Kimono
[ 2008-11-25 23:13:24 | Tác giả: bvl91 ]
Áo Kimono ra đời vào thời Heian ( 794 - 1192 ). Lúc đó, do người ta đã bắt đầu biết kỹ thuật cắt vải ra thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau cho nên các thợ may không còn phải lo lắng nhiều về hình dáng, kích cỡ của khách hàng đặt kimono nữa. Điều này thực sự đem lại rất nhiều điểm thuận lợi cho người mặc kimono. Trước hết là nó dễ gấp, sau nữa nó có thể phù hợp cho mọi thời tiết. Chẳng hạn mùa đông họ có thể mặc thành nhiều lớp để giữ ấm, còn mùa hè, do kimono được may bằng thứ vải lụa thấm mồ hôi nên tạo một cảm giác mát mẻ cho người mặc. Chính vì vậy, kimono vào thời đó trở thành trang phục thường ngày của người Nhật.
Về sau, khi việc mặc kimono thành nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng các màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.
Vào thời Kamakura ( 1192 - 1338 ) và thời Muromachi ( 1338 - 1573 ), mọi người kể cả nam và nữ đều ưa chuộng những chiếc áo kimono có màu sắc tươi sáng. Còn các võ sĩ thì mặc kimono có màu là màu tượng trưng cho người đứng đầu gia tộc mình. Do mỗi gia tộc võ sĩ có một màu áo kimono riêng, nên có lúc chiến trường trông giống như một buổi trình diễn thời trang đầy màu sắc vậy
Vào thời Edo ( 1600 - 1868 ), khi gia tộc võ sĩ Tokugawa nắm quyền ở NB, NB bị chia thành các lãnh địa nhỏ, đứng đầu lãnh địa là các lãnh chúa phong kiến. Samurai ở mỗi lãnh địa được phân biệt với nhau bởi màu sắc và hoa văn trên áo kimono. Do nhu cầu về áo kimono của các samurai khi đó rất nhiều, nên các thợ thủ công phải làm việc liên tục. Vì vậy tay nghề của họ ngày càng thành thạo và khéo léo tới mức nó đã trở thành một thứ nghệ thuật.
Vào thời Meiji ( 1868 -1912 ), khi văn hoá Âu Mỹ ồ ạt du nhập vào NB, chính phủ khuyến khích người dân mặc quần áo kiểu phương Tây.. Tất cả các cơ quan của chính phủ và quân đội đều qui định các nhân viên phải mặc âu phục khi đi làm. Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.
Ngày nay người Nhật chỉ mặc kimono vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám ma, lễ hội...v...v
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để làm một bộ kimono "chuẩn" cần khoảng 4.500 lọn tơ và người thợ dệt phải bỏ ra chí ít là 50 ngày miệt mài lao động trên guồng sợi mới tạo ra thứ vải thích hợp "không lặp lại" được.
Trong tiếng Nhật, "kimono" đơn giản chỉ là "quần áo" với ý nghĩa rộng của từ này, hay đúng hơn là "quốc phục" cổ truyền, khi so với thứ trang phục của người Âu mà người Nhật gọi là "iofuku".
Đó là kiểu áo choàng với ống tay rộng, vắt chéo trước ngực từ phải qua trái (ngược lại từ trái qua phải chỉ dành cho người vừa quá cố) và được thắt buộc lại ngang lưng eo. Kimono của nam giới thường làm bằng chất vải thô, màu tối và ít hoa văn, còn kimono phụ nữ thì đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như lối trang trí - tùy theo trạng thái hay công việc tương ứng.
Cội nguồn căn bản của thứ trang phục cổ truyền, original và truyền thống Nhật Bản này thực chất là sự pha trộn các kiểu ăn mặc của người Trung Hoa, người Triều Tiên và người Mông Cổ - được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống trên quần đảo mặt trời mọc. Và đây cũng là một trong những tính chất tiêu biểu của xứ Phù Tang: những ưu điểm vượt trội từ các sáng tạo bên ngoài đều được "tu bổ", thêm vào nhiều "nhân tố mới" và dần trở thành một phần không thể tách rời của truyền thống Nhật. Nhiều di chỉ khảo cổ ở Nhật cho thấy phục sức của họ cũng na ná như người Triều Tiên và người Trung Hoa cổ.
