một cái gì đó tương tự cha
[ 2009-07-11 03:57:41 | Tác giả: bvl91 ]
Một cái gì đó tương tự cha
tác giả : Vũ Đỉnh Giang
thể loại: truyện ngắn
tuyển tập : Vũ trụ câm
đã hẹn hò bao giờ chưa?
Còn phải hỏi!
Cuộc hẹn đầu tiên với ai?
Một thằng nhóc cùng khóa 11..
Với gương mặt chỉ cần bẹo phớt má là sữa chảy ồ ạt đủ để đựng đầy một chai coca loại 300ml?
Sai lầm rồi! Boyfriend này già trước tuổi và có đôi quai hàm trông rất manly!
Ái chà, vớ bở nhỉ?
Không chắc!
Thế diễn biến cuộc hẹn ra sao? Nếu có thể, hãy tường thuật một pha tâm đắc
Boy nốc cà phê chuyên nghiệp – tất nhiên – vì nếu là trẻ con thì chẳng bao giờ. Còn girl thì khuấy đảo nước cam quá đỗi nghiệp dư trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm đóng trọn vai “con nhà...”.
Nghe rất buồn cười. Vậy tiến trình tiếp theo có gì bất ngờ?
Boy nuốt khói để hy vọng tăng số tuổi trẻ và giảm số tuổi thọ, nhưng khi chuẩn bị nhả ra thì sặc. Biết chắc là mới tập tành để chứng tỏ. Girl thấy thế cũng sặc nước cam theo cho ra vẻ “đồng cảm”, cốt để điệu cười không rú lên man rợ! Sau đó thì cả hai nhận ra sai lầm và vội vã sửa chữa. Nhờ thế mà “đào-kép” có tiếp cơ hội diễn chung nhiều suất nữa trong một vở tuồng có tên gọi...
... Tình yêu!
Không! Phải nói là “Một cái gì đó tương tự tình yêu”.
Nghe luận điệu rặt “cinema”. Này, cậu không nên xem Hollywood quá nhiều. Nhất là những siêu phẩm điện ảnh dán mác “quà tặng hấp dẫn dành cho tuổi teen ”. Kẻo nguy cơ bị sặc hơn cả sặc nước cam nữa đấy. Ví dụ như phim “Bánh Mỹ” chẳng hạn. Biên tập ở Fafilm lười đến nỗi chẳng buồn cắt những cảnh khiêu dâm.
Đừng quá bi quan! Sao không thử ghé mắt vào tivi mỗi chiều để biết vẫn còn những thứ như “Ngã rẽ cuộc đời” chẳng hạn.
Có đấy! Tiếc rằng, một cái gì đó tương tự “Ngã rẽ cuộc đời” là quá ít!
Vậy sao chúng ta không thử trở thành một kịch tác gia nhỉ?
Đừng hóa rồ lên như thế chứ? Không nhớ là chúng ta phải khó khăn lắm mới rèn được cái liềm cho bài tập làm văn ư?
Nhưng đừng quên Britney Spears bắt cả thế giới nhịp chân theo “Baby one more times” khi “nó” mới có mười sáu tuổi!
Lại so sánh khập khiễng rồi. Nên nhớ là Brit phải thuê thầy riêng về dạy ở nhà mới đủ điều kiện tốt nghiệp trung học đấy nhé. Mà thôi, đừng hăm hở lôi kéo Hollywood lẫn Brit vào đây nữa. Thưa lady,chúng ta đang ở Việt Nam và chúng ta đang học bài xanh cả mặt. Mùa thi sắp đến rồi đấy.
Ừ nhỉ?
“Cụp” – điện thoại tự dưng cắt phụt. Đột ngột đến nỗi chẳng kịp “goodbye”. Văn minh điện thoại thế là hỏng. Có lẽ “phụ huynh” vừa ló dạng ở sau lưng hay sao ấy!
Thở dài gác máy, “nhân vật nữ” mười sáu tuổi ngáp một cái không cần che miệng, cảm giác tiếc nuối vì buổi “nấu cháo” với con bạn chưa thật “nhừ” như mọi lần. Tuy nhiên, đồng hồ lập tức cảnh cáo bằng một tràng “kính... coong” nghe buốt óc. Có nghĩa là giờ đi học đã đến!
Ngay cổng trường, “nhân vật nữ” thoáng thấy bóng một gã trai quen đang ngất ngưởng trên Wave Tàu. Hắn có ý chờ cô từ lâu. Bỗng dưng hôm nay cô nổi hứng định trêu cậu ta một tí. Cô đi chậm lại và đột ngột túm áo một anh bạn cùng lớp. Anh này vốn chưa nếm mùi bấu vai của bọn con gái bao giờ, nên run lên bần bật. Cô ghé tai thầm thì: “Tớ đang trốn một con nợ vì trót dại dột trong trò cá cược đoán tuổi siêu sao. Cậu giúp tớ bước qua cổng an toàn nhé?”. Thằng bé vẫn không làm chủ được đôi vai run. Cô phải sử dụng đến vốn liếng hai tháng đi học karaté ra quất bộp vào vai thằng bé cho nó đau điếng. Hiệu quả tức thì. Cô bồi một cú xoa dịu nữa bằng cách đặt nhẹ tay còn lại lên bờ vai đối diện, giọng cố ỏn ẻn: “Vai cậu to thế này, chẳng lẽ không che chở được tôi sao? Gặp người hoạn nạn mà không cứu, làm trai coi sao đặng?”. Nói chung chiêu “kích động” này bọn con gái áp dụng mọi lúc mọi nơi và xem ra đánh gục gần một trăm phần trăm bọn con trai vốn bị trời cài đặt gien nghĩa hiệp. Thế là cặp “tình nhân” - giả - danh - ung dung đỗ xịch trước cổng trường. “Nhân vật nữ” đoan trang vén áo dài thẽ thọt hất tóc so le xõa bờ vai rồi điệu đà bước xuống. Vài ba tia mắt đỏ bầm quét theo. Không biết vì ghen tị hay vì ngượng. Rõ là trêu ngươi. Con bé ấy thì có xinh xẻo gì? Thế mà... Nó cưa ở đâu ra mà nhiều boy cứ xoắn tít thế nhỉ?
