thở dài trong đêm
[ 2009-07-11 03:57:41 | Tác giả: bvl91 ]
Thở dài trong đêm
tác giả : Vũ Đình Giang
thể loại : truyện ngắn
trích: Vũ trụ câm
1
Mới vào năm nhất, Liu đã bị tống cổ khỏi trường mỹ thuật vì trong một tháng liên tục lập được hai “quái tích”. “Quái tích” thứ nhất là uống rượu say, phóng xe máy bay vèo qua cổng trường mà không chờ bấm thẻ; khi bảo vệ phản đối, Liu nổi cơn điên đập vỡ ô cửa kính trên phòng hội trường cho tay bảo vệ “biết mặt”. Tờ kiểm điểm chưa ráo mực, tiền Liu đền trường chưa kịp mua tấm kính mới thay thế thì xảy ra vụ thứ hai. Lần này nhẹ nhàng hơn, không thiệt hại tài sản của ai nhưng là một sự sỉ nhục đỉnh cao vào vai trò của ông thầy: Liu xé bài tập trước mặt giáo viên vì không chịu được điểm 3 cho bài hình họa lệch lạc về giải phẫu. Ông thầy phẫn uất, thở nấc ra từng tiếng, máu nóng dồn ấp ứ trên gương mặt vốn đã đỏ lựng. Kết luận: không tôn trọng giáo viên, thiếu hụt nhân cách trầm trọng để làm một nghệ sĩ tương lai. Kết quả: đuổi học!
Càng tốt!” – Liu nhếch mép cười. Nụ cười đểu cực! Lại còn diễn nốt vai võ biền: “Đáng lẽ tao nên khuyến mãi một đấm vào mõm của gã thầy thì mới hả dạ!”. Mọi người lắc đầu. Thế này thì quá đáng thật. Thằng bạn thân duy nhất của Liu nhấp nhổm ngồi trên yên sau xe nghẹn thở, nghĩ nát óc tìm lý do tụt xuống vì mũi đã ngửi rõ mùi man rợ. Đến trước quán cà phê quen, nơi tụ tập thường xuyên của đám sinh viên vừa nghèo vừa lười, thằng bạn thân cương quyết tụt xuống. Thở hào hển vì “thoát nạn”. Điều đó có nghĩa là y đã chính thức ngầm tuyên bố “say goodbye!”.
Một vài đứa trong quán hấp háy mắt nhìn ra, thấy Liu nghênh ngang trên xe, tự dưng chợt nhận ra cái nhãn “du côn” ai phủ mờ trước mặt, đành ngoảnh đi hướng khác. Liu điên tiết siết tay ga, khối kim loại lồng lộn rú lên một tiếng xé rách bầu trời rồi vọt thẳng. Khói khét bay quẩn nơi cửa quán rất lâu mới chịu tan. Kể từ đó, Liu cũng biến!
2.
Nhưng “biến” chưa được bao lâu, Liu “hiện” lại. Lần này ra vẻ rất “trưởng thành” với áo sơ mi trắng và tóc đã tẩy thuốc nhuộm để trở về màu đen nguyên thủy. Liu quyết tâm chờ đợi thằng bạn thân. Lúc ấy mới hơn 8 giờ sáng, lũ sinh viên còn dật dựa “đắm đuối hút chích” cho hết một “cữ” cà phê, chờ ngấm “liều” rồi mới lục tục kéo về trường vẽ bài. Thằng bạn thân vừa lững thững đi tới, phát hiện ra Liu bèn khựng lại, một chân đã đặt nơi bậu cửa. Có vẻ như y đang lưỡng lự so sánh, rằng giữa hương cà phê thơm lừng quyến dụ kia và cuộc gặp gỡ bất ngờ với thằng bạn du côn, bên nào rồi sẽ chiến thắng?
