Những điều cần ghi nhớ để phòng ngừa liệt kháng (HIV)
[ 2008-11-25 23:18:00 | Tác giả: bvl91 ]
Khi tạo ra loài người, Thượng Đế đã thấy trước những đau khổ bệnh tật mà chúng sinh sẽ phải đương đầu, nên Ngài đã ban cho một hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Nếu vì một nguyên do nào đó mà hệ thống bảo vệ này bị tê liệt, con người rơi vào tình trạng liệt kháng.
HIV-AIDS là một trong nhiều trường hợp liệt kháng hiểm nghèo.
HIV, viết tắt của chữ Human Immunodeficiency Virus, là một loại siêu vi trùng làm tiêu hao hệ thống miễn dịch này.
Siêu trùng tấn công bạch huyết cầu T4 là loại giúp cơ thể phòng ngừa và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Sau một thời gian, tế bào T4 bị tiêu diệt gần hết, khiến cơ thể trở nên suy yếu, nhiều cơ quan, bộ phận dễ bị bội nhiễm, đồng thời vài bệnh ung thư cũng đột phát. Tới giai đoạn này bệnh AIDS xuất hiện, tức là Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tiếng Pháp kêu là bệnh SIDA.
Tại Hội Nghị về HIV-AIDS tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 11 tới 16 tháng 7 năm 2004 vừa qua, 17000 đại điện của 160 quốc gia đã gặp nhau để thảo luận tìm cách đối phó với sự lan truyền quá mau của bệnh, nhất là ở mấy quốc gia Á Châu như Trung Hoa, Việt Nam và Indonesia. Nguyên do được nêu ra là vì nạn mãi dâm quá nhiều, dân ghiền ma túy dùng chung ống chích với người bệnh quá đông, đàn ông làm tình với đàn ông cũng gia tăng.
Việt Nam hiện nay có 81,206 trường hợp nhiễm HIV với 12,684 trường hợp đã chuyển sang AIDS và chỉ có 90 bệnh nhân được ngân sách quốc gia dành ra 10 tỷ đồng để mua thuốc đặc hiệu trị liệu (1). Nhiều gấp mười lần số tiền mà một em bé vị thành niên bị cưỡng dâm được bồi thường cho trinh tiết đã mất và danh dự gia đình bị tổn thương.
Ở Hoa Kỳ có khoảng trên 900,000 người sống với HIV và mỗi năm có khoảng 40,000 bệnh nhân nhiễm HIV mới được phát hiện. Số bệnh nhân trong cộng đồng người Việt chưa được biết rõ vì chưa có tìm hiểu riêng rẽ. Thống kê cách đây mươi năm nói người Mỹ gốc Á Châu -Thái bình Dương có khoảng 7-8000 bệnh nhân nhiễm HIV.
Cho tới nay chưa có thuốc chữa dứt nhiễm HIV, cho nên phòng ngừa là phương thức hữu hiệu nhất để giảm số nhiễm bệnh mới cũng như trì hoãn chuyển sang tình trạng AIDS.
Sau đây chúng tôi xin cùng quý hữu tìm hiểu một số kiến thức căn bản về sự truyền bệnh và phòng bệnh. Như là:
1-HIV lây lan bằng cách nào?
HIV truyền trực tiếp từ người bệnh sang người khác qua trung gian một số dung dịch chất lỏng của cơ thể như máu, tinh dịch, nước âm hộ, sữa mẹ, nước tủy sống, chất lỏng trong khớp xương, nước bình ối thai nhi, nước miếng, nước tiết ra từ vết thương.
HIV trong các dung dịch vừa kể có nhiều đường lối để xâm nhập cơ thể người khác.
Chúng có thể đi qua đường mạch máu khi chích thuốc; đi qua hậu môn, cửa mình, âm hộ, dương cụ và miệng trong các động tác làm tình; qua màng niêm ở mắt, mũi, vết trầy đứt trên da.
Giao hoan cổ điển và kiểu cọ với người có bệnh; dùng chung kim ống chích với người có bệnh; bệnh chuyển từ mẹ sang con trong khi có thai, khi sanh và thời gian cho con bú sữa mẹ, tất cả đều đưa tới lây bệnh. Nên nhớ là chỉ có làm tình tiếp cận với các dung dịch kể trên mới lây bệnh, chứ không tiếp xúc trực tiếp (như đã mang bao cao su) thì có thể an toàn.
Trước đây, HIV cũng thường lan do sự sang truyền máu, nhưng từ năm 1985 sự lan truyền này ít khi xẩy ra, vì máu của người cho chỉ được tiếp nếu không nhiễm HIV và các bệnh khác. Nhận máu từ người cho ở Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Nhật Bản, các quốc gia Tây Âu thì hầu như không có nguy cơ lây bệnh.