Ấy là những kẻ chẳng liên quan gì, chứ “nhân vật nam” thì muốn nghẹn thở vì tức. Chuyện hiển hiện mười mươi trước mắt. Có là thánh đâu mà không ghen cơ chứ?
Khi ghen thì người ta làm gì? Khóc tức tưởi? Ấy là bọn con gái giàu tuyến lệ. Túm cổ địch thủ hỏi cho ra nhẽ rồi nện nhau? Ngặt nỗi đây là con nhà có giáo dục đường hoàng, lại còn mang tiếng học sinh giỏi nhiều năm liền, cư xử thế chỉ thiệt thanh danh chứ ích gì? Đang loay hoay tự dằn vặt đấu tranh tư tưởng thì kẻng trường ra lệnh inh tai báo hiệu giờ học đến. Nhân vật nam thôi đành nuốt nỗi ưu tư bước qua cổng trường. Bỗng cảm thấy con Wave Tàu hôm nay sao mà nặng nề hàng tấn.
Nghỉ tiết thứ hai, “nhân vật nam” không nén nổi cơn giận, chạy huỳnh huỵch lên tầng trên mặt đối mặt với “nhân vật nữ”. “Ai thế?”. Nghe cái giọng bốc hơi nóng, “nhân vật nữ” đã thấy hơi chờn chợn nơi lưng nhưng bản tính của người không quen uống nước cam, cô bé vẫn ỡm ờ: “Hồ đồ thế không sợ người ta cười cho à? Thì xe hỏng dọc đường. Bạn cùng lớp với nhau thì giang tay ra giúp. Chẳng lẽ không được sao?”. Boy vặn lại, đôi mày cau đến nỗi muốn chui tọt vào hốc mắt: “Sao tôi hẹn sáng nay đến chở đi học thì chối bai bải. Phải mà, có ý đồ xấu thì nên giấu giếm thôi...”. Tự dưng nghe sống mũi cay xè, tim như ai lần tay bóp nghẹt. Trò chơi ngẫu hứng tự dưng bị đẩy sang một cục diện khác phức tạp hơn nhiều. Nhưng lỡ trớn rồi. Giống như ta đi cầu tre lắt lẻo. Lập cập ra đến giữa dòng sao có thể bước lui?
Thế là đang vui hóa buồn. Tự ái con gái không thèm lên tiếng xin lỗi. Còn anh chàng lủi thủi ra về, lòng như vướng chì, nhìn trường yêu phút chốc hóa ra địa ngục.
Một tuần trôi qua lê thê... Cơ hội giải thích ngày càng khó khăn hơn. Đang sôi nổi là thế bỗng dưng tiêm căn bệnh trầm cảm vào người. Tối úp mặt đấm thùm thụp vào gối nghĩ rằng hóa ra mình dại lắm.
"Không phải dại, mà là ngu. Đại ngu, mày biết không?” - Con bạn đay nghiến qua điện thoại, giọng gằn mạnh đến nỗi muốn nghẽn luôn đường truyền. “Ừ thì cứ khóc đi. Khóc cho thỏa rồi mai tao dẫn đi hòa giải. Mà nghe đâu boy mày được tiếng manly, sao mà hèn thế? Xì, anh chị biết không thể thiếu nhau thì làm ơn dẹp cái tính trẻ con ngang bướng đi. Thôi thì tại anh tại ả tại cả hai đàng. Tin tao đi. Cố chờ đến mai nhé?”.
Ừ thì chờ chứ biết phải làm sao?
Đêm cứ dài bằng tháng. Bỗng dưng mà thèm viết nhật ký. Thuở xưa nay có thế bao giờ. Vậy mà cả tuần nay môn đệ karaté nhiễm thói quen viết lách. Cuốn sổ tay cứ nhàu đi. Lần đầu viết cứ thấy khó khăn làm sao. Nhưng những “cõi riêng ơi không sao tỏ bày” này cứ ấm a ấm ớ, không trút vào nhật ký được thì còn biết vứt vào đâu?
Đã thế mà thêm cảnh “phụ huynh” cứ chập chờn trước cửa phòng, giọng vóng va vóng vót: “Con gái yêu của mẹ dạo này đổi tính nết, thùy mị hẳn. Mẹ hài lòng lắm đấy. Con gái nói chung thì cứ phải nữ tính ra con ạ. Chứ ai đâu cứ ầm à ầm ùng như mày. Ôi, bây giờ thì tôi yên tâm...”. Nói xong kèm tiếng thở dài thậm thượt. Phụ huynh vô tâm thật. Con gái mẹ đang vướng tơ vò, vậy mà mẹ bảo mẹ mừng là mừng thế nào kia chứ? Rõ đúng là cách ngăn hai thế hệ...
