truyền thuyết valentine
[ 2009-07-11 05:33:11 | Tác giả: bvl91 ]
TRUYỀN THUYẾT ĐÍCH THỰC VỀ NGÀY VALENTINE
(Thân tặng những người bị yêu, phải yêu, đành yêu, thôi thì yêu, yêu vậy và lại yêu, trừ… em yêu)
Hôm này là ngày 14 tháng 2, ngày mà những người yêu nhau trên thế giới tìm mọi cách gửi cho nhau những gói sô cô la (có khi chỉ là một chiếc, cũng có khi đến hơn nửa cân). Tóm lại là thi nhau gửi. Hậu quả là có một số kẻ thì ăn không hết phải đem cho (nhân tiện cũng xin lấy ví dụ bản thân là một kẻ chuyên đi xin sô cô la mà bạn bè ăn không hết về ăn một mình), có kẻ chẳng có lấy một chiếc (nếu tôi không nhanh tay xin lại của bạn bè thì cũng lấy luôn tôi làm ví dụ). Tất nhiên không phải ai cũng dã man tìm cách nhồi nhét sô cô la cho nhau. Còn có không ít kẻ sáng tạo, thay vì sô cô la theo như phong tục lại dùng hoa, tặng phẩm hay một cái gì đó tương tự. Như vậy là kẻ đó đã biến ngày Valentine thần thánh thành một trong những ngày lễ bình thường nào đó, như sinh nhật của một cô bé tên là Hoa chẳng hạn (tôi lấy bừa tên này vì nó không trùng với tên ai tôi ghét cả). Tóm lại, Valentine là một ngày đặc biệt và nó cần phải được đối xử đặc biệt. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là hầu hết mọi người đều chỉ biết đến Valentine thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nơi mà một con cóc chết cũng trở thành sự kiện nổi bật. Tôi xin được tóm tắt cái gọi là “truyền thuyết Valentine” như sau:
Một lão cha cố tên là Valentine, sống vào thời kỳ La Mã (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên), dưới thời trị vì của hoàng đế Claudius, đã toan tính làm một điều nghịch thiên vô đạo (lúc mới đọc đến đây tôi tưởng thằng cha này định làm gì con gái vua). Tay hoàng đế Claudius cho rằng, nếu quân lính không lập gia đình thì tinh thần chiến đấu sẽ cao hơn (dạo này trời lạnh, tối nằm ôm vợ ấm phải biết). Gã quyết không cho lính cưới vợ nhằm tăng sức mạnh cho đạo quân của gã. Vậy mà, thằng cha Valentine đã dám cả gan tổ chức đám cưới cho bọn lính. (Nghe đâu lão thu của mỗi đám cưới chui kiểu đó 100$/đám thì phải). Sau này, việc lộ ra, lão bị bắt và bị giam vào ngục. Tranh thủ trước khi chết lão đã kịp quyến rũ được con gái tên cai ngục (đoạn này tôi hơi bị ngưỡng mộ), cố đưa cho con bé tờ giấy ghi vỏn vẹn một dòng chữ, dịch ra tiếng Việt thì hình như là: “Valentine của em”.(1)
Vậy là người đời truyền tụng nhau câu chuyện đó và tự cho rằng mình đã tìm ra được nguồn gốc của tập tục Valentine. Vậy tôi xin đặt hai câu hỏi: tại sao là 14/2? Tại sao là sô cô la? Nó thì liên quan quái gì đến cái gọi là truyền thuyết ở trên kia? Xin thưa, truyền thuyết xịn của tôi mới có thể giải đáp chính xác những điều mà truyền thuyết cổ điển kia còn mờ mịt. Xin phép được bắt đầu từ cụm từ Valentine. Nó, như mọi người nghĩ, là tên người. Sai!!! 100% sai. Nó là một từ ghép. Xin vui lòng mở từ điển Anh Việt ra, tra hai từ “vale” và “tine”.
vale: cống thoát nước.
tine: nhánh
valentine = vale‘n’tine = vale and tine(2)
Tóm lại, valentine là hệ thống cống chi nhánh của cống chính thoát nước thải. Tại Việt Nam, cống chính gọi là cống cái, cống nhánh gọi là cống con. Vậy là chẳng ít thì nhiều, bạn đọc đã bắt đầu nghi ngờ sự xác thực của cái ông Valentine nào đó. Nếu chưa, xin đọc lại từ đầu, ngược lại thì xin đọc tiếp.
