Người khiến nửa thế giới thắt cravate
[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Có lẽ mọi người đàn ông trên thế giới nếu phải dùng đến cravate thì hầu như đều biết đến thương hiệu Marinella nổi danh thế giới.
Rất nhiều chính khách thế giới như Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos, Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến George Bush (bố và con), Tổng thống Pháp Jacques Chirac hay Thủ tướng Đức Helmut Kohl và Thủ tướng Anh Tony Blair đều đã từng đặt mua cravate Marinella.
Những chiếc cravate Marinella dù màu sắc nào, họa tiết ra sao cũng luôn là món quà sang trọng và luôn được ngưỡng mộ đón nhận đối với giới mày râu. Doanh nhân nổi tiếng đã sáng lập và làm nên thương hiệu cravate đó là Eugenio Marinella. Chỉ với một sản phẩm duy nhất, một thương hiệu duy nhất, Eugenio Marinella đã tạo nên một cơ đồ rất lớn cho con cháu ông sau này.
Italia nổi tiếng là đất nước của những mốt thời trang hiện đại nhất thế giới. Thế nhưng trung tâm thời trang lại chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc, xung quanh thành phố Milano. Còn vùng miền Nam nước này được coi là kém phát triển, nghèo và do đó được coi là không biết gì đến thời trang. Có lẽ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là sản phẩm cravate của nhà Eugenio Marinella.
Chính vì vậy thương hiệu cravate Marinella là niềm tự hào và kiêu hãnh của mỗi người dân thành phố Napoli, cho dù họ không hề tham gia vào sản xuất những chiếc cravate này. Thậm chí không phải ai cũng có thể mạnh tay diện cho mình một chiếc cravate có giá tối thiểu 100 Euro này. Đến với cửa hàng bán cravate Marinella người ta có cảm tưởng như đến một viện bảo tàng tư nhân nhỏ chuyên về thế giới cravate với đủ màu sắc, kiểu dáng và hoạ tiết khác nhau. Và điều đặc biệt là người ta sẽ thấy từ 6 giờ 30 sáng đã có người đến xếp hàng mua cravate như xếp hàng mua bánh mì nóng để ăn bữa sáng.
Những du khách có thể bắt gặp những chiếc cravate cũng mang hiệu Marinella ở đâu đó tại một cửa hàng sang trọng ở New York hay Paris. Thế nhưng chắc chắn đó không phải là cravate Marinella chính hiệu. Lẽ đơn giản bởi Eugenio Marinella và con cháu ông sau này nhất quyết không mở bất kỳ một chi nhánh ở đâu cả cho dù họ đã có những lời chào mời rất hấp dẫn.
Chính vì vậy, dù thành lập từ năm 1914, đến nay đã gần 100 năm nhưng xưởng may cravate của nhà Marinella vẫn chỉ có vài chục người làm. Mỗi ngày có vài trăm chiếc cravate Marinella được xuất xưởng. Song chỉ từng đó thôi cũng đủ làm Eugenio Marinella và con cháu ông giàu có và nổi tiếng.
Các chuyên gia thương hiệu cho rằng nhà Eugenio Marinella đang sở hữu một thương hiệu rất lớn. Mặc dù cho đến nay dòng họ Marinella chưa bao giờ có ý định đem bán thương hiệu này, nhưng các chuyên gia đều dự đoán rằng giá của nó có khi còn lớn hơn nhiều lần lợi nhuận mà ông chủ Eugenio Marinella đã kiếm ra được trong mấy chục năm bán cravate.
Bất ngờ phát hiện ra thời trang cravate
Eugenio Marinella sinh năm 1880 tại thành phố Napoli của Italia. Những ai quan tâm đến lịch sử thời trang đều biết năm 1880 cũng chính là năm mà chiếc cravate lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.