Buổi sáng hồi hộp rồi cũng trôi qua. Không ngờ thằng bé được thể làm ầm ĩ lên. “Nhân vật nữ” biết lỗi cam chịu ngồi ệp xuống ghế, mọi chuyện phó thác cho con bạn chống đỡ. Cũng tội, nó hăng say cãi quá nên cuối cùng cậu ta cũng nghe ra. Thở phào nhẹ nhõm. Từ quán chè nhìn ra bỗng dưng thấy nắng vàng trời xanh sao mà đáng yêu làm vậy? Khác cái vẻ xanh xao ủ dột cả tuần nay.
Nửa đêm, điện thoại đổ rèng rèng... Đang ngái ngủ, con bạn trở mình với tay nhấc ống nghe, giọng bẳn gắt: “Mày sao vậy?”. Tự dưng lòng chùng xuống, thoảng chút lo âu: “Tao có chuyện này... Ờ, mà thôi. Để mai rồi nói, ha?”. Bên kia đầu dây, con bạn rủa thầm: “Hâm thật! Nó lẩm cẩm như bà già hồi nào ấy nhỉ?”.
Nhưng sáng mai vẫn chẳng có gì. Tra gạn hỏi cũng đi đến kết luận là chẳng có gì. Rồi bài vở thi cử nháo nhào cả lên. Câu chuyện ấp úng đêm nào trở thành xa lơ lắc...
Ngày hai buổi cô bé vẫn đến trường. Boy vẫn thấp tha thấp thoáng chờ đợi. Xong thì chở nhau đi. Nhưng riêng cô bé thì bước chân xem chừng nằng nặng. Mặt xanh hơn, môi ỉu hơn tóc dài hơn và cộng tất cả lại thì đúng là mặt buồn hơn. Bạn bè vẫn vô tư chọc phá rồi vô tư thờ ơ. Chỉ có “phụ huynh” là ngạc nhiên thấy con mình dạo này hình như có gì mỏi mệt.
Mẹ kéo con vào phòng riêng tha thiết hỏi: “Tại sao?”. Con gái ì ạch ngồi xuống mép giường vừa lấy tay che che bụng vừa khóc nấc lên: “Mẹ ơi cứu con!”, mà thật sự trong lòng hoang mang tự hỏi không biết mình bám víu vào đâu?
Bình tĩnh đi, con! Để mẹ tính cho! - Bà mẹ ra sức dỗ dành - Rồi mai mẹ sẽ giải quyết mọi chuyện ổn thỏa”. “Không ổn đâu, mẹ!” - Con gái nước mắt ròng ròng nhưng tiếng khóc vẫn không thể bật ra. Bà mẹ đấm ngực kêu trời. Sao mà dại thế hở con?
“Phụ huynh” chỉ còn cách lên trường xin con bảo lưu kết quả một năm. “Vì lý do sức khỏe, nó mang mầm bệnh trong người nặng lắm mà cứ giấu tôi”. Giáo viên chủ nhiệm cuống quít giục mấy em cùng lớp đường sữa đi thăm. Phụ huynh hốt hoảng: “Thôi thôi, mấy cháu! Bác cảm ơn mà. Nó đã vào viện rồi, tối qua! Bác sĩ lệnh hạn chế gặp gỡ. Chắc chắn nó sẽ cảm động vô cùng vì tấm lòng của các cháu và thầy đây... Rồi nó sẽ đi học lại mà. Ừ, nhưng chắc là trễ một năm... Phải mà, đằng nào cũng phải trễ một năm...”.
Phụ huynh” đi rồi, hành lang tự dưng vắng ngắt. Học trò dễ buồn dễ vui. Bởi vì cái tâm của chúng hãy còn trong sáng. Vô lo nhưng lại rất chân tình. Thế nên chiều đi học về một nhóm bạn thân vẫn kéo tới nhà cho bằng được. Bà mẹ đẩy con gái lên lầu rồi cả hai khóa trái cửa. Ông bố rút xuống bếp hút thuốc, đối diện chiếc bàn ăn cơm canh nguội ngắt mấy ngày nay. Ông không nói được gì, chỉ tự trách mình không thể giáo dục con kỹ hơn... Đứa em trai được huấn luyện kỹ bước ra rành rọt báo tin mẹ đang ở cùng chị trong bệnh viện, mà bệnh viện nào thì em không nhớ. Cứ ậm ờ vài câu mù mịt thì tụi nhóc cũng nản chí kéo nhau về. Chúng đi bất ngờ như lúc đến, bỏ lại trên bàn một túi quà to đùng lỉnh kỉnh bao nhiêu thứ dành cho người bệnh kèm mấy tờ giấy viết tháo với cùng một nội dung, đại loại: “X, (hoặc Y hoặc Z gì đó) chúc mày (hoặc bạn hoặc biệt danh ngộ nghĩnh nào đó) mau hồi phục và trở lại trường...”.
Hai nhà xa lạ buộc phải gặp nhau, ngồi lại với nhau mà bàn cách tháo gỡ. “Nạn nhân nữ” lẫn “nạn nhân nam” đứng nép vào tường, không dám ngẩng mặt lên nhìn ai vì ngượng và sợ.