Tợp nốt ngụm Lipton (Liu đã thay đổi thói quen bằng cách uống Lipton từ bao giờ vậy nhỉ?), Liu trách nhẹ nhàng: “Ngồi xuống đi! Mọi người tránh tao như tránh hủi, cả mày cũng thế ư?”. Thằng bạn chống chế: “Ờ... ờ..., dạo này sắp thi học kỳ, bận lắm. Tao còn phải đi làm thêm. Sơn dầu tự dưng lên giá vì hút hàng. Thế nên tao cũng...”. “... Cũng tởm mày rồi – Liu cướp lời, đột nhiên cười hơ hớ – thì mày nói mẹ ra như vậy đi, quanh co tốn thì giờ”. Thằng bạn ngọ nguậy trên ghế, nhận ra cái mùi man rợ quen thuộc. Tình thế tiến thoái lưỡng nan. Thì ra Liu vẫn là Liu, thay “vỏ” chứ chưa bỏ “ruột”. Nhận ra mình hơi thiếu kiềm chế, Liu đổi giọng từ tốn: “Thật ra tao buồn lắm, ông bô mắng suốt. Bà bô thì vẫn thương, cứ dấm dúi chút tiền. Bây giờ không có bạn, tao biết nhậu nhẹt đập phá với ai nữa chứ? Tao định...”. “Mày định cái gì?” – thằng bạn lộ vẻ tò mò. “Tao muốn đi học lại, điều đó thật không dễ chút nào”. Nói xong câu khó khăn, Liu hơi ngã người ra sau, thở ra một tràng dài thiếu kiểm soát, mắt đăm chiêu nhìn xuống chân. Mười chín tuổi, trông mặt Liu vẫn còn “tròn trịa” lắm. Nhà giàu, con trai một, vừa xong bậc phổ thông, gia đình đã chạy cho Liu một suất đi nước ngoài nhưng cuối cùng gãy đổ vì Liu gục ngã trong kỳ sát hạch ngoại ngữ. Liu không phải là đứa tồi về năng khiếu, vì từng mài rách đũng quần 9 năm trong lớp vẽ của nhà văn hóa trung tâm, nhưng Liu lập bàn thờ cho cái “tôi” quá sớm. Suốt một năm đi học, bạn bè chỉ nghe Liu chỉ trích cách dạy của giảng viên này, phỉ báng tài năng của giảng viên kia. Không đồng ý cách chấm điểm của giảng viên nào là Liu xé bài. Thường thì chuyện đó chỉ bạn bè trong lớp biết, vì Liu vuốt mặt vẫn còn nể mũi. Bài xé rồi, Liu gom đống nát vụn ấy vào một góc lớp. Hoặc, hứng chí lên, Liu lấy từng mảnh đem dán nơi này nơi kia một ít. Riêng phòng hiệu trưởng, Liu “chọn lọc” cho vài mảnh tập trung vào “vùng nhạy cảm” của người mẫu. Vài trò diễn của Liu, bạn bè thấy cũng hay hay. Bài Liu - Liu xé, thân Liu - Liu phá, có tổn thương đến ai đâu mà ngăn mà cấm?
Nhưng sự đời, hễ không ngăn không cấm thì người ta đi quá đà. Bằng chứng là tụ tập cà phê mãi cũng chán, Liu tìm đến rượu để hâm nóng “cảm hứng”. Mỗi lần là đà say, Liu lại diễn vài trò cay độc. Cứ thế liều lượng tăng dần, tăng dần..., rồi cuối cùng chính Liu đã bị bản năng dẫn dắt và làm hại.
Ngày bị tống cổ ra khỏi trường, Liu đi đâu? Ít ai đặt ra câu hỏi đó. Một đứa nói, giọng mai mỉa: “Ối, nhà nó giàu. Khéo chừng nó thành danh sớm cũng nên”. Đứa nọ thở dài: “Theo cái nghề này, phù du lắm. Ai đoán tương lai vận mệnh là thế nào. Nghỉ học đi làm chuyện khác, biết đâu...”. Nhưng vẫn có người khăng khăng một cách “chân lý”: “Cái gì cũng phải qua đào tạo trường lớp. Phải chi đi làm ca sĩ thời trang, còn hy vọng đem đống tiền vung ra mà mua tí danh ảo... Chứ cái nghề họa này, không có tài năng thì chẳng cơm cháo gì. Cố lắm chỉ làm anh thợchép”. Người bạn thân “trước đây” của Liu đứng kế bên nghe, bỗng dưng cay cay sống mũi. Cuộc đời tan rồi hợp, buồn rồi vui. Hôm nay mình đứng trong lớp học nhỏ bé này, vẽ say mê những bức tranh đầy những màu sắc, chịu lời khen tiếng chê từ các vị thầy và đám đồng môn; nhưng nếu ngày mai mình bước chân ra khỏi trường, mình phải tự quản lý cuộc đời mình, tự phải “vẽ” ra cho mình một con đường để đi; mà cái con đường đó, nó đa sắc hay đơn sắc, nó mông lung hay cụ thể cũng còn tùy, ai mà biết hết được mọi chuyện? Liu bị tống ra khỏi trường năm mười chín tuổi, Liu đập phá - Liu chửi bới - Liu du côn, nhưng bao năm nữa Liu sẽ làm gì?