Vào thế kỷ VII trong xã hội Nhật có sự thay đổi lớn mang tính bước ngoặt: sự thâm nhập của đạo Phật từ Hoa lục, song song là hình mẫu thể chế của các "thiên tử" Trung Quốc. Theo gương các hoàng đế Trung Hoa, thái tử Nhật Siotoku (573 - 628) áp dụng nghiêm ngặt quy chế trang phục cho giới quan lại - tiền thân của kimono bây giờ. Sang nửa cuối thế kỷ VII, người Trung Quốc chia phục sức ra làm 3 loại: đại lễ, lễ hội và thường nhật. Người Nhật cũng noi theo. Phụ nữ Nhật thay vì lối áo sơ-mi cổ truyền đã chuyển qua kiểu áo choàng tay rộng. Váy cũng được kéo dài ra ngang với mắt cá chân... Trong suốt 4 thế kỷ kế tiếp (thế kỷ VIII - XII) người Nhật hầu như áp dụng mọi "nguyên mẫu" Trung Hoa, kể cả trong trang phục.
Cùng với sự cầm quyền của giới tướng lĩnh tại Nhật vào đầu thế kỷ XIII, thứ phục sức hợp với binh đạo được thực thi triệt để, mọi thứ vải "thừa" đều bị cắt bỏ. Rồi giao lưu buôn bán với bên ngoài được xúc tiến, hình thành tầng lớp dân cư đô thị mới trong thế kỷ XVII. Chính trang phục của lớp người này đã trở thành kimono "truyền thống" Nhật. Lúc đầu, người ta cấm các thị dân không được mặc kimono bằng thứ vải đắt tiền, màu sắc rực rỡ. Tới thế kỷ XIX, cùng với sự thâm nhập của văn hóa Âu châu vào Nhật, người Nhật bắt đầu khoái những kiểu trang phục "từ bên kia đại dương". "Iofuku" là thứ mặc ra đường tiện lợi hàng ngày, còn "kimono" dành cho các dịp trọng đại - biến thành thứ phục sức quý giá.
Một bộ kimono đẹp thường rất đắt, với thứ vải dệt theo lối thủ công và được khâu tay. Người ta se lẫn cả những sợi "chỉ" bằng bạc hoặc vàng thật, còn hoa văn là bụi vàng và bạc nguyên chất. Chỉ có những nghệ nhân mới dám nhận làm các bộ kimono đại lễ. Cách xếp đặt thớ vải cùng lối bài trí hoa văn phải tạo được ấn tượng: đó không chỉ là kiểu quần áo thuần túy mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ nữa. Những bộ kimono độc đáo chiếm vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng, tại các tủ quần áo gia đình và được lưu truyền như "của gia bảo" từ đời này qua đời khác. Chỉ có những người Nhật cực giàu, hay giới nghệ sĩ nổi tiếng của các nhà hát Noo hoặc Kabuki - nơi diễn xuất với kimono là điều bắt buộc - mới thường xuyên khoác những bộ kimono đại lễ trên người.
Cô dâu Nhật bây giờ thường thuê những bộ kimono trong các cửa hàng đặc biệt, nơi có các chuyên gia khuyên họ cách "mặc và chuyển động" với kimono sao cho đúng. Dịch vụ này vào cỡ 800USD mỗi lần và thường là khoản chi phí cao nhất của các đám cưới. Với các đám giàu có, cô dâu cũng như chú rể phải thay ít nhất là 2 bộ kimono đại lễ.
Những bộ kimono lễ hội thường được may ráp bằng các khuôn vải "chuẩn" nên có kích cỡ như nhau. Ngay cả với bộ kimono đại lễ may từ hồi nhỏ người phụ nữ Nhật vẫn có thể mặc được suốt đời, thậm chí còn để lại cho con gái hoặc cháu gái nữa - chỉ cần khâu lên hay hạ xuống tùy theo chiều cao tương ứng của người mặc. Với loại kimono mặc ở nhà, người ta may theo kích thước số đo cụ thể. Vải lót của kimono luôn tương phản với vải nền: nếu như kimono màu xanh, vải lót sẽ là màu đỏ, hay kimono màu trắng, vải lót sẽ có màu xanh hoặc đỏ...
