[T.Ngắn] - Thảo nguyên
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Tôi trở về bên ghè rượu uống dở chừng khi chiều, với cảm giác buồn xao xác. Đêm cao nguyên gió quất từng hồi ngoài sàn cửa. Thế là tôi đã về được với H'Noanh, bà chị kết nghĩa thời đánh Mỹ. Chị tôi nằm cuộn khoanh bên ghè rượu, trong tấm đô hoa nhàu nát, bên cạnh là cây đinh-yơng xộc xệch, già nua và cô độc. Nghe tiếng động chị ngóc đầu dậy, nói tiếng Kinh:
- Mày đã về đấy em?
- Chị chưa ngủ à? - Tôi hỏi.
- Ngủ gì. Chị chờ em về chớ. Chờ hàng chục năm còn được nữa là từ tối đến giờ.
Tôi vít cần rượu. Sao giờ này tôi muốn uống thêm, uống nữa, uống cho rõ say, để được chị tôi la rầy như hồi nào quá.
- Chị treo võng cho mày rồi đó - chị nói và nhổm dậy nhìn tôi hút rượu.
- Chị cứ nghỉ trước đi. Em còn uống nữa.
Chị tôi cúi đầu thổi lửa. Đống lửa được đánh thức bùng lên. Chị ngồi nhìn tôi không nói. Tôi âm thầm hút rượu. Vị đắng trào lên, lan khắp cơ thể, sâu dần, đượm dần, cùng với vị ngọt xa xăm cứ như vừa mới đấy mới đây mà lại không sao với tới được. Tôi nhấn cần sâu thêm. Chị tôi mỉm cười. Tôi hút mạnh thêm. Vị đắng nguyên sơ trào lên khiến tôi nhăn mặt. Chị tôi dịu dàng nhấc cần rượu, xoay xoay rồi lại vít xuống cho tôi. Tôi bắt gặp mùi thơm tinh khiết và vị ngọt đằm, cay cay, cùng vị đắng chập chờn. Chị tôi mỉm cười khích lệ và tôi rướn cổ lên hút. Đã mười mấy năm nay tôi chưa có dịp về thăm chị. Mười mấy năm! Cũng bằng thời gian mười mấy năm tôi ở cùng chị trong rừng. Mười mấy năm! Nghe đơn giản thế thôi ư? Ngần ấy thời gian hai chị em tôi chung một kíp trực, chị trạm vào, em trạm ra, cách nhau con dốc Kon Từng, leo lên ba tiếng đồng hồ. Mười mấy năm, trưa nào chị em tôi cũng ăn chung bữa trên đỉnh núi heo hút, gió ào ào, lạnh thấu xương. Tôi nhận gùi đạn của chị, chị nhận gùi công văn của tôi. Tôi được nghe chị thổi đinh-yơng chừng mươi mười lăm phút lúc sắp chia tay. Rồi lại ai về đường nấy. Hiếm khi có dịp chị em mắc võng kề bên tâm sự. Chị tôi thuở ấy đâu rồi? Cái thời Mậu Thân sáu tám đường dây dồn trạm, dồn cung đường giao liên, hai chị em tôi được ở cùng nhau một trạm. Cái dáng cao cao khỏe mạnh và nhanh như con hoẵng, con nai lúc nào cũng cười được, lúc nào cũng vui được của H'Noanh đâu rồi? Pháo nổ sát bên, chị tôi cười ré. Tôi gùi đạn, chị gùi công văn lúc nào cũng gấp, cũng chạy, tôi trượt chân, chị trượt chân ngã trẹo tay, chị em cùng cười vang rừng. Ngày ấy tôi không nghĩ chị có thể già. Ấy vậy mà giờ đây, chị tôi trở thành một bà già đúng theo nghĩa ấy.
Thời gian thật tàn nhẫn quá.
- Thế thì uống đi - Giọng nói chị khàn khàn. Uống tới sáng cũng được, chị tiếp - Tưởng mày quên chị rồi.
Tôi vít cần cho chị. Chị níu vai tôi ngồi xuống. Tôi nghe rõ tiếng rượu chuyển trong ghè roong roóc. Thế là chị tôi còn khỏe, tôi nghĩ. Khi trưa tôi về, mừng quá, chị đem ghè rượu ra mời bà con tới uống. Bà con đem rượu tới mừng ba bốn năm ghè. Cuộc vui của chị em tôi lan sang các nhà, lan tới nhà rông. Tôi bị cuốn vào cuộc vui giờ này mới về.
