[T.Ngắn] - Nhà trọ
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Đây hình như là một cái hang. Nàng thì thào với tôi. Quả thực, căn phòng này giống như một cái hang. Vì nó quá tối và có vẻ âm u. Nhưng điều quan trọng nhất là tôi và nàng đều cảm thấy yên tâm trong cái hang này. Nó có vẻ dễ chịu...
Thỉnh thoảng tôi cũng để ý đến các cảm giác của mình. Tôi không muốn nảy sinh những cảm giác buồn tẻ và tồi tệ.
Thực ra ban ngày căn phòng này rất hay. Nó nhìn ra cả một khoảng sân rộng, có hồ bơi. Ta có thể thấy các cô nàng mặc bikini đi đi lại lại. Và họ thường cười khanh khách hay nhảy xuống hồ bơi, những cánh tay vung vẩy có thể làm nước bắn tung tóe. Những đứa bé ngậm kẹo mút nằm trên ghế bạt có sọc xanh và đỏ đan nhau. Chúng lẳng lặng ngắm trời xanh. Nhưng điều quan trọng nhất là ngoài cửa sổ kia có một cây bàng.
Một cây bàng lá rất xanh, tán rộng mênh mông. Hằng ngày có thể nhìn thấy những chiếc lá bàng già màu đỏ sậm rơi xuống đất. Vẫn còn khoảng sân bên dưới chưa tráng bê tông với nguyên cả dải đất nện pha cát. Và đôi khi những trái bàng chín rụng xuống.
- Chúng rất thơm, anh biết không. Hồi em còn bé, mỗi khi thấy một trái bàng rơi là em mừng lắm. Vì có thể ăn cho đỡ đói. Trái bàng ăn rất ngọt, thơm mát. Vỏ của nó có màu xanh rất nhẹ. Phơn phớt xanh pha một chút vàng. Còn cái hột của nó, nếu mình bổ ra, có thể ăn cái nhân vừa thơm vừa bùi. Vào thời đó, có một vài trái bàng lót dạ là cả một niềm vui lớn với em.
Nhưng thực ra chẳng mấy khi được ăn một trái bàng nguyên vẹn. Vì bọn trẻ con thường hái bàng từ khi chúng còn trên cây. Khi có một trái bàng rớt xuống đất, có nghĩa là nó bị bỏ quên. Khi đó, nó thường quá chín và hay bị dập nát. Và ăn một trái bàng như vậy thật là khốn khổ. Nó thường bị cát lậm vào trong thịt bàng. Vừa nhai vừa thấy cát lạo xạo.
Tôi nằm im và nghe nàng kể chuyện về quả bàng, về niềm mơ ước có một trái bàng nguyên vẹn. Nếu có một trái bàng nguyên vẹn thì sao nhỉ? Tôi tưởng tượng ra đôi môi mọng đỏ của một cô bé gái cắn ngọt lịm vào trái bàng và thấy rất thương nàng.
- Thực ra em rất thích cây này. Tán của nó rất rộng và mát. Hơn nữa, chỉ cần nhìn thấy những đốm nắng dưới sân kia, vào những ngày mặt trời rực rỡ, cứ như là hoa ấy. Nếu khi đó, ta kê dưới tán cây này một cái bàn, một cái bàn có mặt làm bằng kính trong. Và rồi cả hai đứa mình ngồi dưới tán cây này uống trà. Anh sẽ nhìn thấy bầu trời lợp bằng một tán bàng tươi xanh và cả đôi chân của em đung đưa phía dưới. Ngay cả làn da chân cũng sẽ được nhuộm màu xanh của lá bàng.
Tôi rít thuốc và nằm dài nhìn nàng. Tôi thường thấy làm lạ về bản chất phụ nữ của nàng. Bởi vì ở trong cái hang tối om này, khi mà chẳng nhìn thấy bất cứ cái gì ngoài màn đêm, nàng vẫn có thể ríu ran kể chuyện về một tổ ấm dưới tán cây bàng. Cứ như hễ nàng đi đến đâu thì lập tức ở đó mọi thứ sẽ được thiết lập, từ nhà cửa, cây cối đến trái quả...