Một vài nhân viên y tế có thể mắc bệnh sau khi bị kim chích có siêu trùng đâm vào da thịt hoặc khi máu người bệnh bắn vào mắt, miệng, mũi mình.
2- Liệu khi hôn nhau bằng mồm bệnh có lây không?
Thường thường nếu xã giao hôn môi phớt qua thì ít nguy cơ nhưng nếu hôn sâu, hôn lâu, hôn ướt mà lại ngậm lưỡi thì e rằng răng lợi có thể làm trầy niêm mạc miệng, mở đường cho siêu trùng xâm nhập. Vì thế các chuyên viên y tế đều khuyên là, để cho an toàn, chẳng nên hôn trong miệng người mà ta nghi là mắc HIV hoặc AIDS.
3-Làm tình ngược đầu đuôi 6/ 9 có lây bệnh không?
Mặc dù lối làm tình này ít nguy hiểm hơn nhưng đã có nhiều trường hợp vì quá kiểu cọ nên đưa tới bệnh vì máu, tinh dịch, nước âm hộ có chứa siêu trùng, nhất là khi miệng bị lở trầy. Nếu vì thích thú hay bị ép buộc phải làm tình kiểu này thì nên yêu cầu đối tượng mang bao cao su hoặc bao che miệng mình.
4- Bằng cách nào mà khi làm tình chân phương cổ điển có thể lây bệnh?
Đây là cách thông thường nhất để lây HIV, vì virus có nhiều trong máu, tinh dịch, nước cửa trước (âm hộ) người bệnh. Niêm mạc cửa mình có thể bị tổn thương, mở đường cho virus xâm nhập; đôi khi siêu vi có thể hấp thụ qua niêm mạc này.
Trong các hành động này, bao cao su cần được dùng để tránh lây.
4- Còn làm tình cửa sau (hậu môn) liệu có lây bệnh được không?
Có chứ. Khi làm tình hậu môn thì cả người cho lẫn người nhận đều có thể bị nhiễm. Lý do là trùng độc có thể thấm qua màng niêm ruột vào máu người nữ hoặc theo ống dẫn tiểu vào máu người nam.
Thế cho nên khi làm tình kiểu này, cần mang bao cao su. Đôi khi cũng phải bôi chút dầu nhờn để bao khỏi rách vì cọ xát vào cửa sau thường thường khô hơn cửa trước.
5- Khi dùng chung kim ống chích cũng bị lây HIV hay sao?
Đây là một trong nhiều nguy cơ lây bệnh thường xẩy ra. Vì khi kim mới được tiêm vào mạch máu thì một lượng máu nhỏ chạy vào ống chích trước khi thuốc được bơm ra. Người kế tiếp dùng cùng kim ống chích sẽ lãnh trọn vẹn tác nhân gây bệnh dính trong ống chích.
Ngoài ra đồ phụ tùng của người ghiền để pha chế thuốc như thìa để nấu thuốc, bông gòn để lọc thuốc, nước để pha thuốc cũng có thể nhiễm trùng.
6- Xâm da và xỏ lỗ tai, lỗ mũi, lỗ rún liệu có làm HIV lan truyền không?
Dụng cụ để xâm da, xỏ lỗ có thể dính máu người bệnh rồi truyền HIV sang khách hàng kế tiếp. Vì thế cơ quan y tế khuyến cáo cơ sở làm tattoo và bấm khuyên xỏ vòng phải dùng dụng cụ mới không nhiễm trùng cho mỗi khách hàng.
7- Người chăm sóc bệnh nhân liệu có bị lây HIV không?
Nguy cơ lây HIV trong trường hợp này rất thấp, nhất là khi người chăm sóc đã biết cách giữ gìn, tránh bị kim hay các dụng cụ nhiễm HIV đâm vào da thịt.
8- Nghe nói đi Nha sĩ chữa răng cũng có thể bị lây HIV từ ông bà Nha sĩ phải không?
Theo các chuyên gia thì sự truyền bệnh từ nhân viên y tế rất ít khi xẩy ra nhất là khi cả đôi bên đều gìn giữ, phòng ngừa.
Năm 1990, tại Hoa kỳ đã xẩy ra trường hợp một Nha sĩ truyền bệnh cho sáu bệnh nhân trong khi hành nghề; nhưng cho tới nay chưa ai chứng minh được tại sao tai nạn đó đã xẩy ra.
Một nghiên cứu khác vào 63 người cung cấp dịch vụ y tế bị HIV, săn sóc trên 22 .000 bệnh nhân đều không thấy có sự lan bệnh từ người chăm sóc sang bệnh nhân của họ vì các biện pháp phòng ngừa cá nhân đã được áp dụng.
9- Chơi thể thao với người nhiễm HIV có bị lây không?