"Muộn lắm rồi. Không thể giải quyết được đâu, nguy hiểm lắm. Đành phải chờ cháu bé ra đời vậy. Anh chị thương cho. Con dại cái mang. Đời nay làm cha làm mẹ khổ thế. Trai gái gì cũng cứ lo ngai ngái như nhau. Mà nào đã thoát...?”. Câu chuyện bị ngắt quãng liên tục vì tiếng thút thít, hỉ mũi, tiếng quát nạt, giận dữ, tủi hờn... Bao cảm xúc thương yêu lẫn trách móc cứ đổ xuống đầu hai đứa trẻ. Cô bé khóc rấm rứt. Cậu bé chịu không nổi cũng khóc theo. Cô bé lòng rối bời, nhớ lại chuyện cũ càng thêm tủi thân, vậy mà cứ tưởng hắn ta manly lắm, mấy tháng trước còn cãi nổi gân trán lên: “Tôi làm tôi chịu. Tôi sẽ có trách nhiệm trong chuyện này...”, nghe tưởng chừng như trưởng thành đến nơi. Vậy mà bây giờ... Lại tủi thân, lại khóc.
Họ nhà trai se sẽ đứng dậy ra về. “Trăm sự cũng nhờ anh chị..., cũng đừng áp lực với con bé quá mà tội nghiệp nó”. Quay qua đứa con trai gằn giọng: “Còn không chào hai bác đây mà về. Cả đống bài vở ở nhà. Liệu mà không qua nổi kỳ thi này thì đừng vác mặt về nhà nhìn mặt mẹ cha. Thật là hư đốn”. Đàng gái nghe mà nhói cả tim, lòng đau đớn nhận ra họ chửi con họ mà cũng như chửi luôn cả con mình...
Thằng bé thể hiện trách nhiệm bằng cách mỗi chiều đi học có ghé ngang nhà thăm con bé. Nhưng con bé không tiếp. Nó đóng cửa ở lì trong phòng, cảm giác tội lỗi cứ dày vò. Với nó, thế là hết rồi. Chấm dứt thật rồi. Cuộc sống đã hoàn toàn biến đổi. Mười sáu tuổi, nó không muốn sinh con, nó không muốn, không bao giờ muốn!
Nhưng rồi nó cũng phải sanh. Đến ngày đến tháng thì cũng phải sanh thôi. Đó là quy luật. Mẹ đưa con gái đi vào lúc bốn giờ sáng, kêu taxi đứng chờ xa xa ở đầu phố. Con gái mũ trùm kín mít, áo xống phùng phình, sợ hàng xóm nào nổi hứng đi tập dưỡng sinh phát hiện ra thì còn ra thể thống gì. Con gái dựa hẳn người vào mẹ thở gấp. May mắn cho cô, vì ít ra cô còn có mẹ mà dựa vào.
Cô bước vào phòng một mình, rên la quằn quại một mình. Rồi sau đó cũng chính cô lên giường mổ một mình. Vì sức cô yếu quá không thể nào sinh con theo quy luật tự nhiên được. Lần vượt biển đầu tiên của cô là như vậy. Cô không tự cầm chèo, cô không nếm mùi sóng to gió lớn vì đau đẻ. Lúc này cô chỉ là một sinh vật trong tình trạng nguy hiểm được tiêm liều thuốc mê. Trong cõi mê man biết đâu cô đã khóc vì đau đớn mà không ai biết? Chị có mẹ cô là cảm nhận nỗi đau này, nên mẹ cô đã khóc thay cô. Nước mắt xót thương hòa tủi hổ lăn dài xuống má xuống cằm, đọng thành lớp muối mặn đắng.
Con trai!” - Vị bác sĩ thở phào nhìn người nhà ái ngại. Tất nhiên là thằng bé yếu. Bác sĩ phải nuôi nó trong lồng một thời gian để theo dõi sức khỏe. “Nói chung là không có gì” - Bác sĩ trấn an cho người nhà khỏi lo lắng. Cậu trai đột ngột lên chức cha đứng bỡ ngỡ bên giường cô vợ đang thoi thóp thở, lóng ngóng chẳng biết làm gì, chẳng biết nói câu gì. Mồ hôi cứ vậy túa ra từ khắp cơ thể, chẳng mấy chốc áo sơ mi trắng có gắn phù hiệu nơi túi cứ thâm lại xám ngoét, dính chặt vào thân hình mà cơ bắp chưa kịp nở nang. Đầu óc cậu bấn loạn. Sau hôm nay, cậu phải tuân lệnh mẹ cha ở nhà tập trung vượt qua mùa thi cử, chưa thể vào thăm nom “vợ con” được. Chuyện này người lớn sẽ lo cho!
Phần cô bé - Giờ đã thành bà mẹ - Ngày đầu tiên nhìn thấy mặt con, cô gần như hoảng loạn vì lo sợ mơ hồ. Mẹ cô buộc cô phải tập quen dần. Cô học cách bồng ẵm nó. Rồi khi sinh linh bé bỏng ấy nằm gọn trên tay, chợt cô ngạc nhiên nhận ra mình đang đối diện với một điều gì đó quá lớn. Cô nhìn thẳng vào đôi mắt nhắm nghiền của nó, nói thầm trong trí. Rằng con ơi, cuộc đời này vốn chẳng công bằng. Người đã gieo rắc ra con có thể sau này không làm cha con được mà biết đâu chỉ là một cái gì đó tương tự cha. Nhưng với ta thì con chỉ cần đơn giản gọi “Mẹ!”.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
ĐÊm TÂn HÔn ĐẾn MuỘn
Registry Defense v4.1.0.6 - cải thiện hiệu suất máy vi tính của bạn
[DRIVER - MTXT] - Driver HP Pavilion dv2-1028ax
Xe chở hóa chất Dongfeng 12 tấn
Kerio WinRoute Firewall 6.7.0 Build 6228 Patch 1
18 trang web bookmark và Tag nổi tiếng nhất
Muốn cười? Click lẹ nào
Mini Golf - 99 Holes
[English Study] - Luyện nghe: Tactics for Listening (trọn bộ 3 tập)
Lợi ích cuộc hôn nhân 40 năm
tác giả : Vũ Đỉnh Giang
thể loại: truyện ngắn
tuyển tập : Vũ trụ câm
đã hẹn hò bao giờ chưa?
