[T.Ngắn] - Nhạc thính phòng chơi trong lò mổ
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Anh thường giết heo trong lúc nhà bên cạnh ông nhạc sĩ già đang chơi một bản giao hưởng của Johann Sebastian Bach trên chiếc piano cũ. Nó có cái gì đó hơi quái đản trong chuyện này. Anh nghĩ vậy.
Ba giờ sáng, không phải là giờ để người ta chơi đàn. Giờ đó người ta còn ngủ. Chỉ là giờ của những tay đồ tể như anh mà thôi. Chưa kể anh không tìm thấy lý do gì để giải trí vào cái giờ sớm sủa như thế. Rõ là phức tạp. Chưa kể, cái thứ âm thanh trang nhã đó không hợp chút nào với việc giết mổ. Rock Rap còn dễ chấp nhận hơn, có vẻ xô bồ, thô nhám. Đằng này không, Bach đàng hoàng, sang trọng, kính cẩn, thể như mỗi nốt vang lên là có một người cúi xuống nguyện cầu. Đi hết cái chuỗi âm thanh đó, là một hàng người dài vô tận đang cúi xuống làm anh sợ.
Con heo là cái thứ phi Bach. Là cái thứ không thể sống chung với Bach. Cái chết của con heo được minh họa bằng trí tuệ Bach không ổn chút nào. Máu, tiếng rống cắt tiết, dao phay và piano. Thỉnh thoảng anh còn nghe thêm vài âm điệu như violon cứa cứa trên dây đàn lúc anh đang cứa cứa vào cần cổ heo. Trong đầu anh hình ảnh đó, đúng vậy, toàn là hình ảnh đó cứ đều đặn lặp đi lặp lại. Con heo được treo lên cao, đầu trút xuống. Nồi nước sôi được vợ anh chuẩn bị kỹ từ lúc hai giờ sáng bốc khói nghi ngút. Hai giờ ba mươi phút anh dậy, mài con dao lần cuối cho đến hồi bén ngót. Có lẽ nó đã thọc vào cổ không dưới một ngàn con heo, cướp không dưới một ngàn sinh mạng, trên ánh thép xanh nó chở không dưới một ngàn linh hồn. Cũng vào giờ ấy, bên đây vách tường, ông nhạc sĩ già trở dậy, mở hộp đàn, lấy miếng vải nỉ lau từng phím sừng một. Đúng ba giờ, anh kéo căng hai mươi con heo lên chuỗi ròng rọc dài, cũng là lúc ông nhạc sĩ ngồi vào ghế chơi một bản của Bach. Máu heo tuôn ra theo lưỡi dao, tuôn trong cái khối âm thanh thành kính bên kia vọng sang. Bach đã minh họa cho cuộc cắt tiết một cách hoàn hảo.
Không biết ông nhạc sĩ già kia có nghe tiếng heo chọc tiết không nữa. Anh phân vân. Chắc chắn là ông ta phải nghe thấy. Anh tin vậy. Giữa nhà anh và nhà ông nhạc sĩ chỉ cách nhau một bức tường mỏng. Không có cớ gì ông ta lại không nghe thấy. Ông ta ngồi vào cây đàn, tai văng vẳng vong hồn của Bach và vong hồn của lũ heo trộn lẫn vào nhau. Thiếu gì khoảng lặng trong Bach, dứt một nốt, dứt một chuỗi, dứt một giai điệu, là giờ của lũ heo bị chọc tiết chen vào gào thét đau đớn, chúng lìa đời trong bàn tay sát sinh của anh. Và trong nhạc Bach nữa.
Lúc trước chưa có ông nhạc sĩ già, việc mổ heo đối với anh dễ dàng làm sao. Xẹt xẹt xẹt, liếc dao trên đá mài, phập phập phập, đâm vào cổ heo, hứng máu, đẩy cái xác qua nồi nước sôi cho vợ anh cạo lông, xong. Bây giờ thì không phải thế nữa. Âm nhạc Bach cứ như nhạc nền minh họa cái việc cắt tiết của anh. Khi con dao anh đâm phập vào cổ heo cũng là lúc bên kia, ông nhạc sĩ gõ xuống phím đàn một hợp âm mạnh mẽ quái thai, gõ xuống những nốt thăng giáng, những nốt cao vút như xiết cổ, những nốt trầm nghèn nghẹt như ngợp hơi. Bách mô tả chính xác việc anh đang làm.
