[T.Ngắn] - Những ông vua
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Ngày ngày tôi vẫn thường đi qua cái ngõ nhỏ ấy và thỉnh thoảng chạnh lòng nhớ đến một người quen. Nhưng lần nào cũng vậy, định rẽ vào ngõ thì lại nhớ ra việc khác cần làm gấp.
Thế nên cái ý định của tôi chỉ được thực hiện vào một ngày mà tôi chẳng biết nên đi đâu làm cái gì, một ngày buồn tẻ trong vô số những ngày buồn tẻ của tôi. Lúc đó tôi như con bò trệu trạo nhá lại các ý nghĩ chán chường. Chú Hà cũng là một sự chán chường. Và tôi đã nhai phải chú.
Cách đây vài năm, tôi quen chú qua "Hội những người làm báo nghiệp dư". Hồi đó chú còn máu me lắm, như thùng thuốc súng lúc nào cũng chực nổ tung vậy. Thế rồi thời gian trôi đi. Tôi chứng kiến thời gian đã dội những gáo nước lạnh lên chú. Sẽ chẳng ngọn lửa nào đủ để hong khô và làm chú nổ tung được nữa. Chú Hà của tôi, ướt đẫm, như một chiếc bánh đa ỉu, cuối cùng vật vờ chui ra chui vào cái ngõ nhỏ lát gạch cuối phố vắng.
Đó là cái ngõ duy nhất trong thành phố có lá tre tơi lăn tăn, có hoa dâm bụt nở đỏ chói mắt, có bụi cúc tần vàng giăng mắc những dây tơ hồng màu vàng. Gần đó có cổng tam quan ngôi chùa cũ, thời gian đã gặm nó trơ xương để lộ ra màu xám đen rêu mốc. Đôi khi một cơn gió cũng đủ giật bong từng mảng vữa lẫn gạch lâu năm, màu hồng của lớp gạch trông như vết bỏng chưa kịp lên da non đã bị bóc ra, lở loét, bẩn thỉu. Thêm vào đó là cây dại mọc hoang tàn, nhà chùa chỉ lo gõ mõ niệm phật, chẳng ai buồn ngó đến lối đi hẹp đầy cỏ dại. Nhà chùa đi lối phụ thẳng ra phố, cổng tam quan thành chỗ trú ngụ cho chim sẻ. Ngày trước khi cao hứng chú Hà thường leo lên góc tam quan trải chiếu nằm ngắm sao đọc thơ. Tôi còn nhớ chứ. Tôi còn nhớ đôi mắt chú bắt ánh sao lung linh, sáng lóe lên rồi vụt tắt. Có ngôi sao nào đó cháy hết mình. Tôi bảo chú Hà rằng: "Cháu thích lắm! Sáng chói và lao đi giữa màn đêm".
Lúc đó chú cháu tôi uống rượu, khi uống rượu thì cái gì cũng nhẹ như lông hồng vậy. Rượu không thể đốt nổi chú Hà, nhưng tôi thấy đôi mắt chú bốc cháy.
Tôi gần như nhắm mắt mà bước đi, vì có mở mắt thì cũng chẳng nhìn thấy gì. Trời tối đen, chùa tối đen, đường tối đen, hãi hùng dấn bước. Nhà chú Hà cạnh chùa, đến tam quan rẽ trái, tôi nhớ như vậy. Tôi rẽ trái và rảo bước. Tôi thấy có ánh đèn điện. Thấy đồ đạc. Rồi thấy chú Hà của tôi. Chúng tôi ôm nhau. Tôi cười. Chú khóc.
Một lát sau tôi nhận ra vợ con chú nữa. Nhưng tôi quay lại ngắm chú. Không còn gì của tuổi trung niên nữa, trước mắt tôi là một ông già, đôi mắt màu tro lãnh đạm. Chú đi quanh tôi, chú cười nói và mừng rỡ, nhưng vẫn đôi mắt lãnh đạm.
- Chú khác nhiều quá - Tôi nói.
- Ừ - Chú đáp. Tao phì ra, ít lo nghĩ. Tao mừng quá thấy mày còn nhớ đến thân già này. Nhưng cũng đỡ khổ rồi. Mày kể xem từ đó tới nay...