Kimono được bảo quản theo cách đặc biệt: không giặt mà chỉ gột rửa những chỗ bẩn. Nếu như có giặt, cũng chỉ giặt từng phần một và sấy khô ngay tức thì. Kimono được cất giữ trong những tấm giấy đặc biệt, chống ẩm và luôn giữ được sắc tươi.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Bí quyết làm giàu của "ông trùm" hộp giấy carton - Richard Pratt
Flash Games -173in6 Packs-
Bao nhiêu tuổi
[T.Ngắn] - Những chi tiết nhỏ nhưng phiền toái
Avira AntiVir Personal - Free Antivirus 8.1.0.331
Khi Em Chết Anh Có Khóc Không?
All DOS and Windows BootDisk
One Piece Chapter 514
Khái niệm Domain name?
Windows RED XP SP3
Về sau, khi việc mặc kimono thành nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng các màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.
Vào thời Kamakura ( 1192 - 1338 ) và thời Muromachi ( 1338 - 1573 ), mọi người kể cả nam và nữ đều ưa chuộng những chiếc áo kimono có màu sắc tươi sáng. Còn các võ sĩ thì mặc kimono có màu là màu tượng trưng cho người đứng đầu gia tộc mình. Do mỗi gia tộc võ sĩ có một màu áo kimono riêng, nên có lúc chiến trường trông giống như một buổi trình diễn thời trang đầy màu sắc vậy
Vào thời Edo ( 1600 - 1868 ), khi gia tộc võ sĩ Tokugawa nắm quyền ở NB, NB bị chia thành các lãnh địa nhỏ, đứng đầu lãnh địa là các lãnh chúa phong kiến. Samurai ở mỗi lãnh địa được phân biệt với nhau bởi màu sắc và hoa văn trên áo kimono. Do nhu cầu về áo kimono của các samurai khi đó rất nhiều, nên các thợ thủ công phải làm việc liên tục. Vì vậy tay nghề của họ ngày càng thành thạo và khéo léo tới mức nó đã trở thành một thứ nghệ thuật.
Vào thời Meiji ( 1868 -1912 ), khi văn hoá Âu Mỹ ồ ạt du nhập vào NB, chính phủ khuyến khích người dân mặc quần áo kiểu phương Tây.. Tất cả các cơ quan của chính phủ và quân đội đều qui định các nhân viên phải mặc âu phục khi đi làm. Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.
Ngày nay người Nhật chỉ mặc kimono vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám ma, lễ hội...v...v
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để làm một bộ kimono "chuẩn" cần khoảng 4.500 lọn tơ và người thợ dệt phải bỏ ra chí ít là 50 ngày miệt mài lao động trên guồng sợi mới tạo ra thứ vải thích hợp "không lặp lại" được.
Trong tiếng Nhật, "kimono" đơn giản chỉ là "quần áo" với ý nghĩa rộng của từ này, hay đúng hơn là "quốc phục" cổ truyền, khi so với thứ trang phục của người Âu mà người Nhật gọi là "iofuku".
Đó là kiểu áo choàng với ống tay rộng, vắt chéo trước ngực từ phải qua trái (ngược lại từ trái qua phải chỉ dành cho người vừa quá cố) và được thắt buộc lại ngang lưng eo. Kimono của nam giới thường làm bằng chất vải thô, màu tối và ít hoa văn, còn kimono phụ nữ thì đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng như lối trang trí - tùy theo trạng thái hay công việc tương ứng.
Cội nguồn căn bản của thứ trang phục cổ truyền, original và truyền thống Nhật Bản này thực chất là sự pha trộn các kiểu ăn mặc của người Trung Hoa, người Triều Tiên và người Mông Cổ - được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống trên quần đảo mặt trời mọc. Và đây cũng là một trong những tính chất tiêu biểu của xứ Phù Tang: những ưu điểm vượt trội từ các sáng tạo bên ngoài đều được "tu bổ", thêm vào nhiều "nhân tố mới" và dần trở thành một phần không thể tách rời của truyền thống Nhật. Nhiều di chỉ khảo cổ ở Nhật cho thấy phục sức của họ cũng na ná như người Triều Tiên và người Trung Hoa cổ.