Thường thường chỉ bị lây khi có sự va chạm cơ thể với thương tích chẩy máu. Nên ta thấy một danh tài bóng rổ người Mỹ bị HIV mà vẫn được phép tiếp tục biểu diễn tài nghệ.
10- Liệu HIV có lan khi bắt tay, ôm vai thân ái, dùng cùng ly bát, ngồi chung bàn cầu, tắm cùng phòng tắm?
HIV không lan truyền trong những trường hợp vừa nêu ở trên ngoại trừ khi ta tiếp xúc trực tiếp với máu hay các dung dịch khác của người bệnh.
Ngoài ra, HIV không sống lâu khi ra khỏi cơ thể và cũng không có ở trong không khí hay trong thực phẩm.
11- Nhiều ý kiến cho là muỗi cũng có thể truyền HIV từ người bệnh sang người lành. Xin giải thích thêm.
Trước đây nhiều người, ngay cả chuyên viên y học cũng ngại như vậy. Nhưng, sau nhiều nghiên cứu, khoa học đã chứng minh là muỗi không truyền lan HIV. Sự việc được giải thích như sau.
Khi muỗi chích người ta thì nó không truyền máu mà truyền nước miếng của nó sang người này; ngoài ra sau khi hút máu no bụng, muỗi thường kiếm chỗ yên tĩnh nằm để tiêu hóa máu. Hơn nữa HIV không sống lâu khi ra khỏi cơ thể người bệnh, nên siêu trùng chết trước khi muỗi đói đi kiếm ăn bằng cách hút máu người khác.
12- Khi đi du lịch, tôi có phải chích ngừa hoặc làm gì để khỏi bị nhiễm HIV?
Cho tới nay, chưa có thuốc chích ngừa cho HIV, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng các phương pháp tự bảo vệ.
Mặc dù HIV có trên khắp thế giới nhưng sự nhiễm bệnh không tùy thuộc vào quốc gia người du lịch tới, mà tùy thuộc vào sinh hoạt của người đó tại nơi này.
Khách du lịch sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đương sự làm tình với người nhiễm HIV; dùng chung ống kim chích bị nhiễm trùng; xâm da, xỏ lỗ tai với dụng cụ không khử trùng; tiếp nhận máu hoặc huyết tương của người mang bệnh.
13- Mang khẩu trang có ngừa được HIV không (như trường hợp bệnh SARS)?
HIV không có trong không khí như virus cảm cúm, Sars, không lan qua hô hấp cho nên khẩu trang không giúp ích gì.
14- Tôi lái xe taxi, liệu có bị nhiễm bệnh nếu có khách hàng nhiễm HIV?
Bạn cứ yên tâm vì virus không dính trong ghế ngồi, không bay trong không khí ở xe.
15-Tôi làm việc trong khách sạn, có cần phòng ngừa hoặc để khách nhiễm bệnh ở riêng không?
Bạn không phải phòng ngừa gì nhất là khi không “giao du thân mật, ăn chè “ với khách. Virus không dính trong tiền hoặc căn cước, thẻ tín dụng khi bệnh nhân đưa cho ta; không lẫn trong chăn mền họ đã dùng, không dính trên nút bấm cầu thang máy, trong bàn cầu tiêu. Để riêng bệnh nhân là hành động kỳ thị, cần tránh.
Xin nhắc là bên Mỹ có đạo luật bảo vệ người ở trong tình trạng bất lực, bệnh tật, trong đó có bệnh nhân HIV.
Tóm lại, để cho bệnh có thể lan truyền: HIV phải hiện diện trong một số dung dịch chất lỏng của cơ thể và sự lan truyền xẩy qua một vài hành động của người bệnh, người lành. Trong dung dịch đó, số lượng siêu trùng này phải khá nhiều mới đủ để gây bệnh. Và HIV chỉ gây bệnh khi nó có cơ hội vượt qua một hàng rào cản để xâm nhập vào dòng máu lưu thông.
16-Xin nói qua về thử nghiệm máu để tìm bệnh
Xác định bệnh sớm là điều tối quan trọng để kiểm soát sự lan truyền của virus. Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, một khi biết mình bị nhiễm, người bệnh sẽ hành dộng dè dặt hơn và giảm thiểu rủi ro lan truyền cho bạn tình và người dùng chung kim chích. Biết sớm cũng giúp điều trị hữu hiệu hơn để ít bị AIDS và phục hồi phần nào khả năng miễn nhiễm.
Nhắc lại là khi có một tác nhân lạ, có hại, xâm nhập, cơ thể sẽ tự vệ bằng một phản ứng sinh học là tạo ra những kháng thể chống lại chuyên biệt với tác nhân này.Vì thế khi đo kháng thể ta biết được sự hiện diện của mầm gây bệnh.