Đây không phải là một câu chuyện kể, dù nó có đường dây nhân vật. Đây cũng không phải là truyện thuộc "thể loại tình cảm" dù nó dung chứa tình yêu. Đây có thể xem là một câu chuyện của những ý nghĩ, hay sự diễn dịch của lý tính. Tuy nhiên, điều thú vị là Đặng Thiều Quang đã diễn dịch những ý nghĩ ấy rất nhẹ nhàng, không lên gân, triết lý. Vậy mà cuối cùng lại thấy "chí lý".
Một đời người, ngó bộ dài dặc vậy nhưng kỳ thực chóng vánh vèo qua. Nhưng "Người ta sinh ra, lớn lên, già đi, rồi chết đi trong một vương quốc hạn hẹp của riêng mình chẳng muốn rời bỏ nó...". Cái thế giới mà Đặng Thiều Quang muốn mô tả chính là thế giới của những người đàn ông - những ông vua trong nhà. Khi giã từ tuổi trẻ nhiệt huyết đắm say, con người ta thường rơi vào những toan tính danh lợi. Giàu có là đích đến hiển nhiên. Nhưng cũng hiển nhiên một sự hụt hẫng, rạn nứt. Dẫu biết những rạn rứt kia nhiều khi chỉ là vô hình. Nhưng sự rạn nứt trong linh giác, cũng có khả năng đánh mất sự dung chứa. Và, có khi chưa bị đổ vỡ đã là trống không rồi.
Thế nhưng, dù cuộc đời có toan tính cỡ nào, thì khi đứng trước tình yêu, những "ông vua" đều dễ bị "phế truất" như nhau. Từ một người trong vai chú cháu, gã đã hạ xuống thành anh em, rồi cuối cùng nhìn nhận mình chỉ là "một gã trống choai" khờ dại. Tình yêu luôn trẻ trung và vụng dại. Tình yêu không có chỗ trong những "ông vua", dẫu biết rồi có ngày "gã trống choai" cũng sẽ trở thành "ông vua trong nhà". Truyện kết thúc, mà ý nghĩ vẫn còn dư vang. Truyện khép lại bằng nụ cười, mà thấy vẫn ẩn giấu một tiếng thở dài mơ hồ...
Trần Nhã Thụy
Tôi chẳng có gì để kể về mình, tôi vẫn là tôi như mọi năm. Chú Hà lại không có vẻ như vậy. Chú bệ vệ, oai phong thêm nhiều, giàu có thêm nhiều. Tôi nhìn thấy cô con gái chú thập thò sau cây đàn piano. Bà già nhiều nếp nhăn, nhiều dây chuyền vàng đang ngồi kia là vợ chú.
Chú mừng đón tôi như cố tri. Tôi cũng mừng, nhưng cảm giác đó qua đi rất nhanh. Cả tôi và chú đều tránh nói đến những chuyện ngày trước. Tôi kể về công việc hiện tại, chú kể chuyện buôn bán. Tôi biết từ lâu chú không còn viết lách báo chí gì nữa, chỉ lo kiếm thật nhiều tiền và nuôi dạy con cái.
Cô con gái của chú tên là Quỳnh, cách đây mấy năm còn là một cô bé con, nay đã học đại học. Thỉnh thoảng khi nói chuyện tôi bắt gặp ánh mắt cô, tôi xao xuyến lạ lùng.
- Tao không biết phải dạy nó cái gì - Chú Hà nói - Tao và mày là đàn ông thì biết dạy nhau chứ nó thì chịu. Tao đã thử theo cách của tao. Nhưng mà...
Chú không đáp. Tôi nhìn Quỳnh. Cô ấy nhìn tôi thoáng chút rụt rè. Tôi chợt hình dung ra cách giáo dục của chú Hà: Một ngôi nhà biệt lập với môi trường xung quanh, đầy đủ tiện nghi. Chú sợ con gái bị ảnh hưởng bởi những điều xấu. Mà đã có lúc chú thấy quanh đây cái gì cũng xấu xa cả.