Vào thế kỷ VII trong xã hội Nhật có sự thay đổi lớn mang tính bước ngoặt: sự thâm nhập của đạo Phật từ Hoa lục, song song là hình mẫu thể chế của các "thiên tử" Trung Quốc. Theo gương các hoàng đế Trung Hoa, thái tử Nhật Siotoku (573 - 628) áp dụng nghiêm ngặt quy chế trang phục cho giới quan lại - tiền thân của kimono bây giờ. Sang nửa cuối thế kỷ VII, người Trung Quốc chia phục sức ra làm 3 loại: đại lễ, lễ hội và thường nhật. Người Nhật cũng noi theo. Phụ nữ Nhật thay vì lối áo sơ-mi cổ truyền đã chuyển qua kiểu áo choàng tay rộng. Váy cũng được kéo dài ra ngang với mắt cá chân... Trong suốt 4 thế kỷ kế tiếp (thế kỷ VIII - XII) người Nhật hầu như áp dụng mọi "nguyên mẫu" Trung Hoa, kể cả trong trang phục.
Cùng với sự cầm quyền của giới tướng lĩnh tại Nhật vào đầu thế kỷ XIII, thứ phục sức hợp với binh đạo được thực thi triệt để, mọi thứ vải "thừa" đều bị cắt bỏ. Rồi giao lưu buôn bán với bên ngoài được xúc tiến, hình thành tầng lớp dân cư đô thị mới trong thế kỷ XVII. Chính trang phục của lớp người này đã trở thành kimono "truyền thống" Nhật. Lúc đầu, người ta cấm các thị dân không được mặc kimono bằng thứ vải đắt tiền, màu sắc rực rỡ. Tới thế kỷ XIX, cùng với sự thâm nhập của văn hóa Âu châu vào Nhật, người Nhật bắt đầu khoái những kiểu trang phục "từ bên kia đại dương". "Iofuku" là thứ mặc ra đường tiện lợi hàng ngày, còn "kimono" dành cho các dịp trọng đại - biến thành thứ phục sức quý giá.
Một bộ kimono đẹp thường rất đắt, với thứ vải dệt theo lối thủ công và được khâu tay. Người ta se lẫn cả những sợi "chỉ" bằng bạc hoặc vàng thật, còn hoa văn là bụi vàng và bạc nguyên chất. Chỉ có những nghệ nhân mới dám nhận làm các bộ kimono đại lễ. Cách xếp đặt thớ vải cùng lối bài trí hoa văn phải tạo được ấn tượng: đó không chỉ là kiểu quần áo thuần túy mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ nữa. Những bộ kimono độc đáo chiếm vị trí trang trọng trong các viện bảo tàng, tại các tủ quần áo gia đình và được lưu truyền như "của gia bảo" từ đời này qua đời khác. Chỉ có những người Nhật cực giàu, hay giới nghệ sĩ nổi tiếng của các nhà hát Noo hoặc Kabuki - nơi diễn xuất với kimono là điều bắt buộc - mới thường xuyên khoác những bộ kimono đại lễ trên người.
Cô dâu Nhật bây giờ thường thuê những bộ kimono trong các cửa hàng đặc biệt, nơi có các chuyên gia khuyên họ cách "mặc và chuyển động" với kimono sao cho đúng. Dịch vụ này vào cỡ 800USD mỗi lần và thường là khoản chi phí cao nhất của các đám cưới. Với các đám giàu có, cô dâu cũng như chú rể phải thay ít nhất là 2 bộ kimono đại lễ.
Những bộ kimono lễ hội thường được may ráp bằng các khuôn vải "chuẩn" nên có kích cỡ như nhau. Ngay cả với bộ kimono đại lễ may từ hồi nhỏ người phụ nữ Nhật vẫn có thể mặc được suốt đời, thậm chí còn để lại cho con gái hoặc cháu gái nữa - chỉ cần khâu lên hay hạ xuống tùy theo chiều cao tương ứng của người mặc. Với loại kimono mặc ở nhà, người ta may theo kích thước số đo cụ thể. Vải lót của kimono luôn tương phản với vải nền: nếu như kimono màu xanh, vải lót sẽ là màu đỏ, hay kimono màu trắng, vải lót sẽ có màu xanh hoặc đỏ...
Kimono được bảo quản theo cách đặc biệt: không giặt mà chỉ gột rửa những chỗ bẩn. Nếu như có giặt, cũng chỉ giặt từng phần một và sấy khô ngay tức thì. Kimono được cất giữ trong những tấm giấy đặc biệt, chống ẩm và luôn giữ được sắc tươi.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.