Liu sẽ làm gì? Thảng hoặc trong lòng người bạn thân có dấy lên câu hỏi đó, rồi thôi. Xen giữa những đợt đi thực tế kéo dài và những tối ngồi cong lưng hình dấu hỏi trong xưởng chép tranh để tỉ mẩn chép lại những bức danh họa nổi tiếng thế giới, là những sáng ngồi ủ dột trong quán cà phê. Khói thuốc lá bay vòng vèo quanh những chiếc ghế tựa thấp tè. Những sáng mùa mưa ảm đạm, các bức tường màu xám tro tỏa ra hơi lạnh ướt át. Đám rêu hèn mọn cố chen lấn nhau giành một diện tích bé tí nơi gờ tường. Cô gái phục vụ hay vận chiếc áo màu cam đất, có thói quen xấu là hất những tách cà phê uống dở của khách vào đám rêu, khiến cho chúng xám xịt như đã chết rồi. Cái quán nhỏ hèn kém này bao năm qua vẫn thế, những thanh chắn bằng gỗ cứ đen xỉn lại chừng như sắp mục ruỗng hết cả. Vậy mà nó vẫn hồ hởi đón nhận hàng trăm gương mặt của nhiều khóa học được xếp vào hàng “nghệ sĩ tương lai” – những nghệ sĩ vừa chớm nở tí danh hoặc hứa hẹn sẽ có danh hoặc vĩnh viễn không bao giờ chạm đến từ danh; những kẻ có chiều hướng thực dụng hay lãng mạn hay buộc phải sống kiếp bụi đời trôi nổi nơi đô thị nhao nhác vì không chịu nổi cái ghế ọp ẹp và cổ lỗ ở phòng văn hóa thông tin huyện; nói tóm lại là những kẻ “ăn bám vào sắc màu”! Có người thành công rồi sợ hãi không một lần trở lại quán nghèo, có tay đã ra trường ba năm vẫn chịu khó mỗi sáng phi xe máy hơn nửa giờ tới đây chỉ để ngửi cốc cà phê giá ba nghìn, không phải vì túng tiền mà vì trót nghiện không khí bẩn chật, và vì hy vọng kiếm ra một kẻ trong dăm đứa đàn em tóc tai bùi xùi chịu ngồi nghe mình nói những câu chuyện nhảm nhí.
Tợp hết ngụm nước nâu loãng toẹt, người bạn thân ngậm ngùi đứng lên. Ta và Liu rồi sẽ là ai trong số đó chừng bao năm nữa? Lại thở dài
3.
Cứ gì phải đợi đến bao năm? Vì chỉ năm sau Liu đã đến. Liu đến vào một ngày thiếu nắng, da trời nhợt nhạt như người bị sốt rét kinh niên. Đến bằng một cái tin được giật hàng tít đậm trên trang nhất của tờ nhật báo. Tin rằng: “Một họa sĩ trẻ đoạt giải thưởng mỹ thuật do sự tài trợ của tập đoàn...”. Lũ bạn hạ tờ nhật báo xuống, không dám đọc tiếp, sợ rằng cơn phẫn uất cháy bùng sẽ xé tan nó ra thành bụi. Mà lỡ tay xé rồi thì lấy gì đọc tiếp cho tường tận cái tin giật gân chết người kia? Khủng khiếp quá. Cái gã vô lại và thất học ấy sao nó lại chễm chệ trên bục chiến thắng nhỉ? Không thể thế được. Nhưng kìa, nó đang toe toét cười trong niềm kiêu hãnh tuyệt đối. Cái ảnh bé thôi, nhưng sao cảm giác nụ cười quá rộng, rộng đến phát ghen. Như thể nó đang cười nhạo vào bạn bè, cười nhạo cả nền học vấn “hàn lâm”, cười nhạo gã thầy sổ toẹt vào bài nó những con điểm 3 khum khum các đường cong bế tắc.
Người bạn thân bình tĩnh đọc nốt cái tin rồi quyết định lẩn ra trạm điện thoại gọi về nhà Liu. Tâm trạng khá phân vân, thực lòng anh ta không thể phân tích cụ thể mình gọi cho Liu để làm gì. Chúc mừng ư? Điều tra sự kiện cho thỏa trí tò mò ư? Đang cố gắng sắp xếp những suy nghĩ rối rắm chạy sượt qua đầu, thì rất may, giọng đàn bà trung niên cất lên bên kia đầu dây: “Liu không có nhà. Cháu có nhắn lại điều gì không?”. Người bạn ấp úng, cảm giác hối hận nếu như tiết lộ danh tánh, đành truy cập gien thông minh đột xuất: “Dạ..., bác cứ bảo là có một người bạn cùng trường”. “Ờ... ờ..., để bác nhắn cho” – giọng trung niên vẫn sốt sắng. Người bạn thân gác điện thoại, lòng nhẹ hẫng!
Ấy thế mà đêm đó, khi người bạn trở về ký túc sau những giờ còng lưng hình dấu hỏi trong xưởng chép tranh, bỗng thấy Liu nghiêm túc đứng đợi trước cổng tự khi nào. Liu gác tay lên vai bạn, giọng chân thành đến nỗi nếu là kẻ đa nghi nghe được sẽ cho rằng Liu đang diễn kịch: “Đi nhậu với tao đêm nay được không, hở bạn thân
Đành phải đi thôi, dù lúc đó cơ thể “bạn thân” đã mệt nhoài. Trong cơn say chống chếch, Liu hỏi: “Trưa nay mày gọi, đúng không?”. “Sao mày biết? Tao đâu nói tên, dù phụ huynhcủa mày có tra hỏi kỹ?”. Liu hất cốc bia thừa xuống đất, cười tinh ranh: “Tao đoán. Vì chỉ có mày mới gọi cho tao thôi. Tao biết mày cũng không ưa tao lắm, nhưng dù gì cũng từng chơi thân. Mày hiểu tao mà..., đúng không?”.