- Ở đây nghe mưa thấy rất hay, phải không anh?
Nàng nói trong tiếng mưa rơi ầm ào. Tiếng mưa gõ trên mái tôn nghe rất lớn, bởi ở dưới mái tôn này, âm thanh bị cộng hưởng.
Quán trọ này ở ven thành phố. Nó được bạn tôi giới thiệu và chúng tôi đã dọn về đây ở. Giá của nó rất rẻ. Chúng tôi chỉ đủ tiền để trả cho một chỗ trọ rẻ thế này.
Nằm trong cái hang tối om này, tôi chợt thấy hoang mang. Thỉnh thoảng, tôi lại lâm vào tình trạng hoang mang. Mọi thứ cứ như rối tung lên, chẳng biết thế nào. Ở ngoài đường mọi người đều đi rất nhanh, chạy rất nhanh. Họ nghĩ cũng rất nhanh. Người chậm chạp như tôi và nàng có thể bị hất tung ra khỏi thành phố này, trong cái guồng quay này.
Tôi vẫn thường nghĩ tốc độ một là dành cho những người ở vòng trung tâm. Tốc độ trung bình ở vùng gần trung tâm. Và tốc độ càng chậm thì càng bị đẩy lùi ra xa.
Nỗi buồn có thể đang gặm nhấm tôi như một tổ mối, loang lổ. Và sự hoang mang cũng đang gặm nhấm tôi. Tôi đành thở dài và im lặng. Tôi không muốn chạm vào nàng.
Chỉ có nàng là vẫn hồn nhiên.
- Có gì thay đổi không anh? Người ta đã hứa sẽ có một việc làm cho anh mà.
- Ừ, anh cũng đang đợi.
Trạng thái chờ đợi trong tôi có thể là bất tận.
- Em vừa xuống dưới sân trò chuyện với con bà chủ nhà. Cô ấy nói nhà của cô đã được làm nhà trọ từ lâu lắm rồi. Thật hiếm có nhà trọ nào sạch sẽ thế này. Cô ấy và chị giúp việc hằng ngày bỏ rất nhiều công để lau chùi dọn dẹp thì mới có được nền nhà không có bụi và cát như vậy. Điều mà cô ấy mong muốn nhất là làm thế nào để không gặp phải những khách trọ dữ tợn. Vì như thế sẽ mệt mỏi lắm.
Tôi nhớ đến cô con gái chủ nhà trọ. Một thiếu nữ xanh xao có hai bím tóc dày. Hình như bao nhiêu thứ cô ấy ăn được chỉ để nuôi hai bím tóc. Mắt cô ấy hay nhìn xuống và môi mím lại. Cô thường đi guốc gỗ lộc cộc. Và tôi thường cảm thấy ái ngại mỗi khi gặp cô...
Nàng nói tiếp:
- Cô ấy nói thỉnh thoảng cô phải chia tay một người khách trọ ở đây. Họ phải trở về quê vì không thể nào sống tiếp ở thành phố quá đông đúc, chật chội này. Khi đó, cô thấy rất buồn.
Tôi thầm nghĩ, thật hiếm hoi để tìm được một cô bé chủ quán trọ còn có thể buồn vì phải rời xa khách trọ của mình. Mà tại sao lại không nhỉ? Ngay cả ta, khi phải rời một quán trọ ra đi thì chính ta vẫn buồn nhớ chứ...