Anh rơi vào những hình ảnh như vầy, Bach ngồi bên vai trái anh tìm cảm hứng, rồi những giai điệu của ông ta càng lúc càng dồn dập tuôn trào theo hình ảnh con dao phay vung lên vung xuống trên tay anh. Rồi ông ta chép lại chuỗi thất thanh của lũ heo cho violon chơi. Tiếng dao lách cách cho bộ gõ chơi. Tiếng cạo lông sột soạt của vợ anh như chất phụ gia vào nồi lẩu thịt của ông. Màu đỏ của máu như những nốt la. Màu trắng lạnh của dao phay như những nốt sol, đô. Tất cả được gói ghém lại một cách ngoạn mục, như một gói âm thanh bi tráng. Rồi một ngày nào đó, mươi năm, thậm chí vài trăm năm, trong một nhà hát trang nghiêm nào đó người ta tấu lên, lòng không nguôi xúc động mà không hiểu vì điều gì. Người ta không hề biết trong tiền kiếp của nốt la, nốt đô, nốt sol, nốt fa có gì, tiền kiếp của bộ gõ có gì, người ta chỉ xúc động, đơn thuần xúc động.
Cách đây mươi ngày anh định qua nhà ông nhạc sĩ già hỏi nguyên nhân tại sao lại chơi Bach lúc ba giờ sáng nhưng vợ anh đã cản lại. Anh vô duyên cũng vừa thôi. Nàng nói. Người ta có quyền chứ?
Đúng là người ta có quyền thật, có quyền chơi Bach lúc anh giết heo. Thậm chí khi ngồi trong nhà vệ sinh người ta vẫn có quyền chơi Bach bằng kèn chẳng hạn. Chút trí thức và lịch sự hão thời còn học đại học như một nguồn sáng le lói đã cản anh lại. Chúng ta chẳng bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra trong đời sống này. Một thằng tốt nghiệp xã hội nhân văn như anh lại đi mổ heo. Điều đó có khác gì chọc tiết heo trên nền nhạc Bach đâu.
Nhưng dù sao thì anh cũng phải gặp ông ấy một lần. Anh nói với vợ lúc nàng đang hát bài thoát ly. Nàng thích mỗi bài ấy. Khi cạo lông heo nàng cũng hát mỗi bài ấy. Anh phải gặp ông ta. Ít nhất thì anh cũng phải nhìn xem những ngón tay gảy đàn của ông ta có giống dao chọc huyết không. Nàng bật cười thú nhận. Đúng là, em cũng không thích ông ta chơi mấy cái bản ấy. Em có cảm giác là ông ta hơi man rợ. Mỗi khi nghe tiếng heo bị chọc tiết thì ông ta ngồi xuống đánh đàn. Ông ta chơi xong một đoạn thì thốt lên, xong, một con. Sau đó tiếp tục chơi, tiếp tục thốt lên, xong, hai con. Ông ta chơi đủ hai mươi con thì dừng. Anh có nghĩ như vậy không? Anh rùn vai.
Có lẽ, suy cho cùng thì cả anh và vợ không thích ông nhạc sĩ già chơi Bach còn vì một lẽ khác trong tiềm thức, lúc cả hai quen biết nhau lần đầu, Bach đã được chơi trên radio. Họ đã từng ngồi im lặng hàng mấy giờ liền nghe Bach. Và cũng chỉ vì có kẻ dám bỏ hàng mấy giờ liền để ngồi nghe Bach giống mình nên họ đã yêu nhau. Lần làm tình đầu tiên giữa họ cũng là lúc Bach được chơi trên radio. Có lẽ đứa con trai của anh cũng được ra đời từ những âm điệu của Bach. Anh tin như vậy. Còn nữa, con của anh cũng là Bach, Nguyễn Văn Bach. Để kỷ niệm cho cái giai điệu tình yêu, nhưng vì một nhầm lẫn tiếng Việt nào đó người ta đã cho nó một cái dấu sắc vào trong giấy khai sinh thành Nguyễn Văn Bách. Thôi kệ. Bách nào thì cũng Bách. Nhưng Bach để minh họa cho cái việc giết mổ thì anh không ưa.
Âm nhạc và thịt heo, chúng là cái quái gì vậy? Cái chó chết gì vậy?
Anh ghé nhà ông nhạc sĩ già. Căn nhà cũ kỹ như trong phim năm con quỷ và chín cái xác. Đúng như anh nghĩ, ngón tay ông nhạc sĩ già mỏng lét như dao phay. Gân máu nổi lên không xanh mà đen thẫm xuống như máu lợn vón cục. Cái bàn tay này hẳn đã thọc sâu vào Bach như quỷ dạ xoa thọc mõm vào xác chết. Ông có cô con gái đang học thanh nhạc, môi dày. Từ đôi môi cô, Bach cũng đã từng được ngân lên, tuy không thành công bằng việc cô cong môi lên trước anh tình nhân giàu sụ. Nhưng bấy nhiêu cũng đã đủ giúp cô siêu thoát rồi. Sau đó thì cô theo anh ta đi nước ngoài. Cả hai thành hôn trong nhạc Bach. Tất nhiên. Sự nghiệp thanh nhạc của cô chấm dứt ở đó. Bây giờ, đối với cô, Bach thật xa vời. Thỉnh thoảng lúc yêu đương với chồng, để thay đổi không khí, cô cất lên dăm nốt làm quà rồi tắt tịt. Nhưng dù gì thì bấy nhiêu cũng đủ làm thằng chồng tai điếc chết mê chết mệt. Cô cũng chẳng mong gì hơn.