Hai đứa đột nhiên gục đầu xuống bàn. Rất lâu rồi họ mới gặp lại nhau. Bây giờ thì tình thế đã khác. Kẻ hiền lành vẫn nghèo và vẫn vô danh. Còn kẻ lưu manh đã giàu lại đang nổi tiếng. Sự đời quả thật trớ trêu. Nghĩ đến đây, người bạn tủi thân suýt đánh rơi chiếc đũa đang gắp dở món gỏi cá chép. Tuy nhiên, đã có tí hơi men nên khoảng cách giữa họ thu lại ngắn tủn, và câu chuyện vì thế được bôi trơn nhờ bọt bia. Người bạn thân bắt đầu hỏi rõ Liu về những năm tháng “rèn luyện tài năng” ở nhà sau khi buộc phải rời trường, và muốn biết nhiều hơn về giải thưởng lớn lao mà Liu vinh dự đoạt được. Liu bỗng dưng bật cười hô hố: “Ôi bạn thân, sao bạn vẫn khờ lâu như thế chứ? Bạn vẫn cho rằng gã Liu này đã vẽ bức tranh ấy ư?”. Kẻ đối diện ngẩng phắt đầu lên, mắt tròng trắng chiến thắng tròng đen, mồm biến thành cái hố sâu hun hút dị dạng: “Liu, mày nói vậy có nghĩa là...?”. Liu khoát tay bất cần, giọng huỵch toẹt: “Thuê tất! Giá tao trả cho tác giả thật đắt gấp hai lần tiền thưởng. Hợp đồng rõ ràng nhé. Nếu thắng giải – bất cứ giải gì – thì tao mới chung tiền. Gần chục nghìn đô chứ ít gì? Hề hề..., may mà có giải, tao cũng không ngờ giải cao. Thế mày không biết thể lệ à? Cuộc thi này là dành cho đám nhóc tì dưới ba mươi tuổi. Ông ta trót già hơn cái ngưỡng ấy. Ông ta vừa có tài nhưng cũng vừa biết nghiện mùi tiền, còn tao thì cần danh. Trao đổi sòng phẳng! Lợi cả đôi đàng, tốt quá đi chứ?”.
Bốp!”, sau tiếng động đanh gọn là tiếng thủy tinh rơi lào xào. Loáng thoáng câu chửi gằn: “Mày vẫn là thằng vô lại! Tao tởm mày!”. Tay phục vụ đang ngủ gật vừa kịp lấy ngón tay trỏ chống mí mắt lên định thần nhìn kỹ thì thấy nơi góc quán, hai cái bóng đang quần nhau kịch liệt. Mì sợi, rau cải, bọt bia và hải sản tung bay đến rối cả mắt. Người ngợm hai thực khách đỏ nhòe đỏ nhoẹt, không biết vì dính tương ớt hay vì đổ máu? Đồng hồ treo tường vô duyên đánh keng, ba cây kim đồng loạt chĩa thẳng lên trời. Thậm thụt bóng dân phòng quơ gậy nơi cửa quán. Mụ chủ xăng xái chạy ào ra, dúi vào anh chàng đi đầu có vẻ mặt bặm trợn nhất một nắm tiền lẫn lộn những tờ xanh đỏ, cười giả lả: “Tôi biết đêm hôm khuya khoắt... Nhưng mà, quán nhậu mà mấy chú. Bao giờ chẳng có đánh nhau? Thôi thì cứ gọi là thông cảm, nhé!”.
Khối kim loại rú lên lồng lộn khiến mọi người túa vẹt ra hai bên tránh chỗ. Gã vô lại ngật ngưỡng trên xe, chửi thề: “Thằng tồi! Cứ nghĩ mày là bạn thân, biết thế tao giấu mẹ chuyện này. Phí công tao bao ăn nhậu!” và phun ra bãi nước bọt bầy nhầy máu. Trong góc quán, vị khách cuối cùng lồm cồm bò dậy, vừa vuốt nước sốt dây lớp nhớp trên gương mặt gầy vừa cay đắng nhìn theo, thở dài triền miên...
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Học Lái Xe
[Truyện Ma] Tiếng gào trong đêm ...