- Mày vẫn ham vui quá - chị nói tiếng JRai, nhìn tôi âu yếm - Vui một, buồn mười em ạ.
Tôi buông cần, cảm thấy chếnh choáng rồi gục đầu vào ghè rượu cố giữ thăng bằng.
- Uống nữa đi, rồi rượu nó sẽ giải cho em đấy.
Tôi cầm cần rượu chị trao. Chị tôi đưa bầu nước lên miệng ghè, đổ vào. Tôi hút cật lực. Rượu lạt dần.
- Rượu cần mà uống dở chừng - chị tôi nói - Thế nào cũng bị say. Còn uống đến cùng - chị cười, níu vai tôi thêm mạnh - Rượu nó cứu mình khỏi say đấy. Càng uống càng hết say em ạ.
Điều này chị đã dạy tôi hồi tôi mới về Trạm giao liên Kon Từng cùng chị.
- Mày không về được chị cũng không trách đâu.
Chị tôi cầm ống đinh-yơng lên phủi bụi. Rồi chị ngả người vào vách nhà, nghiêng đầu thổi. Những ngón tay chị bật bật nhoáng qua ánh lửa. Tôi ôm ghè rượu lắng nghe. Đêm sâu hun hút gió. Tiếng đinh-yơng chập chờn. Chị tôi sửa thế ngồi, âm thanh chuyển dần, sáng dần lên tựa hồ chị tôi đang đi trên rẫy lúa lúc chiều về. Tựa hồ chị tôi đang ngụp lặn dưới sông tìm ốc. Tựa hồ bản làng đang náo nức rước Mẹ Lúa về kho. Rồi tôi thấy chị tôi đang ngồi trên thân cây đổ bên suối Ia Bool, lưng đeo gùi đựng những trái bầu khô chứa đầy nước. Có tiếng con mang tác bìa rừng. Có con chim chao trên vòm cây. Có con trăn trườn dưới khe đá. Có con nhện đang giăng tơ trên mái hiên ngoài cửa hang đá. Tiếng suối chảy róc rách đâu đó cùng tiếng gió ngoài đồng cỏ. Chị tôi dần dần trẻ lại. Trẻ lại lúc hai mươi tuổi. Trên lưng gùi đạn. Trước ngực cây đinh-yơng. Những người lính B3 trẻ măng trêu chị. Tiếng chị cười vang rừng. Tiếng chị hát vang rừng. Và cả tiếng chị tôi thổn thức khóc trong lùm cây dọc đường. Có người lính gặp nạn chết trong lùm cây. Mưa sầm sập. Tiếng chân sầm sập. Chị tôi ngồi bên xác người lính chết sốt rét dọc đường. Bóng chị tôi hì hục đào hố chôn người lính. Rồi lại tiếng mưa đổ, tiếng vượn hú, chim cu rúc, tiếng cây đổ ngoài bìa nương. Âm thanh chiến tranh cào cấu đất đai, dội nát lòng người. Chị tôi lầm lũi bước. Phía sau lưng chị là những người lính mới lầm lũi bước. Một năm. Hai năm. Ba bốn năm ròng chị tôi bước lên bước xuống cùng những gùi đạn và nhúm rau rừng. Hàng ngàn người lính quen chị, thương chị, chia tay với chị. Hơn mười năm trên một quãng đường rừng. Rừng già từ thuở nào, còn chị tôi già đi từng ngày, từng tháng, từng năm. Chị tôi chợt buông chùm ống nứa, túm tay tôi dìu tôi lên võng.
Tôi ngoan ngoãn làm theo ý muốn của chị.
- Mày say thật à?
- Say gì, nôn nao chút xíu thôi - tôi nói.
- Sao mà bây giờ dở ẹc vậy em?
Rồi chị tôi lại trở về thổi lửa. Ngọn lửa lại bùng lên. Khuôn mặt chị tôi nhòe dần cùng đám tóc bạc rũ. Chị hí húi lấy thuốc trong gùi ra quấn nguyên cả lá đưa cho tôi. Tôi ngậm điếu thuốc trườn ra mép võng. Chị cầm gộc củi đưa cho tôi mồi lửa.
