Trăng mật... "đắng"
[ 2008-10-22 10:09:34 | Tác giả: bvl91 ]
Tiệc cưới vừa xong, hai vợ chồng ông Linh đổ cái hộp quà tặng xuống chiếu, ngồi kiểm lại đám phong bì đủ các màu, các cỡ. Ông bà đã phải vét sạch cuốn sổ tiết kiệm mua nữ trang cho cô dâu.
Cũng may, trả tiền nhà hàng xong còn dư ra được gần chục triệu. Bà Linh bảo chồng: "Mai ông ra mở lại cái sổ tiết kiệm dưỡng già. Thú thật là rút hết tiền, tôi lo quá.
Nhỡ có chuyện ốm đau gì thì mình biết lấy đâu ra". Cái lo ấy, ông Linh hiểu được. Cảnh nghèo, dù phải nhịn ăn nhịn mặc vẫn phải có ít đồng tiết kiệm giắt lưng. Ông nghĩ để an ủi mình: "Dù sao thì cũng đã lo xong đám cưới cho chúng nó! Rể đầu dâu sớm là chuyện quan trọng của đời người".
Hai vợ chồng nhìn nhau, thấy hạnh phúc. Nhưng chú rể là cậu Ninh chạy xộc vào. Nó ôm cổ mẹ: "Bu ơi, Hiền nó đã đồng ý đi trăng mật Hạ Long với con. Tiền mừng còn dư, bu cho chúng con nhé!".
Nước lạnh dội vào lưng nhưng bà Linh vẫn cố giữ nét mặt vui vẻ để con khỏi buồn. Bà nói: "Hồi tao với bố mày cưới nhau trên công trường thuỷ điện Thác Bà, cả cái chiếu mới cũng không có, cưới hôm nay thì ngày mai đã phải vác súng đi bắn máy bay, nào biết trăng mật trăng đường gì!". Ninh nói: "Bu lại ngày xửa ngày xưa rồi!
Thời nay con trai bu mà không được đi trăng mật thì đời coi như bỏ, bu à!". Ông Linh bảo: "Thôi, bà đưa chỗ tiền cho chúng nó. Mỗi thời một khác, bì sao được!".
Thế là hôm sau Ninh và Hiền đi Hạ Long. Mùa cưới, mùa trăng mật khách sạn cháy phòng. Hai vợ chồng cuốc bộ khắp phố Hạ Long mà vẫn không tìm ra một phòng trọ vừa túi tiền. Cuối cùng đành nhắm mắt nộp chứng minh thư cho tiếp tân một khách sạn 3 sao.
Thấy chồng chỉ nộp tiền phòng hai ngày, Hiền nhăn mặt: "Sao chỉ hai ngày?". Ninh đưa mắt nhắc khéo vợ. Vào phòng, việc đầu tiên họ không hôn nhau như những lần khác mà Ninh bập ngay vào chuyện tiền nong: "Không ngờ khách sạn nó chém đẹp thế. Anh cháy túi rồi đây". Thì ra, bây giờ Hiền mới biết Ninh chỉ giắt lưng được một món tiền còi.
Còn bao dự định khác như thuê thuyền thăm vịnh Hạ Long, như đến Tuần Châu "ăn chơi" rồi đi xem đảo khỉ. Tuần trăng mật về biển chơi phải ăn sò huyết cho đã! Nghe vợ mới trầm trồ thú ăn chơi Hạ Long, mặt Ninh cứ nghệt ra. Anh lựa lời: "Hiền này, nghĩ cho cùng bố mẹ chúng mình giỏi thật. Hai cụ chỉ có đồng lương hưu còm, anh thì vẫn ăn "khởi điểm", vậy mà không hiểu sao các cụ lo liệu cho chúng mình chu đáo quá!".
Hiền là con một trong gia đình khá giả. Đối với cô, tiền chỉ là "chuyện muỗi", có quan trọng gì đâu? Nghe chồng nói thế, cô lại nhăn mặt, cái nhăn mặt nổi tiếng trong trường, cũng chính vì cái nhăn mặt duyên dáng này mà Ninh bị sét đánh. Nhưng hôm nay, lần đầu tiên cái nhăn mặt không làm anh rung động như trước.