AIO media player - Bộ công cụ cải thiện chất lượng âm thanh
Unique HI Tek Icons
CyberLink Make Disc 3.2028 - Tạo DVD từ các video và file ảnh ưa thích
Share Code Omssivietnam.com
Share code rao vặt chocaobang.net
Bộ chuyện cổ tích và ca dao cho bé
VMWare ThinApp 4.0.2.3089 - Tự tạo chưa trình bỏ túi Portable nhanh chóng
Chặng đường phát triển của Ramboo lùn
tác giả : Vũ Đình Giang
thể loại : truyện ngắn
trích: Vũ trụ câm
1
Mới vào năm nhất, Liu đã bị tống cổ khỏi trường mỹ thuật vì trong một tháng liên tục lập được hai “quái tích”. “Quái tích” thứ nhất là uống rượu say, phóng xe máy bay vèo qua cổng trường mà không chờ bấm thẻ; khi bảo vệ phản đối, Liu nổi cơn điên đập vỡ ô cửa kính trên phòng hội trường cho tay bảo vệ “biết mặt”. Tờ kiểm điểm chưa ráo mực, tiền Liu đền trường chưa kịp mua tấm kính mới thay thế thì xảy ra vụ thứ hai. Lần này nhẹ nhàng hơn, không thiệt hại tài sản của ai nhưng là một sự sỉ nhục đỉnh cao vào vai trò của ông thầy: Liu xé bài tập trước mặt giáo viên vì không chịu được điểm 3 cho bài hình họa lệch lạc về giải phẫu. Ông thầy phẫn uất, thở nấc ra từng tiếng, máu nóng dồn ấp ứ trên gương mặt vốn đã đỏ lựng. Kết luận: không tôn trọng giáo viên, thiếu hụt nhân cách trầm trọng để làm một nghệ sĩ tương lai. Kết quả: đuổi học!
Càng tốt!” – Liu nhếch mép cười. Nụ cười đểu cực! Lại còn diễn nốt vai võ biền: “Đáng lẽ tao nên khuyến mãi một đấm vào mõm của gã thầy thì mới hả dạ!”. Mọi người lắc đầu. Thế này thì quá đáng thật. Thằng bạn thân duy nhất của Liu nhấp nhổm ngồi trên yên sau xe nghẹn thở, nghĩ nát óc tìm lý do tụt xuống vì mũi đã ngửi rõ mùi man rợ. Đến trước quán cà phê quen, nơi tụ tập thường xuyên của đám sinh viên vừa nghèo vừa lười, thằng bạn thân cương quyết tụt xuống. Thở hào hển vì “thoát nạn”. Điều đó có nghĩa là y đã chính thức ngầm tuyên bố “say goodbye!”.
Một vài đứa trong quán hấp háy mắt nhìn ra, thấy Liu nghênh ngang trên xe, tự dưng chợt nhận ra cái nhãn “du côn” ai phủ mờ trước mặt, đành ngoảnh đi hướng khác. Liu điên tiết siết tay ga, khối kim loại lồng lộn rú lên một tiếng xé rách bầu trời rồi vọt thẳng. Khói khét bay quẩn nơi cửa quán rất lâu mới chịu tan. Kể từ đó, Liu cũng biến!
2.
Nhưng “biến” chưa được bao lâu, Liu “hiện” lại. Lần này ra vẻ rất “trưởng thành” với áo sơ mi trắng và tóc đã tẩy thuốc nhuộm để trở về màu đen nguyên thủy. Liu quyết tâm chờ đợi thằng bạn thân. Lúc ấy mới hơn 8 giờ sáng, lũ sinh viên còn dật dựa “đắm đuối hút chích” cho hết một “cữ” cà phê, chờ ngấm “liều” rồi mới lục tục kéo về trường vẽ bài. Thằng bạn thân vừa lững thững đi tới, phát hiện ra Liu bèn khựng lại, một chân đã đặt nơi bậu cửa. Có vẻ như y đang lưỡng lự so sánh, rằng giữa hương cà phê thơm lừng quyến dụ kia và cuộc gặp gỡ bất ngờ với thằng bạn du côn, bên nào rồi sẽ chiến thắng?