Tôi nhìn Quỳnh lần nữa. Lần này rất lâu. Cô ấy có đôi mắt thật lạ, và tôi quên mất rằng không nên nhìn quá lâu như vậy.
- Mày có thể đánh bạn với nó - Chú Hà nói.
- Không! - Tôi đáp - Như chú với cháu gái thôi thì được.
- Tại sao?
- Vì cháu đã là đàn ông trưởng thành rồi, một thằng đàn ông đểu cáng nữa là khác.
Chú Hà lấy tay xoa vào bức tường gạch và lẩm bẩm một mình cái gì đó.
- Mày có bao giờ nghĩ về cái chết không?
- Có chứ chú.
- Khi nào?
- Khi cháu nghĩ về sự sống.
- Ờ ! - Chú thở dài - Tao thì ngược lại.
Tôi chào chú rồi ra về. Chú đứng ở ngõ, lẫn trong màn đêm. Tôi đoán chú nhìn tôi đến lúc khuất bóng mới quay vào.
- Em là một cô gái thật ngoan - Tôi nói.
- Không hẳn đâu.
- Ai cũng nói như em cả thôi.
- Em biết mình như thế nào.
- Ừ ! - Tôi uể oải - Ai cũng nghĩ vậy. Rồi tất cả đều nhầm lẫn, hoặc đều đúng đắn.
- Thế còn anh? - Cô hỏi lại.
- Anh ư? - Tôi cười - Anh trở nên lẩm cẩm rồi.
- Em không thích nghe điều ấy.
Tôi bỏ mặc cô ngoài vườn, đi về phía ông bố. Ông đang bận bịu gì đó về chuyện kinh doanh của ông.
- Chú Hà à! Cháu về đây.
- Chủ nhật ghé qua nhé!
Tôi gật đầu, bước ra ngõ.
- Này ! - Chú Hà gọi giật lại và hạ giọng - Mày đối với con Quỳnh như thế nào?
- Như bố và con gái thôi - Tôi ghé tai chú nói thầm và sau đó chui vào ngõ.
Cô ấy nhìn tôi mỗi ngày một khác, như quyến luyến hơn. Từ một ngày vô nghĩa tôi đều thăm chú Hà sau những năm gần như quên bẵng sự tồn tại của chú, rồi đến những lần sau là vì cô ấy nhiều hơn. Cô ấy hiểu như thế. Ai cũng hiểu như thế, trừ tôi ra. Tôi đã nói là với Quỳnh, tôi như có tư cách cha chú, tôi gấp đôi tuổi cô. Tôi vẫn chờ câu hỏi trực diện của chú Hà, hoặc một lời thẳng thừng: "Mày cút đi và đừng có quan tâm đến con gái tao!". Chú vẫn có cái lối ăn nói thô lỗ như vậy.
- Mày đối với con Quỳnh như thế nào?
- Như anh trai với em gái thôi - Tôi đáp và lại bước ra ngõ. Cái ngõ vắng này sao mà lạnh lùng. Mà cũng đúng thôi, nó chỉ là cái ngõ dẫn vào nhà người quen. Tôi và chú có mối quan hệ thân mật từ xưa, thậm chí suồng sã. Nhưng trong mối quan hệ này dấn thêm một bước lại là chuyện khác hẳn? Tôi phì cười khi nghĩ một ngày nào đó phải coi chú như bố vợ. Có lẽ tôi không chịu nổi điều đó. Tôi phải tập quen với ý nghĩ rằng chúng tôi không ràng buộc điều gì, chỉ là những con người xa lạ. Chú Hà chờ đợi cái sẽ đến mà không thể tránh khỏi, hay chính nó đang chờ chú phía trước: Đó là cái chết. Cũng có thể tôi nghĩ quẩn. Nhưng bản thân tôi cũng đang nhích từng bước về phía đó, tôi cũng chờ nó đến từ xa. Tất cả chúng ta đều đang lê bước về phía cái chết. Chú Hà cảm thấy nó gần quá rồi. Tôi chỉ có thể giúp chú bằng cách nói về điều đó một cách thản nhiên.
- Đến một lúc nào đó mày sẽ cảm thấy cái điều mà tao đang phải chịu đựng.