Chuyện là các cựu sinh viên của trường đại học Tổng hợp Oxford của Anh có sáng kiến là tháo chiếc dây buộc ở chóp mũ mà người ta vẫn hay đội đem thắt vào cổ áo để ra đường dễ nhận ra nhau. Và dù có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng cứ ai ra đường mà thắt vào cổ áo là biết ngay đó là cựu sinh viên trường Oxford. Dần dà cánh mày râu nhiều người thấy đẹp, nên đã bắt chước, dù chưa bao giờ học ở Oxford. Các hàng bán mũ phải bán dây riêng cho người muốn thắt dây ở cổ áo. Mỗi người nghĩ một kiểu thắt khác nhau, một màu sắc, một độ dài khác nhau.
Lịch sử của chiếc Cravate được ra đời như vậy và dần dần kiểu cách, độ dài và cách thắt cravate cũng được qui chuẩn. Cũng chính vì cravate bắt đầu từ những người đã từng học ở Oxford danh giá và sau này thành đạt nên những chiếc cravate gắn liền trước hết với giới thượng lưu, những người thành đạt và có chức sắc.
Eugenio Marinella khi trẻ chỉ là anh thợ may, suốt ngày cặm cụi bên chiếc máy may của một xưởng may quần áo tư nhân. Chính vì làm nghề may nên Eugenio Marinella cũng quan tâm đến thời trang, đặc biệt các mốt thời trang dành cho giới mày râu. Năm 1914, Eugenio Marinella bỏ làm thuê, mở một cửa hàng may đo trang phục cho nam giới tại thành phố quê hương Napoli của mình. Là một người dân miền Nam Italia, Eugenio Marinella rất muốn chứng tỏ rằng không chỉ có mỗi người miền Bắc mới thiết kế được các mốt thời trang sành điệu nhất.
Tuy nhiên, thời gian đầu Eugenio Marinella không thành công, vì quần áo nam hay bộ vest mà ông muốn bán không có gì đặc sắc. Hơn nữa thời gian để một mình Eugenio Marinella may quần áo cho khách là quá lâu. Eugenio Marinella trăn trở nghĩ cách gì, làm gì thật độc đáo để có được khách hàng mua sắm hay đặt may đồ trang phục của ông.
Và rồi như một sự tình cờ, sau một lần sang London mua vải, Eugenio Marinella đã sớm nhận thấy rằng mốt cravate đang bắt đầu thịnh hành ở Anh và sẽ nhanh chóng phổ biến ở Italia. Bản thân Eugenio Marinella cũng rất ấn tượng với những chiếc cravate. Chính những chiếc cravate này đã tôn lên vẻ đẹp, sự lịch sự và sang trọng ở mỗi người đàn ông.
Vốn đã rất say mê với trang phục nam, Eugenio Marinella thật sự bị hút hồn bởi vẻ đẹp mà những chiếc cravate đem lại cho những người đàn ông khi mặc áo sơ mi. Không chần chừ gì nữa Eugenio Marinella biết rằng mình đã có một ý tưởng độc đáo. Lúc đầu Eugenio Marinella đã nghĩ ngay rằng với những chiếc cravate kèm theo thì sơ mi và bộ vest nam ông bày bán sẽ đẹp hơn hẳn và chắc rằng sẽ rất thu hút khách.
Thế là từ đấy người dân Napoli thấy trong hiệu may trang phục nam có trưng bày những chiếc sơ mi hay bộ vest bày mẫu cùng với những chiếc cravate kiểu Anh nhiều màu, tuy lạ nhưng khá bắt mắt. Tuy vậy, dường như Eugenio Marinella vẫn chưa hài lòng. Rồi vẫn bị đeo bám với hình ảnh chiếc cravate, ý tưởng chuyên kinh doanh cravate đã xuất hiện trong đầu Eugenio Marinella. Ông tin tưởng, chắc chắn mình sẽ thành công, ít nhất cũng là ở thành phố Napoli, nhiều người giàu có nhưng còn lạc hậu trong ăn mặc.
