[Truyện Ngắn] Gã làm thuê
[ 2009-04-03 23:49:38 | Tác giả: bvl91 ]
Gã ngồi tựa vào gốc cây xà cừ nhìn đường phố. Đang giờ người ta đi làm, đường phố đông nghẹt người. Mà sao bây giờ họ lắm tiền nhiều của thế, xe máy ô tô ken vào nhau nghẽn tắc cả đường. Toàn là loại xe sang trọng. Ô tô xịn, xe máy cũng toàn loại xịn và đắt tiền. Nghe nói những cái xe máy bọn choai choai đang cưỡi kia, có cái đến cả trăm triệu đồng, đời gã có nằm mơ cũng chả bao giờ dám mơ tới. Gã chỉ ước gì mua được một các xe đạp tốt cho con gái đi học. Gia tài đáng giá nhất nhà gã chính là chiếc xe đạp sét gỉ gã đang dựa ở gốc cây này. Cái xe mà khi còn ở quê, buổi sáng con gái dùng đi học, buổi chiều gã dùng đi thồ gạch. Bánh xe được gia cố thêm mấy thanh sắt làm nan hoa để khi chở nặng khỏi bị gãy vành. Khi lên thành phố làm thuê, gã đem theo cái xe đạp để chuyên chở đất thải, con gái gã phải đi bộ tới lớp. Từ nhà tới chỗ nó học cũng phải gần bốn cây số... Gã chợt thấy đói cồn cào. Từ hôm qua đến giờ gã chưa có gì cho vào cái bụng lép kẹp. Tối hôm qua lẽ ra thì gã đã có một bữa ngon lành. Bởi mấy ngày vừa rồi gã “may mắn” được một ông thuê phá dỡ hai gian nhà cấp bốn. Đây là mấy gian nhà ông này làm cho mẹ ở. Khi bà cụ mất, ông ta liền phá đi. Gã được ông ta thuê đến thuê phá dỡ, giải phóng mặt bằng lấy để làm nơi treo hoa phong lan và bày cây cảnh. Gã biết, ông này là một cán bộ cấp bự. Làm quan to nên ông đón mẹ từ quê lên phụng dưỡng. Bà mẹ già mắt mờ, chân chậm, lại vốn dĩ là nông dân tần tảo vất vả cả đời nên về già ốm yếu, bệnh tật. Bà cụ sinh hạ được mỗi ông ta là con duy nhất. Chồng chết, cụ ở vậy nuôi con, lần hồi sới đất lật cỏ kiếm từng xu từng hào cho ông ăn học nên người, lam quan chức to nhất vùng. Dân làng thấy ông đánh ôtô về đón mẹ lên thành phố, ai cũng trầm trồ khen ông có hiếu. Bà hàng xóm cứ nức nở mãi: “Thế mới đáng là con cái chứ! Đúng là đẻ con khôn mát... rười rượi, chả bù mấy thằng giặc nhà tôi phá gia chi tử...” Ông bán hết nhà cửa, ruộng vườn rồi đưa mẹ ra đi trong sự thán phục của cả làng.
Lên Hà Nội, bà cụ vẫn quen lối sống tùy tiện thoải mái như ở quê. Bà cụ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày. Nước cốt trầu vương vãi trên salon, và nền phòng khách được lát bằng gỗ quý khiến vợ ông rất khó chịu. Bà vợ ông càng bực bội mặt nặng, mày nhẹ mỗi khi ăn uống cụ làm rơi vung vãi cơm, đổ cả canh ra bàn ăn. Ông cán bộ nọ cũng nhiều phen phát bực vì bà cụ làm cho phát ngượng do mấy lần có khách hỏi thăm, cụ cứ rỉ rả kể lại mãi chuyện quê, chuyện ngày xửa ngày xưa nuôi con vất vả, chuyện ông bíếng học hay chơi bời lêu lổng. Có lần ông đã quát mẹ khi khách vừa mới ra khỏi cửa khiến bà cụ tủi thân cứ sụt sịt mãi. Còn bà con dâu và thằng cháu đích tôn thì thường xuyên trì triết, hạch sách mỗi khi cụ làm đổ nước hay rớt bã trầu ra sàn nhà. Bà cụ buồn lắm. Suốt ngày lầm lì như cái bóng trong căn biệt thự sang trọng. Khi con cháu đi vắng, cụ muốn mở tivi nghe dân ca cho đỡ buồn. Nhưng con dâu sợ làm hỏng tivi nên đã rút mất phích điện. Giá như còn ở quê, cụ sẽ sang nhà bà hàng xóm cùng nhau giã trầu hay tuốt rơm nếp để tết chổi. Còn ở đây giữa chốn nhà cao cửa rộng nhưng cổng khóa, then cài, cụ như bị giam lỏng. Bà cụ muốn trở về quê nhưng đâu còn nhà cửa mà về.