Từ ngày lấy chồng, dăm năm cô về thăm bố một lần. Tiền thì thay mặt cô về thăm ông bố đều đặn hơn, một lần mỗi tháng, đủ để ông không phải làm gì. Mỗi lần về thăm, thằng con rể ngồi nghe rồi khen ông già vợ đàn hay. Cũng tàm tạm thôi. Ông nhạc sĩ già nói. Tay bố cóng hết rồi. Hẳn ông muốn nói, hồi trẻ ông đàn còn hay hơn thế. Nói chung cuộc đời của ông, con gái, và thằng rể là Bach. Âm nhạc đã chen vào họ. Bây giờ thì đến phiên anh. Bỗng dưng Bach cũng chen vào anh. Lũ heo của anh cũng là Bach.
Cậu làm cái nghề giết mổ à! Ông nhạc sĩ già nói. Giọng khô như ngói, thể như cái cần cổ ông lâu năm chưa được thấm nước. Để giết một con heo, cậu tốn bao nhiêu nhát dao, kể tôi nghe với? Hai. Anh nói. Khi mới vào nghề thì năm. Nhát thứ năm mới chết. Bây giờ thì chỉ cần hai nhát là đủ chết tươi. Là sao, kể kỹ hơn chút nữa nghe xem. Nhát đầu tiên thì thế nào? Ông nhạc sĩ già chăm chú. Thì... Anh ấp úng, nhát đầu tiên đâm thẳng vào. Anh trả lời. Đâm thẳng à. Có run tay không? Tôi nghĩ chắc run lắm. Không. Không run à. Thế đâm thẳng rồi sao nữa? Đâm thẳng vào và gạt ngang. Ông nhạc sĩ ngồi im, vẻ như đang cố hình dung cái cú đâm thẳng vào và gạt ngang. Thế à! Đôi mắt ông nheo lại. Sau cùng mở bừng ra. Máu có nhiều không? Máu heo ấy. Nhiều. Anh cảm giác như thế nào khi nhìn thấy máu? Lúc đầu thì hơi chóng mặt. Nhưng bây giờ thì quen rồi. Ông nhạc sĩ gật gù, thế à, cũng đúng thôi, chừng vài năm nữa, có khi chỉ cần một nhát là đủ, đúng không nào. Là sao? Anh không hiểu à! Thì nghĩa là, không cần gạt ngang, đâm vào là đủ rồi, là đủ chết chứ sao nữa. Tôi không biết. Anh lắc đầu. Ông nhạc sĩ gật gù, giết chóc cũng như chơi đàn, dùng mãi cũng phải thành tuyệt kỹ.
Anh ra về. Cứ ba giờ sáng, lúc chuẩn bị chọc tiết heo lại hình dung ông nhạc sĩ già như con quỷ trong phim năm con quỷ và chín cái xác. Có điều con quỷ này thuộc loại yêu nghệ thuật. Khi chuẩn bị hút hồn một ai, thay vì le lưỡi hả họng đầy răng nanh, chúng nhảy lên chiếc piano, ngón chân dạo một khúc Bach, đầu mình tay chân gì đó của Bach và vong hồn trong từng nốt nhạc Bach trỗi mồ sống dậy. Chúng kéo từng đoàn từng lũ trùng điệp đi tìm xác chết.
Anh nói với vợ, ông nhạc sĩ già là quỷ hiện hình. Ba giờ sáng là giờ ông trỗi nhạc kêu gọi vong hồn. Ở chỗ giao thịt, anh kể cho mọi người nghe mình đã sống gần nhà con quỷ chơi Bach như thế nào. Ngón tay mỏng lét như dao chọc tiết. Hắn đã gõ những ngón tay của mình trên xác chết giống như dạo nhạc Bach trên piano.
Mọi người cười anh. Chẳng ai tin. Vợ anh cũng cười.
Chỉ có con Loan ngô nghê bán thịt là tin anh. Ẻm nói, eo ôi gớm quá. Người ẻm run lên, ngực phập phồng lo sợ. Mỗi lần nghe anh kể, tối về em không cách gì ngủ được. Em thức suốt đêm vì anh đó. Ẻm cười. Này, anh nhìn xem, ngón tay em có giống dao chọc tiết không? Ẻm chồm vào người anh. Đặt ngón tay to vồ như chọc vào người anh. Ngực ẻm sát ngực anh, như hết cả phần ngực muốn chảy tràn sang người anh theo động tác tay. Mắt thì lúng liếng háo hức nhìn. À, mà Bach là cái gì vậy anh? Nhạc à! Anh Lam Trường có hát bản đó không vậy? Sao em không biết. Không à! Eo ôi. À, mà đúng rồi, nếu anh Lam Trường hát thì mắc gì mình phải sợ, phải không anh. Ôi anh làm em vừa sợ vừa vui quá.
Chả ra làm sao cả.
