Của Thiên Trả địa
[ 2009-07-07 11:23:02 | Tác giả: bvl91 ]
Lê công
CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA
Truyện ngắn mi ni
Một ngày cuối năm, tôi đến thăm gia đình người ngụ cư ở ngoại ô Đà Lạt. Vừa mới tới cổng chị vợ đã xởi lởi:
- Mời nhà văn vào uống nước đã, chồng tôi đi từ sáng chắc cũng sắp về thôi!
Tôi đành ngồi đợi và thế là chị vợ liền thao thao bất tuyệt:
"Chồng tôi, như anh gặp rồi đấy. Không phải bây giờ buồn rầu mà anh ấy gầy đi đâu. Anh ấy xưa nay vẫn vậy. Người cứ xương xương, ốm ốm. Nói thật. Anh ấy vất vả từ nhỏ. Năm anh ấy mừơi tuổi, anh ấy đi ở chăn trâu. Tôi đi ở giữ em. Chúng tôi quen nhau từ đó. Tôi chẳng hiểu ông trời sắp xếp hay sao mà chúng tôi có hoàn cảnh giống nhau. Tôi mồ côi cha. Anh ấy mồ côi mẹ. Tôi ở với dượng, anh ấy ở với dì ghẻ. Nhà tôi năm chị em. Nhà anh ấy năm anh em.
Anh có biết chúng tôi lấy nhau từ lúc nào không? Từ năm tôi mười sáu tuổi, anh ấy mười bảy tuổi. Cưới xong, chúng tôi phải chái một cái lều phía sau nhà thờ để ở. Nhà chính, mẹ ghẻ chồng tôi nói để cha mẹ còn ở. Hơn nữa, nhà đông con khi nào cha mẹ chết mới chia chác. Chúng tôi cưới nhau được hơn một năm thì sinh con. Hồi đó chúng tôi đã biết cách kế hoạch hóa. Tôi bảo anh ấy, mình hãy từ từ lại đẻ và chỉ đẻ hai đứa thôi. Đừng đẻ nhiều như cha mẹ mà khổ. Thế nhưng "tránh của nào trời trao của đó" . chúng tôi đẻ sòn sòn năm một. Chỉ mấy năm sau vợ chồng tôi đã có năm mặt con.
Ở nông thôn, anh còn lạ gì. Làm được vài tấn lúa là to nhưng chẳng thấm vào đâu cả. Trăm sự trông vào hạt thóc. Thức ăn hàng ngày cũng thóc. Quần áo giấy bút cho con, cũng thóc. Giỗ, tết cũng thóc.Thế la, mạ gieo chứa lên lúa cứ ùn ùn ra chợ hết. Lại vác rá đi vay. Làm bán lúa non, lại bỏ việc đồng áng đi tứ xứ làm thuê. Đời vợ chồng tôi chưa bao giờ được bát cơm đầy. Chưa bao giờ được ăn gọi là lưng dạ.
Đã quyết là sẽ tìm một nơi lập nghiệp. Sau hai năm đất nước thống nhất, được sự mách bảo của một bà cô họ. Chúng tôi từ giã nơi chôn nhau cắt rốn để vào Đà Lạt. Tài sản chỉ được vài chục đồng bạc bán tài sản trong gia đình. Những cái gì mang được chúng tôi mang đi hết. Kể cả bầy gà, con chó, thúng mủng, giần sàng... Chúng tôi biết là phải làm lại từ đầu nhưng chúng tôi rất tin tương vào tương lai bởi vì Đà Lạt nổi tiếng là nơi thiên nhiên ưu đãi.
Anh ạ, không biết có số phận hay không mà cha ông ngày xưa lại nói một câu độc thế:" Gánh cực mà đổ lên non/Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo".
Chúng tôi vào Đà Lạt gần hai chục năm nhưng cũng chẳng khá thêm được chút nào. Tất cả chồng, rể, dâu, con đều sống trong cảnh làm ngày nào mới có ăn ngày ấy. Chồng tôi cắm cái xẻng lút gần hết hai phần xuống đất nói:
-Mảnh đất chết tiệt này. Tại sao hai mươi năm qua lúc nào ta cũng cúng thổ thần mà sao thổ thần chẳng phù hộ cho ta có của ăn, của để như những người ngụ cư khác!