Vậy các bạn sẽ hỏi là “cống con” thì có liên quan gì đến cái ngày mà những người yêu nhau tặng nhau sô cô la hoặc bưu thiếp gì gì đó? Nếu đúng là bạn đang thắc mắc như vậy thì có nghĩa suy nghĩ của bạn đang đi theo đúng con đường mà tôi sẽ dẫn các bạn qua!!!
Trước khi đi vào câu chuyện chính tôi xin được vinh dự thay mặt Công ty Thoát nước Hà Nội giới thiệu qua một số kiến thức cơ bản về cống và thoát nước.
“Mỗi một thành phố, dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nước (thường là sạch) và thải nước (thường là bẩn) đi. Tôi cũng lưu ý là có nơi người ta phải dùng nước bẩn do sự rò rỉ của đường ống dẫn và cũng có nơi, người ta đem nước máy ra tưới rau ngoài ruộng (xem lại báo Lao Động năm ngoái). Hệ thống nước thải của Hà Nội được nằm trên một mạch máu thoát nước cực lớn do cha ông để lại: sông Tô Lịch (một nhánh của nó có tên là Kim Ngưu). Tất cả các khu dân cư lớn đều có một ống cống đường kính 2,4m dẫn thẳng ra sông Tô Lịch. Tại các khu dân cư nhỏ hơn lại có một ống cống kích thước 1,2m chạy dọc theo các con phố, thỉnh thoảng người ta đục ra một lỗ rồi đậy nắp bằng sắt lại để khi nào nó vỡ sẽ có người ngã què chân.(3) Tại từng tổ dân phố lại có những cái cống nho nhỏ hình chữ nhật theo tiết diện, rộng không quá 60cm, sâu chừng nửa mét, đậy nắp bằng bê tông có đục những khe nhỏ để chìa khoá khi rơi xuống sẽ chui tọt vào.(4) Đến đây ta sẽ gặp những chỗ mà đường cống này bị đục ra cho các nhà gần cống tuồn nước thải của gia đình họ vào. Loại cống này thường là tự đào, đôi khi là một ống nhựa PVC chôn ngầm đường kính không quá 15cm. Chính cái này mới được gọi là Valentine.”
Trên thực tế, công ty thoát nước Hà Nội ghét cay ghét đắng cái cống con con đục vào đó. Do tự đào nên nó chẳng theo một chuẩn kỹ thuật nào, người dân lại thường làm thật to, không có hệ thống lọc rác để khỏi phải đổ rác (đổ luôn vào cống). Hậu quả là cống hay bị vỡ hai bờ, cống chính thì tắc thường xuyên (mà không thể xác định được nhà nào thải rác). Đơn cử phường Đồng Nhân (nơi tôi ở), theo thống kê của tôi(5) thì có tới 3724 cống con như vậy; trời nắng còn đỡ, trời mưa, tắc cống chữ nhật, biết ngay nhà nào xây hệ thống bể phốt tự hoại hay chưa (nếu chưa có thì thải luôn ra Valentine – cống con ấy mà), gặp lúc tắc nó dềnh lên. Hôm ấy, 15-2, mưa to như trút.(6) Thế là công an phường cứ việc tìm xem cái thứ nổi lềnh bềnh màu vàng đó từ nhà nào trôi ra mà phạt. Tuy nhiên, công an mà khôn thì dân cũng lỏi. Nhà dân san sát nhau, nhà nọ đổ cho nhà kia, cãi nhau ỏm tỏi. Lúc đầu, có nhà toàn là người lớn chỉ tay vào những đám lềnh bềnh chứa đựng những thứ vật chất màu vàng nhưng kích thước rất nhỏ và nói: cái kia chỉ nhà nào có trẻ con thì mới có, nhà này làm gì có trẻ con. Trường hợp khác, có nhà lấy cớ rằng do các bậc người lớn đi làm suốt ngày, có gì thì đã xong cả ở cơ quan rồi,(7) cần gì phải về nhà, vì vậy loại tang vật kích thước lớn kìa không thể do họ tạo ra. Tuy vậy lý lẽ này không thuyết phục lắm bởi có ai cấm được các vị làm thêm ở nhà đâu? Phải tìm lý lẽ khác. Nói cho rõ, dựa vào sự khác biệt về kích thước là không thuyết phục. Có thể thấy ngay nhiều đứa nhóc tuy ít tuổi nhưng tác phẩm không thua kém gì những bậc tiền bồi lão thành, trong khi nhiều cao nhân tuổi tác đông như quân Nguyên lại không gây được ấn tượng về mặt kích