Từ đó anh không bao giờ kể chuyện ông nhạc sĩ già cho Loan ngô nghê nghe. Ngày xưa, cũng chỉ vì sợ ma, nghe đâu ẻm đẻ một lúc hai thằng con mà không cần một thằng cha nào rõ ràng danh tánh. Anh cũng không kể cho ai nghe chuyện ngực ẻm chảy tràn sang anh.
Một lần khác, anh được gặp cô con gái thính phòng của ông nhạc sĩ già. Cô ngồi trong góc tối hút thuốc nên anh không nhìn thấy. Anh sang nhà cô vì không thể chịu đựng được nữa, rằng phải có một nguyên nhân nào đó để ông nhạc sĩ già chơi Bach vào lúc ba giờ sáng. Điều thứ hai là, anh muốn biết ông có nghe tiếng heo thét inh ỏi vì bị chọc tiết không. Nhất định là ổng phải nghe.
Căn nhà vắng ngắt. Anh ngồi xuống cái ghế dài trước cây đàn piano chờ ông nhạc sĩ già. Cô con gái ngồi bên kia quan sát anh. Sau cùng cô tiến lại gần. Từ cái môi dày của cô, một ngụm khói phun ra. Anh có phải là người chọc tiết heo bên nhà không. Tiếng nói của cô vang vang như giọng nữ cao giữa dàn nhạc thính phòng làm anh giật bắn cả người. Cô ghé sát mặt vào người anh. Và tất nhiên đôi môi dày cũng sát vào người anh. Có phải không? Cô cười hắt hắt. Anh gật đầu. Các phản xạ chết tiệt của anh trôi đâu mất. Không nói được lời nào. Tai anh đỏ rần lên. Nghe nói anh lấy dao đâm vào cổ heo? Đúng không? Cô gái nói. Anh đứng bật dậy. Ông cụ có nhà không. Anh thốt lên. Tôi muốn tìm ông cụ. Ông cụ thì vẫn còn đó có mất đâu mà anh sợ. Cô gái vẫn không buông tha anh. Có phải là anh lấy dao đâm vào cổ con heo không? Eo ôi, cái mặt trắng trẻo như anh mà đâm dao vào cổ heo, em không tin đâu. Tùy cô thôi. Anh nói, nghèn nghẹn như không thở được nữa. Tôi đâm đó. Cô không tin cũng không sao cả. Anh chợm bước định bỏ về, cô gái chặn lại, này, em đang chán đời bị chồng bỏ, anh có dám lấy dao đâm vào cổ giúp em không. Em muốn chết vô cùng. Vừa nói cô ta vừa cười, vươn cái cần cổ trắng nõn ra. Vươn cái gáy gợi tình ra. Cái cần cổ và cái gáy trắng nõn đó chẳng có gì là chán đời cả. Đúng là điên thật. Từ cha đến con. Cha thì chơi piano khát máu, con thì liêu trai chí dị. Anh lách khỏi cô gái chuồn nhanh ra cửa. Cô gái đuổi theo. Lúc nào rảnh, anh nhớ sang giúp giải thoát cho em nhe. Giọng cười thính phòng của cô nghe thật ấn tượng, khó quên. Ngay cả khi anh đi về tới nhà rồi, giọng cười của cô vẫn cứ áp vào tai anh, như đôi môi dày của cô vẫn còn dính ở đó.
Anh kể cho vợ nghe, cô gái con ông nhạc sĩ già bị điên tình. Cô ta nhờ anh chọc dao vào cổ cô. Vợ anh không tin. Cười như hóa rồ. Anh điên vừa thôi. Ờ mà cũng có thể anh điên thật. Anh nói.
Điên thật. Từ một thằng tốt nghiệp xã hội nhân văn chỉ vì yêu con ông hàng thịt mà ra thằng đồ tể nông nỗi thế này thì chuyện quái gì mà chẳng xảy ra. Biết đâu anh cũng có máu điên sẵn đâu đó trong thịt. Cũng như cha già nhạc sĩ, biết đâu lúc nghe tiếng lợn bị chọc tiết lại hăng máu lên dạo một bản Bach. Việc gì phải cắt nghĩa cho mệt xác.
Tờ mờ sáng lúc vợ anh hát biệt ly, Bach trỗi lên gào thét cùng lợn chết, anh lại tiếp tục công việc của mình. Chẳng nghĩ ngợi gì. Chẳng đau đớn dằn vặt gì. Bach đã chết rồi, chết trong thời trai trẻ đang sống của anh. Chết trong thời đại của anh. Chết trên radio. Chết trong vũ trường. Chết trên sân khấu. Bach bị Rock Rap đè chết. Chết từ lúc anh vung con dao phay và những con lợn cuống cuồng chạy trốn kiếp sau.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
CSS căn bản - Bộ mặt trang web
Con lươn của cu tèo...