Một lần cụ bảo: “Hay cho mẹ về quê, ở đây mẹ thấy không hợp!” Ông con trai đã gạt đi: “Mẹ về quê thì ở vào đâu, nhà đã bán mất rồi!” Còn bà con dâu nói mát: “Sướng lại chả muốn!” Thằng cháu đích tôn thì lấc cấc: “Cụ về quê lấy ai khuya sớm phụng dưỡng tuổi già!” Mặc dù từ ngày đón mẹ ra ở cùng bao nhiêu phiền nhiễu nhưng con trai, con dâu chẳng bao giờ muốn cho mẹ về quê. Với họ không phải vì đã trót bán mất ngôi nhà của tổ tiên để lại. Chỉ cần vài ba chục triệu là họ thừa sức mua đất và làm cho mẹ căn nhà khác ở quê. Nhưng họ còn mặt mũi nào. Đã được tíếng là hiếu thuận thì phải giữ chứ với lại còn uy tín của ông, của bà trước cơ quan nữa. Thời buổi này cái ghế của ông không ít kẻ nhòm ngó, sơ sảy một tý, sụt giảm uy tín một chút là hỏng ngay. Hơn nữa để bà cụ ở Hà Nội cũng có thêm một nguồn thu đáng kể. ấy là khi tổ chức mừng thọ cho cụ, dịp tết nhất và cả những khi cụ trái gió trở trời ốm đau anh em trong cơ quan, những người được ông bà nâng đỡ sẽ đến chúc mừng, hay thăm hỏi và đều có quà cáp. Quà thì đâu chỉ có cân đường, hộp sữa, nải chuối hay chục trứng gà như ở quê mà là phong bì dày cộp trong để toàn tiền mệnh giá lớn hoặc đôla.
Khi thấy để mẹ ở nhà trên gây nhiều phiền phức, ông bàn với vợ làm hai gian nhà cấp bốn ra góc vườn đưa bà xuống đấy ở. Bà vợ ông sốt sắng đồng ý ngay. Thế là bà cụ chỉ còn được lên nhà trên mỗi khi mừng thọ hoặc ngày tết và lúc nào đau ốm để cho mọi người trong cơ quan con trai con dâu đến chúc mừng, hoặc thăm hỏi. Những người đến thăm hỏi, chúc mừng bà cụ chẳng qua chỉ là cái cớ. Họ đến để cống nộp là chính.
Bà cụ đã trút hơi thở cuối cùng vào một đêm mưa gió trong ngôi nhà cấp bốn ẩm thấp nơi góc vườn. Ngay trong đêm, thi hài cụ đã được di chuyển đến quàn trong phòng lạnh của một nhà tang lễ lớn nhất thành phố. Tại đây cụ được tổ chức tang lễ thật trọng thể. Có rất nhiều đoàn đến viếng. Người làng trong đoàn của địa phương lên dự lễ tang ai cũng nể phục. Vòng hoa nhiều vô kể, không thể đếm nổi. Chẳng có kèn trống như ở quê. Không có các vị sư sãi, các vãi già đến đọc kinh, chèo đò để người chết được siêu thoát được sang Tây Thiên với phật. Quan tài cụ được xe tang đưa thẳng ra đài hóa thân hoàn vũ. ấn nhẹ công tắc điện một cái là đã thành mây khói, chút tro cốt còn lại được cho vào lọ. Thế là xong. Việc này chắc khi con sống bà cụ đã từng nghĩ đến. Cụ sợ lắm. Cụ rất muốn về quê có chết thì về với ông bà ông vải gặp lại mấy bà bạn cùng tuổi đã đi trước nhưng ông con thì không chịu.
Sau đám tang, ông con trai nghĩ ngay đến số tiền phúng viếng, nhẩm tính sơ sơ cũng đủ mua một cái xe ôtô mới tương đối xịn. Và việc ông phải làm đầu tiên là cho phá ngay căn nhà cấp bốn góc vườn. Gã làm thuê được gọi đến. Biết sự tích của căn nhà, gã cũng thấy bùi ngùi.
*
Gã làm thuê bắt đầu phá dỡ dần từng phần căn nhà cấp bốn. Gã cố để lại một góc để ở tạm mấy hôm. Vì buổi tối gã mới có thể thu dọn đống vôi vữa, gạch vụn rồi dùng xe đạp thồ chở ra đổ trộm ngoài bờ đê. Ban ngày mà chuyên chở những thứ này thì sẽ bị công an tóm ngay, với lại muốn đổ trộm những thứ phế thải ra bất cứ chỗ nào cũng đều phải đợi khi đêm đến. Ông chủ nhà dặn gã làm ăn phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến ông ta. Gã vâng vâng dạ dạ để ông ta yên tâm.
