tôi. Nhưng không phải tôi đang khóc. Mà là chính bà. Tôi đâm ra sợ hãi, ngồi yên không dám động đậy, thỉnh thoảng vuốt nhè nhẹ lên cánh tay bà.
Một lúc sau, bà nói qua hơi thở: "Nếu con không thích ăn thì con uống sữa thôi. Đã đến giờ mẹ phải đi làm rồi. Trưa nay về, hai mẹ con mình sẽ nói chuyện với nhau".
Đáp lại, tôi chỉ dụi đầu vào ngực bà.
° ° °
Tôi nhớ ra hôm nay là ngày thứ bảy cuối tháng, bà thường có một ca trực vào buổi sáng. Vào những lúc như thế, tôi ở nhà chơi một mình đợi bà về, rồi hai mẹ con sẽ đi ăn trưa ở đâu đó và chơi cho đến tận chiều. Khi thì nhà hàng bán thức ăn nhanh (thường là KFC), khi thì một trung tâm thương mại sầm uất bán nhiều hàng và có nhiều trò chơi cho trẻ em. Bà sẽ mua cho tôi đồ chơi, quần áo của đội bóng mà tôi thích. Tôi không ưa sở thú lắm, vì ở đấy buồn tẻ, nồng nặc mùi phân hôi thối và những con vật bị nhốt trông lừ đừ uể oải như vừa ốm dậy. Nhưng nguyên nhân chính có lẽ vì những lúc đứng trước chuồng thú ngắm nhìn chúng thì bà và tôi chẳng có gì để cùng chơi với nhau cả, bà thường yên lặng, còn tôi ở bên cạnh cũng không biết làm gì với những con thú có khuôn mặt buồn hiu đó. Giây phút nô đùa vui vẻ nhất là khi bà và tôi đi bơi với nhau. Bà không biết bơi nên chúng tôi thường cùng bơi ở trong bể nhỏ. Tôi té nước lên người bà rồi bỏ chạy và bà sẽ đuổi theo tôi, hay ngược lại; đôi khi tôi lặn xuống sát bên dưới mặt bể nắm lấy cổ chân bà làm cho bà giật mình hét lên rồi cả hai cùng nhìn nhau cười ngặt nghẽo.
Trưa nay khi bà về, nhất định tôi sẽ nói bà đi bơi. Bà hay viện lý do trời vẫn còn se lạnh vào lúc sẩm chiều để không cho tôi đi, nhưng có hề hấn gì, tôi và bà sẽ về nhà sớm, về trước khi trời trở gió. Lần này tôi sẽ mang theo một cặp chân vịt bà mua cho tôi mấy tháng trước mà tôi chưa có dịp xỏ vào.
À, cặp chân vịt. Tôi đứng bật dậy chạy vào phòng tìm trên kệ đồ chơi bên cạnh giường. Không có. Tôi tìm ở ngăn dưới cùng của cái tủ đứng đựng quần áo. Đây rồi. Nó ở bên trên mấy bức tranh màu tôi vẽ. Tôi cũng không nhớ tại sao lúc ấy tôi lại cất kỹ đến vậy. Cặp chân vịt màu xanh nước biển còn hôi mùi cao su. Tôi ướm vào chân, ngắm nghía một lúc và định bước đi thử trong phòng thì nghe có tiếng người gọi tôi ngoài cửa.
Đứng ở trước mặt tôi lại là ông ấy. Ông ta đeo cặp kính đen, cặp kính và bộ ria mép che mất một phần khuôn mặt to bự. Ông ta nở một nụ cười thật tươi, xoa đầu tôi, nói trưa nay mẹ tôi sẽ không về được vì bà còn bận giải quyết một số việc, ông ta đến đưa tôi đi ăn, khoảng ba giờ chiều tôi và ông ta sẽ đến đón mẹ tôi ở sở làm rồi cả ba sẽ cùng nhau đi chơi và ăn tối. Ông ta bảo tôi vào thay quần áo rồi cùng đi với ông. Ông sẽ ngồi đợi ở phòng khách. "Không có gì phải vội vàng hết, cháu ạ, cháu cứ thong thả, chúng ta có thời gian mà", ông ta nói. Tôi lí nhí trả lời rồi quay vào trong nhà.
