Câu chuyện hấp dẫn về bài toán Fermat - Amir D.Aczel
[ 2009-08-01 01:00:41 | Tác giả: bvl91 ]
Câu chuyện hấp dẫn về bài toán Fermat - Amir D.Aczel
Nguyên tác : FERMAT'S LAST THEOREM Unlocking the Secret of an Ancient Mathematical Problem
Người dịch : GS. TSKH Trần văn Nhung, Đỗ trung Hậu, Nguyễn kim Chi.
Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
Những ai có lòng yêu thích về toán học chắc đều biết đến định lý Fermat, một định lý mà khi nêu ra, nhà toán học Fermat (1601-1665) đã ghi bên lề cuốn sách ông đang đọc là ông đã tìm ra cách chứng minh định lý này nhưng vì lề sách quá hẹp nên không thể ghi ra được. Thế mà, hơn 300 năm sau, nhiều nhà toán học lỗi lạc đã tìm cách chứng minh định lý này nhưng đều thất bại. Mãi đến năm 1993, nhà toán học người Anh Andrew Wiles, sau 7 năm tập trung giải bài toán, mới đưa ra được cách chứng minh bằng cách vận dụng các kết quả của toán học hiện đại. Thế nhưng, cách chứng minh này đã bị phá hiện có chỗ hở không chấp nhận được, nên Andrew Wiles phải bỏ thêm một năm nữa mới hoàn thiện được.
Điểm thú vị trong quá trình tìm cách chứng minh định lý này là các nhà toán học đã làm nẩy sinh nhiều lý thuyết toán học mới có giá trị, nên người ta đã coi bài toán Fermat là "con gà đẻ trứng vàng".
Trong quyển sách này, tác giả đã mô tả một bức tranh về lịch sử phát triển của nhiều ngành toán học trong ba thế kỷ qua. Mặc dù, nói như nhà toán học Ken Ribet, chỉ có khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu chứng minh, nhưng tác giả viết quyển sách này dành cho một đối tượng rộng rãi : cho bất kỳ ai yêu thích toán học. Đây là cuốn "tiểu thuyết lịch sử" mà bạn có thể đọc nhiều lần. Mỗi khi trình độ toán học của bạn nâng cao hơn một bước, bạn lại hiểu sâu hơn một điều nào đó trong sách.
---
LỜI GIỚI THIỆU
Độc giả đang có trong tay một cuốn sách đặc biệt: đây vừa là một cuốn sách về Toán, lại vừa là một cuốn tiểu thuyết mà nhân vật chính của nó là Bài toán Phécma. Ai cũng biết, Bài toán Phécma là một trong những bài toán khó và nổi tiếng nhất của toán học, là "nhân vật chính" của Toán học trong suốt hơn ba thế kỷ. Tác giả đã thông qua cuộc đời của nhân vật chính đó để mô tả cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển của nhiều ngành toán học trong ba thế kỷ qua. Sự lựa chọn của tác giả thật là hợp lý, bởi lẽ Bài toán Phécma là "con gà đẻ trứng vàng của Toán học hiện đại". Những cố gắng của các nhà toán học nhằm giải Bài toán Phécma đã làm nẩy sinh nhiều lý thuyết mới. Những lý thuyết này sẽ còn mãi với toán học, cả khi Bài toán Phécma đã được giải xong. Chứng minh "Định lý cuối cùng của Phécma" mà Andrew Wiles trình bày là một chứng minh rất khó, vận dụng hầu hết những kiến thức của nhiều ngành toán học hiện đại. Nói như Ken Ribet, chỉ có khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu chứng minh đó. Vậy mà cuốn sách này được viết cho một đối tượng rất rộng rãi: cho bất kỳ ai yêu thích toán học! Công việc khó khăn đó được hoàn thành một cách tài tình: tác giả đã làm cho người đọc hiểu được con đường dẫn đến chứng minh của A. Wiles, thậm chí hiểu được tư tưởng chính của chứng minh. Đây là cuốn "tiểu thuyết lịch sử" (toán học) mà bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Mỗi khi trình độ toán học của bạn nâng cao hơn một bước, bạn lại hiểu sâu hơn một điều nào đó trong sách. Và điều quan trọng hơn nữa là cuốn sách này sẽ làm bạn thêm yêu toán học, một ngành khoa học không những cần thiết cho cuộc sống, mà còn chứa đầy chất thơ, đầy những cuộc phiêu lưu, và thậm chí cả âm mưu nữa!
Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những cuốn sách như thế này, những cuốn sách góp phần lôi cuốn các bạn trẻ đi vào khoa học. Vì thế, chúng ta hết sức trân trọng sự giúp đỡ của Liên minh doanh nghiệp Mỹ vì nền giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản "Bốn bức tường Tám cửa sổ" đã tạo điều kiện để các bạn trẻ Việt Nam có được cuốn sách này, và những cuốn khác trong tương lai. Cần nói thêm rằng, việc dịch một cuốn sách "vừa toán, vừa tiểu thuyết" như thế này là một việc làm rất khó khăn. Nó đòi hỏi người dịch cũng phải "vừa là nhà văn, vừa là nhà toán học". Bản dịch của Giáo sư Trần Văn Nhung và các cộng sự có thể xem là khá thành công.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
GS. TSKH. HÀ HUY KHOÁI
Tải về
http://www.mediafire.com/?m1w22zsjgx3
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Portable Absolute Blue 1.5
Đấu Phá Thương Khung tung clip Việt hoá giới thiệu tông phái Tiêu Môn
Ảnh SIÊU HOT của siêu mẫu Việt Kiều Tina Mai
[HOT] Công bố chi tiết giải thưởng VEC 2012
Các thuật ngữ điện thọa di động
Nhiệm vụ đặc biệt 9 tập
Mang giá lạnh đến desktop với bộ hình nền và giao diện “mùa đông”
Tao_hinh_nen,mau_chu_trong_tung_folder_tren_may
Portable A4Desk Flash Site Builder v6.26
[X.sở TT] Hướng dẫn build skill Nuker - Thuật Sĩ
Nguyên tác : FERMAT'S LAST THEOREM Unlocking the Secret of an Ancient Mathematical Problem
Người dịch : GS. TSKH Trần văn Nhung, Đỗ trung Hậu, Nguyễn kim Chi.
Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
Những ai có lòng yêu thích về toán học chắc đều biết đến định lý Fermat, một định lý mà khi nêu ra, nhà toán học Fermat (1601-1665) đã ghi bên lề cuốn sách ông đang đọc là ông đã tìm ra cách chứng minh định lý này nhưng vì lề sách quá hẹp nên không thể ghi ra được. Thế mà, hơn 300 năm sau, nhiều nhà toán học lỗi lạc đã tìm cách chứng minh định lý này nhưng đều thất bại. Mãi đến năm 1993, nhà toán học người Anh Andrew Wiles, sau 7 năm tập trung giải bài toán, mới đưa ra được cách chứng minh bằng cách vận dụng các kết quả của toán học hiện đại. Thế nhưng, cách chứng minh này đã bị phá hiện có chỗ hở không chấp nhận được, nên Andrew Wiles phải bỏ thêm một năm nữa mới hoàn thiện được.
Điểm thú vị trong quá trình tìm cách chứng minh định lý này là các nhà toán học đã làm nẩy sinh nhiều lý thuyết toán học mới có giá trị, nên người ta đã coi bài toán Fermat là "con gà đẻ trứng vàng".
Trong quyển sách này, tác giả đã mô tả một bức tranh về lịch sử phát triển của nhiều ngành toán học trong ba thế kỷ qua. Mặc dù, nói như nhà toán học Ken Ribet, chỉ có khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu chứng minh, nhưng tác giả viết quyển sách này dành cho một đối tượng rộng rãi : cho bất kỳ ai yêu thích toán học. Đây là cuốn "tiểu thuyết lịch sử" mà bạn có thể đọc nhiều lần. Mỗi khi trình độ toán học của bạn nâng cao hơn một bước, bạn lại hiểu sâu hơn một điều nào đó trong sách.
---
LỜI GIỚI THIỆU
Độc giả đang có trong tay một cuốn sách đặc biệt: đây vừa là một cuốn sách về Toán, lại vừa là một cuốn tiểu thuyết mà nhân vật chính của nó là Bài toán Phécma. Ai cũng biết, Bài toán Phécma là một trong những bài toán khó và nổi tiếng nhất của toán học, là "nhân vật chính" của Toán học trong suốt hơn ba thế kỷ. Tác giả đã thông qua cuộc đời của nhân vật chính đó để mô tả cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển của nhiều ngành toán học trong ba thế kỷ qua. Sự lựa chọn của tác giả thật là hợp lý, bởi lẽ Bài toán Phécma là "con gà đẻ trứng vàng của Toán học hiện đại". Những cố gắng của các nhà toán học nhằm giải Bài toán Phécma đã làm nẩy sinh nhiều lý thuyết mới. Những lý thuyết này sẽ còn mãi với toán học, cả khi Bài toán Phécma đã được giải xong. Chứng minh "Định lý cuối cùng của Phécma" mà Andrew Wiles trình bày là một chứng minh rất khó, vận dụng hầu hết những kiến thức của nhiều ngành toán học hiện đại. Nói như Ken Ribet, chỉ có khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu chứng minh đó. Vậy mà cuốn sách này được viết cho một đối tượng rất rộng rãi: cho bất kỳ ai yêu thích toán học! Công việc khó khăn đó được hoàn thành một cách tài tình: tác giả đã làm cho người đọc hiểu được con đường dẫn đến chứng minh của A. Wiles, thậm chí hiểu được tư tưởng chính của chứng minh. Đây là cuốn "tiểu thuyết lịch sử" (toán học) mà bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Mỗi khi trình độ toán học của bạn nâng cao hơn một bước, bạn lại hiểu sâu hơn một điều nào đó trong sách. Và điều quan trọng hơn nữa là cuốn sách này sẽ làm bạn thêm yêu toán học, một ngành khoa học không những cần thiết cho cuộc sống, mà còn chứa đầy chất thơ, đầy những cuộc phiêu lưu, và thậm chí cả âm mưu nữa!
Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những cuốn sách như thế này, những cuốn sách góp phần lôi cuốn các bạn trẻ đi vào khoa học. Vì thế, chúng ta hết sức trân trọng sự giúp đỡ của Liên minh doanh nghiệp Mỹ vì nền giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản "Bốn bức tường Tám cửa sổ" đã tạo điều kiện để các bạn trẻ Việt Nam có được cuốn sách này, và những cuốn khác trong tương lai. Cần nói thêm rằng, việc dịch một cuốn sách "vừa toán, vừa tiểu thuyết" như thế này là một việc làm rất khó khăn. Nó đòi hỏi người dịch cũng phải "vừa là nhà văn, vừa là nhà toán học". Bản dịch của Giáo sư Trần Văn Nhung và các cộng sự có thể xem là khá thành công.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
GS. TSKH. HÀ HUY KHOÁI
Tải về
http://www.mediafire.com/?m1w22zsjgx3
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.