[T.Ngắn] - Điện hoa
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Tôi ở khu đất thấp, kề bên cái sân từ xưa dành cho những cuộc đua ngựa, người dân mấy đời làm nghề trồng hoa. Dân xóm Chùa cần cù có tiếng, lẳng lặng quanh năm, bên những giếng chùa trong vắt, tưới tắm cho những ruộng hoa.
Năm ấy mưa cũng to, đất thấp nên lội nhiều chỗ. Tôi đang lúng túng chưa biết chọn lối vào để tránh nước thì có tiếng xe rất êm, rồi tiếng con gái gọi:
- Anh ơi, lên đây. Em Thiền đây mà.
- Tôi ngạc nhiên hết sức, suýt đặt cả bàn chân xuống nước. Cô gái có mái tóc dài, mặc tấm áo dài màu thanh thiên, trên ngực có đính tấm thẻ bưu điện, ảnh và số xe. Tôi nhớ ra ngay mái tóc, buông rất mềm, và đôi mắt vừa vui lại vừa buồn không thể lẫn được. Còn tất cả thì chịu, từ chiếc xe điện hoa sơn màu vàng rất đẹp mà cô lái đến sức nhớ của cô. Như trong mơ.
Hồi ấy tôi mới ra trường, làm ở một cơ quan gần công viên. Hàng ngày khi đi làm và khi rỗi thường để mắt đến bờ cây vắng và lạ nhất ở đây, nhất là cái quán bưu điện dã chiến vắng vẻ quanh năm. Dạo ấy các cơ sở bưu điện chưa rôm rả, các quán thì vắng lắm, chỉ người lác đác đến mua con tem. Lá vàng buông đầy quán nhỏ.
Nhân viên bưu điện là một cô gái, suốt ngày ngồi như một bức ký họa tĩnh vật, như thức như ngủ. Dần dà tôi đến mua tem, chủ yếu để thư giãn. Giữa thảm lá vàng buông dệt, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt vui buồn của cô gái gợi sự mơ màng hết sức. Đúng là mơ màng. Cô không ngủ đâu, vẫn thức đấy, nhưng cử động chậm rãi khác thường.
Đôi mắt luôn để ở bờ cây xa, đột nhiên có khách thì lập tức, nhìn xoáy vào người đó, như thôi miên. Tay cô cầm tem và phong bì cho khách cũng rất lạ, đưa vội, chèn cái hộp hồ dán lên, thế là xong. Không phải là sự khinh khỉnh, cũng không phải là sự chểnh mảng công việc, mà nói đúng là mơ màng. Đúng là sự mơ màng.
Đến ngày sự mơ màng đó có chuyện. Tôi đang đi dọc bờ cây vắng thì có tiếng ầm ỹ. Quán bưu điện có chuyện. Một ông khách ăn mặc chỉn chu, mặt lạnh, choắt và xanh, ghé vội mua con tem. Ông này vội và mọi động tác biểu hiện một sự quan trọng hóa quá mức. Chắc cô thì vẫn vậy, mơ màng đưa cái tem, chìa lên hộp hồ dán, mắt nhìn lên bờ cây xa. Sự cố là ở ngọn gió thổi từ hồ lên, làm bay mất con tem. Ông khách thấy vậy, mắng cô, nói cô rất nặng lời. Đại loại:
- Cô tiểu tư sản vừa vừa chứ… Tôi thì, tôi thì… sẽ báo lên cấp trên của cô.
Cuối cùng là câu chốt lại:
- Cô mà là thư ký của tôi thì tôi sẽ đuổi cô ngay. Sự mơ màng không chống đỡ nổi, chỉ ú ớ với lời:
- Xin lỗi.
Ông khách không vừa, hỏi:
- Tên cô là gì?
Tiếng đáp:
- Dạ, là Thương.
Ông khách đòi lập biên bản về tính trách nhiệm của nhân viên bưu điện. Tôi đi qua, xin phép góp lời. Theo tôi, một cánh tem bay đi, không cần thiết đến mức phải lập biên bản. Biên bản là dành cho sự thất thoát quan trọng, như là sự tham nhũng. Nhưng cô Thương thì nên xem lại cách bán tem. Ông khách còn nhiều lời, đến mức tôi phải nói với ông rằng cái phạm trù tiểu tư sản ông nêu xem ra rộng quá và có điều bất ổn.