Tôi nắm tay nàng và nghĩ về nỗi buồn nhớ của mình. Có thể cảm giác đầu tiên ấy đến với tôi khi tôi mười sáu tuổi, lần đầu đi ra khỏi quê hương trên một chuyến xe lam và chờ đợi ở một bến xe liên tỉnh xa lạ để đến trường công nhân mà tôi chuẩn bị nhập học. Tôi đã ngồi cả ngày để chờ đợi ngoài bến xe cho đến khi chuyến xe ấy đến. Trong cả một buổi chiều, tôi đã nhìn thấy bà bán bánh rán, chú bé đánh giày và những tay du thủ du thực lang thang trên bến xe. Có những người ngả lưng ngủ ngay trên nền xi măng lạnh giá. Họ rất thanh thản và vui vẻ. Họ có thể cãi vã, nhưng lại tiếp tục trò chuyện và ăn uống với nhau rất ngon lành. Khi đó tôi đã nghĩ rất nhiều về những điều mẹ tôi nói. Hình như bà đã lầm khi tưởng rằng những con người ấy thường rất đau khổ bởi không nhà không cửa. Tôi lờ mờ nhận ra rằng, khi ta có đủ can đảm để nằm trên một nền xi măng lạnh giá và nhìn lên trời rồi ngủ một giấc hết đêm, khi đó ta đã có một đời sống khác.
- Chúng mình sẽ cố gắng, em à. Điều quan trọng nhất là chúng mình sẽ không chia lìa... Tôi thì thào vào tai nàng.
Mặc dù điều này quá khó với chúng tôi, khi chúng tôi quá nghèo. Nhưng đó là điều duy nhất tôi thực sự muốn giữ. Tôi không muốn mất nàng.
Trong cái quán trọ mất điện này, tôi nghĩ về sự ly biệt. Nó có thể cũng là nỗi sợ hãi. Thực ra sự ly biệt không ghê gớm bằng nỗi sợ hãi khi tôi có thể mất nàng.
Đôi khi nỗi sợ hãi làm cho người ta tê dại đi. Tôi cũng thử quan sát nỗi sợ hãi của nàng. Trong cảnh cùng cực này, nàng thường nép sát vào tôi mỗi khi tôi trở về phòng trọ. Và nàng đi rất nhẹ, nói rất khẽ. Nàng khiếp sợ mọi cái nhìn. Nàng khiếp sợ khi chờ kỳ kinh nguyệt đến gần. Nàng sợ tất cả những gì có thể đe dọa, dù là âm thanh hay ánh sáng. Thậm chí nàng kéo rèm che cửa nhiều hơn vào ban ngày, kể cả những ngày trời rất dịu mát.
Nhưng nàng cố giấu kín nỗi sợ này. Nàng thường tỏ ra vui vẻ, rất vui vẻ. Nhưng tôi không thích trạng thái vui vẻ thái quá này vì tôi biết nàng đang chôn sâu trong đó những nỗi buồn bã và khổ sở. Nàng không muốn tôi biết những điều đó vì sợ tôi buồn.
Đó có thể là trạng thái vô phương. Tôi cảm thấy tôi đưa tay ra mà chẳng chạm được vào nàng. Và tôi đành an ủi:
- Thực ra đó là trạng thái mà chúng ta sẽ phải trải qua, em biết không. Đó là trạng thái hoang mang. Đôi khi ta rất an tâm về mọi việc. Rồi thì ta lại hoang mang. Dù sao bây giờ cũng là tốt rồi. Ta có một mái nhà để ẩn trú.
Tôi nằm im và nghĩ đến sự cô đơn. Vì cố né tránh sự cô đơn, tôi thường ôm nàng rất chặt và luôn chạm tay vào da thịt nàng. Tất cả là sự sống, nóng bỏng, những mạch máu chảy rần rật, hơi thở, từng sợi tóc vương trên má...
Nỗi cô đơn đôi khi giống như cơn thủy triều. Nó chợt đến và bùng lên, chảy tràn lên tất cả...
- Ngày mai ta lại ra đường, hả anh?
- Ừ, mai ta lại đi tìm một nơi có việc làm nào đó. Anh nghĩ là cuối cùng ta cũng sẽ sống được thôi.