Tợp nốt ngụm Lipton (Liu đã thay đổi thói quen bằng cách uống Lipton từ bao giờ vậy nhỉ?), Liu trách nhẹ nhàng: “Ngồi xuống đi! Mọi người tránh tao như tránh hủi, cả mày cũng thế ư?”. Thằng bạn chống chế: “Ờ... ờ..., dạo này sắp thi học kỳ, bận lắm. Tao còn phải đi làm thêm. Sơn dầu tự dưng lên giá vì hút hàng. Thế nên tao cũng...”. “... Cũng tởm mày rồi – Liu cướp lời, đột nhiên cười hơ hớ – thì mày nói mẹ ra như vậy đi, quanh co tốn thì giờ”. Thằng bạn ngọ nguậy trên ghế, nhận ra cái mùi man rợ quen thuộc. Tình thế tiến thoái lưỡng nan. Thì ra Liu vẫn là Liu, thay “vỏ” chứ chưa bỏ “ruột”. Nhận ra mình hơi thiếu kiềm chế, Liu đổi giọng từ tốn: “Thật ra tao buồn lắm, ông bô mắng suốt. Bà bô thì vẫn thương, cứ dấm dúi chút tiền. Bây giờ không có bạn, tao biết nhậu nhẹt đập phá với ai nữa chứ? Tao định...”. “Mày định cái gì?” – thằng bạn lộ vẻ tò mò. “Tao muốn đi học lại, điều đó thật không dễ chút nào”. Nói xong câu khó khăn, Liu hơi ngã người ra sau, thở ra một tràng dài thiếu kiểm soát, mắt đăm chiêu nhìn xuống chân. Mười chín tuổi, trông mặt Liu vẫn còn “tròn trịa” lắm. Nhà giàu, con trai một, vừa xong bậc phổ thông, gia đình đã chạy cho Liu một suất đi nước ngoài nhưng cuối cùng gãy đổ vì Liu gục ngã trong kỳ sát hạch ngoại ngữ. Liu không phải là đứa tồi về năng khiếu, vì từng mài rách đũng quần 9 năm trong lớp vẽ của nhà văn hóa trung tâm, nhưng Liu lập bàn thờ cho cái “tôi” quá sớm. Suốt một năm đi học, bạn bè chỉ nghe Liu chỉ trích cách dạy của giảng viên này, phỉ báng tài năng của giảng viên kia. Không đồng ý cách chấm điểm của giảng viên nào là Liu xé bài. Thường thì chuyện đó chỉ bạn bè trong lớp biết, vì Liu vuốt mặt vẫn còn nể mũi. Bài xé rồi, Liu gom đống nát vụn ấy vào một góc lớp. Hoặc, hứng chí lên, Liu lấy từng mảnh đem dán nơi này nơi kia một ít. Riêng phòng hiệu trưởng, Liu “chọn lọc” cho vài mảnh tập trung vào “vùng nhạy cảm” của người mẫu. Vài trò diễn của Liu, bạn bè thấy cũng hay hay. Bài Liu - Liu xé, thân Liu - Liu phá, có tổn thương đến ai đâu mà ngăn mà cấm?
Nhưng sự đời, hễ không ngăn không cấm thì người ta đi quá đà. Bằng chứng là tụ tập cà phê mãi cũng chán, Liu tìm đến rượu để hâm nóng “cảm hứng”. Mỗi lần là đà say, Liu lại diễn vài trò cay độc. Cứ thế liều lượng tăng dần, tăng dần..., rồi cuối cùng chính Liu đã bị bản năng dẫn dắt và làm hại.
Ngày bị tống cổ ra khỏi trường, Liu đi đâu? Ít ai đặt ra câu hỏi đó. Một đứa nói, giọng mai mỉa: “Ối, nhà nó giàu. Khéo chừng nó thành danh sớm cũng nên”. Đứa nọ thở dài: “Theo cái nghề này, phù du lắm. Ai đoán tương lai vận mệnh là thế nào. Nghỉ học đi làm chuyện khác, biết đâu...”. Nhưng vẫn có người khăng khăng một cách “chân lý”: “Cái gì cũng phải qua đào tạo trường lớp. Phải chi đi làm ca sĩ thời trang, còn hy vọng đem đống tiền vung ra mà mua tí danh ảo... Chứ cái nghề họa này, không có tài năng thì chẳng cơm cháo gì. Cố lắm chỉ làm anh thợchép”. Người bạn thân “trước đây” của Liu đứng kế bên nghe, bỗng dưng cay cay sống mũi. Cuộc đời tan rồi hợp, buồn rồi vui. Hôm nay mình đứng trong lớp học nhỏ bé này, vẽ say mê những bức tranh đầy những màu sắc, chịu lời khen tiếng chê từ các vị thầy và đám đồng môn; nhưng nếu ngày mai mình bước chân ra khỏi trường, mình phải tự quản lý cuộc đời mình, tự phải “vẽ” ra cho mình một con đường để đi; mà cái con đường đó, nó đa sắc hay đơn sắc, nó mông lung hay cụ thể cũng còn tùy, ai mà biết hết được mọi chuyện? Liu bị tống ra khỏi trường năm mười chín tuổi, Liu đập phá - Liu chửi bới - Liu du côn, nhưng bao năm nữa Liu sẽ làm gì?