Tôi nhìn cặp chân vịt lúc nãy cởi ra ném vội lên giường, bần thần cầm chúng lên tay - cặp chân vịt mà tôi chưa có cơ hội mang thử xuống nước kể từ đầu mùa lạnh đến giờ. Ngày hôm nay nữa cũng vậy, một cơ hội bị bỏ lỡ, chắc chắn là tôi và bà sẽ không thể đi bơi được với nhau rồi. Tôi không muốn đi ăn một chút nào hết, tôi chỉ mong bà về ngay vào lúc này với tôi thôi. Tôi cất cặp chân vịt vào vị trí cũ trong tủ đựng quần áo, bên trên những bức tranh màu và thay quần áo. Có lẽ bà đã gọi điện thoại báo tin cho ông ấy và biết đâu, ông ấy cũng đã biết câu chuyện sáng nay. Nhưng sao bà không gọi điện thoại về nhà cho tôi. Từ trước đến nay bà chưa bao giờ phải ở lại chỗ làm lâu như thế. Tôi đã mặc xong quần áo nhưng chần chừ chưa muốn ra ngay.
Quả thật tôi chẳng muốn đi chút nào hết, nhất là đi với ông ta. Tôi muốn gọi điện thoại cho bà quá, tôi muốn nghe giọng nói của bà.
Trên xe, tôi ngồi bên cạnh ông ta. Ông ta vẫn tiếp tục đeo cặp kính đen trong lúc lái. Bên trong, những chiếc ghế được bọc nệm màu xanh xám. Hơi lạnh từ cái máy lạnh thổi thẳng vào mặt. Chạy được một quãng ngắn, ông lấy một đĩa nhạc nhét vào cái khe trước mặt, tiếng nhạc trỗi lên nho nhỏ. Tôi chăm chú quan sát những cái công tắc và nút vặn. Có một sợi chỉ ở một bên gấu áo sút ra, tôi lấy ngón tay trỏ quấn chặt lấy nó rồi giật mạnh. Không đứt. Tôi thử giật mạnh hơn nữa, nó cũng vẫn không đứt, nó dai hơn tôi tưởng rất nhiều. Việc làm đó chiếm trọn tâm trí của tôi. Thỉnh thoảng tôi lại nhoài người ra để nhìn vào cái gương chiếu hậu bên hông xe, nhưng chỉ có thể nhìn thấy một phần cái bóng của mình phản chiếu lên đó. Ông quay sang nhìn tôi và hỏi cháu thích đi đâu. Tôi lúng búng trả lời. Thật sự tôi chẳng thích đi đâu hết vào lúc này, tôi chỉ muốn về nhà.
"Thế thì chúng ta đi ăn trưa trước đã nhé rồi sẽ quyết định tiếp. Đói chưa?".
Tôi gật đầu. Sáng nay tôi đã ăn gì đâu, chỉ uống có mỗi ly sữa. Ông ta tiếp tục nói chuyện, giọng khàn đục như thường thấy ở hầu hết người già. Tôi không biết ông ta bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn là không còn trẻ nữa. Những sợi tóc bạc trên đầu là dấu hiệu rõ ràng nhất cho điều ấy. Ông hỏi về lớp học và bạn bè của tôi, hỏi tôi có nhiều bạn không. Đó là những thứ mà tôi hoàn toàn không thích người lớn đề cập đến và để trả lời chúng, tôi chỉ nói có hoặc không một cách miễn cưỡng.