Trong trường hợp bệnh AIDS, kháng thể thường xuất hiện từ tháng thứ ba sau khi có tiếp xúc, đụng chạm; đôi khi sớm hơn, độ 25 ngày sau; có khi trễ, mãi 6 tháng sau. Khi được thực hiện đúng cách, các thử nghiệm này có độ chính xác hầu như 100%.
Muốn thử máu kiếm HIV, ta có thể đến phòng y tế địa phương của chính phủ, phòng mạch bác sĩ tư, bệnh viện công tư.
Ngoài ra, tại các tiệm âu dược cũng có bán những thử nghiệm tự làm ở nhà (home test kits), rất tiện lợi và đáng tin cậy, kết quả trong vòng 20 phút. Thử nghiệm bằng vài giọt máu chích ở đầu ngón tay hoặc bằng lấy nước miếng. Xin đọc kỹ những lời hướng dẫn kèm theo mỗi test kits.
Kết quả thử máu âm (negative) có nghĩa là ta không lây HIV. Đó là tin mừng cho ta. Kết quả đó không có nghĩa là người mà ta đã giao hoan với cũng âm, vì không phải là cứ mỗi lần giao hoan là một lần lây bệnh. Cũng có những ngoại lệ chứ.
Cho nên để yên tâm tiếp tục thân mật giao du, yêu cầu đối tượng cũng thử máu và trong khi chờ đợi, giới hạn hoặc áp dụng phương pháp phòng thân khi cần ái ân.
Chẳng may mà kết quả dương (positive) thì cần tìm thầy chữa bệnh càng sớm càng tốt để bảo vệ mạng sống của mình và giữ an toàn cho người thân.
17-Xin nói một cách cụ thể cách phòng ngừa nhiễm bệnh
Vaccine ngừa bệnh đang được các nhà khoa học ráo riết nghiên cứu thực hiện, nhưng triển vọng cũng không sáng sủa lắm.
Trong khi chờ đợi, phòng thân với sự hiểu biết về bệnh, về sự lan truyền vẫn là phương thức tránh bệnh hữu hiệu vừa sẵn có vừa rẻ tiền. Như là:
a-Đàn ông đừng làm tình với đàn ông khác nhé! vì thống kê cho hay AIDS cao nhất ở nhóm người này. Bất khả kháng thì nhớ dùng bao sao su. Điều ngạc nhiên là nữ nữ giao hoan thì lại rất hiếm nhiễm HIV. Chẳng hiểu tại sao nhưng thống kê nói vậy.
b-Tránh làm tình kiểu cọ, trên xuống dưới, dưới lên; nếu cảm thấy thích thú, gợi tình thì phải mang bao cao su;
c-Đừng giao hoan nay người này, mai người khác; chỉ làm tình với người bạn đường không có nguy cơ nhiễm bệnh;
d-Đừng hà tiện dùng chung kim ống chích khi chích ma túy;
e-Đừng làm tình với bất cứ nam nữ nhân trao đổi xác thịt để lấy ma túy hay hiện vật, hiện kim;
f-Áp dụng giao du thân mật an toàn dù không giao hoan; không đụng chạm tới các chất lỏng cơ thể của đối tượng;
g-Nhớ dùng bao cao su khi có giao hoan lang chạ, vung vít;
h-Phụ nữ có thai nên thử nghiệm coi có kháng thể với HIV. Phụ nữ nhiễm HIV nên hoãn có bầu cho tới khi đã được chuyên viên khám và áp dụng trị liệu thích hợp;
i-Về phương diện cá nhân: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng của người bệnh; không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng nghi có nhiễm trùng;
k- Quần áo, chăn mền, khăn tắm của người bệnh cần được giặt riêng, sấy khô.
l-Rửa tay trước và sau khi săn sóc bệnh nhân. Mang bao tay cao su khi tắm rửa bệnh nhân hoặc lau chùi chất ói mửa, phân, nước tiểu.
Kết luận
Trong kết thúc của hội nghị về HIV-AIDS tại Thái Lan, chuyên viên Peter Piyat có phát biểu:
” Bệnh AIDS đòi hỏi một hành động cấp kỳ, nhưng nó sẽ không ra đi dù ta có áp dụng mọi biện pháp sau hội nghị này. Bệnh sẽ tồn tại với ta vào vài thế hệ nữa. Vì thế mọi chính quyền đều cần có một kế hoạch trường kỳ để phòng ngừa và điều trị”.