Eugenio Marinella quay trở về Napoli và tìm thuê một cửa hàng mới để mở hiệu may và bán cravate. Ông đã nghiến răng chịu một giá thuê cắt cổ, để thuê được một địa điểm đắc địa, cho dù nó rộng chỉ vẻn vẹn 20 mét vuông. Cửa hàng đối diện ngay tại quảng trường chính của thành phố. Nơi đây thường xuyên có giới thượng lưu, giàu có qua lại và hẹn gặp nhau ở đó. Giới văn nghệ sĩ, những tay đua ngựa cũng hay hẹn nhau tại những quán bar hay câu lạc bộ ngay bên quảng trường này.
Độc chiêu với sản phẩm độc đáo
Cửa hàng may của Eugenio Marinella lúc đầu vẫn phải bán quần âu và áo sơ mi như trước. Thế nhưng trên những chiếc mẫu sơ mi thì khách hàng sửng sốt khi thấy những chiếc cravate kỳ lạ và đầy quyến rũ. Và rồi ai mua sơ mi của Eugenio Marinella cũng đều mua cravate của ông. Phong cách mặc sơ mi có đeo cravate của người Anh đã chính thức có mặt tại Napoli kể từ đó.
Có thể nói không sai, Eugenio Marinella không phải là người nghĩ ra chiếc cravate thắt trên cổ áo sơ mi, nhưng chính ông là người đã phổ biến nó ở Napoli và cả vùng phía Nam Italia. Napoli không hề ít người giàu có và chịu chơi vì vậy số người chịu ảnh hưởng của phong cách ăn mặc kiểu Anh ngày càng lớn. Đeo cravate không chỉ đẹp, mà dần dần trở thành một thứ trang phục bắt buộc theo kiểu luật bất thành văn của giới chính khách, giới thượng lưu và nghệ sĩ. Rất nhiều người đã mua cho mình nhiều cravate khác nhau.
Xưởng may của Eugenio Marinella nổi tiếng về cravate và Eugenio Marinella đã bỏ hẳn các mặt hàng khác để chuyên may cravate. Ông mạnh dạn mua thêm một khu đất mới ngay sau nhà để làm xưởng may tại chỗ. Người thiết kế cravate chính là ông chủ Eugenio Marinella sành điệu và nhạy cảm với thời trang nam.
Để có thể giữ độc quyền những chiếc cravate Marinella nổi tiếng của mình, Eugenio Marinella đã có nhiều chiêu độc đáo mang tính bí quyết. Eugenio Marinella chú trọng trước hết vào vải để may cravate. Mặc dù Italia có rất nhiều nhà sản xuất vải đẹp, nhưng Eugenio Marinella không đặt mua ở đó, mà quay lại nước Anh để tìm những bạn hàng cũ.
Rất mất công lùng sục, kén chọn, cuối cùng, Eugenio Marinella đã quyết định nhập toàn bộ vải để may cravate. Eugenio Marinella nhập lụa từ một nhà sản xuất độc quyền ở Anh. Các phụ liệu cần thiết như vải lót, chỉ khâu cũng được Eugenio Marinella đặt hàng theo hợp đồng riêng.
Ngay từ đầu Eugenio Marinella đã có ý thức rất rõ rằng sản phẩm cravate Marinella của mình phải độc đáo, không dễ gì có ai bắt chước nổi, ít nhất là ở Napoli và vùng phía Nam Italia. Cứ định kỳ vài tháng một lần, đích thân Eugenio Marinella sang tận London để đặt vải và tìm các mẫu vải mới. Hàng chục năm sau, Eugenio Marinella cũng chỉ nhập lụa và phụ kiện duy nhất từ London.
Triết lí kinh doanh của Eugenio Marinella
Thành công lớn nhất của Eugenio Marinella không phải là đã có ý tưởng kinh doanh cravate, mà là ông đã tài tình xây dựng được thương hiệu cravate Marinella lừng danh thế giới. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đó chính là triết lí của Eugenio Marinella mà ông đã thực hiện trên thực tế một cách hoàn hảo.