Còn phải hỏi!
Cuộc hẹn đầu tiên với ai?
Một thằng nhóc cùng khóa 11..
Với gương mặt chỉ cần bẹo phớt má là sữa chảy ồ ạt đủ để đựng đầy một chai coca loại 300ml?
Sai lầm rồi! Boyfriend này già trước tuổi và có đôi quai hàm trông rất manly!
Ái chà, vớ bở nhỉ?
Không chắc!
Thế diễn biến cuộc hẹn ra sao? Nếu có thể, hãy tường thuật một pha tâm đắc
Boy nốc cà phê chuyên nghiệp – tất nhiên – vì nếu là trẻ con thì chẳng bao giờ. Còn girl thì khuấy đảo nước cam quá đỗi nghiệp dư trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm đóng trọn vai “con nhà...”.
Nghe rất buồn cười. Vậy tiến trình tiếp theo có gì bất ngờ?
Boy nuốt khói để hy vọng tăng số tuổi trẻ và giảm số tuổi thọ, nhưng khi chuẩn bị nhả ra thì sặc. Biết chắc là mới tập tành để chứng tỏ. Girl thấy thế cũng sặc nước cam theo cho ra vẻ “đồng cảm”, cốt để điệu cười không rú lên man rợ! Sau đó thì cả hai nhận ra sai lầm và vội vã sửa chữa. Nhờ thế mà “đào-kép” có tiếp cơ hội diễn chung nhiều suất nữa trong một vở tuồng có tên gọi...
... Tình yêu!
Không! Phải nói là “Một cái gì đó tương tự tình yêu”.
Nghe luận điệu rặt “cinema”. Này, cậu không nên xem Hollywood quá nhiều. Nhất là những siêu phẩm điện ảnh dán mác “quà tặng hấp dẫn dành cho tuổi teen ”. Kẻo nguy cơ bị sặc hơn cả sặc nước cam nữa đấy. Ví dụ như phim “Bánh Mỹ” chẳng hạn. Biên tập ở Fafilm lười đến nỗi chẳng buồn cắt những cảnh khiêu dâm.
Đừng quá bi quan! Sao không thử ghé mắt vào tivi mỗi chiều để biết vẫn còn những thứ như “Ngã rẽ cuộc đời” chẳng hạn.
Có đấy! Tiếc rằng, một cái gì đó tương tự “Ngã rẽ cuộc đời” là quá ít!
Vậy sao chúng ta không thử trở thành một kịch tác gia nhỉ?
Đừng hóa rồ lên như thế chứ? Không nhớ là chúng ta phải khó khăn lắm mới rèn được cái liềm cho bài tập làm văn ư?
Nhưng đừng quên Britney Spears bắt cả thế giới nhịp chân theo “Baby one more times” khi “nó” mới có mười sáu tuổi!
Lại so sánh khập khiễng rồi. Nên nhớ là Brit phải thuê thầy riêng về dạy ở nhà mới đủ điều kiện tốt nghiệp trung học đấy nhé. Mà thôi, đừng hăm hở lôi kéo Hollywood lẫn Brit vào đây nữa. Thưa lady,chúng ta đang ở Việt Nam và chúng ta đang học bài xanh cả mặt. Mùa thi sắp đến rồi đấy.
Ừ nhỉ?
“Cụp” – điện thoại tự dưng cắt phụt. Đột ngột đến nỗi chẳng kịp “goodbye”. Văn minh điện thoại thế là hỏng. Có lẽ “phụ huynh” vừa ló dạng ở sau lưng hay sao ấy!
Thở dài gác máy, “nhân vật nữ” mười sáu tuổi ngáp một cái không cần che miệng, cảm giác tiếc nuối vì buổi “nấu cháo” với con bạn chưa thật “nhừ” như mọi lần. Tuy nhiên, đồng hồ lập tức cảnh cáo bằng một tràng “kính... coong” nghe buốt óc. Có nghĩa là giờ đi học đã đến!