Sau khi phá nốt góc căn nhà cấp bốn, nơi mấy đêm vừa rồi gã chừa lại lấy chỗ ngả lưng sau những chuyến chở phế thải đi đổ ngoài bờ đê, gã rụt rè lên phòng khách ngôi căn biệt thự gặp ông chủ. Nhìn nền gạch hoa và gỗ bóng loáng gã cứ xoa mãi hai bàn chân mà không dám bước vào. Ông chủ nhà hất hàm hỏi:
- Đã xong xuôi cả chưa?
- Thưa bác chỉ còn một xe đất thải cuối cùng tối nay cháu sẽ chở đi và xin phép bác đi luôn ạ!
- Vậy thanh toán tiền công hả?
- Vâng! Nhưng cháu cũng có việc xin báo với bác...
Gã vừa nói vừa móc trong túi cái quần bộ đội cũ ra một gói ni lông được chằng buộc bằng những cái dây chun rất kỹ đưa cho ông chủ nhà.
- Cái gì đây?
- Dạ! Cháu tìm thấy nó khi phá chỗ góc nhà lúc chiều. Chắc là của bà cụ cất giấu. Là vàng và tiền ạ...
- V...à...n...g... h...ả...?
Ông ta gần như giật phắt cái gói từ tay gã nhanh như một con chim cắt chộp mồi. Chẳng nề hà cái gói ni lông đầy bụi bẩn và dính nước cốt trầu đen xỉn. Ông lập cập mở ra. Trong gói có một đôi hoa tai, một cái nhẫn vàng và một cuộn toàn tiền lẻ độ vài trăm nghìn đồng. Nhưng lại có hai tờ một trăm đôla cuộn bên ngoài. Đây chắc là của người nào đó mừng tuổi bà cụ hôm tết mà ông không biết để thu hồi. Ông hất hàm hỏi gã làm thuê:
- Chỉ có thế này thôi à?
- Vâng ạ!
- Có đúng thế không?
Gã làm thuê thấy mình bị xúc phạm. Gã khinh bỉ nhìn ông chủ nhà. Gã đã quá thật thà đem trả lại toàn bộ số tài sản tìm thấy thế mà không được một lời cảm ơn lại còn bị nghi ngờ. Gã định bỏ đi nhưng ông chủ nhà gọi giật lại:
- Thằng kia đứng lại, tại sao mày không trả lời tao?
Nghe tiếng ồn ào ngoài phòng khách bà chủ nhà và thằng con chạy ra. Biết chuyện bà chủ chu chéo:
- Thôi chết tôi rồi! Cho bà ấy ăn mặc đầy đủ thế mà bà ấy còn lén lút cất giấu tiền của. Mà thằng kia, mày còn giấu giếm cái gì ở đâu không hả... Mấy đêm vừa rồi mày chở bao nhiêu chuyến đi rồi. Nó đem cái gì ra ngoài ông có biết không... Ông phải gọi công an đến khám xét, tra hỏi thằng này ngay cho tôi...
-Bà im đi, để tôi hỏi nó, gọi công an có mà...
Thằng con cầm cái nhẫn vàng của bà nội giơ lên lật đi lật lại xem xét rồi nói nhỏ với bố:
-Thằng này để con xử lý mới được!
*
Lẽ ra gã đã đi khỏi cái nhà này ngay sau khi bị ông chủ nhà xúc phạm nghi ngờ gã bớt giấu tiền vàng tìm thấy khi phá dỡ căn nhà cấp bốn. Nhưng vì chưa được thanh toán tiền công nên gã chưa đi được. Khi gã đang đang chuẩn bị ăn cơm thì thằng con ông chủ dẫn theo một thằng nữa mặt mũi vẻ hung hãn ra chỗ góc vườn. Hai thằng đạp đổ nồi canh đầu cá đang nấu và dí dao vào cổ gã làm thuê. Giọng chúng sực mùi rượu: “Mày giấu tiền, vàng nhà tao ở đâu!!!” Gã nhìn hai thằng côn đồ với vẻ mặt coi thường. Chỉ cần một cái vung tay của gã thì hai thằng oắt con này chết sặc gạch, không kịp ngáp. Nhưng gã không thèm chấp lũ vô lương. Gã bảo:
- Không có tiền vàng nào hết! Có bao nhiêu đã đưa ông chủ cả rồi.
- Vẫn còn! Khôn hồn thì nôn ngay ra!