Một thời, cái gì cũng quy là tiểu tư sản, tức là tư sản nhỏ, e chúng ta mông muội và hiểu sai ba chữ cái Tầu này. Ai trong chúng ta chả mong có một ít vật chất của cải, nói chữ là tài sản nhỏ, và một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thoát, đẹp đẽ. Sự mơ mộng, mơ màng kia cũng là bản tính của con người.
Có chăng là việc cô gái quá mơ màng, đáng trao con tem tận tay khách, thậm chí nếu tiện thì dán luôn cho khách, đằng này để vội rồi mơ màng nhìn lên tán cây. Ở đây chỉ phê phán cái việc đó là đủ, để cô tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm về sau. Việc gì cũng phải làm cẩn thận, cẩn thận không bao giờ thừa cả…
Điều thứ hai, tôi lý lẽ hăng say hơn, là sự hợp. Tức là việc cái nhân duyên người ta hợp nhau, hoặc khắc nhau. Ông khách chắc mới được cắt cử một việc gì đó, nói rằng nếu cô là thư ký thì sẽ bị sa thải. Cái ông này kể cũng thật thà, nhưng nghĩ chưa có chiều sâu. Cuộc đời cốt có sự hợp.
Từng “cặp đời” cần sự hợp hơn cả, nếu không là vất. Ông sếp này hợp với cô thư ký kia, người trợ lý kia. Hợp đây là cả về dương, cả âm, nhiều điều khác của tư duy, tâm tính, cư xử… Nói chữ xưa là cái can, cái cung, cái mệnh nữa. Vấn đề không phải là ông chọn được cô ta hoặc có quyền sa thải cô ta, mà là cái “vận mệnh” của cô ấy gắn bó thế nào với “vận mệnh” của ông, sự tiến thân của ông. Nếu cô ta hăng hái, xăng xái đến mấy, thậm chí là sự hiến thân hoàn toàn, nhưng cái mệnh cô ta “hãm” ông, thì mọi chuyện cũng vất.
Tôi nói mông lung quá, như là cõi mơ màng của cô gái kia, nhưng phải nói tận cùng như thế mới đúng. Riêng ông càng phải tìm hiểu điều ấy. Nếu không thì chỉ có hỏng.
Hôm sau tôi ra mua tem thì thấy một cô Thương khác. Thương không nhìn mãi lên bờ cây xa nữa, mà ngay từ đầu, cứ nhìn mãi vào tôi, con mắt cười vẫn vừa buồn vừa vui như mọi ngày. Con tem bây giờ cô đưa tận tay, không đè lọ hồ như lần trước. Thương bảo:
- Nghe anh nói lần ấy với ông khách hàng khó tính, về nhà em cứ ngẫm nghĩ mãi. Đoạn đầu anh nói em không hiểu, chỉ biết là anh và ông khách đã nói đúng. Tức là đã vào công việc là phải tỉnh táo, chính xác, tận tụy. Mơ màng là hỏng. Còn đoạn sau thì hay quá. Tức là sự hợp nhau. Các thầy ở chùa cũng từng dạy em như vậy. Người hợp thì hiểu nhau, thông cảm nhau, nghe nhau. Từ đó mà cùng đi lên mãi. Nên không thể chê bai vứt bỏ người này mà đâm đầu vào người kia. Nhưng thôi, người ta sắp chuyển em đi rồi. Em đi học nghề, nghề lái xe…
Khi đã ngồi bên chiếc xe điện hoa như một chú cánh cam mầu vàng, đi lẹ làng qua những quãng đường lội dọc lối có luống hoa hai bên, tôi mới nhìn kỹ, mới cắt nghĩa được câu chuyện từ cô Thương mơ màng xưa đến cô Thiền nay. Cô có hai tên, thủa bé được nhà chùa nuôi thì gọi là Thiền, cái Thiền. Cái tên con gái như vậy hàm ý một điều gì sâu xa lắm, như là cái chất Thiền trong cuộc đời này. Khi cô dừng xe ở lối lên, một bờ dốc đầy sỏi, có hương ngâu thoang thoảng và đầy bóng cây, cô quay sang nói đầy chân tình, pha từ Nam Bộ:
- Anh chờ chút xíu.
Tôi nhận ra hoàn toàn sự mơ màng lạ lùng nhưng chứa đầy sự tinh ý của cô Thương năm trước. Tà áo dài thanh thiên bay bay. Hễ có dịp đi ngang là cô lại ghé qua chùa xưa. Có lần cô bảo tôi và cô là “đồng hương xóm Chùa” là như vậy. Mới lọt lòng cô mất cả mẹ và bố vì một trận đói, được chùa Tổ đây đem về nuôi. Sau đó đến tuổi đi học nhà chùa lại đưa cô sang ở ngôi chùa bên kia cầu, gần bến nước, để học ở trường làng. Cô vào ngành bưu điện từ ngôi chùa bên kia sông.