thước đầu ra. Hết kích thước, người ta viện đến màu sắc. Đây mới là vấn đề cốt lõi. Thông thường thì tang vật nổi lềnh bềnh có màu vàng. Vậy phải chứng minh được là gia đình đã ăn một cái gì đó khiến đầu ra đổi màu bởi theo nghiên cứu của một số nhà khoa học trường Nguyễn Đình Chiểu(8) thì: vào màu gì ra màu đó. Có nhà đem mớ rau ra để chứng minh rằng đầu ra phải là màu xanh. Công an phường thì không đồng ý bởi vẫn thường xuyên ăn rau nhưng cái đó đâu có xanh. Mỗi nhà một thứ, thôi thì đủ cả. Có ông khoe mới ăn sò huyết, có bà lại than vãn hôm qua ăn cà tím hơi đau bụng, thằng nhóc nhà ai đó thì bô bô kể chuyện bữa ăn nhà nó toàn cải trắng. Nói chung vấn đề đổi màu hay không thì dễ xác định bởi thế nào mà chả có người đã từng ăn sò, ăn cà hay ăn cải. Cuối cùng có một vị chợt nhớ ra: hôm qua cả nhà tôi ăn sô cô la thằng con rể tương lai nó tặng. Mà sô cô la màu nâu đen, nên tác phẩm phải màu nâu. Chết nỗi, vào thời điểm mà câu chuyện này xảy ra, 99% người Hà Nội vẫn gọi sô-cô-la là súc-cù-là(9) và không thể phân biệt giữa Kakao và sô cô la, nói chi đến nhứng hiệu ứng mà nó tạo ra. Kết quả là nhà đó đã set up thành công một alibi (chứng cớ ngoại phạm). Thoát nạn. Nghe đâu sau đó tất cả những nhà không có chứng cớ ngoại phạm, giữa cơn mưa như trút, phải đi thông tắc Valentine. Hậu quả là mỗi nhà hết một chục bánh xà phòng tắm vẫn chưa hết mùi.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
E-book: Những câu chuyện tiếu lâm nhất
tự mua lấy mà ăn
40 bức ảnh tuyệt đẹp nhờ hiệu ứng Motion Blur
Thủ thuật máy tính số 9 (Thứ hai 21-04-2008)
Các Themes cực cool cho Wordpress
Yoon Eun Hye khoe ảnh mặt mộc cực kute !
HTTP Debugger Pro v3.4 ARN
ScreenFlash 2.0.4
[DRIVER] - D-Link DSL-200 Revision B v12.11 (Windows)
Driver Genius Professional 9.0.0.180
(Thân tặng những người bị yêu, phải yêu, đành yêu, thôi thì yêu, yêu vậy và lại yêu, trừ… em yêu)
Hôm này là ngày 14 tháng 2, ngày mà những người yêu nhau trên thế giới tìm mọi cách gửi cho nhau những gói sô cô la (có khi chỉ là một chiếc, cũng có khi đến hơn nửa cân). Tóm lại là thi nhau gửi. Hậu quả là có một số kẻ thì ăn không hết phải đem cho (nhân tiện cũng xin lấy ví dụ bản thân là một kẻ chuyên đi xin sô cô la mà bạn bè ăn không hết về ăn một mình), có kẻ chẳng có lấy một chiếc (nếu tôi không nhanh tay xin lại của bạn bè thì cũng lấy luôn tôi làm ví dụ). Tất nhiên không phải ai cũng dã man tìm cách nhồi nhét sô cô la cho nhau. Còn có không ít kẻ sáng tạo, thay vì sô cô la theo như phong tục lại dùng hoa, tặng phẩm hay một cái gì đó tương tự. Như vậy là kẻ đó đã biến ngày Valentine thần thánh thành một trong những ngày lễ bình thường nào đó, như sinh nhật của một cô bé tên là Hoa chẳng hạn (tôi lấy bừa tên này vì nó không trùng với tên ai tôi ghét cả). Tóm lại, Valentine là một ngày đặc biệt và nó cần phải được đối xử đặc biệt. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là hầu hết mọi người đều chỉ biết đến Valentine thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nơi mà một con cóc chết cũng trở thành sự kiện nổi bật. Tôi xin được tóm tắt cái gọi là “truyền thuyết Valentine” như sau:
Một lão cha cố tên là Valentine, sống vào thời kỳ La Mã (thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên), dưới thời trị vì của hoàng đế Claudius, đã toan tính làm một điều nghịch thiên vô đạo (lúc mới đọc đến đây tôi tưởng thằng cha này định làm gì con gái vua). Tay hoàng đế Claudius cho rằng, nếu quân lính không lập gia đình thì tinh thần chiến đấu sẽ cao hơn (dạo này trời lạnh, tối nằm ôm vợ ấm phải biết). Gã quyết không cho lính cưới vợ nhằm tăng sức mạnh cho đạo quân của gã. Vậy mà, thằng cha Valentine đã dám cả gan tổ chức đám cưới cho bọn lính. (Nghe đâu lão thu của mỗi đám cưới chui kiểu đó 100$/đám thì phải). Sau này, việc lộ ra, lão bị bắt và bị giam vào ngục. Tranh thủ trước khi chết lão đã kịp quyến rũ được con gái tên cai ngục (đoạn này tôi hơi bị ngưỡng mộ), cố đưa cho con bé tờ giấy ghi vỏn vẹn một dòng chữ, dịch ra tiếng Việt thì hình như là: “Valentine của em”.(1)
Vậy là người đời truyền tụng nhau câu chuyện đó và tự cho rằng mình đã tìm ra được nguồn gốc của tập tục Valentine. Vậy tôi xin đặt hai câu hỏi: tại sao là 14/2? Tại sao là sô cô la? Nó thì liên quan quái gì đến cái gọi là truyền thuyết ở trên kia? Xin thưa, truyền thuyết xịn của tôi mới có thể giải đáp chính xác những điều mà truyền thuyết cổ điển kia còn mờ mịt. Xin phép được bắt đầu từ cụm từ Valentine. Nó, như mọi người nghĩ, là tên người. Sai!!! 100% sai. Nó là một từ ghép. Xin vui lòng mở từ điển Anh Việt ra, tra hai từ “vale” và “tine”.
vale: cống thoát nước.
tine: nhánh
valentine = vale‘n’tine = vale and tine(2)
Tóm lại, valentine là hệ thống cống chi nhánh của cống chính thoát nước thải. Tại Việt Nam, cống chính gọi là cống cái, cống nhánh gọi là cống con. Vậy là chẳng ít thì nhiều, bạn đọc đã bắt đầu nghi ngờ sự xác thực của cái ông Valentine nào đó. Nếu chưa, xin đọc lại từ đầu, ngược lại thì xin đọc tiếp.
Vậy các bạn sẽ hỏi là “cống con” thì có liên quan gì đến cái ngày mà những người yêu nhau tặng nhau sô cô la hoặc bưu thiếp gì gì đó? Nếu đúng là bạn đang thắc mắc như vậy thì có nghĩa suy nghĩ của bạn đang đi theo đúng con đường mà tôi sẽ dẫn các bạn qua!!!
Trước khi đi vào câu chuyện chính tôi xin được vinh dự thay mặt Công ty Thoát nước Hà Nội giới thiệu qua một số kiến thức cơ bản về cống và thoát nước.
“Mỗi một thành phố, dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nước (thường là sạch) và thải nước (thường là bẩn) đi. Tôi cũng lưu ý là có nơi người ta phải dùng nước bẩn do sự rò rỉ của đường ống dẫn và cũng có nơi, người ta đem nước máy ra tưới rau ngoài ruộng (xem lại báo Lao Động năm ngoái). Hệ thống nước thải của Hà Nội được nằm trên một mạch máu thoát nước cực lớn do cha ông để lại: sông Tô Lịch (một nhánh của nó có tên là Kim Ngưu). Tất cả các khu dân cư lớn đều có một ống cống đường kính 2,4m dẫn thẳng ra sông Tô Lịch. Tại các khu dân cư nhỏ hơn lại có một ống cống kích thước 1,2m chạy dọc theo các con phố, thỉnh thoảng người ta đục ra một lỗ rồi đậy nắp bằng sắt lại để khi nào nó vỡ sẽ có người ngã què chân.(3) Tại từng tổ dân phố lại có những cái cống nho nhỏ hình chữ nhật theo tiết diện, rộng không quá 60cm, sâu chừng nửa mét, đậy nắp bằng bê tông có đục những khe nhỏ để chìa khoá khi rơi xuống sẽ chui tọt vào.(4) Đến đây ta sẽ gặp những chỗ mà đường cống này bị đục ra cho các nhà gần cống tuồn nước thải của gia đình họ vào. Loại cống này thường là tự đào, đôi khi là một ống nhựa PVC chôn ngầm đường kính không quá 15cm. Chính cái này mới được gọi là Valentine.”