- Đưa hết rồi!
- Hết... rồi... à...?
Mũi dao trong tay thằng con ông chủ nhích thêm một tý. Máu từ cổ gã rơi xuống ngực áo. Đã thế thì... Bằng một động tác quét chân và vung tay của gã, hai thằng côn đồ đã văng ra xa mấy mét. Chúng lồm cồm bò dậy vung dao định xông vào. Mẹ kiếp! Bọn này muốn chết thật rồi. Gã chợt nhớ lại bữa hai tên lính ngụy cũng từng cầm dao găm lao vào gã như thế này trong một trận đánh khi gã còn là lính của một đơn vị đặc công. Bọn khốn này chắc cũng muốn số phận giống như hai tên lính ngụy ngày nào đây. Hai bàn tay gân guốc của gã vo lại thành hai nắm đấm. Giữa lúc ấy thì ông chủ nhà xuất hiện vội vã ngăn lại. Thực ra ông ta đã theo dõi vụ việc “xin tý tiết” của thằng con ngay từ đầu. Ông bảo: “Thôi để nó đi đi...” Gã làm thuê ném cái nhìn khinh miệt vào cái bản mặt phì phị của ông chủ nhà. Gã nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất, hất trả lại bao vôi vữa phế thải rồi dắt chiếc xe đạp ra khỏi ngôi biệt thự.
Trở về chỗ “chợ người” đầu đường Hoàng Quốc Việt, gã ngồi dựa gốc cây xà cừ ngủ gà ngủ gật bởi mấy ngày đêm mệt mỏi phá nhà, chuyển phế liệu.Khi gã đang mắt nhắm, mắt mở nhìn dòng người nườm mượp trên phố thì có tiếng gọi: “Ê! Phụ hồ có đi không?” Sao lại không! Gã nghĩ đã là kiếp làm thuê còn kén chọn gì nữa. Gã vội đạp xe theo mấy đứa cùng bọn chuyên đi bán sức ở thành phố. Cả bọn hì hục gánh cát, bê xi măng, trộn hồ, xách vữa leo lên giàn giáo. Lên lên xuống xuống, chân gã bủn rủn, bụng đói cồn cào. Đầu óc gã trống rỗng. Lúc vác bao xi măng leo lên tầng, gã cứ lâng lâng như đi trên mây. Đột nhiên, gã thấy mình chơi vơi như bay vào khoảng không vô định...
Gã tỉnh lại và giật mình thấy đang nằm trong bệnh viện. Một cánh tay gã cuốn băng, nẹp cứng treo lên cổ. Gã hốt hoảng nhỏm dậy ngơ ngác nhìn quanh. Cô y tá bảo gã bị ngã giàn giáo được mấy người cùng làm đưa vào viện. May gã chỉ bị gãy tay. Gã bị ngất là do đói quá. Gã chán nản nằm xuống giường. Thế là ky cóp được mấy trăm nghìn đồng cũng chả đủ nộp viện phí. Mấy ngày vừa rồi làm việc cật lực mà chẳng được đồng tiền công nào lại bị bố con ông cán bộ nọ vu cho là ăn cắp. Gã chợt nghĩ: “Biết trước bố con nó bất lương thế thì đừng trả lại số tiền vàng ấy còn hơn”. Nhưng rồi gã lại gạt ngay cái ý nghĩ ấy bởi vì những thứ của cải không phải của mình có chết gã cũng chẳng màng. Gã phải nhắn anh bạn cửu vạn cùng làng đến vay thêm để thanh toán viện phí. Tay gãy thế này có lẽ gã đành trở về quê ăn bám vợ thôi. Nghĩ đến vợ, gã lại thấy bồn chồn trong lòng. Vợ gã biết xoay xở thế nào đây. Vợ gã vốn là người ốm yếu chẳng làm được việc gì nặng. Tính gã gia trưởng, không vừa ý là quát tháo, bạt tai vợ con ngay. Gã làm hùng hục suốt ngày như trâu húc mả thế mà nghèo vẫn cứ nghèo. Đi làm thì thôi về đến nhà nhìn căn nhà trống huếch, trống hoác, mẹ ốm nằm một giường, vợ ốm nằm một góc là gã lại muốn phát điên lên. Vợ gã là một người đàn bà luôn hết lòng vì chồng con. Suốt đời thị cam chịu. Chưa bao giờ gã thấy thị kêu ca, phàn nàn dù có thiếu thốn, đói khổ, kể cả những khi biết chuyện gã kiếm được tiền, ngán cảnh vợ ốm yếu mò lên tận thị xã chơi gái. Đến bữa ăn, có miếng nào ngon thị cũng dành cả cho mẹ và chồng con. Có lễ cả đời gã sẽ chẳng bao giờ quên chuyện một lần sau bữa ăn ngon miệng, gã xuống bếp tìm cái bật lửa để châm điếu thuốc. Gã bất chợt bắt gặp cảnh vợ gã đang lén gặm lại cái xương gà của con bé gặm dở lúc nãy. Làm thịt một con gà giò, thị gắp miếng thì cho mẹ, miếng thì cho chồng, miếng cho con. Còn thị suốt bữa chỉ gắp toàn rau cho mình. Sau bận ấy, gã thấy thương vợ hơn, đỡ mắng chửi quát tháo mỗi khi bực dọc. Gã định ra Hà Nội làm thuê chuyến này cố ky cóp để mua cho con gái cái xe đạp đi học, mua cho vợ bộ quần áo. Mấy năm nay gã thấy thị chưa có một bộ quần áo nào cho ra hồn. Thế mà bây giờ mọi dự định của gã đều tan thành mây khói.