Khi sinh thời, Eugenio Marinella cự tuyệt không bao giờ chịu chi phí một đồng nào cho quảng cáo. Ông cũng nhất quyết không mở chi nhánh hay khước từ mọi đề nghị liên doanh, hợp tác hấp dẫn. Thế nhưng mặt khác Eugenio Marinella lại đặc biệt chú trọng đến dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Ông quan niệm, mỗi người có hình thể, chiều cao khác nhau cần có một cravate phù hợp, cả về chiều dài lẫn màu sắc. Mỗi khách hàng đến với Eugenio Marinella đều được ông đón tiếp một cách trọng thị và tư vấn rất chu đáo.
Khách hàng ai cũng vậy, đều cảm thấy mình tự tin hơn sau mỗi lần đến với Eugenio Marinella. Không chỉ vì những chiếc cravate mua được mà cả những thông tin, những câu chuyện mà họ trao đổi với ông chủ Eugenio Marinella khéo léo, lịch thiệp. Eugenio Marinella nhờ phong cách kinh doanh đó mà có rất nhiều mối quen biết với những người giàu có, với chính khách và văn nghệ sĩ. Tất cả những người thuộc đẳng cấp này lại thỉnh thoảng giới thiệu cho nhau.
Và chỉ cần có thế, chỉ trong vòng một thời gian không lâu, Marinella đã trở thành thương hiệu cravate của giới thượng lưu. Phần lớn các đối tượng này đều đặt may trực tiếp tại cửa hàng và nhiều khi họ sẵn sàng trả giá gấp 3 lần giá bình thường để có được chiếc cravate ứng ý, có chiều dài thích hợp đúng với chiều cao của mình.
Chẳng hạn ông cựu thủ tướng Đức cao gần 2 mét, nặng trên 100 kg phải may cravate dài tới 157 cm thì mới đẹp. Trong khi đó một doanh nhân Nhật Bản cao chưa tới 1,70 mét thì chỉ cần một cravate dài 142 cm là vừa phải.
Trải qua hơn 50 năm kinh doanh, Eugenio Marinella đã rất thành công với thương hiệu cravate Marinella và ông đã tiếp tục truyền cho con cháu triết lí kinh doanh của mình.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Thủ thuật máy tính số 35 (Thứ hai 20-10-2008)
Share code PhanNguyenIT.Com
Bomberic 2
[MF] Tiểu thần Zenki
Tong hop mot so trang web hay
Jewel Quest III
WebAsyst shop v.281 (2009) nulled+modules
Tuyển Tập (Điển Hay Tích Lạ )
Mẩu chuyện vui về phụ nữ
Vay thế chấp – những điều bạn cần biết
Rất nhiều chính khách thế giới như Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos, Tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến George Bush (bố và con), Tổng thống Pháp Jacques Chirac hay Thủ tướng Đức Helmut Kohl và Thủ tướng Anh Tony Blair đều đã từng đặt mua cravate Marinella.
Những chiếc cravate Marinella dù màu sắc nào, họa tiết ra sao cũng luôn là món quà sang trọng và luôn được ngưỡng mộ đón nhận đối với giới mày râu. Doanh nhân nổi tiếng đã sáng lập và làm nên thương hiệu cravate đó là Eugenio Marinella. Chỉ với một sản phẩm duy nhất, một thương hiệu duy nhất, Eugenio Marinella đã tạo nên một cơ đồ rất lớn cho con cháu ông sau này.
Italia nổi tiếng là đất nước của những mốt thời trang hiện đại nhất thế giới. Thế nhưng trung tâm thời trang lại chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc, xung quanh thành phố Milano. Còn vùng miền Nam nước này được coi là kém phát triển, nghèo và do đó được coi là không biết gì đến thời trang. Có lẽ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là sản phẩm cravate của nhà Eugenio Marinella.
Chính vì vậy thương hiệu cravate Marinella là niềm tự hào và kiêu hãnh của mỗi người dân thành phố Napoli, cho dù họ không hề tham gia vào sản xuất những chiếc cravate này. Thậm chí không phải ai cũng có thể mạnh tay diện cho mình một chiếc cravate có giá tối thiểu 100 Euro này. Đến với cửa hàng bán cravate Marinella người ta có cảm tưởng như đến một viện bảo tàng tư nhân nhỏ chuyên về thế giới cravate với đủ màu sắc, kiểu dáng và hoạ tiết khác nhau. Và điều đặc biệt là người ta sẽ thấy từ 6 giờ 30 sáng đã có người đến xếp hàng mua cravate như xếp hàng mua bánh mì nóng để ăn bữa sáng.