Ngày đầu tiên của tuần trăng mật, hai người vui vẻ như... vợ chồng mới. Nhưng niềm vui như cái máy bơm, nó hút sinh lực người ta đã đành mà cái chính là nó làm túi Ninh nhẹ đi rất nhanh. Anh lại hối tiếc, giá như đừng mủi lòng vì cảnh nghèo của bố mẹ mà nài nỉ mẹ bán đi chiếc xe Cúp 82 của bố thì chuyến trăng mật này chắc phải thú vị hơn nhiều.
Đêm ấy, khi mọi chuyện đã xong xuôi, Ninh sung sướng ngắm vợ chìm trong giấc ngủ thoải mái của người đàn bà được yêu. Mệt rã rời nhưng anh vẫn không ngủ được. Bài toán khó vẫn chưa có đáp án trong đầu anh. Người ta nói tuần trăng mật, vậy mà anh chỉ dám đặt phòng hai ngày, tất nhiên có thể gia hạn, nhưng Hiền nhăn mặt là phải. Anh lùi nhẹ nhàng ra khỏi chiếc chăn mỏng, vào nhà tắm.
Ninh rút ví ra đặt lên mặt bàn lavabo ướt át. Anh muốn đếm lại tiền. Suốt một ngày ăn chơi, chỉ biết rút ví ra trả mà không cần biết, cần nhớ mình đã trả mất bao nhiêu, Ninh sợ lắm. Cảm giác như người thủ quỹ thụt két vậy.
Có tiếng kẹt cửa và Hiền bước vào. "Anh làm gì đấy anh yêu?". Ninh hoảng hốt nhét cái ví chưa kịp sắp xếp lại cho gọn, chống chế: "Có gì đâu, anh khó ngủ. Cái ví nhét dưới gối cộm quá!". Hiền nhăn mặt. Cô biết chồng nói dối, bảo: "Thôi, nếu anh lấn cấn vì bố mẹ chỉ có đồng lương hưu còm hay xót tiền thì ta chỉ ở lại hai ngày cũng được. Em sẽ không thuê thuyền, không ra động nữa!". Ninh không nói gì, bỏ vào giường. Lần đầu tiên anh nhận ra Hiền cũng đanh đá chứ không "dịu dàng vĩnh viễn" như anh tưởng hay như cái tên của cô.
Vả lại, anh thấy nhức nhối khi bố mẹ anh bị vợ anh móc máy. Hiền nằm xuống cạnh anh, lạnh tanh và xa lạ. Cô tiếp tục: "Em cũng không nghỉ phép nữa. Ngày kia chúng mình về Hà Nội, hôm sau em đi làm ngay. Cái số em khéo rồi phải kéo cày suốt đời. - cô thở dài - Xin bye bye đời bướm trắng nhởn nhơ!".
Sáng hôm sau, Ninh dậy sớm hơn vợ. Anh vào phố Hạ Long, đến một cửa hiệu đồng hồ bán luôn chiếc Rado trên tay. Về phòng, Hiền vẫn còn ngủ. Ninh vui vẻ lay Hiền dậy. "Nào, con nai vàng của anh, dậy ra biển thuê thuyền rồi sáng mai hẵng đi thăm động Tiên - anh vỗ lên túi sau - Anh vào tiếp tân đăng ký hết tuần đây!". Hiền ngơ ngác nhưng cô chợt hiểu ra, nhảy lên trên giường, sung sướng.
Tại quầy tiếp tân, Ninh tiu ngỉu khi được báo vì đang "cháy phòng nên khách sạn không còn chỗ nữa". Ngày hôm sau hai người trả phòng, lại lang thang suốt một buổi sáng trên đường phố. Chỉ còn những phòng trọ rẻ tiền, không thích hợp chút nào cho một đôi vợ chồng đi trăng mật. Hiền khóc và lên án, chửi rủa thói hà tiện của chồng. Không chịu được cảnh "cám treo heo đói" nếu ngủ lại Hạ Long, Ninh quyết định nhảy lên xe chất lượng cao về ngay Hà Nội.
Thấy con trai và con dâu về sớm, bà Linh không vui. Bà vẫn tự trách mình đã không có tiền để đưa cho Ninh nhiều hơn và chắc vì hết tiền nên chúng phải về sớm.