Portable Sweet Home 3D v1.8 - Thiết kế nhà theo ý thích của bạn
DiaryOne v.6.8 Build 2009 5.5.270 - công cụ ghi nhật ký đa năng
Portable FastStone Capture 6.2 - Công cụ chụp hình mạnh mẽ
Portable Spyware Doctor 5.0.1
Amond Video Converter Pro v3.2.4 - Công cụ chuyển đổi nhiều định dạng phim xuất sắc
Ảnh cực độc: Mason đọ sắc cùng chàng Gốm Kim Bum
Thư tình thời hiện đại
CD Giáo trình Java Sun - SSDG
Ba giờ sáng, không phải là giờ để người ta chơi đàn. Giờ đó người ta còn ngủ. Chỉ là giờ của những tay đồ tể như anh mà thôi. Chưa kể anh không tìm thấy lý do gì để giải trí vào cái giờ sớm sủa như thế. Rõ là phức tạp. Chưa kể, cái thứ âm thanh trang nhã đó không hợp chút nào với việc giết mổ. Rock Rap còn dễ chấp nhận hơn, có vẻ xô bồ, thô nhám. Đằng này không, Bach đàng hoàng, sang trọng, kính cẩn, thể như mỗi nốt vang lên là có một người cúi xuống nguyện cầu. Đi hết cái chuỗi âm thanh đó, là một hàng người dài vô tận đang cúi xuống làm anh sợ.
Con heo là cái thứ phi Bach. Là cái thứ không thể sống chung với Bach. Cái chết của con heo được minh họa bằng trí tuệ Bach không ổn chút nào. Máu, tiếng rống cắt tiết, dao phay và piano. Thỉnh thoảng anh còn nghe thêm vài âm điệu như violon cứa cứa trên dây đàn lúc anh đang cứa cứa vào cần cổ heo. Trong đầu anh hình ảnh đó, đúng vậy, toàn là hình ảnh đó cứ đều đặn lặp đi lặp lại. Con heo được treo lên cao, đầu trút xuống. Nồi nước sôi được vợ anh chuẩn bị kỹ từ lúc hai giờ sáng bốc khói nghi ngút. Hai giờ ba mươi phút anh dậy, mài con dao lần cuối cho đến hồi bén ngót. Có lẽ nó đã thọc vào cổ không dưới một ngàn con heo, cướp không dưới một ngàn sinh mạng, trên ánh thép xanh nó chở không dưới một ngàn linh hồn. Cũng vào giờ ấy, bên đây vách tường, ông nhạc sĩ già trở dậy, mở hộp đàn, lấy miếng vải nỉ lau từng phím sừng một. Đúng ba giờ, anh kéo căng hai mươi con heo lên chuỗi ròng rọc dài, cũng là lúc ông nhạc sĩ ngồi vào ghế chơi một bản của Bach. Máu heo tuôn ra theo lưỡi dao, tuôn trong cái khối âm thanh thành kính bên kia vọng sang. Bach đã minh họa cho cuộc cắt tiết một cách hoàn hảo.
Không biết ông nhạc sĩ già kia có nghe tiếng heo chọc tiết không nữa. Anh phân vân. Chắc chắn là ông ta phải nghe thấy. Anh tin vậy. Giữa nhà anh và nhà ông nhạc sĩ chỉ cách nhau một bức tường mỏng. Không có cớ gì ông ta lại không nghe thấy. Ông ta ngồi vào cây đàn, tai văng vẳng vong hồn của Bach và vong hồn của lũ heo trộn lẫn vào nhau. Thiếu gì khoảng lặng trong Bach, dứt một nốt, dứt một chuỗi, dứt một giai điệu, là giờ của lũ heo bị chọc tiết chen vào gào thét đau đớn, chúng lìa đời trong bàn tay sát sinh của anh. Và trong nhạc Bach nữa.
Lúc trước chưa có ông nhạc sĩ già, việc mổ heo đối với anh dễ dàng làm sao. Xẹt xẹt xẹt, liếc dao trên đá mài, phập phập phập, đâm vào cổ heo, hứng máu, đẩy cái xác qua nồi nước sôi cho vợ anh cạo lông, xong. Bây giờ thì không phải thế nữa. Âm nhạc Bach cứ như nhạc nền minh họa cái việc cắt tiết của anh. Khi con dao anh đâm phập vào cổ heo cũng là lúc bên kia, ông nhạc sĩ gõ xuống phím đàn một hợp âm mạnh mẽ quái thai, gõ xuống những nốt thăng giáng, những nốt cao vút như xiết cổ, những nốt trầm nghèn nghẹt như ngợp hơi. Bách mô tả chính xác việc anh đang làm.