Chồng tôi, chỗ nào cũng bới móc. Tranh giành đất với dân địa phương. Chiếm đất lề đường thậm chí đào cả một khoảng của sân Golt làm từ thời Pháp mà trồng su su. " Miếng đất này sẽ có giá!" - Chồng tôi nói với tôi cách đây năm năm khi hàng rào của một cơ quan nhà nước ngăn cách với lề đường nơi chồng tôi vỡ hoang đã ước chồng tôi tháo gỡ. Chiếc quán vợ chồng tôi ngoài lề đường từ từ không chân mà chạy được vào trong đất của cơ quan nọ. Được biết cơ quan ấy đang chia đất cho công nhân viên làm nhà ở. Chồng tôi nhanh chóng kiếm dây thép gai rào ngay lấy một vành đai chiếm lược.
Cơn sốt đất từ Sài Gòn bỗng nhanh chóng thành làn sóng dâng cao ở Đà Lạt. Thời cơ ngàn năm có một đã đến. Vợ chồng tôi bắt đầu chớp nhoáng trong một đêm đã dựng nên một căn nhà gỗ trên mảnh đất trái phép đó. Tất nhiên phường và thành phố đã xuống lập biên bản nhưng chúng tôi lấy lí do làm nhà tạm chờ xin giấy phép và chịu đóng tiền phạt chút ít. Chỉ ít lâu sau người ta đặt giá cho mảnh đất của chúng tôi mười cây vàng, rồi hai mươi cây. Trong một tháng đã lên tới bốn mươi cây. Một tuần sau lên 50 cây vàng. Chúng tôi làm cả đời không sắm nổi một chỉ. Bây giờ như vậy là hơn trúng số độc đắc, chồng tôi bảo:
- Các chú xem lại. Đất của tôi chưa làm xong giấy tờ!
- Anh yên tâm. Chúng tôi chịu tất cả chi phí lo thủ tục và thuế má!
Chồng tôi đồng ý, thế là chúng tôi có những tấm vàng hiệu con rồng SJC và những xâu nhẫn vàng lấp lánh. Tôi bảo với chồng:
- Anh ạ, bây giờ phải họp gia đình lại chia cho mỗi đứa một ít, còn lại để bố mẹ dưỡng già.
- Để từ từ - chồng tôi nói- Số tiền này còn phải sinh sôi. Rồi mỗi đứa không những sẽ được mười cây mà là cả trăm cây. Bà cứ tin tưởng ở tôi..."
Anh uống nước đi! Không hiểu tại sao đến giờ này mà anh ấy vẫn chưa về nhỉ. Có thể gặp bạn bề đang nhậu ở đâu đó. chị vợ đằng hắng, nhìn ra ngoài rồi kể tiếp:
"Anh biết đó, chồng tôi cũng đã nghĩ đủ cách rồi chưa biết dùng số tiền đó vào việc gì cho sinh lợi thì có một người đàn bà xuất hiện. Chị ta trạc độ ba mươi lăm tuổi. Gương mặt hiền lành, có hậu. Tôi không thể tả hết nhưng gương mặt chị ta qủa là tôi không thể quên được. Chị ta có một căn nhà ờ đường Phan Đình Phùng. Có một sạp hàng ở ngoài chợ. Thế nhưng chúng tôi không dễ gì tin vào những người qua đường. Chị ta muốn vay tiền của chúng tôi để làm ăn nhưng chúng tôi không cho vay. Chồng tôi gửi một nửa cho vào tiết kiệm, một nửa cho vào hòm sắt khóa lại chờ dịp làm ăn. Thằng con trai giận bố không chia vàng cho nó về làm nhà, nó bỏ đi uống rượu tăng xông mà chết. Cơ sự này thì giữ vàng cũng chẳng để làm gì. Tôi giục chồng tôi chia của cho con cái cho rồi. Nhưng chồng tôi vẫn cứ một mực" mẹ mày hãy bình tĩnh".
Bây giờ lãi suất ngân hàng xuống thấp mà đồng tiền lại trượt giá. Tôi cằn nhằn bảo chồng tôi hãy rút tiết kiệm về. Nhưng chồng tôi bảo từ từ. Thế là chị Hảo, người đàn bà tôi đã kể ở trên lại đến nhà tôi. Chị nói chuyện xởi lởi như một người không cần thiết cái gì cả.chị kể cho chồng tôi nếu có vốn thì đi buôn đồ "xôn" ở Campuchia về sẽ rất trúng. Quả là "một vốn bốn lời". Nhưng chồng tôi đã đi buôn bao giờ đâu. Hảo bảo: " Nếu anh chị không tìm bạn làm ăn thì cho vay vốn một cây, một tháng em sẽ trả lãi một chỉ" . Chồng tôi bàn với tôi là cứ thử bỏ ra một cây. " Một hạt muối sẽ biết biển mặn". Chưa đầy tháng sau Hảo đã mang đến trả cả vốn lẫn lời. Cầm một chỉ vàng lợi tức trong tay chúng tôi không thể tin tưởng được cảm nghĩ bấy lâu ở mình nữa. Xã hội đã đổi khác. Con người cũng đổi khác. Con người bây giờ bây giờ quả l;à trọng chữ tín! Hảo cảm ơn vợ chồng tôi rồi ra về không hỏi mượn thêm gì nữa?