Những du khách có thể bắt gặp những chiếc cravate cũng mang hiệu Marinella ở đâu đó tại một cửa hàng sang trọng ở New York hay Paris. Thế nhưng chắc chắn đó không phải là cravate Marinella chính hiệu. Lẽ đơn giản bởi Eugenio Marinella và con cháu ông sau này nhất quyết không mở bất kỳ một chi nhánh ở đâu cả cho dù họ đã có những lời chào mời rất hấp dẫn.
Chính vì vậy, dù thành lập từ năm 1914, đến nay đã gần 100 năm nhưng xưởng may cravate của nhà Marinella vẫn chỉ có vài chục người làm. Mỗi ngày có vài trăm chiếc cravate Marinella được xuất xưởng. Song chỉ từng đó thôi cũng đủ làm Eugenio Marinella và con cháu ông giàu có và nổi tiếng.
Các chuyên gia thương hiệu cho rằng nhà Eugenio Marinella đang sở hữu một thương hiệu rất lớn. Mặc dù cho đến nay dòng họ Marinella chưa bao giờ có ý định đem bán thương hiệu này, nhưng các chuyên gia đều dự đoán rằng giá của nó có khi còn lớn hơn nhiều lần lợi nhuận mà ông chủ Eugenio Marinella đã kiếm ra được trong mấy chục năm bán cravate.
Bất ngờ phát hiện ra thời trang cravate
Eugenio Marinella sinh năm 1880 tại thành phố Napoli của Italia. Những ai quan tâm đến lịch sử thời trang đều biết năm 1880 cũng chính là năm mà chiếc cravate lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới.
Chuyện là các cựu sinh viên của trường đại học Tổng hợp Oxford của Anh có sáng kiến là tháo chiếc dây buộc ở chóp mũ mà người ta vẫn hay đội đem thắt vào cổ áo để ra đường dễ nhận ra nhau. Và dù có rất nhiều màu sắc khác nhau nhưng cứ ai ra đường mà thắt vào cổ áo là biết ngay đó là cựu sinh viên trường Oxford. Dần dà cánh mày râu nhiều người thấy đẹp, nên đã bắt chước, dù chưa bao giờ học ở Oxford. Các hàng bán mũ phải bán dây riêng cho người muốn thắt dây ở cổ áo. Mỗi người nghĩ một kiểu thắt khác nhau, một màu sắc, một độ dài khác nhau.
Lịch sử của chiếc Cravate được ra đời như vậy và dần dần kiểu cách, độ dài và cách thắt cravate cũng được qui chuẩn. Cũng chính vì cravate bắt đầu từ những người đã từng học ở Oxford danh giá và sau này thành đạt nên những chiếc cravate gắn liền trước hết với giới thượng lưu, những người thành đạt và có chức sắc.
Eugenio Marinella khi trẻ chỉ là anh thợ may, suốt ngày cặm cụi bên chiếc máy may của một xưởng may quần áo tư nhân. Chính vì làm nghề may nên Eugenio Marinella cũng quan tâm đến thời trang, đặc biệt các mốt thời trang dành cho giới mày râu. Năm 1914, Eugenio Marinella bỏ làm thuê, mở một cửa hàng may đo trang phục cho nam giới tại thành phố quê hương Napoli của mình. Là một người dân miền Nam Italia, Eugenio Marinella rất muốn chứng tỏ rằng không chỉ có mỗi người miền Bắc mới thiết kế được các mốt thời trang sành điệu nhất.
Tuy nhiên, thời gian đầu Eugenio Marinella không thành công, vì quần áo nam hay bộ vest mà ông muốn bán không có gì đặc sắc. Hơn nữa thời gian để một mình Eugenio Marinella may quần áo cho khách là quá lâu. Eugenio Marinella trăn trở nghĩ cách gì, làm gì thật độc đáo để có được khách hàng mua sắm hay đặt may đồ trang phục của ông.