Ninh ôm vai mẹ: "Thôi, mẹ ạ. Tuần trăng mật thế cũng đủ vui rồi. Con thấy mật mà chẳng ngọt tý nào!". Ông bố Ninh nhìn bộ mặt đưa đám của con dâu mới, nói với vợ: "Khổ, con người ta cứ chuốc lấy khổ vào thân vì những chuyện đâu đâu. Vợ chồng thằng Ninh không đi trăng mật thì chưa chắc đã cãi nhau. Nhìn chúng nó tôi biết, trăng mật nhưng không ngọt đâu bà ạ!".
Chuyện của một kẻ học đòi
Bạn đọc quý mến!
Không biết từ bao giờ, thanh niên chúng ta có lối sống bất cần chữ hiếu như cậu mợ trong câu chuyện này. Đầu tiên là lễ sinh nhật trong thời sinh viên. Tại sao phải sinh nhật, phải nhận quà, phải ăn uống đập phá và sau đó thì phải karaoke mới ra cái đời sinh viên? Có biết bao cuốn sách hay trong thư viện, có biết bao vấn đề lớn của quốc gia và của học đường để nghiền ngẫm, trao đổi, tranh luận… tại sao cứ phải dành hết thời gian, tiền bạc và tâm sức cho những việc cỏn con ấy?
Khi con người ta trở nên ích kỷ thì hành vi thường nhật của họ không có bóng dáng của tình cảm và lương tâm. Từ những cô cậu nghiện sinh nhật đến chuyện đòi bằng được một chuyến trăng mật, là cái trớn, là cái quy luật của những người không biết nghĩ đến chung quanh.
Câu chuyện không chỉ khiến chúng ta đau lòng cho bố mẹ của cậu Ninh kia mà suy rộng ra, chúng ta còn thấy lo cho tương lai của dân tộc, của đất nước. Những chàng những nàng không biết xả thân, không đến túi tiền của người thân, không biết sống thanh cao và tìm đến lẽ sống của mình, e rằng đo mới thật là mối lo cho giống nòi, quốc gia và dân tộc.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Code Dancongnghe.info
Portable Thunderbird 2.0.0.14 (6,67MB)
Hoa Hồng Trên Cát
SoftMaker Office v.2008.505 Multilingual
CDBurnerXP Pro 4.2.4.1420 Portable
Portable Microsoft Office 2007 Entterprise USB Edition
Balo Nam Đẹp
Sẵn sàng gia nhập giang hồ tại máy chủ Như Lai Thần Chưởng
Em học Toán
Aimersoft Complete Collection - Bộ sưu tập phần mềm của hãng Aimersoft
Cũng may, trả tiền nhà hàng xong còn dư ra được gần chục triệu. Bà Linh bảo chồng: "Mai ông ra mở lại cái sổ tiết kiệm dưỡng già. Thú thật là rút hết tiền, tôi lo quá.
Nhỡ có chuyện ốm đau gì thì mình biết lấy đâu ra". Cái lo ấy, ông Linh hiểu được. Cảnh nghèo, dù phải nhịn ăn nhịn mặc vẫn phải có ít đồng tiết kiệm giắt lưng. Ông nghĩ để an ủi mình: "Dù sao thì cũng đã lo xong đám cưới cho chúng nó! Rể đầu dâu sớm là chuyện quan trọng của đời người".
Hai vợ chồng nhìn nhau, thấy hạnh phúc. Nhưng chú rể là cậu Ninh chạy xộc vào. Nó ôm cổ mẹ: "Bu ơi, Hiền nó đã đồng ý đi trăng mật Hạ Long với con. Tiền mừng còn dư, bu cho chúng con nhé!".
Nước lạnh dội vào lưng nhưng bà Linh vẫn cố giữ nét mặt vui vẻ để con khỏi buồn. Bà nói: "Hồi tao với bố mày cưới nhau trên công trường thuỷ điện Thác Bà, cả cái chiếu mới cũng không có, cưới hôm nay thì ngày mai đã phải vác súng đi bắn máy bay, nào biết trăng mật trăng đường gì!". Ninh nói: "Bu lại ngày xửa ngày xưa rồi!