Một chuyên gia khác quan tâm tới hiện trạng bệnh ở Á châu nhiều hơn. Ông ta nói:
“Trong ba năm tới ta phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa rất hữu hiệu và phổ biến, nếu không thì HIV sẽ lan truyền phũ phàng hơn ở Phi châu trước đây“
Thật là điều bất hạnh cho Á châu mình, trong đó có Việt Nam.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Thôi để cho con nó khóc cũng được
Practical Neurology DVD Review
Tình yêu và PC
Active@ Boot Disk v4.0.1 + Hiren's BootCD 9.9 + Acronis BootCD Reanimator 4.2009 + DrWeb Live CD
Chùm truyện cực vui
Chuyện Vợ Chồng
[DRIVER] - Zoom ADSL USB 5510B/5610 Mac OS X v1.06F PowerPC
Core FTP LE - Tiện ích FTP miễn phí
Passmark WirelessMon 3.0.1002
Một chút giành cho quảng cáo
HIV-AIDS là một trong nhiều trường hợp liệt kháng hiểm nghèo.
HIV, viết tắt của chữ Human Immunodeficiency Virus, là một loại siêu vi trùng làm tiêu hao hệ thống miễn dịch này.
Siêu trùng tấn công bạch huyết cầu T4 là loại giúp cơ thể phòng ngừa và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Sau một thời gian, tế bào T4 bị tiêu diệt gần hết, khiến cơ thể trở nên suy yếu, nhiều cơ quan, bộ phận dễ bị bội nhiễm, đồng thời vài bệnh ung thư cũng đột phát. Tới giai đoạn này bệnh AIDS xuất hiện, tức là Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tiếng Pháp kêu là bệnh SIDA.
Tại Hội Nghị về HIV-AIDS tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 11 tới 16 tháng 7 năm 2004 vừa qua, 17000 đại điện của 160 quốc gia đã gặp nhau để thảo luận tìm cách đối phó với sự lan truyền quá mau của bệnh, nhất là ở mấy quốc gia Á Châu như Trung Hoa, Việt Nam và Indonesia. Nguyên do được nêu ra là vì nạn mãi dâm quá nhiều, dân ghiền ma túy dùng chung ống chích với người bệnh quá đông, đàn ông làm tình với đàn ông cũng gia tăng.
Việt Nam hiện nay có 81,206 trường hợp nhiễm HIV với 12,684 trường hợp đã chuyển sang AIDS và chỉ có 90 bệnh nhân được ngân sách quốc gia dành ra 10 tỷ đồng để mua thuốc đặc hiệu trị liệu (1). Nhiều gấp mười lần số tiền mà một em bé vị thành niên bị cưỡng dâm được bồi thường cho trinh tiết đã mất và danh dự gia đình bị tổn thương.
Ở Hoa Kỳ có khoảng trên 900,000 người sống với HIV và mỗi năm có khoảng 40,000 bệnh nhân nhiễm HIV mới được phát hiện. Số bệnh nhân trong cộng đồng người Việt chưa được biết rõ vì chưa có tìm hiểu riêng rẽ. Thống kê cách đây mươi năm nói người Mỹ gốc Á Châu -Thái bình Dương có khoảng 7-8000 bệnh nhân nhiễm HIV.
Cho tới nay chưa có thuốc chữa dứt nhiễm HIV, cho nên phòng ngừa là phương thức hữu hiệu nhất để giảm số nhiễm bệnh mới cũng như trì hoãn chuyển sang tình trạng AIDS.
Sau đây chúng tôi xin cùng quý hữu tìm hiểu một số kiến thức căn bản về sự truyền bệnh và phòng bệnh. Như là:
1-HIV lây lan bằng cách nào?
HIV truyền trực tiếp từ người bệnh sang người khác qua trung gian một số dung dịch chất lỏng của cơ thể như máu, tinh dịch, nước âm hộ, sữa mẹ, nước tủy sống, chất lỏng trong khớp xương, nước bình ối thai nhi, nước miếng, nước tiết ra từ vết thương.
HIV trong các dung dịch vừa kể có nhiều đường lối để xâm nhập cơ thể người khác.
Chúng có thể đi qua đường mạch máu khi chích thuốc; đi qua hậu môn, cửa mình, âm hộ, dương cụ và miệng trong các động tác làm tình; qua màng niêm ở mắt, mũi, vết trầy đứt trên da.
Giao hoan cổ điển và kiểu cọ với người có bệnh; dùng chung kim ống chích với người có bệnh; bệnh chuyển từ mẹ sang con trong khi có thai, khi sanh và thời gian cho con bú sữa mẹ, tất cả đều đưa tới lây bệnh. Nên nhớ là chỉ có làm tình tiếp cận với các dung dịch kể trên mới lây bệnh, chứ không tiếp xúc trực tiếp (như đã mang bao cao su) thì có thể an toàn.
Trước đây, HIV cũng thường lan do sự sang truyền máu, nhưng từ năm 1985 sự lan truyền này ít khi xẩy ra, vì máu của người cho chỉ được tiếp nếu không nhiễm HIV và các bệnh khác. Nhận máu từ người cho ở Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Nhật Bản, các quốc gia Tây Âu thì hầu như không có nguy cơ lây bệnh.