Ít lâu sau chúng tôi tìm hiểu biết được Hảo làm ăn đang phất lắm. Doanh thu một ngày cả triệu bạc. Chị đã vay vừa trả cả vốn lẫn lời xong. Thế nhưng tại sao chị ta không đến vay mình nữa nhỉ. Vợ chồng tôi thắc mắc. Nhưng chồng tôi bảo chắc chị ta thấy mình ăn mặc lùi xùi, ở tạm trong cái quán bên lề rách nát thì vốn liếng không vượt qua năm cây vàng. Thế là vợ chồng tôi đến thăm chị. Thấy sự hào hoa của chị mà vợ chồng tôi phải khép nép, mặc dù chúng tôi có trong tay những năm chục cây vàng.
- Anh chị xem- Hảo nói- Vốn lưu động của em bây giờ trên năm trăm cây vàng đấy. Nó nằm trên các sạp hàng không , không chỉ ở thành phố này mà cả Sài Gòn. Quy Nhơn, Đà Nẵng nữa.
Nỗi buồn và sự nuối tiếc của người vợ (ảnh chỉ để minh họa)
Không hiểu sao bấy giờ vợ chồng tôi rất tin. Thế là vợ chồng tôi liền kể chuyện bán đất bán đai cho chị nghe và bảo bây giờ chưa biết đầu tư vào cái gì cho sinh lợi. Hảo nói:- Nếu anh chị tin thì cứ đầu tư vào sạp hàng của em. Mười cây, mỗi tháng anh chị có một cây rồi mà vốn vẫn còn đó. Vợ chồng tôi liền bàn nhau gửi cho chị mười cây. Quả thực một tháng sau chị đã mang một cây vàng lãi đến nhà chúng tôi đúng ngày đúng giờ. Còn biếu vợ chồng tôi một cái radio nói là tháng này làm ăn gặp hên. Một tháng nữa, chúng tôi vẫn nhận được tiền lãi đúng hạn.
Lần này, Hảo đến nhà chúng tôi nói muốn vay hết số tiền vì chị đang phất, nên tung vốn làm ăn lớn, buôn cả tàu viễn dương. Chúng tôi tuy lo sợ nhưng như có ai xúi, chồng tôi mở két sắt lấy ra những tấm vàng SJC bốn số 9 và những chuỗi nhẫn g óng ánh đưa cho Hảo. Vẫn chưa hết, chồng tôi còn đi rút tiền tiết kiệm cho Hảo vay. Chồng tôi cứ cuống lên. Lấy sổ, đạp xe đến ngân hàng đến rút tiết kiệm ngay. Sau khi gom hết toàn bộ số tiền cho Hảo, vợ chồng tôi còn đưa Hảo về đến tận nhà với lòng biết ơn thầm kín. Và bây giờ như anh biết đó, ả ta bị vỡ hụi không có tiền trả nợ, đã cao chạy xa bay. Năm chục cây vàng chúng tôi cầm trong tay rồi mà cũng tuột mất..."
Có tiếng xe đạp phanh két ngòai cửa. tôi nhìn ra. Một người đàn ông còm nhom, khẳng khiu, da vàng ợt dựng không nổi chiếc xe đạp vào hàng rào. Miệng kêu: "Bà Nó ơi!"
Chị vợ bảo: "Anh ấy về đấy!" Tôi liền ra sân bắt tay chào hỏi ông ta. Ông ta vừa bắt tay vừa ho sặc sụa. Tôi bảo ông ta, đừng vô nhà nữa hãy đi với tôi. "Hôm nay tôi bao!" tôi kéo ông ta đi vào Quán thịt chó!.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Portable Total Video Converter v3.11
Reallusion iClone PRO 3.2 with Resource Pack
Tất cả 7 bản Harry Potter _ hoàn toàn tiếng việt
Dress Shop Hop
Trang trí noel chuyên nghiệp
Thành Cát Tư Hãn
[English Study] - Remember Everything You Read
Thành tích giang hồ...