Thời nay con trai bu mà không được đi trăng mật thì đời coi như bỏ, bu à!". Ông Linh bảo: "Thôi, bà đưa chỗ tiền cho chúng nó. Mỗi thời một khác, bì sao được!".
Thế là hôm sau Ninh và Hiền đi Hạ Long. Mùa cưới, mùa trăng mật khách sạn cháy phòng. Hai vợ chồng cuốc bộ khắp phố Hạ Long mà vẫn không tìm ra một phòng trọ vừa túi tiền. Cuối cùng đành nhắm mắt nộp chứng minh thư cho tiếp tân một khách sạn 3 sao.
Thấy chồng chỉ nộp tiền phòng hai ngày, Hiền nhăn mặt: "Sao chỉ hai ngày?". Ninh đưa mắt nhắc khéo vợ. Vào phòng, việc đầu tiên họ không hôn nhau như những lần khác mà Ninh bập ngay vào chuyện tiền nong: "Không ngờ khách sạn nó chém đẹp thế. Anh cháy túi rồi đây". Thì ra, bây giờ Hiền mới biết Ninh chỉ giắt lưng được một món tiền còi.
Còn bao dự định khác như thuê thuyền thăm vịnh Hạ Long, như đến Tuần Châu "ăn chơi" rồi đi xem đảo khỉ. Tuần trăng mật về biển chơi phải ăn sò huyết cho đã! Nghe vợ mới trầm trồ thú ăn chơi Hạ Long, mặt Ninh cứ nghệt ra. Anh lựa lời: "Hiền này, nghĩ cho cùng bố mẹ chúng mình giỏi thật. Hai cụ chỉ có đồng lương hưu còm, anh thì vẫn ăn "khởi điểm", vậy mà không hiểu sao các cụ lo liệu cho chúng mình chu đáo quá!".
Hiền là con một trong gia đình khá giả. Đối với cô, tiền chỉ là "chuyện muỗi", có quan trọng gì đâu? Nghe chồng nói thế, cô lại nhăn mặt, cái nhăn mặt nổi tiếng trong trường, cũng chính vì cái nhăn mặt duyên dáng này mà Ninh bị sét đánh. Nhưng hôm nay, lần đầu tiên cái nhăn mặt không làm anh rung động như trước.
Ngày đầu tiên của tuần trăng mật, hai người vui vẻ như... vợ chồng mới. Nhưng niềm vui như cái máy bơm, nó hút sinh lực người ta đã đành mà cái chính là nó làm túi Ninh nhẹ đi rất nhanh. Anh lại hối tiếc, giá như đừng mủi lòng vì cảnh nghèo của bố mẹ mà nài nỉ mẹ bán đi chiếc xe Cúp 82 của bố thì chuyến trăng mật này chắc phải thú vị hơn nhiều.
Đêm ấy, khi mọi chuyện đã xong xuôi, Ninh sung sướng ngắm vợ chìm trong giấc ngủ thoải mái của người đàn bà được yêu. Mệt rã rời nhưng anh vẫn không ngủ được. Bài toán khó vẫn chưa có đáp án trong đầu anh. Người ta nói tuần trăng mật, vậy mà anh chỉ dám đặt phòng hai ngày, tất nhiên có thể gia hạn, nhưng Hiền nhăn mặt là phải. Anh lùi nhẹ nhàng ra khỏi chiếc chăn mỏng, vào nhà tắm.
Ninh rút ví ra đặt lên mặt bàn lavabo ướt át. Anh muốn đếm lại tiền. Suốt một ngày ăn chơi, chỉ biết rút ví ra trả mà không cần biết, cần nhớ mình đã trả mất bao nhiêu, Ninh sợ lắm. Cảm giác như người thủ quỹ thụt két vậy.
Có tiếng kẹt cửa và Hiền bước vào. "Anh làm gì đấy anh yêu?". Ninh hoảng hốt nhét cái ví chưa kịp sắp xếp lại cho gọn, chống chế: "Có gì đâu, anh khó ngủ. Cái ví nhét dưới gối cộm quá!". Hiền nhăn mặt. Cô biết chồng nói dối, bảo: "Thôi, nếu anh lấn cấn vì bố mẹ chỉ có đồng lương hưu còm hay xót tiền thì ta chỉ ở lại hai ngày cũng được. Em sẽ không thuê thuyền, không ra động nữa!". Ninh không nói gì, bỏ vào giường. Lần đầu tiên anh nhận ra Hiền cũng đanh đá chứ không "dịu dàng vĩnh viễn" như anh tưởng hay như cái tên của cô.