Bây giờ cô lái xe điện hoa. Đây là loại xe bưu điện loại mới, có nét văn minh, mà nhiều người chưa một lần cần đến. Cái tên lạ, có người còn sợ đến gần vì tưởng nó được dùng trong việc tang lễ, điện táng. Không phải như vậy. Cuộc sống khá dần lên, những dịp như sinh nhật, khai trương nhà mới, ngày hiếu hỉ, người ta muốn gửi những tình cảm đẹp nhất, nhanh nhất đến cho nhau. Có khi là những bức ảnh hoa đẹp, độc đáo, nhiều ý nghĩa. Thậm chí có cả lẵng hoa thật, tươi mới.
Con gái làm công việc này là cần, nhưng cũng hiếm hoi. Tưởng tượng, cái xe điện hoa ấy, những bông hoa ấy… mà được một tà áo dài đem đến. Cuộc sống hàng ngày càng đòi hỏi cao, đồng bộ, đòi được đáp ứng. Cô sinh ra như để cho công việc ấy. Vẫn mơ màng đấy, nhưng cần tốc độ và tinh ý biết bao.
Khi tà áo dài thiên thanh từ cổng chùa ra, tôi vẫn mơ màng trên chiếc xe điện hoa. Cô từng hứa kể cho tôi nghe nhiều chuyện nữa. Tôi chưa có một điều gì vui để cần đến dịch vụ điện hoa. Nhưng tôi và cô như có duyên tiền kiếp, cảm thấy cần nhau để chia sẻ những chuyện vui buồn. Sau lần bị đẩy ra khỏi công việc nhàn nhã là ngồi ở quầy, cô vào một lĩnh vực thật là trái khoáy.
Cô là một trong những cô gái bưu điện mảnh mai đầu tiên bước vào cái công việc này. Chính sư thầy, xóm Chùa lần nữa cưu mang cô, góp cả tiền bồi dưỡng, cả quả cam, quả chuối cho cô hoàn thành đợt học lái xe cấp tốc. Và điều này làm tôi giật mình: Trên cái sân Quần Ngựa ấy, vào mùa mưa lầy lội ấy, đêm đêm có tiếng xe máy, xe như tức thở, ngọn đèn pha hắt qua làn mưa bụi suốt đêm, có người con gái khổ luyện ở đấy. Đó là Thương.
Mùa mưa lũ năm ngoái cả xóm tôi ngập hết. Và cái vùng quê thân yêu ở cái rốn châu thổ sông Hồng, bên kia cầu đi xuống vài chục cây số theo đường chim bay, con đê Thanh Hồng quê tôi bị vỡ. Trong phố, nhiều con đường ngập nước vắng teo. Khó nhất lúc này là việc đi lại. Muốn về quê, phải qua bên kia cầu đón xe. Tôi đang lội qua hẻm phố cạnh vườn hoa thì nghe tiếng gọi:
- Anh ơi, lên đây. Em Thiền đây mà!
Tiếng gọi thân thiết mà lạ lùng. Bởi tôi và Thiền hàng năm mới gặp nhau, có hẹn hò gì đâu. Hôm nay không có tà áo thiên thanh, chỉ tấm áo cộc tay màu ghi đá rất gọn và khỏe. Thiền đưa điện hoa cho một công ty khai trương. Hỏi:
- Anh đi đâu?
Đành nói thật việc qua bên kia cầu. Thiền liền bảo đưa tôi đi. Tôi từ chối nhưng không được.
Bên kia cầu trời vẫn mưa, con sông ngầu đỏ cuồn cuộn, nước tràn lên cả mặt cầu. Thiền trầm lắng chỉ bờ cây xa lắc dọc bờ sông và nói:
- Em còn sống ở chùa xa kia.
Nhìn ra, bầu trời vùng tả ngạn sũng nước. Tôi sẽ đi đến đó. Chiếc xe cánh cam đỗ xịch, như không có gì xẩy ra. Nó đột nhiên vòng lại, và Thiền vẫy tay chào tôi, qua màn mưa dày đặc.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Code CCMS Gaming v4.0
[English Study] - Listening and note taking skill: Noteworthy 3rd edition - GT luyện nghe very coo...
