“Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam”
[ 2008-11-25 23:29:27 | Tác giả: bvl91 ]
Alecsay Lensov.
Người dịch : Đan Thi, Moscow.
Radio “The Voice of Russia”
Có một ngày, khán giả của kênh Một đài truyền hình Nga đã được xem một chương trình có tựa đề “Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam”. Chương trình truyền hình này nói về một cuộc chiến tranh, mà như lời của người dẫn chương trình, do một siêu cường quốc tiến hành, đánh vào một đất nước nghèo nàn. Cuộc chiến tranh, mà trong đó, người Mỹ đã trút 7 triệu tấn bom, đã rải 80 triệu lít chất độc hoá học xuống đất Việt nam. Cuộc chiến tranh, đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người Việt Namvà 60 nghìn lính viễn chinh Mỹ.
Khán giả truyền hình Nga lớn tuổi còn nhớ rõ những thông tin về cuộc chiến tranh này. Nhưng nhiều thanh thiếu niên Nga chỉ bây giờ mới lần đầu tiên được xem những thước phim tài liệu về những trận ném bom của máy bay Mỹ, lần đầu thấy cảnh hàng dãy phố của các đô thị Việt Namđổ nát dưới mưa bom Mỹ, thấy những trái bom napal rơi xuống thiêu hủy những cánh đồng lúa Việt Namhiền hòa...
Đất nước Việt Namđã có thể còn bị chia cắt dài lâu, nếu như không có sự giúp đỡ đầy tình anh em từ Liên bang Xô-viết - người dẫn chương trình truyền hình đã nhận xét như vậy. Gần 6 nghìn rưởi chuyên gia và cố vấn quân sự Xô-viết đã giúp nhân dân Việt Namyêu nước giành lại tự do và độc lập cho đất nước thân yêu của mình.
Ngay từ năm 1964, ở Liên Xô đã bắt đầu thành lập các đơn vị, mà trước hết là từ binh chủng tên lửa, giành cho “công tác miền Nam”, như cách gọi hồi đó. Theo qui tắc bảo mật, từ “Việt nam” không hề được nhắc đến, nhưng tất cả đều hiểu rằng, những người được chọn vào các đơn vị này sẽ đi Việt Namtham gia chiến đấu.
Vào mùa xuân năm 1965, các chuyên gia quân sự Xô-viết đã đặt chân đến các vùng rừng rậm Việt Namđể lắp ráp các bệ đặt tên lửa đất đối không và tiến hành huấn luyện kỹ thuật cho các chiến sĩ Việt nam. Người Mỹ đã dự đoán rằng, làm được công việc này phải mất ít nhất là một năm. Trên thực tế, ta chỉ cần có 2 tháng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, trận đánh bằng tên lửa phòng không đầu tiên đã diễn ra trên bầu trời Việt nam. Ba máy bay phản lực Mỹ đã bị hạ bởi 3 tên lửa của ta. 27 tháng 7, trận thứ hai, 3 phát tên lửa Xô-viết đã quật ngã 4 máy bay ném bom Mỹ.
Trong một năm rưỡi đầu tiên, việc điều khiển tên lửa do các chuyên gia xôviết, mà chủ yếu là người Nga, tiến hành. Tham gia vào chương trình truyền hình kể trên, đại tá Ivanov, phục vụ ở Việt Namnhững năm 1965-1966, đã nhớ lại và nói rằng “ Chúng tôi canh giữ bảo vệ bầu trời Việt Namđể các đồng chí Việt Namcó thể vươn tới chiến thắng trên mặt đất”. Đơn vị tên lửa nơi ông Ivanov làm chuyên gia đã bắn tan xác 24 máy bay Mỹ.
Cũng chính ở Việt nam, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, một chiến thuật cơ động độc đáo đã được áp dụng: phóng tên lửa từ các trận địa được ngụy trang kín đáo, sau đó cả đơn vị lập tức chuyển sang vị trí khác. Bằng cách như vậy, chỉ với 40 quả tên lửa, đơn vị của đại tá Mozhaev đã tiêu diệt được 23 phản lực Mỹ.