Win perfect All Versions
Sĩ diện
CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA
Truyện ngắn mi ni
Một ngày cuối năm, tôi đến thăm gia đình người ngụ cư ở ngoại ô Đà Lạt. Vừa mới tới cổng chị vợ đã xởi lởi:
- Mời nhà văn vào uống nước đã, chồng tôi đi từ sáng chắc cũng sắp về thôi!
Tôi đành ngồi đợi và thế là chị vợ liền thao thao bất tuyệt:
"Chồng tôi, như anh gặp rồi đấy. Không phải bây giờ buồn rầu mà anh ấy gầy đi đâu. Anh ấy xưa nay vẫn vậy. Người cứ xương xương, ốm ốm. Nói thật. Anh ấy vất vả từ nhỏ. Năm anh ấy mừơi tuổi, anh ấy đi ở chăn trâu. Tôi đi ở giữ em. Chúng tôi quen nhau từ đó. Tôi chẳng hiểu ông trời sắp xếp hay sao mà chúng tôi có hoàn cảnh giống nhau. Tôi mồ côi cha. Anh ấy mồ côi mẹ. Tôi ở với dượng, anh ấy ở với dì ghẻ. Nhà tôi năm chị em. Nhà anh ấy năm anh em.
Anh có biết chúng tôi lấy nhau từ lúc nào không? Từ năm tôi mười sáu tuổi, anh ấy mười bảy tuổi. Cưới xong, chúng tôi phải chái một cái lều phía sau nhà thờ để ở. Nhà chính, mẹ ghẻ chồng tôi nói để cha mẹ còn ở. Hơn nữa, nhà đông con khi nào cha mẹ chết mới chia chác. Chúng tôi cưới nhau được hơn một năm thì sinh con. Hồi đó chúng tôi đã biết cách kế hoạch hóa. Tôi bảo anh ấy, mình hãy từ từ lại đẻ và chỉ đẻ hai đứa thôi. Đừng đẻ nhiều như cha mẹ mà khổ. Thế nhưng "tránh của nào trời trao của đó" . chúng tôi đẻ sòn sòn năm một. Chỉ mấy năm sau vợ chồng tôi đã có năm mặt con.
Ở nông thôn, anh còn lạ gì. Làm được vài tấn lúa là to nhưng chẳng thấm vào đâu cả. Trăm sự trông vào hạt thóc. Thức ăn hàng ngày cũng thóc. Quần áo giấy bút cho con, cũng thóc. Giỗ, tết cũng thóc.Thế la, mạ gieo chứa lên lúa cứ ùn ùn ra chợ hết. Lại vác rá đi vay. Làm bán lúa non, lại bỏ việc đồng áng đi tứ xứ làm thuê. Đời vợ chồng tôi chưa bao giờ được bát cơm đầy. Chưa bao giờ được ăn gọi là lưng dạ.
Đã quyết là sẽ tìm một nơi lập nghiệp. Sau hai năm đất nước thống nhất, được sự mách bảo của một bà cô họ. Chúng tôi từ giã nơi chôn nhau cắt rốn để vào Đà Lạt. Tài sản chỉ được vài chục đồng bạc bán tài sản trong gia đình. Những cái gì mang được chúng tôi mang đi hết. Kể cả bầy gà, con chó, thúng mủng, giần sàng... Chúng tôi biết là phải làm lại từ đầu nhưng chúng tôi rất tin tương vào tương lai bởi vì Đà Lạt nổi tiếng là nơi thiên nhiên ưu đãi.
Anh ạ, không biết có số phận hay không mà cha ông ngày xưa lại nói một câu độc thế:" Gánh cực mà đổ lên non/Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo".
Chúng tôi vào Đà Lạt gần hai chục năm nhưng cũng chẳng khá thêm được chút nào. Tất cả chồng, rể, dâu, con đều sống trong cảnh làm ngày nào mới có ăn ngày ấy. Chồng tôi cắm cái xẻng lút gần hết hai phần xuống đất nói:
-Mảnh đất chết tiệt này. Tại sao hai mươi năm qua lúc nào ta cũng cúng thổ thần mà sao thổ thần chẳng phù hộ cho ta có của ăn, của để như những người ngụ cư khác!