Liu sẽ làm gì? Thảng hoặc trong lòng người bạn thân có dấy lên câu hỏi đó, rồi thôi. Xen giữa những đợt đi thực tế kéo dài và những tối ngồi cong lưng hình dấu hỏi trong xưởng chép tranh để tỉ mẩn chép lại những bức danh họa nổi tiếng thế giới, là những sáng ngồi ủ dột trong quán cà phê. Khói thuốc lá bay vòng vèo quanh những chiếc ghế tựa thấp tè. Những sáng mùa mưa ảm đạm, các bức tường màu xám tro tỏa ra hơi lạnh ướt át. Đám rêu hèn mọn cố chen lấn nhau giành một diện tích bé tí nơi gờ tường. Cô gái phục vụ hay vận chiếc áo màu cam đất, có thói quen xấu là hất những tách cà phê uống dở của khách vào đám rêu, khiến cho chúng xám xịt như đã chết rồi. Cái quán nhỏ hèn kém này bao năm qua vẫn thế, những thanh chắn bằng gỗ cứ đen xỉn lại chừng như sắp mục ruỗng hết cả. Vậy mà nó vẫn hồ hởi đón nhận hàng trăm gương mặt của nhiều khóa học được xếp vào hàng “nghệ sĩ tương lai” – những nghệ sĩ vừa chớm nở tí danh hoặc hứa hẹn sẽ có danh hoặc vĩnh viễn không bao giờ chạm đến từ danh; những kẻ có chiều hướng thực dụng hay lãng mạn hay buộc phải sống kiếp bụi đời trôi nổi nơi đô thị nhao nhác vì không chịu nổi cái ghế ọp ẹp và cổ lỗ ở phòng văn hóa thông tin huyện; nói tóm lại là những kẻ “ăn bám vào sắc màu”! Có người thành công rồi sợ hãi không một lần trở lại quán nghèo, có tay đã ra trường ba năm vẫn chịu khó mỗi sáng phi xe máy hơn nửa giờ tới đây chỉ để ngửi cốc cà phê giá ba nghìn, không phải vì túng tiền mà vì trót nghiện không khí bẩn chật, và vì hy vọng kiếm ra một kẻ trong dăm đứa đàn em tóc tai bùi xùi chịu ngồi nghe mình nói những câu chuyện nhảm nhí.
Tợp hết ngụm nước nâu loãng toẹt, người bạn thân ngậm ngùi đứng lên. Ta và Liu rồi sẽ là ai trong số đó chừng bao năm nữa? Lại thở dài
3.
Cứ gì phải đợi đến bao năm? Vì chỉ năm sau Liu đã đến. Liu đến vào một ngày thiếu nắng, da trời nhợt nhạt như người bị sốt rét kinh niên. Đến bằng một cái tin được giật hàng tít đậm trên trang nhất của tờ nhật báo. Tin rằng: “Một họa sĩ trẻ đoạt giải thưởng mỹ thuật do sự tài trợ của tập đoàn...”. Lũ bạn hạ tờ nhật báo xuống, không dám đọc tiếp, sợ rằng cơn phẫn uất cháy bùng sẽ xé tan nó ra thành bụi. Mà lỡ tay xé rồi thì lấy gì đọc tiếp cho tường tận cái tin giật gân chết người kia? Khủng khiếp quá. Cái gã vô lại và thất học ấy sao nó lại chễm chệ trên bục chiến thắng nhỉ? Không thể thế được. Nhưng kìa, nó đang toe toét cười trong niềm kiêu hãnh tuyệt đối. Cái ảnh bé thôi, nhưng sao cảm giác nụ cười quá rộng, rộng đến phát ghen. Như thể nó đang cười nhạo vào bạn bè, cười nhạo cả nền học vấn “hàn lâm”, cười nhạo gã thầy sổ toẹt vào bài nó những con điểm 3 khum khum các đường cong bế tắc.
Người bạn thân bình tĩnh đọc nốt cái tin rồi quyết định lẩn ra trạm điện thoại gọi về nhà Liu. Tâm trạng khá phân vân, thực lòng anh ta không thể phân tích cụ thể mình gọi cho Liu để làm gì. Chúc mừng ư? Điều tra sự kiện cho thỏa trí tò mò ư? Đang cố gắng sắp xếp những suy nghĩ rối rắm chạy sượt qua đầu, thì rất may, giọng đàn bà trung niên cất lên bên kia đầu dây: “Liu không có nhà. Cháu có nhắn lại điều gì không?”. Người bạn ấp úng, cảm giác hối hận nếu như tiết lộ danh tánh, đành truy cập gien thông minh đột xuất: “Dạ..., bác cứ bảo là có một người bạn cùng trường”. “Ờ... ờ..., để bác nhắn cho” – giọng trung niên vẫn sốt sắng. Người bạn thân gác điện thoại, lòng nhẹ hẫng!