Tiếng chân chị tôi bước chậm trên sàn nhà. Đêm yên tĩnh. Gió giờ này đã nguôi. Tôi ngửa cổ rít thuốc. Tiếng đinh-yơng lại chập chờn ngoài sàn cửa. Tôi không dám cựa mình. Chị tôi đang tâm sự cùng tôi. Vẫn cái gùi giao liên ấy, hàng trăm hàng ngàn trái đạn, hàng trăm hàng ngàn ký gạo, ký muối trên một đoạn đường, chị tôi dùng nó gùi một gùi giấy khen, bằng khen, huân huy chương thành tích ngược về làng sau ngày giải phóng. Không ai nhận ra chị, ngoài già Rơ-Chăm-Đim. Già đưa chị về nhà già ở chung. Ma mí chị đã chết cùng ba người anh em trong một trận càn có B52 của Mỹ cuối năm sáu lăm. Chị theo bộ đội từ ngày ấy, không phải tự dưng chị muốn xa làng đâu. Bây giờ có hòa bình rồi, bộ đội khuyên chị ra Hà Nội học, nhưng chị ưng về làng. Về làng, chị đâu có hình dung được dân làng không ưng chị vì chị quên nhiều phong tục cũ, ham làm cán bộ, ham lên huyện nhận công văn chỉ thị, đôn đốc thúc giục dân xuống núi định cư. Già Rơ-Chăm-Đim chết trên đường dời làng. Làng khua chiêng phạt chị. Chị không thể thanh minh được điều gì. Lần thứ hai chị thành người cô độc sống ở bìa rừng.
Nhưng rồi thời gian cũng lắng dần xuống. Chị tôi thui thủi gần chục năm trời. Không lên huyện. Không làm cán bộ. Không nói lời nào. Chị tôi như cái bóng sống cạnh dân làng. Một năm, hai năm. Mười năm. Dân làng thương chị, kéo chị về ở chung, khi tóc chị đã bạc và răng chị đã rụng rồi. Bao nhiêu huyền thoại về cô giao liên H'Noanh chỉ có những người lính B3 biết. Dân làng nhìn giấy khen. Giấy khen ai cũng có. Chị tôi phải làm lại từ đầu. Cây đinh-yơng thuở còn con gái, giờ đây chị lấy ra thổi. Giọng nó rè rè một lúc rồi ấm dần lên. Tôi loạng choạng bước xuống võng. Ngôi nhà tình nghĩa của tỉnh, của huyện làm cho chị mấy năm nay, cạnh những ngôi nhà của buôn làng, sao cứ thấy có cái gì xa lạ. Đành rằng chị tôi thì chẳng có tài giỏi gì để tự mình làm cho mình một ngôi nhà to đẹp thế.
- Mày không ngủ à, em?
Chị tôi ngừng thổi đinh-yơng hỏi. Tôi níu vai chị, ngồi nhìn buôn làng đang say giấc.
- Em không muốn ngủ - tôi nói và gục vào vai chị. Chị đưa chùm ống nứa già nua lên thổi. Cây đinh-yơng ngúc ngoắc cùng dáng chị tôi ngúc ngoắc. Khi nói bằng lời không được, cả niềm vui và nỗi buồn của lòng người, cây đinh-yơng, một chùm ống nứa, là thần linh huyền diệu nói giùm ta. Chị tôi chừng như trẻ lại một lần nữa.
- Mày vẫn ham vui quá em ạ.
Tôi ôm ngang người chị, nhận ra sương sớm đang tràn xuống vòm cây Pơ-lang, tiếng chày giã gạo và tiếng gà gáy dồn đâu đó. Chị tôi ngưng thổi đinh-yơng, khe khẽ cất tiếng hát. Bài hát ca ngợi thảo nguyên thuở chị tôi bé như cái nấm, chiều chiều chạy thi với gió, chạy thi với chúng bạn và lũ chim te te cuối bãi. Bài hát nhắc tới ngày máy bay Mỹ thả bom xăng đốt làng, đốt đồng cỏ hồi sáu tám. Tôi ngơ ngẩn nhìn ra khoảng xanh vườn cà phê trĩu hoa thơm ngào ngạt, lòng thấy nao nao không rõ vui buồn. Cách đây mười mấy năm rồi nhỉ, vùng này là thảo nguyên.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Tumi Cursor PowerPack XP 1.0
Đấu phá thương khung - từ Tiểu thuyết đến Game bom tấn ..