Gã tập tễnh dùng một tay dắt chiếc xe đạp lọc cọc ra ga để lấy vé về quê. Trời lất phất mưa. Đã cuối mùa thu. Một cơn gió lạnh bất ngờ thổi tràn trên phố.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Share Sad-Blog 2.3.1
Share code shop peopletalkvn.com
Một tủ sách tin học khổng lồ (English ) PART.1
KORG M1 Le VSTi Standalone v1.0.4
[English Study] - Bộ Sách LangMaster Courses!
AMS Software Photo Effects Studio 2.0 - Rất nhiều hiệu ứng hay cho ảnh
Đánh rơi nụ cười
Download Karaoke Popstar 1.0
[English Study] - Đề thi TOEFL PBT có key từ năm 1995 tới 2004
Protected Storage PassView 1.63
Lên Hà Nội, bà cụ vẫn quen lối sống tùy tiện thoải mái như ở quê. Bà cụ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày. Nước cốt trầu vương vãi trên salon, và nền phòng khách được lát bằng gỗ quý khiến vợ ông rất khó chịu. Bà vợ ông càng bực bội mặt nặng, mày nhẹ mỗi khi ăn uống cụ làm rơi vung vãi cơm, đổ cả canh ra bàn ăn. Ông cán bộ nọ cũng nhiều phen phát bực vì bà cụ làm cho phát ngượng do mấy lần có khách hỏi thăm, cụ cứ rỉ rả kể lại mãi chuyện quê, chuyện ngày xửa ngày xưa nuôi con vất vả, chuyện ông bíếng học hay chơi bời lêu lổng. Có lần ông đã quát mẹ khi khách vừa mới ra khỏi cửa khiến bà cụ tủi thân cứ sụt sịt mãi. Còn bà con dâu và thằng cháu đích tôn thì thường xuyên trì triết, hạch sách mỗi khi cụ làm đổ nước hay rớt bã trầu ra sàn nhà. Bà cụ buồn lắm. Suốt ngày lầm lì như cái bóng trong căn biệt thự sang trọng. Khi con cháu đi vắng, cụ muốn mở tivi nghe dân ca cho đỡ buồn. Nhưng con dâu sợ làm hỏng tivi nên đã rút mất phích điện. Giá như còn ở quê, cụ sẽ sang nhà bà hàng xóm cùng nhau giã trầu hay tuốt rơm nếp để tết chổi. Còn ở đây giữa chốn nhà cao cửa rộng nhưng cổng khóa, then cài, cụ như bị giam lỏng. Bà cụ muốn trở về quê nhưng đâu còn nhà cửa mà về.
Một lần cụ bảo: “Hay cho mẹ về quê, ở đây mẹ thấy không hợp!” Ông con trai đã gạt đi: “Mẹ về quê thì ở vào đâu, nhà đã bán mất rồi!” Còn bà con dâu nói mát: “Sướng lại chả muốn!” Thằng cháu đích tôn thì lấc cấc: “Cụ về quê lấy ai khuya sớm phụng dưỡng tuổi già!” Mặc dù từ ngày đón mẹ ra ở cùng bao nhiêu phiền nhiễu nhưng con trai, con dâu chẳng bao giờ muốn cho mẹ về quê. Với họ không phải vì đã trót bán mất ngôi nhà của tổ tiên để lại. Chỉ cần vài ba chục triệu là họ thừa sức mua đất và làm cho mẹ căn nhà khác ở quê. Nhưng họ còn mặt mũi nào. Đã được tíếng là hiếu thuận thì phải giữ chứ với lại còn uy tín của ông, của bà trước cơ quan nữa. Thời buổi này cái ghế của ông không ít kẻ nhòm ngó, sơ sảy một tý, sụt giảm uy tín một chút là hỏng ngay. Hơn nữa để bà cụ ở Hà Nội cũng có thêm một nguồn thu đáng kể. ấy là khi tổ chức mừng thọ cho cụ, dịp tết nhất và cả những khi cụ trái gió trở trời ốm đau anh em trong cơ quan, những người được ông bà nâng đỡ sẽ đến chúc mừng, hay thăm hỏi và đều có quà cáp. Quà thì đâu chỉ có cân đường, hộp sữa, nải chuối hay chục trứng gà như ở quê mà là phong bì dày cộp trong để toàn tiền mệnh giá lớn hoặc đôla.