Một vài nhân viên y tế có thể mắc bệnh sau khi bị kim chích có siêu trùng đâm vào da thịt hoặc khi máu người bệnh bắn vào mắt, miệng, mũi mình.
2- Liệu khi hôn nhau bằng mồm bệnh có lây không?
Thường thường nếu xã giao hôn môi phớt qua thì ít nguy cơ nhưng nếu hôn sâu, hôn lâu, hôn ướt mà lại ngậm lưỡi thì e rằng răng lợi có thể làm trầy niêm mạc miệng, mở đường cho siêu trùng xâm nhập. Vì thế các chuyên viên y tế đều khuyên là, để cho an toàn, chẳng nên hôn trong miệng người mà ta nghi là mắc HIV hoặc AIDS.
3-Làm tình ngược đầu đuôi 6/ 9 có lây bệnh không?
Mặc dù lối làm tình này ít nguy hiểm hơn nhưng đã có nhiều trường hợp vì quá kiểu cọ nên đưa tới bệnh vì máu, tinh dịch, nước âm hộ có chứa siêu trùng, nhất là khi miệng bị lở trầy. Nếu vì thích thú hay bị ép buộc phải làm tình kiểu này thì nên yêu cầu đối tượng mang bao cao su hoặc bao che miệng mình.
4- Bằng cách nào mà khi làm tình chân phương cổ điển có thể lây bệnh?
Đây là cách thông thường nhất để lây HIV, vì virus có nhiều trong máu, tinh dịch, nước cửa trước (âm hộ) người bệnh. Niêm mạc cửa mình có thể bị tổn thương, mở đường cho virus xâm nhập; đôi khi siêu vi có thể hấp thụ qua niêm mạc này.
Trong các hành động này, bao cao su cần được dùng để tránh lây.
4- Còn làm tình cửa sau (hậu môn) liệu có lây bệnh được không?
Có chứ. Khi làm tình hậu môn thì cả người cho lẫn người nhận đều có thể bị nhiễm. Lý do là trùng độc có thể thấm qua màng niêm ruột vào máu người nữ hoặc theo ống dẫn tiểu vào máu người nam.
Thế cho nên khi làm tình kiểu này, cần mang bao cao su. Đôi khi cũng phải bôi chút dầu nhờn để bao khỏi rách vì cọ xát vào cửa sau thường thường khô hơn cửa trước.
5- Khi dùng chung kim ống chích cũng bị lây HIV hay sao?
Đây là một trong nhiều nguy cơ lây bệnh thường xẩy ra. Vì khi kim mới được tiêm vào mạch máu thì một lượng máu nhỏ chạy vào ống chích trước khi thuốc được bơm ra. Người kế tiếp dùng cùng kim ống chích sẽ lãnh trọn vẹn tác nhân gây bệnh dính trong ống chích.
Ngoài ra đồ phụ tùng của người ghiền để pha chế thuốc như thìa để nấu thuốc, bông gòn để lọc thuốc, nước để pha thuốc cũng có thể nhiễm trùng.
6- Xâm da và xỏ lỗ tai, lỗ mũi, lỗ rún liệu có làm HIV lan truyền không?
Dụng cụ để xâm da, xỏ lỗ có thể dính máu người bệnh rồi truyền HIV sang khách hàng kế tiếp. Vì thế cơ quan y tế khuyến cáo cơ sở làm tattoo và bấm khuyên xỏ vòng phải dùng dụng cụ mới không nhiễm trùng cho mỗi khách hàng.
7- Người chăm sóc bệnh nhân liệu có bị lây HIV không?
Nguy cơ lây HIV trong trường hợp này rất thấp, nhất là khi người chăm sóc đã biết cách giữ gìn, tránh bị kim hay các dụng cụ nhiễm HIV đâm vào da thịt.
8- Nghe nói đi Nha sĩ chữa răng cũng có thể bị lây HIV từ ông bà Nha sĩ phải không?
Theo các chuyên gia thì sự truyền bệnh từ nhân viên y tế rất ít khi xẩy ra nhất là khi cả đôi bên đều gìn giữ, phòng ngừa.
Năm 1990, tại Hoa kỳ đã xẩy ra trường hợp một Nha sĩ truyền bệnh cho sáu bệnh nhân trong khi hành nghề; nhưng cho tới nay chưa ai chứng minh được tại sao tai nạn đó đã xẩy ra.
Một nghiên cứu khác vào 63 người cung cấp dịch vụ y tế bị HIV, săn sóc trên 22 .000 bệnh nhân đều không thấy có sự lan bệnh từ người chăm sóc sang bệnh nhân của họ vì các biện pháp phòng ngừa cá nhân đã được áp dụng.
9- Chơi thể thao với người nhiễm HIV có bị lây không?