Anh rơi vào những hình ảnh như vầy, Bach ngồi bên vai trái anh tìm cảm hứng, rồi những giai điệu của ông ta càng lúc càng dồn dập tuôn trào theo hình ảnh con dao phay vung lên vung xuống trên tay anh. Rồi ông ta chép lại chuỗi thất thanh của lũ heo cho violon chơi. Tiếng dao lách cách cho bộ gõ chơi. Tiếng cạo lông sột soạt của vợ anh như chất phụ gia vào nồi lẩu thịt của ông. Màu đỏ của máu như những nốt la. Màu trắng lạnh của dao phay như những nốt sol, đô. Tất cả được gói ghém lại một cách ngoạn mục, như một gói âm thanh bi tráng. Rồi một ngày nào đó, mươi năm, thậm chí vài trăm năm, trong một nhà hát trang nghiêm nào đó người ta tấu lên, lòng không nguôi xúc động mà không hiểu vì điều gì. Người ta không hề biết trong tiền kiếp của nốt la, nốt đô, nốt sol, nốt fa có gì, tiền kiếp của bộ gõ có gì, người ta chỉ xúc động, đơn thuần xúc động.
Cách đây mươi ngày anh định qua nhà ông nhạc sĩ già hỏi nguyên nhân tại sao lại chơi Bach lúc ba giờ sáng nhưng vợ anh đã cản lại. Anh vô duyên cũng vừa thôi. Nàng nói. Người ta có quyền chứ?
Đúng là người ta có quyền thật, có quyền chơi Bach lúc anh giết heo. Thậm chí khi ngồi trong nhà vệ sinh người ta vẫn có quyền chơi Bach bằng kèn chẳng hạn. Chút trí thức và lịch sự hão thời còn học đại học như một nguồn sáng le lói đã cản anh lại. Chúng ta chẳng bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra trong đời sống này. Một thằng tốt nghiệp xã hội nhân văn như anh lại đi mổ heo. Điều đó có khác gì chọc tiết heo trên nền nhạc Bach đâu.
Nhưng dù sao thì anh cũng phải gặp ông ấy một lần. Anh nói với vợ lúc nàng đang hát bài thoát ly. Nàng thích mỗi bài ấy. Khi cạo lông heo nàng cũng hát mỗi bài ấy. Anh phải gặp ông ta. Ít nhất thì anh cũng phải nhìn xem những ngón tay gảy đàn của ông ta có giống dao chọc huyết không. Nàng bật cười thú nhận. Đúng là, em cũng không thích ông ta chơi mấy cái bản ấy. Em có cảm giác là ông ta hơi man rợ. Mỗi khi nghe tiếng heo bị chọc tiết thì ông ta ngồi xuống đánh đàn. Ông ta chơi xong một đoạn thì thốt lên, xong, một con. Sau đó tiếp tục chơi, tiếp tục thốt lên, xong, hai con. Ông ta chơi đủ hai mươi con thì dừng. Anh có nghĩ như vậy không? Anh rùn vai.
Có lẽ, suy cho cùng thì cả anh và vợ không thích ông nhạc sĩ già chơi Bach còn vì một lẽ khác trong tiềm thức, lúc cả hai quen biết nhau lần đầu, Bach đã được chơi trên radio. Họ đã từng ngồi im lặng hàng mấy giờ liền nghe Bach. Và cũng chỉ vì có kẻ dám bỏ hàng mấy giờ liền để ngồi nghe Bach giống mình nên họ đã yêu nhau. Lần làm tình đầu tiên giữa họ cũng là lúc Bach được chơi trên radio. Có lẽ đứa con trai của anh cũng được ra đời từ những âm điệu của Bach. Anh tin như vậy. Còn nữa, con của anh cũng là Bach, Nguyễn Văn Bach. Để kỷ niệm cho cái giai điệu tình yêu, nhưng vì một nhầm lẫn tiếng Việt nào đó người ta đã cho nó một cái dấu sắc vào trong giấy khai sinh thành Nguyễn Văn Bách. Thôi kệ. Bách nào thì cũng Bách. Nhưng Bach để minh họa cho cái việc giết mổ thì anh không ưa.
Âm nhạc và thịt heo, chúng là cái quái gì vậy? Cái chó chết gì vậy?
Anh ghé nhà ông nhạc sĩ già. Căn nhà cũ kỹ như trong phim năm con quỷ và chín cái xác. Đúng như anh nghĩ, ngón tay ông nhạc sĩ già mỏng lét như dao phay. Gân máu nổi lên không xanh mà đen thẫm xuống như máu lợn vón cục. Cái bàn tay này hẳn đã thọc sâu vào Bach như quỷ dạ xoa thọc mõm vào xác chết. Ông có cô con gái đang học thanh nhạc, môi dày. Từ đôi môi cô, Bach cũng đã từng được ngân lên, tuy không thành công bằng việc cô cong môi lên trước anh tình nhân giàu sụ. Nhưng bấy nhiêu cũng đã đủ giúp cô siêu thoát rồi. Sau đó thì cô theo anh ta đi nước ngoài. Cả hai thành hôn trong nhạc Bach. Tất nhiên. Sự nghiệp thanh nhạc của cô chấm dứt ở đó. Bây giờ, đối với cô, Bach thật xa vời. Thỉnh thoảng lúc yêu đương với chồng, để thay đổi không khí, cô cất lên dăm nốt làm quà rồi tắt tịt. Nhưng dù gì thì bấy nhiêu cũng đủ làm thằng chồng tai điếc chết mê chết mệt. Cô cũng chẳng mong gì hơn.