Khi thấy để mẹ ở nhà trên gây nhiều phiền phức, ông bàn với vợ làm hai gian nhà cấp bốn ra góc vườn đưa bà xuống đấy ở. Bà vợ ông sốt sắng đồng ý ngay. Thế là bà cụ chỉ còn được lên nhà trên mỗi khi mừng thọ hoặc ngày tết và lúc nào đau ốm để cho mọi người trong cơ quan con trai con dâu đến chúc mừng, hoặc thăm hỏi. Những người đến thăm hỏi, chúc mừng bà cụ chẳng qua chỉ là cái cớ. Họ đến để cống nộp là chính.
Bà cụ đã trút hơi thở cuối cùng vào một đêm mưa gió trong ngôi nhà cấp bốn ẩm thấp nơi góc vườn. Ngay trong đêm, thi hài cụ đã được di chuyển đến quàn trong phòng lạnh của một nhà tang lễ lớn nhất thành phố. Tại đây cụ được tổ chức tang lễ thật trọng thể. Có rất nhiều đoàn đến viếng. Người làng trong đoàn của địa phương lên dự lễ tang ai cũng nể phục. Vòng hoa nhiều vô kể, không thể đếm nổi. Chẳng có kèn trống như ở quê. Không có các vị sư sãi, các vãi già đến đọc kinh, chèo đò để người chết được siêu thoát được sang Tây Thiên với phật. Quan tài cụ được xe tang đưa thẳng ra đài hóa thân hoàn vũ. ấn nhẹ công tắc điện một cái là đã thành mây khói, chút tro cốt còn lại được cho vào lọ. Thế là xong. Việc này chắc khi con sống bà cụ đã từng nghĩ đến. Cụ sợ lắm. Cụ rất muốn về quê có chết thì về với ông bà ông vải gặp lại mấy bà bạn cùng tuổi đã đi trước nhưng ông con thì không chịu.
Sau đám tang, ông con trai nghĩ ngay đến số tiền phúng viếng, nhẩm tính sơ sơ cũng đủ mua một cái xe ôtô mới tương đối xịn. Và việc ông phải làm đầu tiên là cho phá ngay căn nhà cấp bốn góc vườn. Gã làm thuê được gọi đến. Biết sự tích của căn nhà, gã cũng thấy bùi ngùi.
*
Gã làm thuê bắt đầu phá dỡ dần từng phần căn nhà cấp bốn. Gã cố để lại một góc để ở tạm mấy hôm. Vì buổi tối gã mới có thể thu dọn đống vôi vữa, gạch vụn rồi dùng xe đạp thồ chở ra đổ trộm ngoài bờ đê. Ban ngày mà chuyên chở những thứ này thì sẽ bị công an tóm ngay, với lại muốn đổ trộm những thứ phế thải ra bất cứ chỗ nào cũng đều phải đợi khi đêm đến. Ông chủ nhà dặn gã làm ăn phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến ông ta. Gã vâng vâng dạ dạ để ông ta yên tâm.
Sau khi phá nốt góc căn nhà cấp bốn, nơi mấy đêm vừa rồi gã chừa lại lấy chỗ ngả lưng sau những chuyến chở phế thải đi đổ ngoài bờ đê, gã rụt rè lên phòng khách ngôi căn biệt thự gặp ông chủ. Nhìn nền gạch hoa và gỗ bóng loáng gã cứ xoa mãi hai bàn chân mà không dám bước vào. Ông chủ nhà hất hàm hỏi:
- Đã xong xuôi cả chưa?
- Thưa bác chỉ còn một xe đất thải cuối cùng tối nay cháu sẽ chở đi và xin phép bác đi luôn ạ!
- Vậy thanh toán tiền công hả?
- Vâng! Nhưng cháu cũng có việc xin báo với bác...
Gã vừa nói vừa móc trong túi cái quần bộ đội cũ ra một gói ni lông được chằng buộc bằng những cái dây chun rất kỹ đưa cho ông chủ nhà.
- Cái gì đây?