- Vâng! - Tôi thờ ơ - Ai cũng vậy thôi.
- Nhìn lại - Chú ngập ngừng - Mới thấy rằng tao chẳng có cái gì hết. Sống cả đời chẳng có cái gì hết.
- Chú có tiền bạc, và cả Quỳnh nữa.
- Rồi điều đó tao cũng sẽ mất nốt - Chú Hà bỗng nhếch mép cười - Tao muốn con Quỳnh nó lấy được một thằng tử tế. Mà tao sống cả đời có thấy ai tử tế đâu. Đàn ông như nhau cả, tốt xấu gì cũng chỉ là một thứ vị kỷ dễ phỉnh phờ những con bé ngây thơ.
- Chú đã phỉnh phờ nhiều chưa? - Tôi cười - Ngày xưa ấy?
- Tao không nhớ nổi là bao nhiêu. Nhưng cuộc đời là một chuỗi những soạn tuồng như thế đấy. Tao tán gái rất giỏi, nên tao đi guốc trong bụng bọn trống choai.
- Vâng! - Tôi cười thầm: "Ta đích thị là trống choai rồi còn gì". Nhưng tôi hiểu chú Hà không định dọa dẫm gì tôi. Chú ấy mà ghét đứa nào thì chẳng cần lôi thôi đến thế, chỉ cần túm cổ lẳng ra khỏi cửa.
- Mày đối với con Quỳnh thế nào? - Chú lại hỏi tôi một cách bất ngờ, đôi mắt ánh lên tia xám lạnh lẽo. Tôi không ưa kiểu nhìn ấy tẹo nào, nó khiến máu trong người tôi như sôi lên, đôi lông mày nhíu lại lúc nào không rõ. Nhưng tôi nhìn thẳng vào tận sâu tít trong đôi mắt xám của chú, thấy một sự lo sợ vô cớ và ích kỷ, rất ích kỷ.
- Như một gã trống choai - Tôi đáp.
- Em biết và mọi người đều biết - Tôi nói - Rằng anh thích em ngay cái hôm gặp gỡ ấy.
- Bố em bảo...
- Anh biết - Tôi cắt ngang - Bố em sẽ nói anh không hoàn toàn là một thằng tồi. Nhưng các ông bố cũng chẳng bao giờ muốn có con rể cả. Đấy, chung quy là thế đấy.
Tôi định nói thêm nhiều điều, sau lại thôi. Tôi nói rằng tôi yêu cô, thế là quá đủ rồi. Nói thích cô cũng đã là quá đủ rồi. Tôi nghĩ lan man về chú Hà, về khái niệm bố vợ, về sự lo sợ của tuổi già. Và cái mảnh đất cạnh chùa này, cái ngõ vắng cùng sự âm u của không gian quanh đây nữa. Người ta sinh ra, lớn lên, già đi, rồi chết đi trong một vương quốc hạn hẹp của riêng mình chẳng muốn rời bỏ nó. Đây đúng là thế giới riêng của chú Hà, đã bao năm rồi tôi mới nhận thức được rõ rệt điều đó. Một chú Hà năm xưa đầy tham vọng trở thành cái gì đó giữa vũ trụ rộng lớn, nay là ông vua trong nhà, ông vua đầy quyền uy, nhưng chỉ trong nhà mà thôi.
Tôi thở dài. Bởi vì tôi biết tôi cũng sẽ giống chú Hà, chẳng lâu la gì đâu, thời gian là một tên kẻ cướp không biết thương xót ai bao giờ. Tôi bắt đầu tưởng tượng ra cảnh vợ con. Có lẽ rồi tôi sẽ thu xếp ổn thỏa với chú Hà. Rồi tôi sẽ lấy cô ấy làm vợ. Tất nhiên là tôi không mong muốn gì hơn thế.
Đến ngày nào đó, tôi phải đối diện với một gã thanh niên trong nhà mình. Tôi sẽ hỏi: "Mày đối với con gái tao như thế nào? Với tư cách gì đây?". Tôi sẽ rất hài lòng nếu nó trả lời "Như một gã trống choai bố".
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Tranh đường phố
Thiên thần ở đâu?