Wondershare Photo Story Platinum 3.2
[T.Ngắn] - Yêu dấu
RevoluTV v2.1 - xem truyền hình vệ tinh, cáp miễn phí
Reallusion CrazyTalk 6.0 Pro Portable
Raxco PerfectSpeed PC Optimizer 2.0 Build 104 Final
[English Study] - IELTS Practice Tests - Peter May
Bộ phận quan trọng nhất
Screen2exe 2.4 - Quay phim màn hình
- Mày đã về đấy em?
- Chị chưa ngủ à? - Tôi hỏi.
- Ngủ gì. Chị chờ em về chớ. Chờ hàng chục năm còn được nữa là từ tối đến giờ.
Tôi vít cần rượu. Sao giờ này tôi muốn uống thêm, uống nữa, uống cho rõ say, để được chị tôi la rầy như hồi nào quá.
- Chị treo võng cho mày rồi đó - chị nói và nhổm dậy nhìn tôi hút rượu.
- Chị cứ nghỉ trước đi. Em còn uống nữa.
Chị tôi cúi đầu thổi lửa. Đống lửa được đánh thức bùng lên. Chị ngồi nhìn tôi không nói. Tôi âm thầm hút rượu. Vị đắng trào lên, lan khắp cơ thể, sâu dần, đượm dần, cùng với vị ngọt xa xăm cứ như vừa mới đấy mới đây mà lại không sao với tới được. Tôi nhấn cần sâu thêm. Chị tôi mỉm cười. Tôi hút mạnh thêm. Vị đắng nguyên sơ trào lên khiến tôi nhăn mặt. Chị tôi dịu dàng nhấc cần rượu, xoay xoay rồi lại vít xuống cho tôi. Tôi bắt gặp mùi thơm tinh khiết và vị ngọt đằm, cay cay, cùng vị đắng chập chờn. Chị tôi mỉm cười khích lệ và tôi rướn cổ lên hút. Đã mười mấy năm nay tôi chưa có dịp về thăm chị. Mười mấy năm! Cũng bằng thời gian mười mấy năm tôi ở cùng chị trong rừng. Mười mấy năm! Nghe đơn giản thế thôi ư? Ngần ấy thời gian hai chị em tôi chung một kíp trực, chị trạm vào, em trạm ra, cách nhau con dốc Kon Từng, leo lên ba tiếng đồng hồ. Mười mấy năm, trưa nào chị em tôi cũng ăn chung bữa trên đỉnh núi heo hút, gió ào ào, lạnh thấu xương. Tôi nhận gùi đạn của chị, chị nhận gùi công văn của tôi. Tôi được nghe chị thổi đinh-yơng chừng mươi mười lăm phút lúc sắp chia tay. Rồi lại ai về đường nấy. Hiếm khi có dịp chị em mắc võng kề bên tâm sự. Chị tôi thuở ấy đâu rồi? Cái thời Mậu Thân sáu tám đường dây dồn trạm, dồn cung đường giao liên, hai chị em tôi được ở cùng nhau một trạm. Cái dáng cao cao khỏe mạnh và nhanh như con hoẵng, con nai lúc nào cũng cười được, lúc nào cũng vui được của H'Noanh đâu rồi? Pháo nổ sát bên, chị tôi cười ré. Tôi gùi đạn, chị gùi công văn lúc nào cũng gấp, cũng chạy, tôi trượt chân, chị trượt chân ngã trẹo tay, chị em cùng cười vang rừng. Ngày ấy tôi không nghĩ chị có thể già. Ấy vậy mà giờ đây, chị tôi trở thành một bà già đúng theo nghĩa ấy.
Thời gian thật tàn nhẫn quá.
- Thế thì uống đi - Giọng nói chị khàn khàn. Uống tới sáng cũng được, chị tiếp - Tưởng mày quên chị rồi.
Tôi vít cần cho chị. Chị níu vai tôi ngồi xuống. Tôi nghe rõ tiếng rượu chuyển trong ghè roong roóc. Thế là chị tôi còn khỏe, tôi nghĩ. Khi trưa tôi về, mừng quá, chị đem ghè rượu ra mời bà con tới uống. Bà con đem rượu tới mừng ba bốn năm ghè. Cuộc vui của chị em tôi lan sang các nhà, lan tới nhà rông. Tôi bị cuốn vào cuộc vui giờ này mới về.