Ngay cổng trường, “nhân vật nữ” thoáng thấy bóng một gã trai quen đang ngất ngưởng trên Wave Tàu. Hắn có ý chờ cô từ lâu. Bỗng dưng hôm nay cô nổi hứng định trêu cậu ta một tí. Cô đi chậm lại và đột ngột túm áo một anh bạn cùng lớp. Anh này vốn chưa nếm mùi bấu vai của bọn con gái bao giờ, nên run lên bần bật. Cô ghé tai thầm thì: “Tớ đang trốn một con nợ vì trót dại dột trong trò cá cược đoán tuổi siêu sao. Cậu giúp tớ bước qua cổng an toàn nhé?”. Thằng bé vẫn không làm chủ được đôi vai run. Cô phải sử dụng đến vốn liếng hai tháng đi học karaté ra quất bộp vào vai thằng bé cho nó đau điếng. Hiệu quả tức thì. Cô bồi một cú xoa dịu nữa bằng cách đặt nhẹ tay còn lại lên bờ vai đối diện, giọng cố ỏn ẻn: “Vai cậu to thế này, chẳng lẽ không che chở được tôi sao? Gặp người hoạn nạn mà không cứu, làm trai coi sao đặng?”. Nói chung chiêu “kích động” này bọn con gái áp dụng mọi lúc mọi nơi và xem ra đánh gục gần một trăm phần trăm bọn con trai vốn bị trời cài đặt gien nghĩa hiệp. Thế là cặp “tình nhân” - giả - danh - ung dung đỗ xịch trước cổng trường. “Nhân vật nữ” đoan trang vén áo dài thẽ thọt hất tóc so le xõa bờ vai rồi điệu đà bước xuống. Vài ba tia mắt đỏ bầm quét theo. Không biết vì ghen tị hay vì ngượng. Rõ là trêu ngươi. Con bé ấy thì có xinh xẻo gì? Thế mà... Nó cưa ở đâu ra mà nhiều boy cứ xoắn tít thế nhỉ?
Ấy là những kẻ chẳng liên quan gì, chứ “nhân vật nam” thì muốn nghẹn thở vì tức. Chuyện hiển hiện mười mươi trước mắt. Có là thánh đâu mà không ghen cơ chứ?
Khi ghen thì người ta làm gì? Khóc tức tưởi? Ấy là bọn con gái giàu tuyến lệ. Túm cổ địch thủ hỏi cho ra nhẽ rồi nện nhau? Ngặt nỗi đây là con nhà có giáo dục đường hoàng, lại còn mang tiếng học sinh giỏi nhiều năm liền, cư xử thế chỉ thiệt thanh danh chứ ích gì? Đang loay hoay tự dằn vặt đấu tranh tư tưởng thì kẻng trường ra lệnh inh tai báo hiệu giờ học đến. Nhân vật nam thôi đành nuốt nỗi ưu tư bước qua cổng trường. Bỗng cảm thấy con Wave Tàu hôm nay sao mà nặng nề hàng tấn.
Nghỉ tiết thứ hai, “nhân vật nam” không nén nổi cơn giận, chạy huỳnh huỵch lên tầng trên mặt đối mặt với “nhân vật nữ”. “Ai thế?”. Nghe cái giọng bốc hơi nóng, “nhân vật nữ” đã thấy hơi chờn chợn nơi lưng nhưng bản tính của người không quen uống nước cam, cô bé vẫn ỡm ờ: “Hồ đồ thế không sợ người ta cười cho à? Thì xe hỏng dọc đường. Bạn cùng lớp với nhau thì giang tay ra giúp. Chẳng lẽ không được sao?”. Boy vặn lại, đôi mày cau đến nỗi muốn chui tọt vào hốc mắt: “Sao tôi hẹn sáng nay đến chở đi học thì chối bai bải. Phải mà, có ý đồ xấu thì nên giấu giếm thôi...”. Tự dưng nghe sống mũi cay xè, tim như ai lần tay bóp nghẹt. Trò chơi ngẫu hứng tự dưng bị đẩy sang một cục diện khác phức tạp hơn nhiều. Nhưng lỡ trớn rồi. Giống như ta đi cầu tre lắt lẻo. Lập cập ra đến giữa dòng sao có thể bước lui?
Thế là đang vui hóa buồn. Tự ái con gái không thèm lên tiếng xin lỗi. Còn anh chàng lủi thủi ra về, lòng như vướng chì, nhìn trường yêu phút chốc hóa ra địa ngục.
Một tuần trôi qua lê thê... Cơ hội giải thích ngày càng khó khăn hơn. Đang sôi nổi là thế bỗng dưng tiêm căn bệnh trầm cảm vào người. Tối úp mặt đấm thùm thụp vào gối nghĩ rằng hóa ra mình dại lắm.
"Không phải dại, mà là ngu. Đại ngu, mày biết không?” - Con bạn đay nghiến qua điện thoại, giọng gằn mạnh đến nỗi muốn nghẽn luôn đường truyền. “Ừ thì cứ khóc đi. Khóc cho thỏa rồi mai tao dẫn đi hòa giải. Mà nghe đâu boy mày được tiếng manly, sao mà hèn thế? Xì, anh chị biết không thể thiếu nhau thì làm ơn dẹp cái tính trẻ con ngang bướng đi. Thôi thì tại anh tại ả tại cả hai đàng. Tin tao đi. Cố chờ đến mai nhé?”.
Ừ thì chờ chứ biết phải làm sao?
Đêm cứ dài bằng tháng. Bỗng dưng mà thèm viết nhật ký. Thuở xưa nay có thế bao giờ. Vậy mà cả tuần nay môn đệ karaté nhiễm thói quen viết lách. Cuốn sổ tay cứ nhàu đi. Lần đầu viết cứ thấy khó khăn làm sao. Nhưng những “cõi riêng ơi không sao tỏ bày” này cứ ấm a ấm ớ, không trút vào nhật ký được thì còn biết vứt vào đâu?
Đã thế mà thêm cảnh “phụ huynh” cứ chập chờn trước cửa phòng, giọng vóng va vóng vót: “Con gái yêu của mẹ dạo này đổi tính nết, thùy mị hẳn. Mẹ hài lòng lắm đấy. Con gái nói chung thì cứ phải nữ tính ra con ạ. Chứ ai đâu cứ ầm à ầm ùng như mày. Ôi, bây giờ thì tôi yên tâm...”. Nói xong kèm tiếng thở dài thậm thượt. Phụ huynh vô tâm thật. Con gái mẹ đang vướng tơ vò, vậy mà mẹ bảo mẹ mừng là mừng thế nào kia chứ? Rõ đúng là cách ngăn hai thế hệ...