Thường thường chỉ bị lây khi có sự va chạm cơ thể với thương tích chẩy máu. Nên ta thấy một danh tài bóng rổ người Mỹ bị HIV mà vẫn được phép tiếp tục biểu diễn tài nghệ.
10- Liệu HIV có lan khi bắt tay, ôm vai thân ái, dùng cùng ly bát, ngồi chung bàn cầu, tắm cùng phòng tắm?
HIV không lan truyền trong những trường hợp vừa nêu ở trên ngoại trừ khi ta tiếp xúc trực tiếp với máu hay các dung dịch khác của người bệnh.
Ngoài ra, HIV không sống lâu khi ra khỏi cơ thể và cũng không có ở trong không khí hay trong thực phẩm.
11- Nhiều ý kiến cho là muỗi cũng có thể truyền HIV từ người bệnh sang người lành. Xin giải thích thêm.
Trước đây nhiều người, ngay cả chuyên viên y học cũng ngại như vậy. Nhưng, sau nhiều nghiên cứu, khoa học đã chứng minh là muỗi không truyền lan HIV. Sự việc được giải thích như sau.
Khi muỗi chích người ta thì nó không truyền máu mà truyền nước miếng của nó sang người này; ngoài ra sau khi hút máu no bụng, muỗi thường kiếm chỗ yên tĩnh nằm để tiêu hóa máu. Hơn nữa HIV không sống lâu khi ra khỏi cơ thể người bệnh, nên siêu trùng chết trước khi muỗi đói đi kiếm ăn bằng cách hút máu người khác.
12- Khi đi du lịch, tôi có phải chích ngừa hoặc làm gì để khỏi bị nhiễm HIV?
Cho tới nay, chưa có thuốc chích ngừa cho HIV, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng các phương pháp tự bảo vệ.
Mặc dù HIV có trên khắp thế giới nhưng sự nhiễm bệnh không tùy thuộc vào quốc gia người du lịch tới, mà tùy thuộc vào sinh hoạt của người đó tại nơi này.
Khách du lịch sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đương sự làm tình với người nhiễm HIV; dùng chung ống kim chích bị nhiễm trùng; xâm da, xỏ lỗ tai với dụng cụ không khử trùng; tiếp nhận máu hoặc huyết tương của người mang bệnh.
13- Mang khẩu trang có ngừa được HIV không (như trường hợp bệnh SARS)?
HIV không có trong không khí như virus cảm cúm, Sars, không lan qua hô hấp cho nên khẩu trang không giúp ích gì.
14- Tôi lái xe taxi, liệu có bị nhiễm bệnh nếu có khách hàng nhiễm HIV?
Bạn cứ yên tâm vì virus không dính trong ghế ngồi, không bay trong không khí ở xe.
15-Tôi làm việc trong khách sạn, có cần phòng ngừa hoặc để khách nhiễm bệnh ở riêng không?
Bạn không phải phòng ngừa gì nhất là khi không “giao du thân mật, ăn chè “ với khách. Virus không dính trong tiền hoặc căn cước, thẻ tín dụng khi bệnh nhân đưa cho ta; không lẫn trong chăn mền họ đã dùng, không dính trên nút bấm cầu thang máy, trong bàn cầu tiêu. Để riêng bệnh nhân là hành động kỳ thị, cần tránh.
Xin nhắc là bên Mỹ có đạo luật bảo vệ người ở trong tình trạng bất lực, bệnh tật, trong đó có bệnh nhân HIV.
Tóm lại, để cho bệnh có thể lan truyền: HIV phải hiện diện trong một số dung dịch chất lỏng của cơ thể và sự lan truyền xẩy qua một vài hành động của người bệnh, người lành. Trong dung dịch đó, số lượng siêu trùng này phải khá nhiều mới đủ để gây bệnh. Và HIV chỉ gây bệnh khi nó có cơ hội vượt qua một hàng rào cản để xâm nhập vào dòng máu lưu thông.
16-Xin nói qua về thử nghiệm máu để tìm bệnh
Xác định bệnh sớm là điều tối quan trọng để kiểm soát sự lan truyền của virus. Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, một khi biết mình bị nhiễm, người bệnh sẽ hành dộng dè dặt hơn và giảm thiểu rủi ro lan truyền cho bạn tình và người dùng chung kim chích. Biết sớm cũng giúp điều trị hữu hiệu hơn để ít bị AIDS và phục hồi phần nào khả năng miễn nhiễm.
Nhắc lại là khi có một tác nhân lạ, có hại, xâm nhập, cơ thể sẽ tự vệ bằng một phản ứng sinh học là tạo ra những kháng thể chống lại chuyên biệt với tác nhân này.Vì thế khi đo kháng thể ta biết được sự hiện diện của mầm gây bệnh.