Và rồi như một sự tình cờ, sau một lần sang London mua vải, Eugenio Marinella đã sớm nhận thấy rằng mốt cravate đang bắt đầu thịnh hành ở Anh và sẽ nhanh chóng phổ biến ở Italia. Bản thân Eugenio Marinella cũng rất ấn tượng với những chiếc cravate. Chính những chiếc cravate này đã tôn lên vẻ đẹp, sự lịch sự và sang trọng ở mỗi người đàn ông.
Vốn đã rất say mê với trang phục nam, Eugenio Marinella thật sự bị hút hồn bởi vẻ đẹp mà những chiếc cravate đem lại cho những người đàn ông khi mặc áo sơ mi. Không chần chừ gì nữa Eugenio Marinella biết rằng mình đã có một ý tưởng độc đáo. Lúc đầu Eugenio Marinella đã nghĩ ngay rằng với những chiếc cravate kèm theo thì sơ mi và bộ vest nam ông bày bán sẽ đẹp hơn hẳn và chắc rằng sẽ rất thu hút khách.
Thế là từ đấy người dân Napoli thấy trong hiệu may trang phục nam có trưng bày những chiếc sơ mi hay bộ vest bày mẫu cùng với những chiếc cravate kiểu Anh nhiều màu, tuy lạ nhưng khá bắt mắt. Tuy vậy, dường như Eugenio Marinella vẫn chưa hài lòng. Rồi vẫn bị đeo bám với hình ảnh chiếc cravate, ý tưởng chuyên kinh doanh cravate đã xuất hiện trong đầu Eugenio Marinella. Ông tin tưởng, chắc chắn mình sẽ thành công, ít nhất cũng là ở thành phố Napoli, nhiều người giàu có nhưng còn lạc hậu trong ăn mặc.
Eugenio Marinella quay trở về Napoli và tìm thuê một cửa hàng mới để mở hiệu may và bán cravate. Ông đã nghiến răng chịu một giá thuê cắt cổ, để thuê được một địa điểm đắc địa, cho dù nó rộng chỉ vẻn vẹn 20 mét vuông. Cửa hàng đối diện ngay tại quảng trường chính của thành phố. Nơi đây thường xuyên có giới thượng lưu, giàu có qua lại và hẹn gặp nhau ở đó. Giới văn nghệ sĩ, những tay đua ngựa cũng hay hẹn nhau tại những quán bar hay câu lạc bộ ngay bên quảng trường này.
Độc chiêu với sản phẩm độc đáo
Cửa hàng may của Eugenio Marinella lúc đầu vẫn phải bán quần âu và áo sơ mi như trước. Thế nhưng trên những chiếc mẫu sơ mi thì khách hàng sửng sốt khi thấy những chiếc cravate kỳ lạ và đầy quyến rũ. Và rồi ai mua sơ mi của Eugenio Marinella cũng đều mua cravate của ông. Phong cách mặc sơ mi có đeo cravate của người Anh đã chính thức có mặt tại Napoli kể từ đó.
Có thể nói không sai, Eugenio Marinella không phải là người nghĩ ra chiếc cravate thắt trên cổ áo sơ mi, nhưng chính ông là người đã phổ biến nó ở Napoli và cả vùng phía Nam Italia. Napoli không hề ít người giàu có và chịu chơi vì vậy số người chịu ảnh hưởng của phong cách ăn mặc kiểu Anh ngày càng lớn. Đeo cravate không chỉ đẹp, mà dần dần trở thành một thứ trang phục bắt buộc theo kiểu luật bất thành văn của giới chính khách, giới thượng lưu và nghệ sĩ. Rất nhiều người đã mua cho mình nhiều cravate khác nhau.
Xưởng may của Eugenio Marinella nổi tiếng về cravate và Eugenio Marinella đã bỏ hẳn các mặt hàng khác để chuyên may cravate. Ông mạnh dạn mua thêm một khu đất mới ngay sau nhà để làm xưởng may tại chỗ. Người thiết kế cravate chính là ông chủ Eugenio Marinella sành điệu và nhạy cảm với thời trang nam.