Truyện cười sưu tập
Khi chồng mua bánh sinh nhật
Email Remove
Phần Mềm Soạn Thảo Trắc Nghiệm
một số tại liệu tiếng anh
Pronunciation power - Học phát âm tiếng anh cực chuẩn
FontViewOK- là phần mềm hiển thị nhanh các font được cài đặt trên máy tính
Chuzzle Christmas Edition v1.0
Năm ấy mưa cũng to, đất thấp nên lội nhiều chỗ. Tôi đang lúng túng chưa biết chọn lối vào để tránh nước thì có tiếng xe rất êm, rồi tiếng con gái gọi:
- Anh ơi, lên đây. Em Thiền đây mà.
- Tôi ngạc nhiên hết sức, suýt đặt cả bàn chân xuống nước. Cô gái có mái tóc dài, mặc tấm áo dài màu thanh thiên, trên ngực có đính tấm thẻ bưu điện, ảnh và số xe. Tôi nhớ ra ngay mái tóc, buông rất mềm, và đôi mắt vừa vui lại vừa buồn không thể lẫn được. Còn tất cả thì chịu, từ chiếc xe điện hoa sơn màu vàng rất đẹp mà cô lái đến sức nhớ của cô. Như trong mơ.
Hồi ấy tôi mới ra trường, làm ở một cơ quan gần công viên. Hàng ngày khi đi làm và khi rỗi thường để mắt đến bờ cây vắng và lạ nhất ở đây, nhất là cái quán bưu điện dã chiến vắng vẻ quanh năm. Dạo ấy các cơ sở bưu điện chưa rôm rả, các quán thì vắng lắm, chỉ người lác đác đến mua con tem. Lá vàng buông đầy quán nhỏ.
Nhân viên bưu điện là một cô gái, suốt ngày ngồi như một bức ký họa tĩnh vật, như thức như ngủ. Dần dà tôi đến mua tem, chủ yếu để thư giãn. Giữa thảm lá vàng buông dệt, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt vui buồn của cô gái gợi sự mơ màng hết sức. Đúng là mơ màng. Cô không ngủ đâu, vẫn thức đấy, nhưng cử động chậm rãi khác thường.
Đôi mắt luôn để ở bờ cây xa, đột nhiên có khách thì lập tức, nhìn xoáy vào người đó, như thôi miên. Tay cô cầm tem và phong bì cho khách cũng rất lạ, đưa vội, chèn cái hộp hồ dán lên, thế là xong. Không phải là sự khinh khỉnh, cũng không phải là sự chểnh mảng công việc, mà nói đúng là mơ màng. Đúng là sự mơ màng.
Đến ngày sự mơ màng đó có chuyện. Tôi đang đi dọc bờ cây vắng thì có tiếng ầm ỹ. Quán bưu điện có chuyện. Một ông khách ăn mặc chỉn chu, mặt lạnh, choắt và xanh, ghé vội mua con tem. Ông này vội và mọi động tác biểu hiện một sự quan trọng hóa quá mức. Chắc cô thì vẫn vậy, mơ màng đưa cái tem, chìa lên hộp hồ dán, mắt nhìn lên bờ cây xa. Sự cố là ở ngọn gió thổi từ hồ lên, làm bay mất con tem. Ông khách thấy vậy, mắng cô, nói cô rất nặng lời. Đại loại:
- Cô tiểu tư sản vừa vừa chứ… Tôi thì, tôi thì… sẽ báo lên cấp trên của cô.
Cuối cùng là câu chốt lại:
- Cô mà là thư ký của tôi thì tôi sẽ đuổi cô ngay. Sự mơ màng không chống đỡ nổi, chỉ ú ớ với lời:
- Xin lỗi.
Ông khách không vừa, hỏi:
- Tên cô là gì?
Tiếng đáp:
- Dạ, là Thương.
Ông khách đòi lập biên bản về tính trách nhiệm của nhân viên bưu điện. Tôi đi qua, xin phép góp lời. Theo tôi, một cánh tem bay đi, không cần thiết đến mức phải lập biên bản. Biên bản là dành cho sự thất thoát quan trọng, như là sự tham nhũng. Nhưng cô Thương thì nên xem lại cách bán tem. Ông khách còn nhiều lời, đến mức tôi phải nói với ông rằng cái phạm trù tiểu tư sản ông nêu xem ra rộng quá và có điều bất ổn.