Buổi sáng hồi hộp rồi cũng trôi qua. Không ngờ thằng bé được thể làm ầm ĩ lên. “Nhân vật nữ” biết lỗi cam chịu ngồi ệp xuống ghế, mọi chuyện phó thác cho con bạn chống đỡ. Cũng tội, nó hăng say cãi quá nên cuối cùng cậu ta cũng nghe ra. Thở phào nhẹ nhõm. Từ quán chè nhìn ra bỗng dưng thấy nắng vàng trời xanh sao mà đáng yêu làm vậy? Khác cái vẻ xanh xao ủ dột cả tuần nay.
Nửa đêm, điện thoại đổ rèng rèng... Đang ngái ngủ, con bạn trở mình với tay nhấc ống nghe, giọng bẳn gắt: “Mày sao vậy?”. Tự dưng lòng chùng xuống, thoảng chút lo âu: “Tao có chuyện này... Ờ, mà thôi. Để mai rồi nói, ha?”. Bên kia đầu dây, con bạn rủa thầm: “Hâm thật! Nó lẩm cẩm như bà già hồi nào ấy nhỉ?”.
Nhưng sáng mai vẫn chẳng có gì. Tra gạn hỏi cũng đi đến kết luận là chẳng có gì. Rồi bài vở thi cử nháo nhào cả lên. Câu chuyện ấp úng đêm nào trở thành xa lơ lắc...
Ngày hai buổi cô bé vẫn đến trường. Boy vẫn thấp tha thấp thoáng chờ đợi. Xong thì chở nhau đi. Nhưng riêng cô bé thì bước chân xem chừng nằng nặng. Mặt xanh hơn, môi ỉu hơn tóc dài hơn và cộng tất cả lại thì đúng là mặt buồn hơn. Bạn bè vẫn vô tư chọc phá rồi vô tư thờ ơ. Chỉ có “phụ huynh” là ngạc nhiên thấy con mình dạo này hình như có gì mỏi mệt.
Mẹ kéo con vào phòng riêng tha thiết hỏi: “Tại sao?”. Con gái ì ạch ngồi xuống mép giường vừa lấy tay che che bụng vừa khóc nấc lên: “Mẹ ơi cứu con!”, mà thật sự trong lòng hoang mang tự hỏi không biết mình bám víu vào đâu?
Bình tĩnh đi, con! Để mẹ tính cho! - Bà mẹ ra sức dỗ dành - Rồi mai mẹ sẽ giải quyết mọi chuyện ổn thỏa”. “Không ổn đâu, mẹ!” - Con gái nước mắt ròng ròng nhưng tiếng khóc vẫn không thể bật ra. Bà mẹ đấm ngực kêu trời. Sao mà dại thế hở con?
“Phụ huynh” chỉ còn cách lên trường xin con bảo lưu kết quả một năm. “Vì lý do sức khỏe, nó mang mầm bệnh trong người nặng lắm mà cứ giấu tôi”. Giáo viên chủ nhiệm cuống quít giục mấy em cùng lớp đường sữa đi thăm. Phụ huynh hốt hoảng: “Thôi thôi, mấy cháu! Bác cảm ơn mà. Nó đã vào viện rồi, tối qua! Bác sĩ lệnh hạn chế gặp gỡ. Chắc chắn nó sẽ cảm động vô cùng vì tấm lòng của các cháu và thầy đây... Rồi nó sẽ đi học lại mà. Ừ, nhưng chắc là trễ một năm... Phải mà, đằng nào cũng phải trễ một năm...”.
Phụ huynh” đi rồi, hành lang tự dưng vắng ngắt. Học trò dễ buồn dễ vui. Bởi vì cái tâm của chúng hãy còn trong sáng. Vô lo nhưng lại rất chân tình. Thế nên chiều đi học về một nhóm bạn thân vẫn kéo tới nhà cho bằng được. Bà mẹ đẩy con gái lên lầu rồi cả hai khóa trái cửa. Ông bố rút xuống bếp hút thuốc, đối diện chiếc bàn ăn cơm canh nguội ngắt mấy ngày nay. Ông không nói được gì, chỉ tự trách mình không thể giáo dục con kỹ hơn... Đứa em trai được huấn luyện kỹ bước ra rành rọt báo tin mẹ đang ở cùng chị trong bệnh viện, mà bệnh viện nào thì em không nhớ. Cứ ậm ờ vài câu mù mịt thì tụi nhóc cũng nản chí kéo nhau về. Chúng đi bất ngờ như lúc đến, bỏ lại trên bàn một túi quà to đùng lỉnh kỉnh bao nhiêu thứ dành cho người bệnh kèm mấy tờ giấy viết tháo với cùng một nội dung, đại loại: “X, (hoặc Y hoặc Z gì đó) chúc mày (hoặc bạn hoặc biệt danh ngộ nghĩnh nào đó) mau hồi phục và trở lại trường...”.
Hai nhà xa lạ buộc phải gặp nhau, ngồi lại với nhau mà bàn cách tháo gỡ. “Nạn nhân nữ” lẫn “nạn nhân nam” đứng nép vào tường, không dám ngẩng mặt lên nhìn ai vì ngượng và sợ.