Trong trường hợp bệnh AIDS, kháng thể thường xuất hiện từ tháng thứ ba sau khi có tiếp xúc, đụng chạm; đôi khi sớm hơn, độ 25 ngày sau; có khi trễ, mãi 6 tháng sau. Khi được thực hiện đúng cách, các thử nghiệm này có độ chính xác hầu như 100%.
Muốn thử máu kiếm HIV, ta có thể đến phòng y tế địa phương của chính phủ, phòng mạch bác sĩ tư, bệnh viện công tư.
Ngoài ra, tại các tiệm âu dược cũng có bán những thử nghiệm tự làm ở nhà (home test kits), rất tiện lợi và đáng tin cậy, kết quả trong vòng 20 phút. Thử nghiệm bằng vài giọt máu chích ở đầu ngón tay hoặc bằng lấy nước miếng. Xin đọc kỹ những lời hướng dẫn kèm theo mỗi test kits.
Kết quả thử máu âm (negative) có nghĩa là ta không lây HIV. Đó là tin mừng cho ta. Kết quả đó không có nghĩa là người mà ta đã giao hoan với cũng âm, vì không phải là cứ mỗi lần giao hoan là một lần lây bệnh. Cũng có những ngoại lệ chứ.
Cho nên để yên tâm tiếp tục thân mật giao du, yêu cầu đối tượng cũng thử máu và trong khi chờ đợi, giới hạn hoặc áp dụng phương pháp phòng thân khi cần ái ân.
Chẳng may mà kết quả dương (positive) thì cần tìm thầy chữa bệnh càng sớm càng tốt để bảo vệ mạng sống của mình và giữ an toàn cho người thân.
17-Xin nói một cách cụ thể cách phòng ngừa nhiễm bệnh
Vaccine ngừa bệnh đang được các nhà khoa học ráo riết nghiên cứu thực hiện, nhưng triển vọng cũng không sáng sủa lắm.
Trong khi chờ đợi, phòng thân với sự hiểu biết về bệnh, về sự lan truyền vẫn là phương thức tránh bệnh hữu hiệu vừa sẵn có vừa rẻ tiền. Như là:
a-Đàn ông đừng làm tình với đàn ông khác nhé! vì thống kê cho hay AIDS cao nhất ở nhóm người này. Bất khả kháng thì nhớ dùng bao sao su. Điều ngạc nhiên là nữ nữ giao hoan thì lại rất hiếm nhiễm HIV. Chẳng hiểu tại sao nhưng thống kê nói vậy.
b-Tránh làm tình kiểu cọ, trên xuống dưới, dưới lên; nếu cảm thấy thích thú, gợi tình thì phải mang bao cao su;
c-Đừng giao hoan nay người này, mai người khác; chỉ làm tình với người bạn đường không có nguy cơ nhiễm bệnh;
d-Đừng hà tiện dùng chung kim ống chích khi chích ma túy;
e-Đừng làm tình với bất cứ nam nữ nhân trao đổi xác thịt để lấy ma túy hay hiện vật, hiện kim;
f-Áp dụng giao du thân mật an toàn dù không giao hoan; không đụng chạm tới các chất lỏng cơ thể của đối tượng;
g-Nhớ dùng bao cao su khi có giao hoan lang chạ, vung vít;
h-Phụ nữ có thai nên thử nghiệm coi có kháng thể với HIV. Phụ nữ nhiễm HIV nên hoãn có bầu cho tới khi đã được chuyên viên khám và áp dụng trị liệu thích hợp;
i-Về phương diện cá nhân: tránh tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng của người bệnh; không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng nghi có nhiễm trùng;
k- Quần áo, chăn mền, khăn tắm của người bệnh cần được giặt riêng, sấy khô.
l-Rửa tay trước và sau khi săn sóc bệnh nhân. Mang bao tay cao su khi tắm rửa bệnh nhân hoặc lau chùi chất ói mửa, phân, nước tiểu.
Kết luận
Trong kết thúc của hội nghị về HIV-AIDS tại Thái Lan, chuyên viên Peter Piyat có phát biểu:
” Bệnh AIDS đòi hỏi một hành động cấp kỳ, nhưng nó sẽ không ra đi dù ta có áp dụng mọi biện pháp sau hội nghị này. Bệnh sẽ tồn tại với ta vào vài thế hệ nữa. Vì thế mọi chính quyền đều cần có một kế hoạch trường kỳ để phòng ngừa và điều trị”.
Một chuyên gia khác quan tâm tới hiện trạng bệnh ở Á châu nhiều hơn. Ông ta nói:
“Trong ba năm tới ta phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa rất hữu hiệu và phổ biến, nếu không thì HIV sẽ lan truyền phũ phàng hơn ở Phi châu trước đây“
Thật là điều bất hạnh cho Á châu mình, trong đó có Việt Nam.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.