Adobe All Products Keymaker 2009
[DRIVER] - WEBCAM Logitech QuickCam® Pro 4000 Win98/ME
Bạn Già Đố Chữ
[T.Ngắn] - Mùa xuân nấc thầm
Thủ thuật máy tính số 8 (Thứ hai 14-04-2008)
[Truyện Ngắn] Gã làm thuê
[T.Cổ Tích] - Bảy Con Quạ
Ebook Kế toán và các văn bản pháp luật liên quan
Thế nên cái ý định của tôi chỉ được thực hiện vào một ngày mà tôi chẳng biết nên đi đâu làm cái gì, một ngày buồn tẻ trong vô số những ngày buồn tẻ của tôi. Lúc đó tôi như con bò trệu trạo nhá lại các ý nghĩ chán chường. Chú Hà cũng là một sự chán chường. Và tôi đã nhai phải chú.
Cách đây vài năm, tôi quen chú qua "Hội những người làm báo nghiệp dư". Hồi đó chú còn máu me lắm, như thùng thuốc súng lúc nào cũng chực nổ tung vậy. Thế rồi thời gian trôi đi. Tôi chứng kiến thời gian đã dội những gáo nước lạnh lên chú. Sẽ chẳng ngọn lửa nào đủ để hong khô và làm chú nổ tung được nữa. Chú Hà của tôi, ướt đẫm, như một chiếc bánh đa ỉu, cuối cùng vật vờ chui ra chui vào cái ngõ nhỏ lát gạch cuối phố vắng.
Đó là cái ngõ duy nhất trong thành phố có lá tre tơi lăn tăn, có hoa dâm bụt nở đỏ chói mắt, có bụi cúc tần vàng giăng mắc những dây tơ hồng màu vàng. Gần đó có cổng tam quan ngôi chùa cũ, thời gian đã gặm nó trơ xương để lộ ra màu xám đen rêu mốc. Đôi khi một cơn gió cũng đủ giật bong từng mảng vữa lẫn gạch lâu năm, màu hồng của lớp gạch trông như vết bỏng chưa kịp lên da non đã bị bóc ra, lở loét, bẩn thỉu. Thêm vào đó là cây dại mọc hoang tàn, nhà chùa chỉ lo gõ mõ niệm phật, chẳng ai buồn ngó đến lối đi hẹp đầy cỏ dại. Nhà chùa đi lối phụ thẳng ra phố, cổng tam quan thành chỗ trú ngụ cho chim sẻ. Ngày trước khi cao hứng chú Hà thường leo lên góc tam quan trải chiếu nằm ngắm sao đọc thơ. Tôi còn nhớ chứ. Tôi còn nhớ đôi mắt chú bắt ánh sao lung linh, sáng lóe lên rồi vụt tắt. Có ngôi sao nào đó cháy hết mình. Tôi bảo chú Hà rằng: "Cháu thích lắm! Sáng chói và lao đi giữa màn đêm".
Lúc đó chú cháu tôi uống rượu, khi uống rượu thì cái gì cũng nhẹ như lông hồng vậy. Rượu không thể đốt nổi chú Hà, nhưng tôi thấy đôi mắt chú bốc cháy.
Tôi gần như nhắm mắt mà bước đi, vì có mở mắt thì cũng chẳng nhìn thấy gì. Trời tối đen, chùa tối đen, đường tối đen, hãi hùng dấn bước. Nhà chú Hà cạnh chùa, đến tam quan rẽ trái, tôi nhớ như vậy. Tôi rẽ trái và rảo bước. Tôi thấy có ánh đèn điện. Thấy đồ đạc. Rồi thấy chú Hà của tôi. Chúng tôi ôm nhau. Tôi cười. Chú khóc.
Một lát sau tôi nhận ra vợ con chú nữa. Nhưng tôi quay lại ngắm chú. Không còn gì của tuổi trung niên nữa, trước mắt tôi là một ông già, đôi mắt màu tro lãnh đạm. Chú đi quanh tôi, chú cười nói và mừng rỡ, nhưng vẫn đôi mắt lãnh đạm.
- Chú khác nhiều quá - Tôi nói.