Vả lại, anh thấy nhức nhối khi bố mẹ anh bị vợ anh móc máy. Hiền nằm xuống cạnh anh, lạnh tanh và xa lạ. Cô tiếp tục: "Em cũng không nghỉ phép nữa. Ngày kia chúng mình về Hà Nội, hôm sau em đi làm ngay. Cái số em khéo rồi phải kéo cày suốt đời. - cô thở dài - Xin bye bye đời bướm trắng nhởn nhơ!".
Sáng hôm sau, Ninh dậy sớm hơn vợ. Anh vào phố Hạ Long, đến một cửa hiệu đồng hồ bán luôn chiếc Rado trên tay. Về phòng, Hiền vẫn còn ngủ. Ninh vui vẻ lay Hiền dậy. "Nào, con nai vàng của anh, dậy ra biển thuê thuyền rồi sáng mai hẵng đi thăm động Tiên - anh vỗ lên túi sau - Anh vào tiếp tân đăng ký hết tuần đây!". Hiền ngơ ngác nhưng cô chợt hiểu ra, nhảy lên trên giường, sung sướng.
Tại quầy tiếp tân, Ninh tiu ngỉu khi được báo vì đang "cháy phòng nên khách sạn không còn chỗ nữa". Ngày hôm sau hai người trả phòng, lại lang thang suốt một buổi sáng trên đường phố. Chỉ còn những phòng trọ rẻ tiền, không thích hợp chút nào cho một đôi vợ chồng đi trăng mật. Hiền khóc và lên án, chửi rủa thói hà tiện của chồng. Không chịu được cảnh "cám treo heo đói" nếu ngủ lại Hạ Long, Ninh quyết định nhảy lên xe chất lượng cao về ngay Hà Nội.
Thấy con trai và con dâu về sớm, bà Linh không vui. Bà vẫn tự trách mình đã không có tiền để đưa cho Ninh nhiều hơn và chắc vì hết tiền nên chúng phải về sớm.
Ninh ôm vai mẹ: "Thôi, mẹ ạ. Tuần trăng mật thế cũng đủ vui rồi. Con thấy mật mà chẳng ngọt tý nào!". Ông bố Ninh nhìn bộ mặt đưa đám của con dâu mới, nói với vợ: "Khổ, con người ta cứ chuốc lấy khổ vào thân vì những chuyện đâu đâu. Vợ chồng thằng Ninh không đi trăng mật thì chưa chắc đã cãi nhau. Nhìn chúng nó tôi biết, trăng mật nhưng không ngọt đâu bà ạ!".
Chuyện của một kẻ học đòi
Bạn đọc quý mến!
Không biết từ bao giờ, thanh niên chúng ta có lối sống bất cần chữ hiếu như cậu mợ trong câu chuyện này. Đầu tiên là lễ sinh nhật trong thời sinh viên. Tại sao phải sinh nhật, phải nhận quà, phải ăn uống đập phá và sau đó thì phải karaoke mới ra cái đời sinh viên? Có biết bao cuốn sách hay trong thư viện, có biết bao vấn đề lớn của quốc gia và của học đường để nghiền ngẫm, trao đổi, tranh luận… tại sao cứ phải dành hết thời gian, tiền bạc và tâm sức cho những việc cỏn con ấy?
Khi con người ta trở nên ích kỷ thì hành vi thường nhật của họ không có bóng dáng của tình cảm và lương tâm. Từ những cô cậu nghiện sinh nhật đến chuyện đòi bằng được một chuyến trăng mật, là cái trớn, là cái quy luật của những người không biết nghĩ đến chung quanh.
Câu chuyện không chỉ khiến chúng ta đau lòng cho bố mẹ của cậu Ninh kia mà suy rộng ra, chúng ta còn thấy lo cho tương lai của dân tộc, của đất nước. Những chàng những nàng không biết xả thân, không đến túi tiền của người thân, không biết sống thanh cao và tìm đến lẽ sống của mình, e rằng đo mới thật là mối lo cho giống nòi, quốc gia và dân tộc.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.