Ấy thế mà đêm đó, khi người bạn trở về ký túc sau những giờ còng lưng hình dấu hỏi trong xưởng chép tranh, bỗng thấy Liu nghiêm túc đứng đợi trước cổng tự khi nào. Liu gác tay lên vai bạn, giọng chân thành đến nỗi nếu là kẻ đa nghi nghe được sẽ cho rằng Liu đang diễn kịch: “Đi nhậu với tao đêm nay được không, hở bạn thân
Đành phải đi thôi, dù lúc đó cơ thể “bạn thân” đã mệt nhoài. Trong cơn say chống chếch, Liu hỏi: “Trưa nay mày gọi, đúng không?”. “Sao mày biết? Tao đâu nói tên, dù phụ huynhcủa mày có tra hỏi kỹ?”. Liu hất cốc bia thừa xuống đất, cười tinh ranh: “Tao đoán. Vì chỉ có mày mới gọi cho tao thôi. Tao biết mày cũng không ưa tao lắm, nhưng dù gì cũng từng chơi thân. Mày hiểu tao mà..., đúng không?”.
Hai đứa đột nhiên gục đầu xuống bàn. Rất lâu rồi họ mới gặp lại nhau. Bây giờ thì tình thế đã khác. Kẻ hiền lành vẫn nghèo và vẫn vô danh. Còn kẻ lưu manh đã giàu lại đang nổi tiếng. Sự đời quả thật trớ trêu. Nghĩ đến đây, người bạn tủi thân suýt đánh rơi chiếc đũa đang gắp dở món gỏi cá chép. Tuy nhiên, đã có tí hơi men nên khoảng cách giữa họ thu lại ngắn tủn, và câu chuyện vì thế được bôi trơn nhờ bọt bia. Người bạn thân bắt đầu hỏi rõ Liu về những năm tháng “rèn luyện tài năng” ở nhà sau khi buộc phải rời trường, và muốn biết nhiều hơn về giải thưởng lớn lao mà Liu vinh dự đoạt được. Liu bỗng dưng bật cười hô hố: “Ôi bạn thân, sao bạn vẫn khờ lâu như thế chứ? Bạn vẫn cho rằng gã Liu này đã vẽ bức tranh ấy ư?”. Kẻ đối diện ngẩng phắt đầu lên, mắt tròng trắng chiến thắng tròng đen, mồm biến thành cái hố sâu hun hút dị dạng: “Liu, mày nói vậy có nghĩa là...?”. Liu khoát tay bất cần, giọng huỵch toẹt: “Thuê tất! Giá tao trả cho tác giả thật đắt gấp hai lần tiền thưởng. Hợp đồng rõ ràng nhé. Nếu thắng giải – bất cứ giải gì – thì tao mới chung tiền. Gần chục nghìn đô chứ ít gì? Hề hề..., may mà có giải, tao cũng không ngờ giải cao. Thế mày không biết thể lệ à? Cuộc thi này là dành cho đám nhóc tì dưới ba mươi tuổi. Ông ta trót già hơn cái ngưỡng ấy. Ông ta vừa có tài nhưng cũng vừa biết nghiện mùi tiền, còn tao thì cần danh. Trao đổi sòng phẳng! Lợi cả đôi đàng, tốt quá đi chứ?”.
Bốp!”, sau tiếng động đanh gọn là tiếng thủy tinh rơi lào xào. Loáng thoáng câu chửi gằn: “Mày vẫn là thằng vô lại! Tao tởm mày!”. Tay phục vụ đang ngủ gật vừa kịp lấy ngón tay trỏ chống mí mắt lên định thần nhìn kỹ thì thấy nơi góc quán, hai cái bóng đang quần nhau kịch liệt. Mì sợi, rau cải, bọt bia và hải sản tung bay đến rối cả mắt. Người ngợm hai thực khách đỏ nhòe đỏ nhoẹt, không biết vì dính tương ớt hay vì đổ máu? Đồng hồ treo tường vô duyên đánh keng, ba cây kim đồng loạt chĩa thẳng lên trời. Thậm thụt bóng dân phòng quơ gậy nơi cửa quán. Mụ chủ xăng xái chạy ào ra, dúi vào anh chàng đi đầu có vẻ mặt bặm trợn nhất một nắm tiền lẫn lộn những tờ xanh đỏ, cười giả lả: “Tôi biết đêm hôm khuya khoắt... Nhưng mà, quán nhậu mà mấy chú. Bao giờ chẳng có đánh nhau? Thôi thì cứ gọi là thông cảm, nhé!”.
Khối kim loại rú lên lồng lộn khiến mọi người túa vẹt ra hai bên tránh chỗ. Gã vô lại ngật ngưỡng trên xe, chửi thề: “Thằng tồi! Cứ nghĩ mày là bạn thân, biết thế tao giấu mẹ chuyện này. Phí công tao bao ăn nhậu!” và phun ra bãi nước bọt bầy nhầy máu. Trong góc quán, vị khách cuối cùng lồm cồm bò dậy, vừa vuốt nước sốt dây lớp nhớp trên gương mặt gầy vừa cay đắng nhìn theo, thở dài triền miên...
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.