Ngoài bom đạn quân thù, trong số những hiểm nguy rình rập các chiến sĩ tên lửa Nga hồi ấy, theo như các cựu chiến binh hồi tưởng lại hôm nay, còn có mối nguy số 1 là bệnh viêm phổi. Ban ngày, nhiệt độ trong buồng điều khiển tên lửa lên tới 65 độ C. Sau mấy tiếng đồng hồ trực chiến trong buồng này, bước ra ngoài trời có nhiệt độ 25-30 độ C, những người con của xứ Nga hàn đới rất dễ bị ốm ngay tức khắc.
Đến cuối năm 1966, các sĩ quan Việt Namđược đào tạo ở Nga về đã tự đảm nhiệm việc phóng tên lửa hạ máy bay thù. Cùng tham gia bảo vệ bầu trời quê hương, còn có các phi công Việt Namlái những chiếc máy bay phản lực xôviết “Mig”. Người dẫn chương trình truyền hình nhận xét, tiến hành 500 cuộc không chiến, bị mất 131 chiếc Mig, các phi công Việt Namđã hạ được 300 máy bay địch.
Trong đọan phim truyền hình “Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam”, sự đóng góp của các chiến sĩ tình báo Nga cũng đã được nhắc tới. Nhờ có công tác của họ, chỉ vài phút sau khi phi đội pháo đài bay B-52, mỗi chiếc mang theo 30 tấn bom, cất cánh từ căn cứ Gu-am, ở Liên xô đã nhận được thông tin, và ngay lập tức, tin những tên cướp trời xuất phát cũng như dự đoán đường bay và hướng gây tội ác của chúng, được chuyển cho Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt nam, để bố trí lưới lửa giăng bắt những tên kẻ cướp này.
Ở Việt nam, tính chung đã tiêu diệt được 4 nghìn rưởi máy bay phản lực tiêm kích và ném bom – tức là một nửa cơ số của không lực Hoa kỳ. Những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam, các chiến sĩ dân quân tự vệ Việt nam, những người đã góp phần to lớn vào chiến công chung, cũng đã được người dẫn chương trình truyền hình Nga nhắc đến bằng những lời trìu mến và trân trọng.
Đã từ lâu, việc có các chuyên gia và cố vấn quân sự Xô-viết góp phần giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, chẳng còn là điều bí mật nữa. Mà thật ra, thì điều này chưa bao giờ được xem là bí mật – đơn giản là, trước đây không được phép nói và viết ra mà thôi. Hiện nay ở Nga có Hội các cựu chiến binh Nga tham gia chiến tranh Việt nam, thành viên của Hội thường đi Việt Nam, thăm lại những địa điểm chiến đấu năm xưa. Họ cũng thường xuyên hội ngộ ở Mátxcơva và phát biểu trên truyền hình. Các cựu chiến binh kể cho lớp trẻ nghe về niềm vinh quang của vũ khí Nga, về những trang rực rỡ trong lịch sử đất nước, những trang sử đẹp đẽ của sự hợp tác hữu nghị Nga-Việt.
Các bạn thân mến, trên đây là mấy ghi chép về đọan phim tài liệu có nhan đề “ Những bí mật Nga của chiến tranh Việt nam”, được phát hình cách đây chưa lâu trên kênh Một truyền hình Liên bang Nga.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Danh Nhân và Nhân Vật lịch sử Việt Nam - SSDG
Duke Nukem - Caribbean Life's a Beach
Sương Muộn !