- Anh ăn bánh không?
- Bánh gì hả em?
- Bánh bột em mới chiên hồi trưa...
Nàng đưa cho tôi cái bánh bột và hai đứa cùng nhấm nháp. Nó hơi ngọt một chút nhưng khá ngon.
- Em này, ta sẽ mua một cái áo mới nhé.
- Dạ.
- Ta sẽ đi xem cá voi nhé.
- Dạ.
Tôi nghĩ đến cảnh nàng ngồi chen chúc ngoài vịnh biển chờ cá voi dạt vào và mỉm cười.
- Cá voi màu trắng. Nó hiếm lắm. Người ta sẽ làm lễ tang cho cá voi - nàng thì thào.
- Ừ, vậy mình sẽ ra đó chờ người ta kéo cá voi vào bờ. Và chôn cất con cá voi to đùng ấy chắc sẽ rất mệt. Những người ở trọ nói phải dùng xe cẩu để trục cá voi lên. Người ta sẽ vừa đi vừa làm động tác chèo thuyền và hát một điệu gọi là hò bả trạo.
- Em đã nhìn thấy họ làm lễ này rồi. Những người trong đoàn hát chân quấn xà cạp và cất giọng oang oang, da họ đen cháy. Đó là những ngư dân ở ngoài cảng cá.
Tôi ngồi dậy và lấy chiếc mũ rộng vành của nàng treo trên mắc gỗ xuống, bẻ cho cong vành của nó. Tôi hình dung nàng sẽ mặc chiếc áo đầm đẹp nhất và đội chiếc mũ rộng vành này, và ngồi trên bãi cát để chờ người ta đưa cá voi vào bờ.
Chúng tôi sẽ sống qua một ngày chủ nhật như thế.
Hôm nay là thứ bảy. Khu nhà trọ mất điện, và chúng tôi nằm im như những con thú trong hang ở cái nhà trọ này để chờ ngày mai đi xem cá voi.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Adobe All Products Keymaker 2009
Arles Image Web Page Creator 8.1.2
Hanokey 2.0
Hướng dẫn sử dụng ANSYS (PDF)
Cô bé ba mắt
Ảnh vui 15
Tiểu luận Mác Lênin - Marketing
Pidgin Portable 2.6.1
Lyric script cool
Magento Shop
Thỉnh thoảng tôi cũng để ý đến các cảm giác của mình. Tôi không muốn nảy sinh những cảm giác buồn tẻ và tồi tệ.
Thực ra ban ngày căn phòng này rất hay. Nó nhìn ra cả một khoảng sân rộng, có hồ bơi. Ta có thể thấy các cô nàng mặc bikini đi đi lại lại. Và họ thường cười khanh khách hay nhảy xuống hồ bơi, những cánh tay vung vẩy có thể làm nước bắn tung tóe. Những đứa bé ngậm kẹo mút nằm trên ghế bạt có sọc xanh và đỏ đan nhau. Chúng lẳng lặng ngắm trời xanh. Nhưng điều quan trọng nhất là ngoài cửa sổ kia có một cây bàng.
Một cây bàng lá rất xanh, tán rộng mênh mông. Hằng ngày có thể nhìn thấy những chiếc lá bàng già màu đỏ sậm rơi xuống đất. Vẫn còn khoảng sân bên dưới chưa tráng bê tông với nguyên cả dải đất nện pha cát. Và đôi khi những trái bàng chín rụng xuống.
- Chúng rất thơm, anh biết không. Hồi em còn bé, mỗi khi thấy một trái bàng rơi là em mừng lắm. Vì có thể ăn cho đỡ đói. Trái bàng ăn rất ngọt, thơm mát. Vỏ của nó có màu xanh rất nhẹ. Phơn phớt xanh pha một chút vàng. Còn cái hột của nó, nếu mình bổ ra, có thể ăn cái nhân vừa thơm vừa bùi. Vào thời đó, có một vài trái bàng lót dạ là cả một niềm vui lớn với em.