Chồng tôi, chỗ nào cũng bới móc. Tranh giành đất với dân địa phương. Chiếm đất lề đường thậm chí đào cả một khoảng của sân Golt làm từ thời Pháp mà trồng su su. " Miếng đất này sẽ có giá!" - Chồng tôi nói với tôi cách đây năm năm khi hàng rào của một cơ quan nhà nước ngăn cách với lề đường nơi chồng tôi vỡ hoang đã ước chồng tôi tháo gỡ. Chiếc quán vợ chồng tôi ngoài lề đường từ từ không chân mà chạy được vào trong đất của cơ quan nọ. Được biết cơ quan ấy đang chia đất cho công nhân viên làm nhà ở. Chồng tôi nhanh chóng kiếm dây thép gai rào ngay lấy một vành đai chiếm lược.
Cơn sốt đất từ Sài Gòn bỗng nhanh chóng thành làn sóng dâng cao ở Đà Lạt. Thời cơ ngàn năm có một đã đến. Vợ chồng tôi bắt đầu chớp nhoáng trong một đêm đã dựng nên một căn nhà gỗ trên mảnh đất trái phép đó. Tất nhiên phường và thành phố đã xuống lập biên bản nhưng chúng tôi lấy lí do làm nhà tạm chờ xin giấy phép và chịu đóng tiền phạt chút ít. Chỉ ít lâu sau người ta đặt giá cho mảnh đất của chúng tôi mười cây vàng, rồi hai mươi cây. Trong một tháng đã lên tới bốn mươi cây. Một tuần sau lên 50 cây vàng. Chúng tôi làm cả đời không sắm nổi một chỉ. Bây giờ như vậy là hơn trúng số độc đắc, chồng tôi bảo:
- Các chú xem lại. Đất của tôi chưa làm xong giấy tờ!
- Anh yên tâm. Chúng tôi chịu tất cả chi phí lo thủ tục và thuế má!
Chồng tôi đồng ý, thế là chúng tôi có những tấm vàng hiệu con rồng SJC và những xâu nhẫn vàng lấp lánh. Tôi bảo với chồng:
- Anh ạ, bây giờ phải họp gia đình lại chia cho mỗi đứa một ít, còn lại để bố mẹ dưỡng già.
- Để từ từ - chồng tôi nói- Số tiền này còn phải sinh sôi. Rồi mỗi đứa không những sẽ được mười cây mà là cả trăm cây. Bà cứ tin tưởng ở tôi..."
Anh uống nước đi! Không hiểu tại sao đến giờ này mà anh ấy vẫn chưa về nhỉ. Có thể gặp bạn bề đang nhậu ở đâu đó. chị vợ đằng hắng, nhìn ra ngoài rồi kể tiếp:
"Anh biết đó, chồng tôi cũng đã nghĩ đủ cách rồi chưa biết dùng số tiền đó vào việc gì cho sinh lợi thì có một người đàn bà xuất hiện. Chị ta trạc độ ba mươi lăm tuổi. Gương mặt hiền lành, có hậu. Tôi không thể tả hết nhưng gương mặt chị ta qủa là tôi không thể quên được. Chị ta có một căn nhà ờ đường Phan Đình Phùng. Có một sạp hàng ở ngoài chợ. Thế nhưng chúng tôi không dễ gì tin vào những người qua đường. Chị ta muốn vay tiền của chúng tôi để làm ăn nhưng chúng tôi không cho vay. Chồng tôi gửi một nửa cho vào tiết kiệm, một nửa cho vào hòm sắt khóa lại chờ dịp làm ăn. Thằng con trai giận bố không chia vàng cho nó về làm nhà, nó bỏ đi uống rượu tăng xông mà chết. Cơ sự này thì giữ vàng cũng chẳng để làm gì. Tôi giục chồng tôi chia của cho con cái cho rồi. Nhưng chồng tôi vẫn cứ một mực" mẹ mày hãy bình tĩnh".