- Dạ! Cháu tìm thấy nó khi phá chỗ góc nhà lúc chiều. Chắc là của bà cụ cất giấu. Là vàng và tiền ạ...
- V...à...n...g... h...ả...?
Ông ta gần như giật phắt cái gói từ tay gã nhanh như một con chim cắt chộp mồi. Chẳng nề hà cái gói ni lông đầy bụi bẩn và dính nước cốt trầu đen xỉn. Ông lập cập mở ra. Trong gói có một đôi hoa tai, một cái nhẫn vàng và một cuộn toàn tiền lẻ độ vài trăm nghìn đồng. Nhưng lại có hai tờ một trăm đôla cuộn bên ngoài. Đây chắc là của người nào đó mừng tuổi bà cụ hôm tết mà ông không biết để thu hồi. Ông hất hàm hỏi gã làm thuê:
- Chỉ có thế này thôi à?
- Vâng ạ!
- Có đúng thế không?
Gã làm thuê thấy mình bị xúc phạm. Gã khinh bỉ nhìn ông chủ nhà. Gã đã quá thật thà đem trả lại toàn bộ số tài sản tìm thấy thế mà không được một lời cảm ơn lại còn bị nghi ngờ. Gã định bỏ đi nhưng ông chủ nhà gọi giật lại:
- Thằng kia đứng lại, tại sao mày không trả lời tao?
Nghe tiếng ồn ào ngoài phòng khách bà chủ nhà và thằng con chạy ra. Biết chuyện bà chủ chu chéo:
- Thôi chết tôi rồi! Cho bà ấy ăn mặc đầy đủ thế mà bà ấy còn lén lút cất giấu tiền của. Mà thằng kia, mày còn giấu giếm cái gì ở đâu không hả... Mấy đêm vừa rồi mày chở bao nhiêu chuyến đi rồi. Nó đem cái gì ra ngoài ông có biết không... Ông phải gọi công an đến khám xét, tra hỏi thằng này ngay cho tôi...
-Bà im đi, để tôi hỏi nó, gọi công an có mà...
Thằng con cầm cái nhẫn vàng của bà nội giơ lên lật đi lật lại xem xét rồi nói nhỏ với bố:
-Thằng này để con xử lý mới được!
*
Lẽ ra gã đã đi khỏi cái nhà này ngay sau khi bị ông chủ nhà xúc phạm nghi ngờ gã bớt giấu tiền vàng tìm thấy khi phá dỡ căn nhà cấp bốn. Nhưng vì chưa được thanh toán tiền công nên gã chưa đi được. Khi gã đang đang chuẩn bị ăn cơm thì thằng con ông chủ dẫn theo một thằng nữa mặt mũi vẻ hung hãn ra chỗ góc vườn. Hai thằng đạp đổ nồi canh đầu cá đang nấu và dí dao vào cổ gã làm thuê. Giọng chúng sực mùi rượu: “Mày giấu tiền, vàng nhà tao ở đâu!!!” Gã nhìn hai thằng côn đồ với vẻ mặt coi thường. Chỉ cần một cái vung tay của gã thì hai thằng oắt con này chết sặc gạch, không kịp ngáp. Nhưng gã không thèm chấp lũ vô lương. Gã bảo:
- Không có tiền vàng nào hết! Có bao nhiêu đã đưa ông chủ cả rồi.
- Vẫn còn! Khôn hồn thì nôn ngay ra!
- Đưa hết rồi!
- Hết... rồi... à...?
Mũi dao trong tay thằng con ông chủ nhích thêm một tý. Máu từ cổ gã rơi xuống ngực áo. Đã thế thì... Bằng một động tác quét chân và vung tay của gã, hai thằng côn đồ đã văng ra xa mấy mét. Chúng lồm cồm bò dậy vung dao định xông vào. Mẹ kiếp! Bọn này muốn chết thật rồi. Gã chợt nhớ lại bữa hai tên lính ngụy cũng từng cầm dao găm lao vào gã như thế này trong một trận đánh khi gã còn là lính của một đơn vị đặc công. Bọn khốn này chắc cũng muốn số phận giống như hai tên lính ngụy ngày nào đây. Hai bàn tay gân guốc của gã vo lại thành hai nắm đấm. Giữa lúc ấy thì ông chủ nhà xuất hiện vội vã ngăn lại. Thực ra ông ta đã theo dõi vụ việc “xin tý tiết” của thằng con ngay từ đầu. Ông bảo: “Thôi để nó đi đi...” Gã làm thuê ném cái nhìn khinh miệt vào cái bản mặt phì phị của ông chủ nhà. Gã nhổ toẹt một bãi nước bọt xuống đất, hất trả lại bao vôi vữa phế thải rồi dắt chiếc xe đạp ra khỏi ngôi biệt thự.
