Những điều chưa biết về rượu Vodka
[ 2008-11-25 23:32:26 | Tác giả: bvl91 ]
Trong mắt của những người nước ngoài thì rượu vốt-ka vẫn là một trong những cái tạo nên tâm hồn Nga đầy bí ẩn. Còn đối với ngay chính người Nga thì nó ngày càng mang lại nhiều vấn đề nan giải, kể cả đối với những đệ tử lưu linh và cả với những người “chỉ dùng vào dịp lễ”.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều cách nhận biểt các dấu hiệu bên ngoài để phân biệt thật giả nhưng thỉnh thoảng vẫn không thể phân biệt nổi. Ngay cả cái chai đắt tiền với nhãn mác nghiêm chỉnh vẫn có thể là hàng dỏm. Vậy nên câu hỏi đặt ra là rượu vốt-ka thật là gì? Nó phải như thế nào? Và giá tiền của nó phải là bao nhiêu để tránh gặp phải nguy hiểm chết người.
Rượu vốt-ka là loại rượu mạnh, được điều chế trong quá trình xử lý bằng than hoạt tính dung dịch cồn (với nồng độ cồn 40-56%) và sau đó lọc sạch. Rượu vốt-ka được phân thành nhiều loại tùy theo nấu bằng loại hạt gạo-mì nào, phương thức chưng cất (nấu) và lên men (loại men) ra sao. Rượu vốt-ka lý tưởng phải trong suốt, không mầu sắc, không mùi vị.
Công thức cổ điển của rượu vốt-ka Mát-xcơ-va do chính nhà bác học Men-đe-lê-ép đưa ra. Ông đã nghiên cứu rất tỷ mỷ những quá trình diễn ra khi trộn cồn vào nước. Khi liên kết cồn với nước đã diễn ra quá trình nén hỗn hợp, tức là nếu ta trộn một lít cồn 96-98° và một lít nước sạch thì hỗn hợp chúng ta sẽ thu được sẽ ít hơn 2 lít rất nhiều. Nồng độ cồn càng cao thì thì thể tích càng thu nhỏ. Nhà bác học Men-đe-lê-ép đã đưa ra công thức tính (mà ông cho rằng đã đơn giản nhất rồi!) bao gồm 30 thành tố và chép đầy 5 dòng. Trước đó thường người ta pha nước và cồn theo thể tích, còn nhà bác học thì lại pha theo khối lượng, tất nhiên là khó hơn nhưng lại cho kết quả chính xác hơn. Nồng độ cồn lý tưởng của rượu vốt-ka được công nhận là 40° không thể điều chế chính xác bằng cách trộn theo thể tích mà chỉ có thể trộn theo tỷ lệ khối lượng.
Như vậy, một lít rượu vốt-ka 40° phải cân nặng đúng 953 gr. Nếu cân nặng 951 gr thì đã là 41°, còn nếu 954 gr – chỉ có 39°. Trong cả hai trường hợp ấy tác động sinh lý của rượu lên cơ thể đều kém đi rất nhiều, và nếu nghiêm túc mà nói thì cả hai loại rượu đó không còn xứng đáng mang danh “Rượu vốt-ka Mát-xcơ-va” nữa rồi. Thương hiệu vốt-ka “Московская особенная” – đã được Chính phủ Nga đăng ký độc quyền từ năm 1894.
Thực ra thì trước kia người ta vẫn thường dùng cách này để phân biệt thật giả. Vấn đề chính là vốt-ka hầu hết chỉ có bị pha loãng thôi. Hồi đó rượu vốt-ka người ta bán ký, chứ không phải bán chai như bây giờ: một xô rượu vốt-ka nặng 30 funt (1 funt Nga = 409,5 gr). Nếu nặng hơn tức là đã bị cho thêm nước.
Ngày nay thường hay thấy xuất hiện nhiều vụ ngộ độc lại không phải do rượu vốt-ka chất lượng kém mà còn do các loại rượu giả làm từ cồn công nghiệp. Nếu như gặp rượu vốt-ka dỏm thì còn có thể trách cứ nhà sản xuất được chứ như tình hình hiện nay thì vấn đề lại khác: Cồn công nghiệp rẻ hơn thực phẩm chất lượng nhiều đến mức mà người ta sẵn sàng coi rẻ cả sức khỏe và mạng sống con người.
Theo số liệu của Công ty “Busines Analistic” tháng 6/2006 giá thành thấp nhất để sản xuất rượu vốt-ka hợp pháp là khoảng 70-100 rúp, trong đó 30 rúp là các khoản phải nộp ngân sách. Mỗi chai lại mất 10 rúp chí phí nút nắp, cồn và lương công nhân. Ngoài ra khoảng 10 rúp lợi nhuận định mức doanh nghiệp. Phần còn lại (lên đến 50%) là chi phí tiêu thụ hàng hóa. Trong khi đó, giá thành 1 lít cồn thực phẩm làm nguyên liệu sản xuất rượu vốt-ka là 50 cent (1 lít cồn thực phẩm đủ để sản xuất được 5 chai nửa lít).
Đắt nhất trong rượu vốt-ka lại chính là cái vỏ chai, hay nói chính xác hơn là chi phí bảo vệ cái vỏ chai chống bị làm giả, và cái đó làm cho chai rượu vốt-ka bán ra với giá cao lên gấp nhiều lần. Thì càng nổi tiếng càng dễ bị làm giả mà.
Về tiêu thụ rượu vốt-ka thì hiện nay một phần ba dân số Nga đang tiêu thụ rượu lại không thể tự cho phép mình được mua rượu vốt-ka hợp pháp và chính số một phần ba ấy tiêu thụ rượu vốt-ka dỏm nhiều nhất. Một số số liệu cho thấy đó là khoảng 40 triệu người, mỗi người tiêu thụ trung bình mỗi năm 55 lít rượu vốt-ka.
Còn giá trong cửa hang thì lại còn phụ thuộc chủ yếu ở mức độ “nổi tiếng” của cửa hàng đó. Ngoài ra các yếu tố khác như place marketing (Chỗ tốt nhất trên quầy hàng), facing (Lượng hàng bày trên quầy). Các chuyên gia nhận thấy là trong siêu thị có uy tín và hàng hóa bày đầy kệ trong khu dành riêng cho các loại rượu có ảnh hưởng tích cực rất lớn đến quyết định của khách mua hàng rượu.
Cũng theo các chuyên gia, việc tăng giá rượu là yếu tố đầu tiên đẩy người tiêu dùng đi tìm hàng dỏm trong các sạp chợ
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.