- Mày vẫn ham vui quá - chị nói tiếng JRai, nhìn tôi âu yếm - Vui một, buồn mười em ạ.
Tôi buông cần, cảm thấy chếnh choáng rồi gục đầu vào ghè rượu cố giữ thăng bằng.
- Uống nữa đi, rồi rượu nó sẽ giải cho em đấy.
Tôi cầm cần rượu chị trao. Chị tôi đưa bầu nước lên miệng ghè, đổ vào. Tôi hút cật lực. Rượu lạt dần.
- Rượu cần mà uống dở chừng - chị tôi nói - Thế nào cũng bị say. Còn uống đến cùng - chị cười, níu vai tôi thêm mạnh - Rượu nó cứu mình khỏi say đấy. Càng uống càng hết say em ạ.
Điều này chị đã dạy tôi hồi tôi mới về Trạm giao liên Kon Từng cùng chị.
- Mày không về được chị cũng không trách đâu.
Chị tôi cầm ống đinh-yơng lên phủi bụi. Rồi chị ngả người vào vách nhà, nghiêng đầu thổi. Những ngón tay chị bật bật nhoáng qua ánh lửa. Tôi ôm ghè rượu lắng nghe. Đêm sâu hun hút gió. Tiếng đinh-yơng chập chờn. Chị tôi sửa thế ngồi, âm thanh chuyển dần, sáng dần lên tựa hồ chị tôi đang đi trên rẫy lúa lúc chiều về. Tựa hồ chị tôi đang ngụp lặn dưới sông tìm ốc. Tựa hồ bản làng đang náo nức rước Mẹ Lúa về kho. Rồi tôi thấy chị tôi đang ngồi trên thân cây đổ bên suối Ia Bool, lưng đeo gùi đựng những trái bầu khô chứa đầy nước. Có tiếng con mang tác bìa rừng. Có con chim chao trên vòm cây. Có con trăn trườn dưới khe đá. Có con nhện đang giăng tơ trên mái hiên ngoài cửa hang đá. Tiếng suối chảy róc rách đâu đó cùng tiếng gió ngoài đồng cỏ. Chị tôi dần dần trẻ lại. Trẻ lại lúc hai mươi tuổi. Trên lưng gùi đạn. Trước ngực cây đinh-yơng. Những người lính B3 trẻ măng trêu chị. Tiếng chị cười vang rừng. Tiếng chị hát vang rừng. Và cả tiếng chị tôi thổn thức khóc trong lùm cây dọc đường. Có người lính gặp nạn chết trong lùm cây. Mưa sầm sập. Tiếng chân sầm sập. Chị tôi ngồi bên xác người lính chết sốt rét dọc đường. Bóng chị tôi hì hục đào hố chôn người lính. Rồi lại tiếng mưa đổ, tiếng vượn hú, chim cu rúc, tiếng cây đổ ngoài bìa nương. Âm thanh chiến tranh cào cấu đất đai, dội nát lòng người. Chị tôi lầm lũi bước. Phía sau lưng chị là những người lính mới lầm lũi bước. Một năm. Hai năm. Ba bốn năm ròng chị tôi bước lên bước xuống cùng những gùi đạn và nhúm rau rừng. Hàng ngàn người lính quen chị, thương chị, chia tay với chị. Hơn mười năm trên một quãng đường rừng. Rừng già từ thuở nào, còn chị tôi già đi từng ngày, từng tháng, từng năm. Chị tôi chợt buông chùm ống nứa, túm tay tôi dìu tôi lên võng.
Tôi ngoan ngoãn làm theo ý muốn của chị.
- Mày say thật à?
- Say gì, nôn nao chút xíu thôi - tôi nói.
- Sao mà bây giờ dở ẹc vậy em?
Rồi chị tôi lại trở về thổi lửa. Ngọn lửa lại bùng lên. Khuôn mặt chị tôi nhòe dần cùng đám tóc bạc rũ. Chị hí húi lấy thuốc trong gùi ra quấn nguyên cả lá đưa cho tôi. Tôi ngậm điếu thuốc trườn ra mép võng. Chị cầm gộc củi đưa cho tôi mồi lửa.