Bây giờ lãi suất ngân hàng xuống thấp mà đồng tiền lại trượt giá. Tôi cằn nhằn bảo chồng tôi hãy rút tiết kiệm về. Nhưng chồng tôi bảo từ từ. Thế là chị Hảo, người đàn bà tôi đã kể ở trên lại đến nhà tôi. Chị nói chuyện xởi lởi như một người không cần thiết cái gì cả.chị kể cho chồng tôi nếu có vốn thì đi buôn đồ "xôn" ở Campuchia về sẽ rất trúng. Quả là "một vốn bốn lời". Nhưng chồng tôi đã đi buôn bao giờ đâu. Hảo bảo: " Nếu anh chị không tìm bạn làm ăn thì cho vay vốn một cây, một tháng em sẽ trả lãi một chỉ" . Chồng tôi bàn với tôi là cứ thử bỏ ra một cây. " Một hạt muối sẽ biết biển mặn". Chưa đầy tháng sau Hảo đã mang đến trả cả vốn lẫn lời. Cầm một chỉ vàng lợi tức trong tay chúng tôi không thể tin tưởng được cảm nghĩ bấy lâu ở mình nữa. Xã hội đã đổi khác. Con người cũng đổi khác. Con người bây giờ bây giờ quả l;à trọng chữ tín! Hảo cảm ơn vợ chồng tôi rồi ra về không hỏi mượn thêm gì nữa?
Ít lâu sau chúng tôi tìm hiểu biết được Hảo làm ăn đang phất lắm. Doanh thu một ngày cả triệu bạc. Chị đã vay vừa trả cả vốn lẫn lời xong. Thế nhưng tại sao chị ta không đến vay mình nữa nhỉ. Vợ chồng tôi thắc mắc. Nhưng chồng tôi bảo chắc chị ta thấy mình ăn mặc lùi xùi, ở tạm trong cái quán bên lề rách nát thì vốn liếng không vượt qua năm cây vàng. Thế là vợ chồng tôi đến thăm chị. Thấy sự hào hoa của chị mà vợ chồng tôi phải khép nép, mặc dù chúng tôi có trong tay những năm chục cây vàng.
- Anh chị xem- Hảo nói- Vốn lưu động của em bây giờ trên năm trăm cây vàng đấy. Nó nằm trên các sạp hàng không , không chỉ ở thành phố này mà cả Sài Gòn. Quy Nhơn, Đà Nẵng nữa.
Nỗi buồn và sự nuối tiếc của người vợ (ảnh chỉ để minh họa)
Không hiểu sao bấy giờ vợ chồng tôi rất tin. Thế là vợ chồng tôi liền kể chuyện bán đất bán đai cho chị nghe và bảo bây giờ chưa biết đầu tư vào cái gì cho sinh lợi. Hảo nói:- Nếu anh chị tin thì cứ đầu tư vào sạp hàng của em. Mười cây, mỗi tháng anh chị có một cây rồi mà vốn vẫn còn đó. Vợ chồng tôi liền bàn nhau gửi cho chị mười cây. Quả thực một tháng sau chị đã mang một cây vàng lãi đến nhà chúng tôi đúng ngày đúng giờ. Còn biếu vợ chồng tôi một cái radio nói là tháng này làm ăn gặp hên. Một tháng nữa, chúng tôi vẫn nhận được tiền lãi đúng hạn.
Lần này, Hảo đến nhà chúng tôi nói muốn vay hết số tiền vì chị đang phất, nên tung vốn làm ăn lớn, buôn cả tàu viễn dương. Chúng tôi tuy lo sợ nhưng như có ai xúi, chồng tôi mở két sắt lấy ra những tấm vàng SJC bốn số 9 và những chuỗi nhẫn g óng ánh đưa cho Hảo. Vẫn chưa hết, chồng tôi còn đi rút tiền tiết kiệm cho Hảo vay. Chồng tôi cứ cuống lên. Lấy sổ, đạp xe đến ngân hàng đến rút tiết kiệm ngay. Sau khi gom hết toàn bộ số tiền cho Hảo, vợ chồng tôi còn đưa Hảo về đến tận nhà với lòng biết ơn thầm kín. Và bây giờ như anh biết đó, ả ta bị vỡ hụi không có tiền trả nợ, đã cao chạy xa bay. Năm chục cây vàng chúng tôi cầm trong tay rồi mà cũng tuột mất..."
Có tiếng xe đạp phanh két ngòai cửa. tôi nhìn ra. Một người đàn ông còm nhom, khẳng khiu, da vàng ợt dựng không nổi chiếc xe đạp vào hàng rào. Miệng kêu: "Bà Nó ơi!"
Chị vợ bảo: "Anh ấy về đấy!" Tôi liền ra sân bắt tay chào hỏi ông ta. Ông ta vừa bắt tay vừa ho sặc sụa. Tôi bảo ông ta, đừng vô nhà nữa hãy đi với tôi. "Hôm nay tôi bao!" tôi kéo ông ta đi vào Quán thịt chó!.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.