Ông thay một đĩa nhạc khác. Bên ngoài tuy đang giữa trưa nhưng nắng không hề gay gắt. Đường phố đông đúc xe và người đi lại cho nên ông không thể chạy nhanh như lúc từ nhà tôi ra. Ông tìm cách vượt qua một chiếc xe chở súc vật dềnh dàng đằng trước mặt. Mùi hôi thối xộc thẳng vào trong chỗ tôi ngồi. Lúc chạy ngang qua, tôi ngó thấy những con lợn bị nhốt trong những cái lồng bằng kẽm. Ông nhận xét tôi có vẻ ít nói. Rồi ông kể chuyện ông cũng có một đứa con gái, nhưng vợ chồng ông không sống chung với nhau nên từ lâu con gái ông chỉ ở với mẹ. Mỗi tháng hai lần ông đến thăm và đưa đi chơi. Trong một lần đi nghỉ mát, con ông cùng với các bạn rủ nhau đi tắm suối, nhưng không may con ông rơi vào một vũng nước xoáy, bị dìm xuống đáy. Người ta đã tìm đủ cách để cứu nhưng không còn kịp nữa. Con ông tên là My, lớn hơn tôi hai tuổi.
Câu chuyện kết thúc. Tôi nhận ra cái đĩa nhạc đã hết từ bao giờ. Ông tiếp tục im lặng, không chuyện trò gì nữa. Một lúc lâu sau ngó sang, tôi vẫn thấy ông đang mải chăm chú nhìn con đường phía trước.
Chiếc xe dừng lại trước một tòa nhà to cao bao bọc chung quanh bởi những lớp kính dày màu xanh lá cây. Tôi chưa đặt chân đến đây lần nào. Hôm nay là thứ bảy, nhiều người đi lại, ra vào tòa nhà nhộn nhịp. Hai bên đường những chiếc xe đỗ nối đuôi nhau thành một hàng dọc, ông phải mất một lúc lâu mới có thể tìm được một chỗ trống. Ông nói chúng ta xuống đây ăn cơm cái đã.
Nhà hàng nằm ở trên tầng thứ hai mươi và chúng tôi phải đi bằng thang máy. Chúng tôi đến đúng vào giờ ăn trưa nên nhà hàng đông nghịt, hầu hết các bàn đều đã có người ngồi. Tiếng nói chuyện rì rào và tiếng dao nĩa chạm vào nhau kêu lanh canh. Mùi thức ăn tỏa ra làm tôi ngây ngất. Ông đảo mắt nhìn quanh một lượt rồi chọn một bàn gần cuối phòng, sát bên bức tường kính, từ chỗ ngồi đó có thể nhìn bao quát ra xa cũng như phía bên dưới. Một lúc sau, người phục vụ mang thực đơn đến, ông chậm rãi xem xét, hỏi ý kiến tôi một vài món ăn. Ông gọi cho ông một chai bia, còn tôi là một lon Coca ướp lạnh.
"Cháu có nhìn thấy ngọn tháp truyền hình kia không?"
Tôi quay đầu lại nhìn theo hướng cánh tay ông chỉ.
"Còn đây là nhà thờ. Ở bên phía tay phải là sân vận động".
Tôi chỉ nhìn thấy ở đó một khoảng sân cỏ nho nhỏ trông giống như một mẩu tranh lắp ghép bằng giấy cứng màu xanh. Còn con sông thì chẳng khác gì một dải lụa trắng uốn lượn
lấp lánh. Thỉnh thoảng những chiếc máy bay có cái đuôi màu đỏ cất cánh từ xa bay ngang qua tòa nhà, nhìn chúng nhỏ như một món đồ chơi.
"Ở phía đó là sân bay đó cháu!", ông nói tiếp.
Tôi nhìn những căn nhà bên dưới, cao thấp lộn xộn với những cái mái đủ màu. Tôi không làm sao nhận ra căn nhà của mẹ tôi nằm ở đâu trong những căn nhà dưới đó. Nó có mái ngói màu đỏ, nhưng từ lâu đã xanh rêu. Nó cũng có một cái hàng hiên bằng gỗ sơn xanh, có trồng hoa hoàng anh và một giàn hoa dâm bụt màu hồng. Bà nói sang tháng ba, bà sẽ treo thêm những chậu hoa đỗ quyên đỏ bên dưới mái hiên nữa.
"Chỗ mẹ cháu làm việc à? Không, chúng ta không thể nhìn thấy đâu. Nó nằm ở phía bên kia thành phố". Ông trả lời tôi, cánh tay phải khoát một vòng ra phía sau lưng ông.
Người hầu bàn đã đem thức ăn lên. Tôi chỉ chờ có vậy.