Tiếng chân chị tôi bước chậm trên sàn nhà. Đêm yên tĩnh. Gió giờ này đã nguôi. Tôi ngửa cổ rít thuốc. Tiếng đinh-yơng lại chập chờn ngoài sàn cửa. Tôi không dám cựa mình. Chị tôi đang tâm sự cùng tôi. Vẫn cái gùi giao liên ấy, hàng trăm hàng ngàn trái đạn, hàng trăm hàng ngàn ký gạo, ký muối trên một đoạn đường, chị tôi dùng nó gùi một gùi giấy khen, bằng khen, huân huy chương thành tích ngược về làng sau ngày giải phóng. Không ai nhận ra chị, ngoài già Rơ-Chăm-Đim. Già đưa chị về nhà già ở chung. Ma mí chị đã chết cùng ba người anh em trong một trận càn có B52 của Mỹ cuối năm sáu lăm. Chị theo bộ đội từ ngày ấy, không phải tự dưng chị muốn xa làng đâu. Bây giờ có hòa bình rồi, bộ đội khuyên chị ra Hà Nội học, nhưng chị ưng về làng. Về làng, chị đâu có hình dung được dân làng không ưng chị vì chị quên nhiều phong tục cũ, ham làm cán bộ, ham lên huyện nhận công văn chỉ thị, đôn đốc thúc giục dân xuống núi định cư. Già Rơ-Chăm-Đim chết trên đường dời làng. Làng khua chiêng phạt chị. Chị không thể thanh minh được điều gì. Lần thứ hai chị thành người cô độc sống ở bìa rừng.
Nhưng rồi thời gian cũng lắng dần xuống. Chị tôi thui thủi gần chục năm trời. Không lên huyện. Không làm cán bộ. Không nói lời nào. Chị tôi như cái bóng sống cạnh dân làng. Một năm, hai năm. Mười năm. Dân làng thương chị, kéo chị về ở chung, khi tóc chị đã bạc và răng chị đã rụng rồi. Bao nhiêu huyền thoại về cô giao liên H'Noanh chỉ có những người lính B3 biết. Dân làng nhìn giấy khen. Giấy khen ai cũng có. Chị tôi phải làm lại từ đầu. Cây đinh-yơng thuở còn con gái, giờ đây chị lấy ra thổi. Giọng nó rè rè một lúc rồi ấm dần lên. Tôi loạng choạng bước xuống võng. Ngôi nhà tình nghĩa của tỉnh, của huyện làm cho chị mấy năm nay, cạnh những ngôi nhà của buôn làng, sao cứ thấy có cái gì xa lạ. Đành rằng chị tôi thì chẳng có tài giỏi gì để tự mình làm cho mình một ngôi nhà to đẹp thế.
- Mày không ngủ à, em?
Chị tôi ngừng thổi đinh-yơng hỏi. Tôi níu vai chị, ngồi nhìn buôn làng đang say giấc.
- Em không muốn ngủ - tôi nói và gục vào vai chị. Chị đưa chùm ống nứa già nua lên thổi. Cây đinh-yơng ngúc ngoắc cùng dáng chị tôi ngúc ngoắc. Khi nói bằng lời không được, cả niềm vui và nỗi buồn của lòng người, cây đinh-yơng, một chùm ống nứa, là thần linh huyền diệu nói giùm ta. Chị tôi chừng như trẻ lại một lần nữa.
- Mày vẫn ham vui quá em ạ.
Tôi ôm ngang người chị, nhận ra sương sớm đang tràn xuống vòm cây Pơ-lang, tiếng chày giã gạo và tiếng gà gáy dồn đâu đó. Chị tôi ngưng thổi đinh-yơng, khe khẽ cất tiếng hát. Bài hát ca ngợi thảo nguyên thuở chị tôi bé như cái nấm, chiều chiều chạy thi với gió, chạy thi với chúng bạn và lũ chim te te cuối bãi. Bài hát nhắc tới ngày máy bay Mỹ thả bom xăng đốt làng, đốt đồng cỏ hồi sáu tám. Tôi ngơ ngẩn nhìn ra khoảng xanh vườn cà phê trĩu hoa thơm ngào ngạt, lòng thấy nao nao không rõ vui buồn. Cách đây mười mấy năm rồi nhỉ, vùng này là thảo nguyên.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.