- Ừ - Chú đáp. Tao phì ra, ít lo nghĩ. Tao mừng quá thấy mày còn nhớ đến thân già này. Nhưng cũng đỡ khổ rồi. Mày kể xem từ đó tới nay...
Đây không phải là một câu chuyện kể, dù nó có đường dây nhân vật. Đây cũng không phải là truyện thuộc "thể loại tình cảm" dù nó dung chứa tình yêu. Đây có thể xem là một câu chuyện của những ý nghĩ, hay sự diễn dịch của lý tính. Tuy nhiên, điều thú vị là Đặng Thiều Quang đã diễn dịch những ý nghĩ ấy rất nhẹ nhàng, không lên gân, triết lý. Vậy mà cuối cùng lại thấy "chí lý".
Một đời người, ngó bộ dài dặc vậy nhưng kỳ thực chóng vánh vèo qua. Nhưng "Người ta sinh ra, lớn lên, già đi, rồi chết đi trong một vương quốc hạn hẹp của riêng mình chẳng muốn rời bỏ nó...". Cái thế giới mà Đặng Thiều Quang muốn mô tả chính là thế giới của những người đàn ông - những ông vua trong nhà. Khi giã từ tuổi trẻ nhiệt huyết đắm say, con người ta thường rơi vào những toan tính danh lợi. Giàu có là đích đến hiển nhiên. Nhưng cũng hiển nhiên một sự hụt hẫng, rạn nứt. Dẫu biết những rạn rứt kia nhiều khi chỉ là vô hình. Nhưng sự rạn nứt trong linh giác, cũng có khả năng đánh mất sự dung chứa. Và, có khi chưa bị đổ vỡ đã là trống không rồi.
Thế nhưng, dù cuộc đời có toan tính cỡ nào, thì khi đứng trước tình yêu, những "ông vua" đều dễ bị "phế truất" như nhau. Từ một người trong vai chú cháu, gã đã hạ xuống thành anh em, rồi cuối cùng nhìn nhận mình chỉ là "một gã trống choai" khờ dại. Tình yêu luôn trẻ trung và vụng dại. Tình yêu không có chỗ trong những "ông vua", dẫu biết rồi có ngày "gã trống choai" cũng sẽ trở thành "ông vua trong nhà". Truyện kết thúc, mà ý nghĩ vẫn còn dư vang. Truyện khép lại bằng nụ cười, mà thấy vẫn ẩn giấu một tiếng thở dài mơ hồ...
Trần Nhã Thụy
Tôi chẳng có gì để kể về mình, tôi vẫn là tôi như mọi năm. Chú Hà lại không có vẻ như vậy. Chú bệ vệ, oai phong thêm nhiều, giàu có thêm nhiều. Tôi nhìn thấy cô con gái chú thập thò sau cây đàn piano. Bà già nhiều nếp nhăn, nhiều dây chuyền vàng đang ngồi kia là vợ chú.
Chú mừng đón tôi như cố tri. Tôi cũng mừng, nhưng cảm giác đó qua đi rất nhanh. Cả tôi và chú đều tránh nói đến những chuyện ngày trước. Tôi kể về công việc hiện tại, chú kể chuyện buôn bán. Tôi biết từ lâu chú không còn viết lách báo chí gì nữa, chỉ lo kiếm thật nhiều tiền và nuôi dạy con cái.
Cô con gái của chú tên là Quỳnh, cách đây mấy năm còn là một cô bé con, nay đã học đại học. Thỉnh thoảng khi nói chuyện tôi bắt gặp ánh mắt cô, tôi xao xuyến lạ lùng.
- Tao không biết phải dạy nó cái gì - Chú Hà nói - Tao và mày là đàn ông thì biết dạy nhau chứ nó thì chịu. Tao đã thử theo cách của tao. Nhưng mà...
Chú không đáp. Tôi nhìn Quỳnh. Cô ấy nhìn tôi thoáng chút rụt rè. Tôi chợt hình dung ra cách giáo dục của chú Hà: Một ngôi nhà biệt lập với môi trường xung quanh, đầy đủ tiện nghi. Chú sợ con gái bị ảnh hưởng bởi những điều xấu. Mà đã có lúc chú thấy quanh đây cái gì cũng xấu xa cả.