Trong lúc ăn, ông tiếp tục hỏi chuyện tôi. Hàng ria mép của ông động đậy giống cái đuôi con cá phướn của tôi trước đây. Trong một lần chọi với con cá của một đứa trong xóm, đuôi nó bị cắn rách nát và mình mẩy thì đầy thương tích, tôi đã thả nó xuống miệng cống. Có thể bây giờ nó đã tìm được đường ra đến con sông lớn ngoài kia rồi cũng nên.
Không biết cha tôi có để râu không nhỉ? Tôi giống ai hơn cả, mẹ hay cha? Đôi lông mày thưa của tôi này, chắc chắn là không giống bà. Còn cái trán cao và cái mũi to nữa, có lẽ cũng thế. Ngoài những thứ tôi có thể nhận ra ngay trên gương mặt, tôi còn thừa hưởng gì nữa của ông ở những bộ phận khác trên thân thể mình? Từ khi ông ấy xuất hiện, không hiểu sao tôi hay thắc mắc đến những điều đó.
Thỉnh thoảng tôi lại liếc mắt nhìn trộm ông. Ông nói con trai sao mà ăn ít thế, ăn nữa đi cháu. Ông gắp thức ăn cho vào bát tôi luôn tay. Đến bát thứ hai thì tôi không thể ăn thêm được nữa, dù ông cố ép. Ông xem đồng hồ rồi gọi tính tiền. Chỉ còn hơn nửa tiếng đồng hồ nữa. Khoảng thời gian đó chỉ đủ cho ông và tôi dạo chơi ở những tầng dưới.
Ông và tôi đến một khu vực giải trí có khá nhiều trò chơi dành cho người lớn và trẻ em, lúc ấy vẫn còn thưa thớt người. Ông nói thông thường phải từ năm giờ chiều trở đi cho đến khuya ở đây mới đông đúc. Ông và tôi chỉ dạo qua một lượt. Tôi bắt gặp có một vài đứa nhỏ trạc tuổi tôi ngồi chơi game ở đó, hình như có cả bố hay mẹ chúng ở bên cạnh. Ngược lại, ở những khu thương mại thì tấp nập, ồn ào. Nhiều người dắt theo cả gia đình đi mua sắm. Hàng hóa bày trong những tủ kính lộng lẫy, đèn đuốc sáng rực. Khi đi qua một gian hàng bán đồ chơi, ông và tôi dừng lại một lúc lâu. Tôi đã có quá nhiều đồ chơi. Gần như mỗi tuần mẹ đều mua cho tôi, chúng chất đầy hết cả một cái kệ lớn cạnh giường. Trước khi rời cửa hàng, ông đã mua cho tôi một cây bút to bằng ngón tay cái có vỏ ngoài bằng nhựa màu trắng.
° ° °
Tôi ngồi đợi ông đi vệ sinh. Bên cạnh băng ghế người ta đặt một chậu cây nhân tạo, lá làm bằng vải nhuộm hai màu đỏ vàng. Sau lưng là một cánh cửa đóng kín, ghi hàng chữ "Dành cho nhân viên". Không có ai đi lại chỗ này. Tôi lấy cây bút ông vừa mua ra xem. Tôi đã thấy một đứa trong lớp cũng có một cây y hệt. Tôi bấm nút thử. Một đốm sáng màu đỏ xuất hiện trên sàn gạch. Ông nói tôi đừng có chĩa tia sáng vào mặt người đối diện. Tôi lia tia sáng lên cánh cửa sau lưng. Đốm sáng di chuyển theo cánh tay. Nghe đứa bạn tôi nói nếu cứ để yên ở một chỗ, nó có thể xuyên thủng qua cánh cửa. Nhưng tôi không dám thử. Tôi lia một đường ngang rồi một đường dọc, một hình tròn rồi một hình chữ nhật. Tôi nắn nót viết tên tôi rồi tên của bà. Tôi vẽ gương mặt bà với mái tóc dài và đôi mắt tròn. Tôi vẽ gương mặt tôi với cái mũi to. Rồi tôi lại tiếp tục vẽ hình dáng một gương mặt khác, to bự hơn, nhưng không có mắt, mũi, miệng...
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.