Để có thể giữ độc quyền những chiếc cravate Marinella nổi tiếng của mình, Eugenio Marinella đã có nhiều chiêu độc đáo mang tính bí quyết. Eugenio Marinella chú trọng trước hết vào vải để may cravate. Mặc dù Italia có rất nhiều nhà sản xuất vải đẹp, nhưng Eugenio Marinella không đặt mua ở đó, mà quay lại nước Anh để tìm những bạn hàng cũ.
Rất mất công lùng sục, kén chọn, cuối cùng, Eugenio Marinella đã quyết định nhập toàn bộ vải để may cravate. Eugenio Marinella nhập lụa từ một nhà sản xuất độc quyền ở Anh. Các phụ liệu cần thiết như vải lót, chỉ khâu cũng được Eugenio Marinella đặt hàng theo hợp đồng riêng.
Ngay từ đầu Eugenio Marinella đã có ý thức rất rõ rằng sản phẩm cravate Marinella của mình phải độc đáo, không dễ gì có ai bắt chước nổi, ít nhất là ở Napoli và vùng phía Nam Italia. Cứ định kỳ vài tháng một lần, đích thân Eugenio Marinella sang tận London để đặt vải và tìm các mẫu vải mới. Hàng chục năm sau, Eugenio Marinella cũng chỉ nhập lụa và phụ kiện duy nhất từ London.
Triết lí kinh doanh của Eugenio Marinella
Thành công lớn nhất của Eugenio Marinella không phải là đã có ý tưởng kinh doanh cravate, mà là ông đã tài tình xây dựng được thương hiệu cravate Marinella lừng danh thế giới. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đó chính là triết lí của Eugenio Marinella mà ông đã thực hiện trên thực tế một cách hoàn hảo.
Khi sinh thời, Eugenio Marinella cự tuyệt không bao giờ chịu chi phí một đồng nào cho quảng cáo. Ông cũng nhất quyết không mở chi nhánh hay khước từ mọi đề nghị liên doanh, hợp tác hấp dẫn. Thế nhưng mặt khác Eugenio Marinella lại đặc biệt chú trọng đến dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Ông quan niệm, mỗi người có hình thể, chiều cao khác nhau cần có một cravate phù hợp, cả về chiều dài lẫn màu sắc. Mỗi khách hàng đến với Eugenio Marinella đều được ông đón tiếp một cách trọng thị và tư vấn rất chu đáo.
Khách hàng ai cũng vậy, đều cảm thấy mình tự tin hơn sau mỗi lần đến với Eugenio Marinella. Không chỉ vì những chiếc cravate mua được mà cả những thông tin, những câu chuyện mà họ trao đổi với ông chủ Eugenio Marinella khéo léo, lịch thiệp. Eugenio Marinella nhờ phong cách kinh doanh đó mà có rất nhiều mối quen biết với những người giàu có, với chính khách và văn nghệ sĩ. Tất cả những người thuộc đẳng cấp này lại thỉnh thoảng giới thiệu cho nhau.
Và chỉ cần có thế, chỉ trong vòng một thời gian không lâu, Marinella đã trở thành thương hiệu cravate của giới thượng lưu. Phần lớn các đối tượng này đều đặt may trực tiếp tại cửa hàng và nhiều khi họ sẵn sàng trả giá gấp 3 lần giá bình thường để có được chiếc cravate ứng ý, có chiều dài thích hợp đúng với chiều cao của mình.
Chẳng hạn ông cựu thủ tướng Đức cao gần 2 mét, nặng trên 100 kg phải may cravate dài tới 157 cm thì mới đẹp. Trong khi đó một doanh nhân Nhật Bản cao chưa tới 1,70 mét thì chỉ cần một cravate dài 142 cm là vừa phải.
Trải qua hơn 50 năm kinh doanh, Eugenio Marinella đã rất thành công với thương hiệu cravate Marinella và ông đã tiếp tục truyền cho con cháu triết lí kinh doanh của mình.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.