Tôi nhìn Quỳnh lần nữa. Lần này rất lâu. Cô ấy có đôi mắt thật lạ, và tôi quên mất rằng không nên nhìn quá lâu như vậy.
- Mày có thể đánh bạn với nó - Chú Hà nói.
- Không! - Tôi đáp - Như chú với cháu gái thôi thì được.
- Tại sao?
- Vì cháu đã là đàn ông trưởng thành rồi, một thằng đàn ông đểu cáng nữa là khác.
Chú Hà lấy tay xoa vào bức tường gạch và lẩm bẩm một mình cái gì đó.
- Mày có bao giờ nghĩ về cái chết không?
- Có chứ chú.
- Khi nào?
- Khi cháu nghĩ về sự sống.
- Ờ ! - Chú thở dài - Tao thì ngược lại.
Tôi chào chú rồi ra về. Chú đứng ở ngõ, lẫn trong màn đêm. Tôi đoán chú nhìn tôi đến lúc khuất bóng mới quay vào.
- Em là một cô gái thật ngoan - Tôi nói.
- Không hẳn đâu.
- Ai cũng nói như em cả thôi.
- Em biết mình như thế nào.
- Ừ ! - Tôi uể oải - Ai cũng nghĩ vậy. Rồi tất cả đều nhầm lẫn, hoặc đều đúng đắn.
- Thế còn anh? - Cô hỏi lại.
- Anh ư? - Tôi cười - Anh trở nên lẩm cẩm rồi.
- Em không thích nghe điều ấy.
Tôi bỏ mặc cô ngoài vườn, đi về phía ông bố. Ông đang bận bịu gì đó về chuyện kinh doanh của ông.
- Chú Hà à! Cháu về đây.
- Chủ nhật ghé qua nhé!
Tôi gật đầu, bước ra ngõ.
- Này ! - Chú Hà gọi giật lại và hạ giọng - Mày đối với con Quỳnh như thế nào?
- Như bố và con gái thôi - Tôi ghé tai chú nói thầm và sau đó chui vào ngõ.
Cô ấy nhìn tôi mỗi ngày một khác, như quyến luyến hơn. Từ một ngày vô nghĩa tôi đều thăm chú Hà sau những năm gần như quên bẵng sự tồn tại của chú, rồi đến những lần sau là vì cô ấy nhiều hơn. Cô ấy hiểu như thế. Ai cũng hiểu như thế, trừ tôi ra. Tôi đã nói là với Quỳnh, tôi như có tư cách cha chú, tôi gấp đôi tuổi cô. Tôi vẫn chờ câu hỏi trực diện của chú Hà, hoặc một lời thẳng thừng: "Mày cút đi và đừng có quan tâm đến con gái tao!". Chú vẫn có cái lối ăn nói thô lỗ như vậy.
- Mày đối với con Quỳnh như thế nào?
- Như anh trai với em gái thôi - Tôi đáp và lại bước ra ngõ. Cái ngõ vắng này sao mà lạnh lùng. Mà cũng đúng thôi, nó chỉ là cái ngõ dẫn vào nhà người quen. Tôi và chú có mối quan hệ thân mật từ xưa, thậm chí suồng sã. Nhưng trong mối quan hệ này dấn thêm một bước lại là chuyện khác hẳn? Tôi phì cười khi nghĩ một ngày nào đó phải coi chú như bố vợ. Có lẽ tôi không chịu nổi điều đó. Tôi phải tập quen với ý nghĩ rằng chúng tôi không ràng buộc điều gì, chỉ là những con người xa lạ. Chú Hà chờ đợi cái sẽ đến mà không thể tránh khỏi, hay chính nó đang chờ chú phía trước: Đó là cái chết. Cũng có thể tôi nghĩ quẩn. Nhưng bản thân tôi cũng đang nhích từng bước về phía đó, tôi cũng chờ nó đến từ xa. Tất cả chúng ta đều đang lê bước về phía cái chết. Chú Hà cảm thấy nó gần quá rồi. Tôi chỉ có thể giúp chú bằng cách nói về điều đó một cách thản nhiên.