Trở về chỗ “chợ người” đầu đường Hoàng Quốc Việt, gã ngồi dựa gốc cây xà cừ ngủ gà ngủ gật bởi mấy ngày đêm mệt mỏi phá nhà, chuyển phế liệu.Khi gã đang mắt nhắm, mắt mở nhìn dòng người nườm mượp trên phố thì có tiếng gọi: “Ê! Phụ hồ có đi không?” Sao lại không! Gã nghĩ đã là kiếp làm thuê còn kén chọn gì nữa. Gã vội đạp xe theo mấy đứa cùng bọn chuyên đi bán sức ở thành phố. Cả bọn hì hục gánh cát, bê xi măng, trộn hồ, xách vữa leo lên giàn giáo. Lên lên xuống xuống, chân gã bủn rủn, bụng đói cồn cào. Đầu óc gã trống rỗng. Lúc vác bao xi măng leo lên tầng, gã cứ lâng lâng như đi trên mây. Đột nhiên, gã thấy mình chơi vơi như bay vào khoảng không vô định...
Gã tỉnh lại và giật mình thấy đang nằm trong bệnh viện. Một cánh tay gã cuốn băng, nẹp cứng treo lên cổ. Gã hốt hoảng nhỏm dậy ngơ ngác nhìn quanh. Cô y tá bảo gã bị ngã giàn giáo được mấy người cùng làm đưa vào viện. May gã chỉ bị gãy tay. Gã bị ngất là do đói quá. Gã chán nản nằm xuống giường. Thế là ky cóp được mấy trăm nghìn đồng cũng chả đủ nộp viện phí. Mấy ngày vừa rồi làm việc cật lực mà chẳng được đồng tiền công nào lại bị bố con ông cán bộ nọ vu cho là ăn cắp. Gã chợt nghĩ: “Biết trước bố con nó bất lương thế thì đừng trả lại số tiền vàng ấy còn hơn”. Nhưng rồi gã lại gạt ngay cái ý nghĩ ấy bởi vì những thứ của cải không phải của mình có chết gã cũng chẳng màng. Gã phải nhắn anh bạn cửu vạn cùng làng đến vay thêm để thanh toán viện phí. Tay gãy thế này có lẽ gã đành trở về quê ăn bám vợ thôi. Nghĩ đến vợ, gã lại thấy bồn chồn trong lòng. Vợ gã biết xoay xở thế nào đây. Vợ gã vốn là người ốm yếu chẳng làm được việc gì nặng. Tính gã gia trưởng, không vừa ý là quát tháo, bạt tai vợ con ngay. Gã làm hùng hục suốt ngày như trâu húc mả thế mà nghèo vẫn cứ nghèo. Đi làm thì thôi về đến nhà nhìn căn nhà trống huếch, trống hoác, mẹ ốm nằm một giường, vợ ốm nằm một góc là gã lại muốn phát điên lên. Vợ gã là một người đàn bà luôn hết lòng vì chồng con. Suốt đời thị cam chịu. Chưa bao giờ gã thấy thị kêu ca, phàn nàn dù có thiếu thốn, đói khổ, kể cả những khi biết chuyện gã kiếm được tiền, ngán cảnh vợ ốm yếu mò lên tận thị xã chơi gái. Đến bữa ăn, có miếng nào ngon thị cũng dành cả cho mẹ và chồng con. Có lễ cả đời gã sẽ chẳng bao giờ quên chuyện một lần sau bữa ăn ngon miệng, gã xuống bếp tìm cái bật lửa để châm điếu thuốc. Gã bất chợt bắt gặp cảnh vợ gã đang lén gặm lại cái xương gà của con bé gặm dở lúc nãy. Làm thịt một con gà giò, thị gắp miếng thì cho mẹ, miếng thì cho chồng, miếng cho con. Còn thị suốt bữa chỉ gắp toàn rau cho mình. Sau bận ấy, gã thấy thương vợ hơn, đỡ mắng chửi quát tháo mỗi khi bực dọc. Gã định ra Hà Nội làm thuê chuyến này cố ky cóp để mua cho con gái cái xe đạp đi học, mua cho vợ bộ quần áo. Mấy năm nay gã thấy thị chưa có một bộ quần áo nào cho ra hồn. Thế mà bây giờ mọi dự định của gã đều tan thành mây khói.
Gã tập tễnh dùng một tay dắt chiếc xe đạp lọc cọc ra ga để lấy vé về quê. Trời lất phất mưa. Đã cuối mùa thu. Một cơn gió lạnh bất ngờ thổi tràn trên phố.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.