FIFA Manager 2008: Huấn luyện viên kiêm cầu thủ
TỶ PHÚ CÓ TRIẾT LÝ: “SỐNG HƯỞNG THỤ CHO ĐÚNG NGHĨA”
Pinnacle Studio 12.0.0.6164 Ultimate Multilanguage Final
BkavRecover-Phục hồi file .DOC, .XLS bị lỗi do virus Ukuran
Đọc sách như một nghệ thuật(Mortimer J.Adler)
"Siêu nhân" hàng đầu trong FIFA 09
Skin Nhạc Màu Đen Cực Kì Đẳng Cấp Đây
Người dịch : Đan Thi, Moscow.
Radio “The Voice of Russia”
Có một ngày, khán giả của kênh Một đài truyền hình Nga đã được xem một chương trình có tựa đề “Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam”. Chương trình truyền hình này nói về một cuộc chiến tranh, mà như lời của người dẫn chương trình, do một siêu cường quốc tiến hành, đánh vào một đất nước nghèo nàn. Cuộc chiến tranh, mà trong đó, người Mỹ đã trút 7 triệu tấn bom, đã rải 80 triệu lít chất độc hoá học xuống đất Việt nam. Cuộc chiến tranh, đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người Việt Namvà 60 nghìn lính viễn chinh Mỹ.
Khán giả truyền hình Nga lớn tuổi còn nhớ rõ những thông tin về cuộc chiến tranh này. Nhưng nhiều thanh thiếu niên Nga chỉ bây giờ mới lần đầu tiên được xem những thước phim tài liệu về những trận ném bom của máy bay Mỹ, lần đầu thấy cảnh hàng dãy phố của các đô thị Việt Namđổ nát dưới mưa bom Mỹ, thấy những trái bom napal rơi xuống thiêu hủy những cánh đồng lúa Việt Namhiền hòa...
Đất nước Việt Namđã có thể còn bị chia cắt dài lâu, nếu như không có sự giúp đỡ đầy tình anh em từ Liên bang Xô-viết - người dẫn chương trình truyền hình đã nhận xét như vậy. Gần 6 nghìn rưởi chuyên gia và cố vấn quân sự Xô-viết đã giúp nhân dân Việt Namyêu nước giành lại tự do và độc lập cho đất nước thân yêu của mình.
Ngay từ năm 1964, ở Liên Xô đã bắt đầu thành lập các đơn vị, mà trước hết là từ binh chủng tên lửa, giành cho “công tác miền Nam”, như cách gọi hồi đó. Theo qui tắc bảo mật, từ “Việt nam” không hề được nhắc đến, nhưng tất cả đều hiểu rằng, những người được chọn vào các đơn vị này sẽ đi Việt Namtham gia chiến đấu.
Vào mùa xuân năm 1965, các chuyên gia quân sự Xô-viết đã đặt chân đến các vùng rừng rậm Việt Namđể lắp ráp các bệ đặt tên lửa đất đối không và tiến hành huấn luyện kỹ thuật cho các chiến sĩ Việt nam. Người Mỹ đã dự đoán rằng, làm được công việc này phải mất ít nhất là một năm. Trên thực tế, ta chỉ cần có 2 tháng. Ngày 24 tháng 7 năm 1965, trận đánh bằng tên lửa phòng không đầu tiên đã diễn ra trên bầu trời Việt nam. Ba máy bay phản lực Mỹ đã bị hạ bởi 3 tên lửa của ta. 27 tháng 7, trận thứ hai, 3 phát tên lửa Xô-viết đã quật ngã 4 máy bay ném bom Mỹ.
Trong một năm rưỡi đầu tiên, việc điều khiển tên lửa do các chuyên gia xôviết, mà chủ yếu là người Nga, tiến hành. Tham gia vào chương trình truyền hình kể trên, đại tá Ivanov, phục vụ ở Việt Namnhững năm 1965-1966, đã nhớ lại và nói rằng “ Chúng tôi canh giữ bảo vệ bầu trời Việt Namđể các đồng chí Việt Namcó thể vươn tới chiến thắng trên mặt đất”. Đơn vị tên lửa nơi ông Ivanov làm chuyên gia đã bắn tan xác 24 máy bay Mỹ.