Từ ngày lấy chồng, dăm năm cô về thăm bố một lần. Tiền thì thay mặt cô về thăm ông bố đều đặn hơn, một lần mỗi tháng, đủ để ông không phải làm gì. Mỗi lần về thăm, thằng con rể ngồi nghe rồi khen ông già vợ đàn hay. Cũng tàm tạm thôi. Ông nhạc sĩ già nói. Tay bố cóng hết rồi. Hẳn ông muốn nói, hồi trẻ ông đàn còn hay hơn thế. Nói chung cuộc đời của ông, con gái, và thằng rể là Bach. Âm nhạc đã chen vào họ. Bây giờ thì đến phiên anh. Bỗng dưng Bach cũng chen vào anh. Lũ heo của anh cũng là Bach.
Cậu làm cái nghề giết mổ à! Ông nhạc sĩ già nói. Giọng khô như ngói, thể như cái cần cổ ông lâu năm chưa được thấm nước. Để giết một con heo, cậu tốn bao nhiêu nhát dao, kể tôi nghe với? Hai. Anh nói. Khi mới vào nghề thì năm. Nhát thứ năm mới chết. Bây giờ thì chỉ cần hai nhát là đủ chết tươi. Là sao, kể kỹ hơn chút nữa nghe xem. Nhát đầu tiên thì thế nào? Ông nhạc sĩ già chăm chú. Thì... Anh ấp úng, nhát đầu tiên đâm thẳng vào. Anh trả lời. Đâm thẳng à. Có run tay không? Tôi nghĩ chắc run lắm. Không. Không run à. Thế đâm thẳng rồi sao nữa? Đâm thẳng vào và gạt ngang. Ông nhạc sĩ ngồi im, vẻ như đang cố hình dung cái cú đâm thẳng vào và gạt ngang. Thế à! Đôi mắt ông nheo lại. Sau cùng mở bừng ra. Máu có nhiều không? Máu heo ấy. Nhiều. Anh cảm giác như thế nào khi nhìn thấy máu? Lúc đầu thì hơi chóng mặt. Nhưng bây giờ thì quen rồi. Ông nhạc sĩ gật gù, thế à, cũng đúng thôi, chừng vài năm nữa, có khi chỉ cần một nhát là đủ, đúng không nào. Là sao? Anh không hiểu à! Thì nghĩa là, không cần gạt ngang, đâm vào là đủ rồi, là đủ chết chứ sao nữa. Tôi không biết. Anh lắc đầu. Ông nhạc sĩ gật gù, giết chóc cũng như chơi đàn, dùng mãi cũng phải thành tuyệt kỹ.
Anh ra về. Cứ ba giờ sáng, lúc chuẩn bị chọc tiết heo lại hình dung ông nhạc sĩ già như con quỷ trong phim năm con quỷ và chín cái xác. Có điều con quỷ này thuộc loại yêu nghệ thuật. Khi chuẩn bị hút hồn một ai, thay vì le lưỡi hả họng đầy răng nanh, chúng nhảy lên chiếc piano, ngón chân dạo một khúc Bach, đầu mình tay chân gì đó của Bach và vong hồn trong từng nốt nhạc Bach trỗi mồ sống dậy. Chúng kéo từng đoàn từng lũ trùng điệp đi tìm xác chết.
Anh nói với vợ, ông nhạc sĩ già là quỷ hiện hình. Ba giờ sáng là giờ ông trỗi nhạc kêu gọi vong hồn. Ở chỗ giao thịt, anh kể cho mọi người nghe mình đã sống gần nhà con quỷ chơi Bach như thế nào. Ngón tay mỏng lét như dao chọc tiết. Hắn đã gõ những ngón tay của mình trên xác chết giống như dạo nhạc Bach trên piano.
Mọi người cười anh. Chẳng ai tin. Vợ anh cũng cười.
Chỉ có con Loan ngô nghê bán thịt là tin anh. Ẻm nói, eo ôi gớm quá. Người ẻm run lên, ngực phập phồng lo sợ. Mỗi lần nghe anh kể, tối về em không cách gì ngủ được. Em thức suốt đêm vì anh đó. Ẻm cười. Này, anh nhìn xem, ngón tay em có giống dao chọc tiết không? Ẻm chồm vào người anh. Đặt ngón tay to vồ như chọc vào người anh. Ngực ẻm sát ngực anh, như hết cả phần ngực muốn chảy tràn sang người anh theo động tác tay. Mắt thì lúng liếng háo hức nhìn. À, mà Bach là cái gì vậy anh? Nhạc à! Anh Lam Trường có hát bản đó không vậy? Sao em không biết. Không à! Eo ôi. À, mà đúng rồi, nếu anh Lam Trường hát thì mắc gì mình phải sợ, phải không anh. Ôi anh làm em vừa sợ vừa vui quá.