Trên thực tế, công ty thoát nước Hà Nội ghét cay ghét đắng cái cống con con đục vào đó. Do tự đào nên nó chẳng theo một chuẩn kỹ thuật nào, người dân lại thường làm thật to, không có hệ thống lọc rác để khỏi phải đổ rác (đổ luôn vào cống). Hậu quả là cống hay bị vỡ hai bờ, cống chính thì tắc thường xuyên (mà không thể xác định được nhà nào thải rác). Đơn cử phường Đồng Nhân (nơi tôi ở), theo thống kê của tôi(5) thì có tới 3724 cống con như vậy; trời nắng còn đỡ, trời mưa, tắc cống chữ nhật, biết ngay nhà nào xây hệ thống bể phốt tự hoại hay chưa (nếu chưa có thì thải luôn ra Valentine – cống con ấy mà), gặp lúc tắc nó dềnh lên. Hôm ấy, 15-2, mưa to như trút.(6) Thế là công an phường cứ việc tìm xem cái thứ nổi lềnh bềnh màu vàng đó từ nhà nào trôi ra mà phạt. Tuy nhiên, công an mà khôn thì dân cũng lỏi. Nhà dân san sát nhau, nhà nọ đổ cho nhà kia, cãi nhau ỏm tỏi. Lúc đầu, có nhà toàn là người lớn chỉ tay vào những đám lềnh bềnh chứa đựng những thứ vật chất màu vàng nhưng kích thước rất nhỏ và nói: cái kia chỉ nhà nào có trẻ con thì mới có, nhà này làm gì có trẻ con. Trường hợp khác, có nhà lấy cớ rằng do các bậc người lớn đi làm suốt ngày, có gì thì đã xong cả ở cơ quan rồi,(7) cần gì phải về nhà, vì vậy loại tang vật kích thước lớn kìa không thể do họ tạo ra. Tuy vậy lý lẽ này không thuyết phục lắm bởi có ai cấm được các vị làm thêm ở nhà đâu? Phải tìm lý lẽ khác. Nói cho rõ, dựa vào sự khác biệt về kích thước là không thuyết phục. Có thể thấy ngay nhiều đứa nhóc tuy ít tuổi nhưng tác phẩm không thua kém gì những bậc tiền bồi lão thành, trong khi nhiều cao nhân tuổi tác đông như quân Nguyên lại không gây được ấn tượng về mặt kích thước đầu ra. Hết kích thước, người ta viện đến màu sắc. Đây mới là vấn đề cốt lõi. Thông thường thì tang vật nổi lềnh bềnh có màu vàng. Vậy phải chứng minh được là gia đình đã ăn một cái gì đó khiến đầu ra đổi màu bởi theo nghiên cứu của một số nhà khoa học trường Nguyễn Đình Chiểu(8) thì: vào màu gì ra màu đó. Có nhà đem mớ rau ra để chứng minh rằng đầu ra phải là màu xanh. Công an phường thì không đồng ý bởi vẫn thường xuyên ăn rau nhưng cái đó đâu có xanh. Mỗi nhà một thứ, thôi thì đủ cả. Có ông khoe mới ăn sò huyết, có bà lại than vãn hôm qua ăn cà tím hơi đau bụng, thằng nhóc nhà ai đó thì bô bô kể chuyện bữa ăn nhà nó toàn cải trắng. Nói chung vấn đề đổi màu hay không thì dễ xác định bởi thế nào mà chả có người đã từng ăn sò, ăn cà hay ăn cải. Cuối cùng có một vị chợt nhớ ra: hôm qua cả nhà tôi ăn sô cô la thằng con rể tương lai nó tặng. Mà sô cô la màu nâu đen, nên tác phẩm phải màu nâu. Chết nỗi, vào thời điểm mà câu chuyện này xảy ra, 99% người Hà Nội vẫn gọi sô-cô-la là súc-cù-là(9) và không thể phân biệt giữa Kakao và sô cô la, nói chi đến nhứng hiệu ứng mà nó tạo ra. Kết quả là nhà đó đã set up thành công một alibi (chứng cớ ngoại phạm). Thoát nạn. Nghe đâu sau đó tất cả những nhà không có chứng cớ ngoại phạm, giữa cơn mưa như trút, phải đi thông tắc Valentine. Hậu quả là mỗi nhà hết một chục bánh xà phòng tắm vẫn chưa hết mùi.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.