Đóng lại!  Bạn chưa là thành viên của Blog 12B TVT. Hãy click vào đây để đăng ký làm thành viên và tham gia viết bài nhé!

Không có ngày trở về

[ 2009-07-11 04:43:05 | Tác giả: bvl91 ]
Cỡ chữ: Lớn | Bình thường | Nhỏ

Trước Cách mạng Tháng Tám, có một thứ giải trí dành riêng cho nam giới ở lứa tuổi trung niên gọi là hát ả đào. Trong các nhịp trống phách tom tom, chát chát người nghe thả hồn vào những lời ca êm dịu, tâm tình. Nhà nào có nghệ nhân trẻ đẹp, hát hay càng đông khách.

Ở cái thị trấn bé nhỏ như Đáp Cầu thuở ấy cũng có mấy nhà hát ả đào. Nổi bật là một cô gái mới 19 tuổi nhưng giọng ngâm lanh lảnh, mượt mà. Công chức hay đến đấy nghe hát. Trong đám ấy có ông đốc công nhà máy giấy, lương cao tiền nhiều, lại chưa vợ. Ông say mê cô gái ca trù và nhất quyết lấy làm vợ. Họ sinh ra tôi vào ngày 5-10-1930.

Đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hiểu ai đã đào luyện lời ca giọng hát để mẹ trở thành một cô đào nổi tiếng. Và cơn gió nào đã đưa mẹ từ cái làng quê Phù Lưu phiêu bạt lên Đáp Cầu sinh sống.

Mỗi tháng cha giao hết số lương 60 đồng (bằng 60 tạ gạo) cho mẹ. Trước kia nghèo khổ, bây giờ khá giả nên thấy ai nghèo khó, cơ nhỡ mẹ tôi đều sẵn sàng giúp đỡ nhưng vẫn giấu cha tôi. Năm tôi lên bốn, cha lấy dì hai, hạnh phúc của mẹ bị sứt mẻ. Sóng gió nổi lên. Có lần hai bà túm tóc đánh nhau, tôi chạy ra sân vớ lấy thanh củi đang phơi nắng, phang vào chân dì hai mấy cái. Hôm sau mẹ khoe khắp xóm: nó bé tí đã biết bênh mẹ.

Dì hai vừa sinh con được ít lâu, cha lại lấy dì ba, một cô gái mới 17 tuổi. Mẹ và dì hai trước đây choảng nhau thì bây giờ lại liên kết đối phó với dì ba. Ba người đàn bà ấy phải sống chung trong một ngôi nhà với một ông chồng. Có mới nới cũ, cha chiều chuộng dì ba, lạnh nhạt với hai vợ trước.

Dì hai khái tính, nuôi con đến năm lên ba, bỏ đi nơi khác lấy chồng. Mẹ cố gắng nhịn nhục ở lại nuôi con khôn lớn. Cha tôi vui thú cùng dì ba và lo toan công việc làm ăn kiếm tiền, chẳng quan tâm đến việc học hành của con cái. Mẹ đã đưa tôi đến trọ học ở nhà thầy giáo, nhờ đó tôi được tiến bộ rất nhiều.

Lên tám, tôi đỗ bằng sơ học yếu lược, mẹ đưa tôi đến ở Hải Phòng nghe kết quả thi. Rồi mẹ dẫn đi ăn kem, đến nhà thầy giáo cảm ơn. Mẹ tỏ ra rất sung sướng vì có đứa con ngoan học giỏi. Đến năm 1941, gia đình chuyển về Nam Định. Một hôm dì ba kêu mất tiền. Cha và dì cứ đổ riệt cho mẹ. Lời qua tiếng lại, hai bên xô xát ầm ĩ, cảnh sát đến làm biên bản. Mấy hôm sau mẹ nói nghẹn ngào trong nước mắt: “Con ở lại chịu khó mà học, mẹ phải đi khỏi đây, ở lại nhục lắm”.

Mẹ nhét vội mấy bộ quần áo vào cái làn mây rồi ra bến xe. Tôi lẽo đẽo theo sau. Vẻ mặt mẹ căng thẳng cương quyết, không dặn dò gì nữa, tới bến bước lên xe ngồi. Tôi đứng dưới, rướn cổ nhìn hóng lên bà mẹ đang ngồi lẫn với hành khách. Đến khi xe lăn bánh, tôi òa khóc, loạng choạng định chạy theo. Sau quay ra cái hàng rào, cứ gục đầu vào đấy mà thổn thức, nức nở. Bởi vì đã hiểu mẹ đi chuyến này chưa biết đến bao giờ mới quay trở lại. Mà đúng thế thật.

Cho đến năm đói 1945, người chết như rạ, cha nói: “Mẹ mày ở Nhã Nam vào rừng kiếm củi, chết đói, chết rét rồi”. Tôi tin là thật. Chân yếu tay mềm như mẹ lên rừng chịu sao nổi. Nạn đói qua đi, giặc Pháp quay trở lại. Kháng chiến gian khổ suốt 10 năm. Rồi Mỹ nhảy vào. Bom đạn, khói lửa mù mịt đến năm 1975 đất nước mới có hòa bình. Nhà tôi đông con, nghèo túng lắm. Mãi đến năm 1995 mới có điều kiện đi tìm tung tích mẹ.

Ròng rã ba năm, đi mấy ngàn cây số bằng xe đạp, xe máy qua mấy tỉnh phía Bắc. Các nhân chứng đã già, qua đời hết. Cuối cùng biết được một tin: mẹ từ Nhã Nam đến Hải Phòng đi phu làm đồn điền cao su ở miền Nam từ năm 1943. Tôi đành chịu. Trong ấy có biết bao nhiêu nơi trồng cao su. Không thể nào tìm được.

+++

Cha tôi và dì ba cũng lần lượt qua đời từ lâu. Đứa trẻ mẹ nâng niu nuôi dưỡng khi xưa, bây giờ vẫn ám ảnh, day dứt về nỗi đau của người mẹ. Số phận bà nghiệt ngã quá. Thuở ấu thơ đã phải bơ vơ bị cha ruồng bỏ, lang thang kiếm sống cho đến lúc trưởng thành. Đi lấy chồng lại bị người khác cướp mất hạnh phúc. Cuối cùng bỏ con ở lại, cay đắng ra đi, không có ngày trở về, chết nơi quê người, đất khách!

Phải chăng cuộc đời là thế, ta phải chấp nhận và sống chung với nó trong những nỗi đau thương, mất mát?

**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bài Viết Ngẫu Nhiên:
  • Hội ở bẩn
  • E-book: Sổ tay xử lý sự cố 1.0
  • Những suy tưởng rối bù (Stanislaw Jerzy Lec)
  • Windows 7 Home Basic x86 MSDN ORIGINALS
  • Hướng dẫn thiết kế website nghe nhạc ngôn ngữ ASP (Tập 2)
  • SiteShoter
  • Việc làm nhà hàng khách sạn
  • Tự bắn vào tay vì bị bạn gái từ chối “XXX"
  • Internet Download Manager 5.17 Build 2 AiO
  • Ultimate Recovery AiO

  • Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.

    Gởi Ý Kiến
    Hình vui
    [smile] [confused] [cool] [cry]
    [eek] [angry] [wink] [sweat]
    [lol] [stun] [razz] [redface]
    [rolleyes] [sad] [yes] [no]
    [heart] [star] [music] [idea]
    Có thể dùng BBCode
    Tự nhận Link
    Hiển thị Smilies
    Ẩn comment
    Tài khoản:   Mật khẩu:   Đăng Ký?