Cũng chính ở Việt nam, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới, một chiến thuật cơ động độc đáo đã được áp dụng: phóng tên lửa từ các trận địa được ngụy trang kín đáo, sau đó cả đơn vị lập tức chuyển sang vị trí khác. Bằng cách như vậy, chỉ với 40 quả tên lửa, đơn vị của đại tá Mozhaev đã tiêu diệt được 23 phản lực Mỹ.
Ngoài bom đạn quân thù, trong số những hiểm nguy rình rập các chiến sĩ tên lửa Nga hồi ấy, theo như các cựu chiến binh hồi tưởng lại hôm nay, còn có mối nguy số 1 là bệnh viêm phổi. Ban ngày, nhiệt độ trong buồng điều khiển tên lửa lên tới 65 độ C. Sau mấy tiếng đồng hồ trực chiến trong buồng này, bước ra ngoài trời có nhiệt độ 25-30 độ C, những người con của xứ Nga hàn đới rất dễ bị ốm ngay tức khắc.
Đến cuối năm 1966, các sĩ quan Việt Namđược đào tạo ở Nga về đã tự đảm nhiệm việc phóng tên lửa hạ máy bay thù. Cùng tham gia bảo vệ bầu trời quê hương, còn có các phi công Việt Namlái những chiếc máy bay phản lực xôviết “Mig”. Người dẫn chương trình truyền hình nhận xét, tiến hành 500 cuộc không chiến, bị mất 131 chiếc Mig, các phi công Việt Namđã hạ được 300 máy bay địch.
Trong đọan phim truyền hình “Những bí mật Nga trong chiến tranh Việt nam”, sự đóng góp của các chiến sĩ tình báo Nga cũng đã được nhắc tới. Nhờ có công tác của họ, chỉ vài phút sau khi phi đội pháo đài bay B-52, mỗi chiếc mang theo 30 tấn bom, cất cánh từ căn cứ Gu-am, ở Liên xô đã nhận được thông tin, và ngay lập tức, tin những tên cướp trời xuất phát cũng như dự đoán đường bay và hướng gây tội ác của chúng, được chuyển cho Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân Việt nam, để bố trí lưới lửa giăng bắt những tên kẻ cướp này.
Ở Việt nam, tính chung đã tiêu diệt được 4 nghìn rưởi máy bay phản lực tiêm kích và ném bom – tức là một nửa cơ số của không lực Hoa kỳ. Những chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam, các chiến sĩ dân quân tự vệ Việt nam, những người đã góp phần to lớn vào chiến công chung, cũng đã được người dẫn chương trình truyền hình Nga nhắc đến bằng những lời trìu mến và trân trọng.
Đã từ lâu, việc có các chuyên gia và cố vấn quân sự Xô-viết góp phần giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, chẳng còn là điều bí mật nữa. Mà thật ra, thì điều này chưa bao giờ được xem là bí mật – đơn giản là, trước đây không được phép nói và viết ra mà thôi. Hiện nay ở Nga có Hội các cựu chiến binh Nga tham gia chiến tranh Việt nam, thành viên của Hội thường đi Việt Nam, thăm lại những địa điểm chiến đấu năm xưa. Họ cũng thường xuyên hội ngộ ở Mátxcơva và phát biểu trên truyền hình. Các cựu chiến binh kể cho lớp trẻ nghe về niềm vinh quang của vũ khí Nga, về những trang rực rỡ trong lịch sử đất nước, những trang sử đẹp đẽ của sự hợp tác hữu nghị Nga-Việt.
Các bạn thân mến, trên đây là mấy ghi chép về đọan phim tài liệu có nhan đề “ Những bí mật Nga của chiến tranh Việt nam”, được phát hình cách đây chưa lâu trên kênh Một truyền hình Liên bang Nga.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.