Một thời, cái gì cũng quy là tiểu tư sản, tức là tư sản nhỏ, e chúng ta mông muội và hiểu sai ba chữ cái Tầu này. Ai trong chúng ta chả mong có một ít vật chất của cải, nói chữ là tài sản nhỏ, và một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thoát, đẹp đẽ. Sự mơ mộng, mơ màng kia cũng là bản tính của con người.
Có chăng là việc cô gái quá mơ màng, đáng trao con tem tận tay khách, thậm chí nếu tiện thì dán luôn cho khách, đằng này để vội rồi mơ màng nhìn lên tán cây. Ở đây chỉ phê phán cái việc đó là đủ, để cô tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm về sau. Việc gì cũng phải làm cẩn thận, cẩn thận không bao giờ thừa cả…
Điều thứ hai, tôi lý lẽ hăng say hơn, là sự hợp. Tức là việc cái nhân duyên người ta hợp nhau, hoặc khắc nhau. Ông khách chắc mới được cắt cử một việc gì đó, nói rằng nếu cô là thư ký thì sẽ bị sa thải. Cái ông này kể cũng thật thà, nhưng nghĩ chưa có chiều sâu. Cuộc đời cốt có sự hợp.
Từng “cặp đời” cần sự hợp hơn cả, nếu không là vất. Ông sếp này hợp với cô thư ký kia, người trợ lý kia. Hợp đây là cả về dương, cả âm, nhiều điều khác của tư duy, tâm tính, cư xử… Nói chữ xưa là cái can, cái cung, cái mệnh nữa. Vấn đề không phải là ông chọn được cô ta hoặc có quyền sa thải cô ta, mà là cái “vận mệnh” của cô ấy gắn bó thế nào với “vận mệnh” của ông, sự tiến thân của ông. Nếu cô ta hăng hái, xăng xái đến mấy, thậm chí là sự hiến thân hoàn toàn, nhưng cái mệnh cô ta “hãm” ông, thì mọi chuyện cũng vất.
Tôi nói mông lung quá, như là cõi mơ màng của cô gái kia, nhưng phải nói tận cùng như thế mới đúng. Riêng ông càng phải tìm hiểu điều ấy. Nếu không thì chỉ có hỏng.
Hôm sau tôi ra mua tem thì thấy một cô Thương khác. Thương không nhìn mãi lên bờ cây xa nữa, mà ngay từ đầu, cứ nhìn mãi vào tôi, con mắt cười vẫn vừa buồn vừa vui như mọi ngày. Con tem bây giờ cô đưa tận tay, không đè lọ hồ như lần trước. Thương bảo:
- Nghe anh nói lần ấy với ông khách hàng khó tính, về nhà em cứ ngẫm nghĩ mãi. Đoạn đầu anh nói em không hiểu, chỉ biết là anh và ông khách đã nói đúng. Tức là đã vào công việc là phải tỉnh táo, chính xác, tận tụy. Mơ màng là hỏng. Còn đoạn sau thì hay quá. Tức là sự hợp nhau. Các thầy ở chùa cũng từng dạy em như vậy. Người hợp thì hiểu nhau, thông cảm nhau, nghe nhau. Từ đó mà cùng đi lên mãi. Nên không thể chê bai vứt bỏ người này mà đâm đầu vào người kia. Nhưng thôi, người ta sắp chuyển em đi rồi. Em đi học nghề, nghề lái xe…
Khi đã ngồi bên chiếc xe điện hoa như một chú cánh cam mầu vàng, đi lẹ làng qua những quãng đường lội dọc lối có luống hoa hai bên, tôi mới nhìn kỹ, mới cắt nghĩa được câu chuyện từ cô Thương mơ màng xưa đến cô Thiền nay. Cô có hai tên, thủa bé được nhà chùa nuôi thì gọi là Thiền, cái Thiền. Cái tên con gái như vậy hàm ý một điều gì sâu xa lắm, như là cái chất Thiền trong cuộc đời này. Khi cô dừng xe ở lối lên, một bờ dốc đầy sỏi, có hương ngâu thoang thoảng và đầy bóng cây, cô quay sang nói đầy chân tình, pha từ Nam Bộ:
- Anh chờ chút xíu.