Nhưng thực ra chẳng mấy khi được ăn một trái bàng nguyên vẹn. Vì bọn trẻ con thường hái bàng từ khi chúng còn trên cây. Khi có một trái bàng rớt xuống đất, có nghĩa là nó bị bỏ quên. Khi đó, nó thường quá chín và hay bị dập nát. Và ăn một trái bàng như vậy thật là khốn khổ. Nó thường bị cát lậm vào trong thịt bàng. Vừa nhai vừa thấy cát lạo xạo.
Tôi nằm im và nghe nàng kể chuyện về quả bàng, về niềm mơ ước có một trái bàng nguyên vẹn. Nếu có một trái bàng nguyên vẹn thì sao nhỉ? Tôi tưởng tượng ra đôi môi mọng đỏ của một cô bé gái cắn ngọt lịm vào trái bàng và thấy rất thương nàng.
- Thực ra em rất thích cây này. Tán của nó rất rộng và mát. Hơn nữa, chỉ cần nhìn thấy những đốm nắng dưới sân kia, vào những ngày mặt trời rực rỡ, cứ như là hoa ấy. Nếu khi đó, ta kê dưới tán cây này một cái bàn, một cái bàn có mặt làm bằng kính trong. Và rồi cả hai đứa mình ngồi dưới tán cây này uống trà. Anh sẽ nhìn thấy bầu trời lợp bằng một tán bàng tươi xanh và cả đôi chân của em đung đưa phía dưới. Ngay cả làn da chân cũng sẽ được nhuộm màu xanh của lá bàng.
Tôi rít thuốc và nằm dài nhìn nàng. Tôi thường thấy làm lạ về bản chất phụ nữ của nàng. Bởi vì ở trong cái hang tối om này, khi mà chẳng nhìn thấy bất cứ cái gì ngoài màn đêm, nàng vẫn có thể ríu ran kể chuyện về một tổ ấm dưới tán cây bàng. Cứ như hễ nàng đi đến đâu thì lập tức ở đó mọi thứ sẽ được thiết lập, từ nhà cửa, cây cối đến trái quả...
- Ở đây nghe mưa thấy rất hay, phải không anh?
Nàng nói trong tiếng mưa rơi ầm ào. Tiếng mưa gõ trên mái tôn nghe rất lớn, bởi ở dưới mái tôn này, âm thanh bị cộng hưởng.
Quán trọ này ở ven thành phố. Nó được bạn tôi giới thiệu và chúng tôi đã dọn về đây ở. Giá của nó rất rẻ. Chúng tôi chỉ đủ tiền để trả cho một chỗ trọ rẻ thế này.
Nằm trong cái hang tối om này, tôi chợt thấy hoang mang. Thỉnh thoảng, tôi lại lâm vào tình trạng hoang mang. Mọi thứ cứ như rối tung lên, chẳng biết thế nào. Ở ngoài đường mọi người đều đi rất nhanh, chạy rất nhanh. Họ nghĩ cũng rất nhanh. Người chậm chạp như tôi và nàng có thể bị hất tung ra khỏi thành phố này, trong cái guồng quay này.
Tôi vẫn thường nghĩ tốc độ một là dành cho những người ở vòng trung tâm. Tốc độ trung bình ở vùng gần trung tâm. Và tốc độ càng chậm thì càng bị đẩy lùi ra xa.
Nỗi buồn có thể đang gặm nhấm tôi như một tổ mối, loang lổ. Và sự hoang mang cũng đang gặm nhấm tôi. Tôi đành thở dài và im lặng. Tôi không muốn chạm vào nàng.
Chỉ có nàng là vẫn hồn nhiên.
- Có gì thay đổi không anh? Người ta đã hứa sẽ có một việc làm cho anh mà.
- Ừ, anh cũng đang đợi.