- Đến một lúc nào đó mày sẽ cảm thấy cái điều mà tao đang phải chịu đựng.
- Vâng! - Tôi thờ ơ - Ai cũng vậy thôi.
- Nhìn lại - Chú ngập ngừng - Mới thấy rằng tao chẳng có cái gì hết. Sống cả đời chẳng có cái gì hết.
- Chú có tiền bạc, và cả Quỳnh nữa.
- Rồi điều đó tao cũng sẽ mất nốt - Chú Hà bỗng nhếch mép cười - Tao muốn con Quỳnh nó lấy được một thằng tử tế. Mà tao sống cả đời có thấy ai tử tế đâu. Đàn ông như nhau cả, tốt xấu gì cũng chỉ là một thứ vị kỷ dễ phỉnh phờ những con bé ngây thơ.
- Chú đã phỉnh phờ nhiều chưa? - Tôi cười - Ngày xưa ấy?
- Tao không nhớ nổi là bao nhiêu. Nhưng cuộc đời là một chuỗi những soạn tuồng như thế đấy. Tao tán gái rất giỏi, nên tao đi guốc trong bụng bọn trống choai.
- Vâng! - Tôi cười thầm: "Ta đích thị là trống choai rồi còn gì". Nhưng tôi hiểu chú Hà không định dọa dẫm gì tôi. Chú ấy mà ghét đứa nào thì chẳng cần lôi thôi đến thế, chỉ cần túm cổ lẳng ra khỏi cửa.
- Mày đối với con Quỳnh thế nào? - Chú lại hỏi tôi một cách bất ngờ, đôi mắt ánh lên tia xám lạnh lẽo. Tôi không ưa kiểu nhìn ấy tẹo nào, nó khiến máu trong người tôi như sôi lên, đôi lông mày nhíu lại lúc nào không rõ. Nhưng tôi nhìn thẳng vào tận sâu tít trong đôi mắt xám của chú, thấy một sự lo sợ vô cớ và ích kỷ, rất ích kỷ.
- Như một gã trống choai - Tôi đáp.
- Em biết và mọi người đều biết - Tôi nói - Rằng anh thích em ngay cái hôm gặp gỡ ấy.
- Bố em bảo...
- Anh biết - Tôi cắt ngang - Bố em sẽ nói anh không hoàn toàn là một thằng tồi. Nhưng các ông bố cũng chẳng bao giờ muốn có con rể cả. Đấy, chung quy là thế đấy.
Tôi định nói thêm nhiều điều, sau lại thôi. Tôi nói rằng tôi yêu cô, thế là quá đủ rồi. Nói thích cô cũng đã là quá đủ rồi. Tôi nghĩ lan man về chú Hà, về khái niệm bố vợ, về sự lo sợ của tuổi già. Và cái mảnh đất cạnh chùa này, cái ngõ vắng cùng sự âm u của không gian quanh đây nữa. Người ta sinh ra, lớn lên, già đi, rồi chết đi trong một vương quốc hạn hẹp của riêng mình chẳng muốn rời bỏ nó. Đây đúng là thế giới riêng của chú Hà, đã bao năm rồi tôi mới nhận thức được rõ rệt điều đó. Một chú Hà năm xưa đầy tham vọng trở thành cái gì đó giữa vũ trụ rộng lớn, nay là ông vua trong nhà, ông vua đầy quyền uy, nhưng chỉ trong nhà mà thôi.
Tôi thở dài. Bởi vì tôi biết tôi cũng sẽ giống chú Hà, chẳng lâu la gì đâu, thời gian là một tên kẻ cướp không biết thương xót ai bao giờ. Tôi bắt đầu tưởng tượng ra cảnh vợ con. Có lẽ rồi tôi sẽ thu xếp ổn thỏa với chú Hà. Rồi tôi sẽ lấy cô ấy làm vợ. Tất nhiên là tôi không mong muốn gì hơn thế.
Đến ngày nào đó, tôi phải đối diện với một gã thanh niên trong nhà mình. Tôi sẽ hỏi: "Mày đối với con gái tao như thế nào? Với tư cách gì đây?". Tôi sẽ rất hài lòng nếu nó trả lời "Như một gã trống choai bố".
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.