Tôi nhận ra hoàn toàn sự mơ màng lạ lùng nhưng chứa đầy sự tinh ý của cô Thương năm trước. Tà áo dài thanh thiên bay bay. Hễ có dịp đi ngang là cô lại ghé qua chùa xưa. Có lần cô bảo tôi và cô là “đồng hương xóm Chùa” là như vậy. Mới lọt lòng cô mất cả mẹ và bố vì một trận đói, được chùa Tổ đây đem về nuôi. Sau đó đến tuổi đi học nhà chùa lại đưa cô sang ở ngôi chùa bên kia cầu, gần bến nước, để học ở trường làng. Cô vào ngành bưu điện từ ngôi chùa bên kia sông.
Bây giờ cô lái xe điện hoa. Đây là loại xe bưu điện loại mới, có nét văn minh, mà nhiều người chưa một lần cần đến. Cái tên lạ, có người còn sợ đến gần vì tưởng nó được dùng trong việc tang lễ, điện táng. Không phải như vậy. Cuộc sống khá dần lên, những dịp như sinh nhật, khai trương nhà mới, ngày hiếu hỉ, người ta muốn gửi những tình cảm đẹp nhất, nhanh nhất đến cho nhau. Có khi là những bức ảnh hoa đẹp, độc đáo, nhiều ý nghĩa. Thậm chí có cả lẵng hoa thật, tươi mới.
Con gái làm công việc này là cần, nhưng cũng hiếm hoi. Tưởng tượng, cái xe điện hoa ấy, những bông hoa ấy… mà được một tà áo dài đem đến. Cuộc sống hàng ngày càng đòi hỏi cao, đồng bộ, đòi được đáp ứng. Cô sinh ra như để cho công việc ấy. Vẫn mơ màng đấy, nhưng cần tốc độ và tinh ý biết bao.
Khi tà áo dài thiên thanh từ cổng chùa ra, tôi vẫn mơ màng trên chiếc xe điện hoa. Cô từng hứa kể cho tôi nghe nhiều chuyện nữa. Tôi chưa có một điều gì vui để cần đến dịch vụ điện hoa. Nhưng tôi và cô như có duyên tiền kiếp, cảm thấy cần nhau để chia sẻ những chuyện vui buồn. Sau lần bị đẩy ra khỏi công việc nhàn nhã là ngồi ở quầy, cô vào một lĩnh vực thật là trái khoáy.
Cô là một trong những cô gái bưu điện mảnh mai đầu tiên bước vào cái công việc này. Chính sư thầy, xóm Chùa lần nữa cưu mang cô, góp cả tiền bồi dưỡng, cả quả cam, quả chuối cho cô hoàn thành đợt học lái xe cấp tốc. Và điều này làm tôi giật mình: Trên cái sân Quần Ngựa ấy, vào mùa mưa lầy lội ấy, đêm đêm có tiếng xe máy, xe như tức thở, ngọn đèn pha hắt qua làn mưa bụi suốt đêm, có người con gái khổ luyện ở đấy. Đó là Thương.
Mùa mưa lũ năm ngoái cả xóm tôi ngập hết. Và cái vùng quê thân yêu ở cái rốn châu thổ sông Hồng, bên kia cầu đi xuống vài chục cây số theo đường chim bay, con đê Thanh Hồng quê tôi bị vỡ. Trong phố, nhiều con đường ngập nước vắng teo. Khó nhất lúc này là việc đi lại. Muốn về quê, phải qua bên kia cầu đón xe. Tôi đang lội qua hẻm phố cạnh vườn hoa thì nghe tiếng gọi:
- Anh ơi, lên đây. Em Thiền đây mà!
Tiếng gọi thân thiết mà lạ lùng. Bởi tôi và Thiền hàng năm mới gặp nhau, có hẹn hò gì đâu. Hôm nay không có tà áo thiên thanh, chỉ tấm áo cộc tay màu ghi đá rất gọn và khỏe. Thiền đưa điện hoa cho một công ty khai trương. Hỏi:
- Anh đi đâu?
Đành nói thật việc qua bên kia cầu. Thiền liền bảo đưa tôi đi. Tôi từ chối nhưng không được.
Bên kia cầu trời vẫn mưa, con sông ngầu đỏ cuồn cuộn, nước tràn lên cả mặt cầu. Thiền trầm lắng chỉ bờ cây xa lắc dọc bờ sông và nói:
- Em còn sống ở chùa xa kia.
Nhìn ra, bầu trời vùng tả ngạn sũng nước. Tôi sẽ đi đến đó. Chiếc xe cánh cam đỗ xịch, như không có gì xẩy ra. Nó đột nhiên vòng lại, và Thiền vẫy tay chào tôi, qua màn mưa dày đặc.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.