"Muộn lắm rồi. Không thể giải quyết được đâu, nguy hiểm lắm. Đành phải chờ cháu bé ra đời vậy. Anh chị thương cho. Con dại cái mang. Đời nay làm cha làm mẹ khổ thế. Trai gái gì cũng cứ lo ngai ngái như nhau. Mà nào đã thoát...?”. Câu chuyện bị ngắt quãng liên tục vì tiếng thút thít, hỉ mũi, tiếng quát nạt, giận dữ, tủi hờn... Bao cảm xúc thương yêu lẫn trách móc cứ đổ xuống đầu hai đứa trẻ. Cô bé khóc rấm rứt. Cậu bé chịu không nổi cũng khóc theo. Cô bé lòng rối bời, nhớ lại chuyện cũ càng thêm tủi thân, vậy mà cứ tưởng hắn ta manly lắm, mấy tháng trước còn cãi nổi gân trán lên: “Tôi làm tôi chịu. Tôi sẽ có trách nhiệm trong chuyện này...”, nghe tưởng chừng như trưởng thành đến nơi. Vậy mà bây giờ... Lại tủi thân, lại khóc.
Họ nhà trai se sẽ đứng dậy ra về. “Trăm sự cũng nhờ anh chị..., cũng đừng áp lực với con bé quá mà tội nghiệp nó”. Quay qua đứa con trai gằn giọng: “Còn không chào hai bác đây mà về. Cả đống bài vở ở nhà. Liệu mà không qua nổi kỳ thi này thì đừng vác mặt về nhà nhìn mặt mẹ cha. Thật là hư đốn”. Đàng gái nghe mà nhói cả tim, lòng đau đớn nhận ra họ chửi con họ mà cũng như chửi luôn cả con mình...
Thằng bé thể hiện trách nhiệm bằng cách mỗi chiều đi học có ghé ngang nhà thăm con bé. Nhưng con bé không tiếp. Nó đóng cửa ở lì trong phòng, cảm giác tội lỗi cứ dày vò. Với nó, thế là hết rồi. Chấm dứt thật rồi. Cuộc sống đã hoàn toàn biến đổi. Mười sáu tuổi, nó không muốn sinh con, nó không muốn, không bao giờ muốn!
Nhưng rồi nó cũng phải sanh. Đến ngày đến tháng thì cũng phải sanh thôi. Đó là quy luật. Mẹ đưa con gái đi vào lúc bốn giờ sáng, kêu taxi đứng chờ xa xa ở đầu phố. Con gái mũ trùm kín mít, áo xống phùng phình, sợ hàng xóm nào nổi hứng đi tập dưỡng sinh phát hiện ra thì còn ra thể thống gì. Con gái dựa hẳn người vào mẹ thở gấp. May mắn cho cô, vì ít ra cô còn có mẹ mà dựa vào.
Cô bước vào phòng một mình, rên la quằn quại một mình. Rồi sau đó cũng chính cô lên giường mổ một mình. Vì sức cô yếu quá không thể nào sinh con theo quy luật tự nhiên được. Lần vượt biển đầu tiên của cô là như vậy. Cô không tự cầm chèo, cô không nếm mùi sóng to gió lớn vì đau đẻ. Lúc này cô chỉ là một sinh vật trong tình trạng nguy hiểm được tiêm liều thuốc mê. Trong cõi mê man biết đâu cô đã khóc vì đau đớn mà không ai biết? Chị có mẹ cô là cảm nhận nỗi đau này, nên mẹ cô đã khóc thay cô. Nước mắt xót thương hòa tủi hổ lăn dài xuống má xuống cằm, đọng thành lớp muối mặn đắng.
Con trai!” - Vị bác sĩ thở phào nhìn người nhà ái ngại. Tất nhiên là thằng bé yếu. Bác sĩ phải nuôi nó trong lồng một thời gian để theo dõi sức khỏe. “Nói chung là không có gì” - Bác sĩ trấn an cho người nhà khỏi lo lắng. Cậu trai đột ngột lên chức cha đứng bỡ ngỡ bên giường cô vợ đang thoi thóp thở, lóng ngóng chẳng biết làm gì, chẳng biết nói câu gì. Mồ hôi cứ vậy túa ra từ khắp cơ thể, chẳng mấy chốc áo sơ mi trắng có gắn phù hiệu nơi túi cứ thâm lại xám ngoét, dính chặt vào thân hình mà cơ bắp chưa kịp nở nang. Đầu óc cậu bấn loạn. Sau hôm nay, cậu phải tuân lệnh mẹ cha ở nhà tập trung vượt qua mùa thi cử, chưa thể vào thăm nom “vợ con” được. Chuyện này người lớn sẽ lo cho!
Phần cô bé - Giờ đã thành bà mẹ - Ngày đầu tiên nhìn thấy mặt con, cô gần như hoảng loạn vì lo sợ mơ hồ. Mẹ cô buộc cô phải tập quen dần. Cô học cách bồng ẵm nó. Rồi khi sinh linh bé bỏng ấy nằm gọn trên tay, chợt cô ngạc nhiên nhận ra mình đang đối diện với một điều gì đó quá lớn. Cô nhìn thẳng vào đôi mắt nhắm nghiền của nó, nói thầm trong trí. Rằng con ơi, cuộc đời này vốn chẳng công bằng. Người đã gieo rắc ra con có thể sau này không làm cha con được mà biết đâu chỉ là một cái gì đó tương tự cha. Nhưng với ta thì con chỉ cần đơn giản gọi “Mẹ!”.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.