Trạng thái chờ đợi trong tôi có thể là bất tận.
- Em vừa xuống dưới sân trò chuyện với con bà chủ nhà. Cô ấy nói nhà của cô đã được làm nhà trọ từ lâu lắm rồi. Thật hiếm có nhà trọ nào sạch sẽ thế này. Cô ấy và chị giúp việc hằng ngày bỏ rất nhiều công để lau chùi dọn dẹp thì mới có được nền nhà không có bụi và cát như vậy. Điều mà cô ấy mong muốn nhất là làm thế nào để không gặp phải những khách trọ dữ tợn. Vì như thế sẽ mệt mỏi lắm.
Tôi nhớ đến cô con gái chủ nhà trọ. Một thiếu nữ xanh xao có hai bím tóc dày. Hình như bao nhiêu thứ cô ấy ăn được chỉ để nuôi hai bím tóc. Mắt cô ấy hay nhìn xuống và môi mím lại. Cô thường đi guốc gỗ lộc cộc. Và tôi thường cảm thấy ái ngại mỗi khi gặp cô...
Nàng nói tiếp:
- Cô ấy nói thỉnh thoảng cô phải chia tay một người khách trọ ở đây. Họ phải trở về quê vì không thể nào sống tiếp ở thành phố quá đông đúc, chật chội này. Khi đó, cô thấy rất buồn.
Tôi thầm nghĩ, thật hiếm hoi để tìm được một cô bé chủ quán trọ còn có thể buồn vì phải rời xa khách trọ của mình. Mà tại sao lại không nhỉ? Ngay cả ta, khi phải rời một quán trọ ra đi thì chính ta vẫn buồn nhớ chứ...
Tôi nắm tay nàng và nghĩ về nỗi buồn nhớ của mình. Có thể cảm giác đầu tiên ấy đến với tôi khi tôi mười sáu tuổi, lần đầu đi ra khỏi quê hương trên một chuyến xe lam và chờ đợi ở một bến xe liên tỉnh xa lạ để đến trường công nhân mà tôi chuẩn bị nhập học. Tôi đã ngồi cả ngày để chờ đợi ngoài bến xe cho đến khi chuyến xe ấy đến. Trong cả một buổi chiều, tôi đã nhìn thấy bà bán bánh rán, chú bé đánh giày và những tay du thủ du thực lang thang trên bến xe. Có những người ngả lưng ngủ ngay trên nền xi măng lạnh giá. Họ rất thanh thản và vui vẻ. Họ có thể cãi vã, nhưng lại tiếp tục trò chuyện và ăn uống với nhau rất ngon lành. Khi đó tôi đã nghĩ rất nhiều về những điều mẹ tôi nói. Hình như bà đã lầm khi tưởng rằng những con người ấy thường rất đau khổ bởi không nhà không cửa. Tôi lờ mờ nhận ra rằng, khi ta có đủ can đảm để nằm trên một nền xi măng lạnh giá và nhìn lên trời rồi ngủ một giấc hết đêm, khi đó ta đã có một đời sống khác.
- Chúng mình sẽ cố gắng, em à. Điều quan trọng nhất là chúng mình sẽ không chia lìa... Tôi thì thào vào tai nàng.
Mặc dù điều này quá khó với chúng tôi, khi chúng tôi quá nghèo. Nhưng đó là điều duy nhất tôi thực sự muốn giữ. Tôi không muốn mất nàng.
Trong cái quán trọ mất điện này, tôi nghĩ về sự ly biệt. Nó có thể cũng là nỗi sợ hãi. Thực ra sự ly biệt không ghê gớm bằng nỗi sợ hãi khi tôi có thể mất nàng.