Chả ra làm sao cả.
Từ đó anh không bao giờ kể chuyện ông nhạc sĩ già cho Loan ngô nghê nghe. Ngày xưa, cũng chỉ vì sợ ma, nghe đâu ẻm đẻ một lúc hai thằng con mà không cần một thằng cha nào rõ ràng danh tánh. Anh cũng không kể cho ai nghe chuyện ngực ẻm chảy tràn sang anh.
Một lần khác, anh được gặp cô con gái thính phòng của ông nhạc sĩ già. Cô ngồi trong góc tối hút thuốc nên anh không nhìn thấy. Anh sang nhà cô vì không thể chịu đựng được nữa, rằng phải có một nguyên nhân nào đó để ông nhạc sĩ già chơi Bach vào lúc ba giờ sáng. Điều thứ hai là, anh muốn biết ông có nghe tiếng heo thét inh ỏi vì bị chọc tiết không. Nhất định là ổng phải nghe.
Căn nhà vắng ngắt. Anh ngồi xuống cái ghế dài trước cây đàn piano chờ ông nhạc sĩ già. Cô con gái ngồi bên kia quan sát anh. Sau cùng cô tiến lại gần. Từ cái môi dày của cô, một ngụm khói phun ra. Anh có phải là người chọc tiết heo bên nhà không. Tiếng nói của cô vang vang như giọng nữ cao giữa dàn nhạc thính phòng làm anh giật bắn cả người. Cô ghé sát mặt vào người anh. Và tất nhiên đôi môi dày cũng sát vào người anh. Có phải không? Cô cười hắt hắt. Anh gật đầu. Các phản xạ chết tiệt của anh trôi đâu mất. Không nói được lời nào. Tai anh đỏ rần lên. Nghe nói anh lấy dao đâm vào cổ heo? Đúng không? Cô gái nói. Anh đứng bật dậy. Ông cụ có nhà không. Anh thốt lên. Tôi muốn tìm ông cụ. Ông cụ thì vẫn còn đó có mất đâu mà anh sợ. Cô gái vẫn không buông tha anh. Có phải là anh lấy dao đâm vào cổ con heo không? Eo ôi, cái mặt trắng trẻo như anh mà đâm dao vào cổ heo, em không tin đâu. Tùy cô thôi. Anh nói, nghèn nghẹn như không thở được nữa. Tôi đâm đó. Cô không tin cũng không sao cả. Anh chợm bước định bỏ về, cô gái chặn lại, này, em đang chán đời bị chồng bỏ, anh có dám lấy dao đâm vào cổ giúp em không. Em muốn chết vô cùng. Vừa nói cô ta vừa cười, vươn cái cần cổ trắng nõn ra. Vươn cái gáy gợi tình ra. Cái cần cổ và cái gáy trắng nõn đó chẳng có gì là chán đời cả. Đúng là điên thật. Từ cha đến con. Cha thì chơi piano khát máu, con thì liêu trai chí dị. Anh lách khỏi cô gái chuồn nhanh ra cửa. Cô gái đuổi theo. Lúc nào rảnh, anh nhớ sang giúp giải thoát cho em nhe. Giọng cười thính phòng của cô nghe thật ấn tượng, khó quên. Ngay cả khi anh đi về tới nhà rồi, giọng cười của cô vẫn cứ áp vào tai anh, như đôi môi dày của cô vẫn còn dính ở đó.
Anh kể cho vợ nghe, cô gái con ông nhạc sĩ già bị điên tình. Cô ta nhờ anh chọc dao vào cổ cô. Vợ anh không tin. Cười như hóa rồ. Anh điên vừa thôi. Ờ mà cũng có thể anh điên thật. Anh nói.
Điên thật. Từ một thằng tốt nghiệp xã hội nhân văn chỉ vì yêu con ông hàng thịt mà ra thằng đồ tể nông nỗi thế này thì chuyện quái gì mà chẳng xảy ra. Biết đâu anh cũng có máu điên sẵn đâu đó trong thịt. Cũng như cha già nhạc sĩ, biết đâu lúc nghe tiếng lợn bị chọc tiết lại hăng máu lên dạo một bản Bach. Việc gì phải cắt nghĩa cho mệt xác.
Tờ mờ sáng lúc vợ anh hát biệt ly, Bach trỗi lên gào thét cùng lợn chết, anh lại tiếp tục công việc của mình. Chẳng nghĩ ngợi gì. Chẳng đau đớn dằn vặt gì. Bach đã chết rồi, chết trong thời trai trẻ đang sống của anh. Chết trong thời đại của anh. Chết trên radio. Chết trong vũ trường. Chết trên sân khấu. Bach bị Rock Rap đè chết. Chết từ lúc anh vung con dao phay và những con lợn cuống cuồng chạy trốn kiếp sau.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.