Đôi khi nỗi sợ hãi làm cho người ta tê dại đi. Tôi cũng thử quan sát nỗi sợ hãi của nàng. Trong cảnh cùng cực này, nàng thường nép sát vào tôi mỗi khi tôi trở về phòng trọ. Và nàng đi rất nhẹ, nói rất khẽ. Nàng khiếp sợ mọi cái nhìn. Nàng khiếp sợ khi chờ kỳ kinh nguyệt đến gần. Nàng sợ tất cả những gì có thể đe dọa, dù là âm thanh hay ánh sáng. Thậm chí nàng kéo rèm che cửa nhiều hơn vào ban ngày, kể cả những ngày trời rất dịu mát.
Nhưng nàng cố giấu kín nỗi sợ này. Nàng thường tỏ ra vui vẻ, rất vui vẻ. Nhưng tôi không thích trạng thái vui vẻ thái quá này vì tôi biết nàng đang chôn sâu trong đó những nỗi buồn bã và khổ sở. Nàng không muốn tôi biết những điều đó vì sợ tôi buồn.
Đó có thể là trạng thái vô phương. Tôi cảm thấy tôi đưa tay ra mà chẳng chạm được vào nàng. Và tôi đành an ủi:
- Thực ra đó là trạng thái mà chúng ta sẽ phải trải qua, em biết không. Đó là trạng thái hoang mang. Đôi khi ta rất an tâm về mọi việc. Rồi thì ta lại hoang mang. Dù sao bây giờ cũng là tốt rồi. Ta có một mái nhà để ẩn trú.
Tôi nằm im và nghĩ đến sự cô đơn. Vì cố né tránh sự cô đơn, tôi thường ôm nàng rất chặt và luôn chạm tay vào da thịt nàng. Tất cả là sự sống, nóng bỏng, những mạch máu chảy rần rật, hơi thở, từng sợi tóc vương trên má...
Nỗi cô đơn đôi khi giống như cơn thủy triều. Nó chợt đến và bùng lên, chảy tràn lên tất cả...
- Ngày mai ta lại ra đường, hả anh?
- Ừ, mai ta lại đi tìm một nơi có việc làm nào đó. Anh nghĩ là cuối cùng ta cũng sẽ sống được thôi.
- Anh ăn bánh không?
- Bánh gì hả em?
- Bánh bột em mới chiên hồi trưa...
Nàng đưa cho tôi cái bánh bột và hai đứa cùng nhấm nháp. Nó hơi ngọt một chút nhưng khá ngon.
- Em này, ta sẽ mua một cái áo mới nhé.
- Dạ.
- Ta sẽ đi xem cá voi nhé.
- Dạ.
Tôi nghĩ đến cảnh nàng ngồi chen chúc ngoài vịnh biển chờ cá voi dạt vào và mỉm cười.
- Cá voi màu trắng. Nó hiếm lắm. Người ta sẽ làm lễ tang cho cá voi - nàng thì thào.
- Ừ, vậy mình sẽ ra đó chờ người ta kéo cá voi vào bờ. Và chôn cất con cá voi to đùng ấy chắc sẽ rất mệt. Những người ở trọ nói phải dùng xe cẩu để trục cá voi lên. Người ta sẽ vừa đi vừa làm động tác chèo thuyền và hát một điệu gọi là hò bả trạo.
- Em đã nhìn thấy họ làm lễ này rồi. Những người trong đoàn hát chân quấn xà cạp và cất giọng oang oang, da họ đen cháy. Đó là những ngư dân ở ngoài cảng cá.
Tôi ngồi dậy và lấy chiếc mũ rộng vành của nàng treo trên mắc gỗ xuống, bẻ cho cong vành của nó. Tôi hình dung nàng sẽ mặc chiếc áo đầm đẹp nhất và đội chiếc mũ rộng vành này, và ngồi trên bãi cát để chờ người ta đưa cá voi vào bờ.
Chúng tôi sẽ sống qua một ngày chủ nhật như thế.
Hôm nay là thứ bảy. Khu nhà trọ mất điện, và chúng tôi nằm im như những con thú trong hang ở cái nhà trọ này để chờ ngày mai đi xem cá voi.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.