Công thần số một của Microsoft
[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Khi nhắc tới Tập đoàn Microsoft, ai cũng sẽ nghĩ tới Chủ tịch Bill Gates và những thành công đã đạt được.
Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Giám đốc điều hành đầy tài năng Steve Ballmer và những đóng góp quan trọng của ông cho sự phát triển của Microsoft. Không nổi tiếng và có được khối tài sản lớn như Bill Gates nhưng những gì mà Steve Ballmer đã làm được luôn khẳng định vị trí nhà quản lý không thể thay thế của mình trong gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển của Tập đoàn Microsoft.
Trở thành thành viên Microsoft từ những năm đầu thập niên 80, cùng với thời gian và những nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân, Steve Ballmer liên tục được giao nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng của tập đoàn Microsoft.
Cho dù ở thời điểm nào, vị trí nào, Steve Ballmer cũng có được những bước đi chiến lược góp phần đưa Microsoft từ một công ty bình thường lên vị trí một tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới. Từ những thành công to lớn đó, năm 2000, sau hơn 20 năm “đồng cam cộng khổ” cùng Microsoft, Steve Ballmer đã chính thức tiến tới ngôi vị giám đốc điều hành (COE) của tập đoàn.
Người mang hai dòng máu Thụy Sỹ và Do Thái
Steve Ballmer tên đầy đủ là Steven Anthony Ballmer, ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1956 tại một thành phố nhỏ Detroit, bang Michigan- Mỹ trong một gia đình có hai anh em.
Mặc dù được sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ nhưng Steve Ballmer không phải là người Mỹ gốc. Bố của Steve Ballmer, ông Frederick Ballmer là người gốc Thuỵ Sỹ di cư sang Mỹ sinh sống và lập nghiệp, ông làm người phiên dịch và sau đó là giám đốc quản lý hạng trung bình cho một chi nhánh của Công ty Ford gần nhà trong thời gian gần 30 năm.
Mẹ của Steve Ballmer là người Nga gốc Do Thái, cũng được sinh ra trong một gia đình chuyên kinh doanh xe hơi gần Detroit. Nhờ nền tảng gia đình vững chắc đó, ngay từ nhỏ, Steve Ballmer và em gái đã được sống một cuộc sống đầy đủ về vật chất tại khu phố Farmington Hills, gần Detroit.
Nhờ được thừa hưởng một phần tố chất kinh doanh của bố và khả năng ưu việt của người Do Thái từ người mẹ mà ngay từ nhỏ, Steve Ballmer đã bộc lộ những tố chất thông minh hơn những đứa trẻ khác. Khi còn học trung học tại trường Detroit Country Day School, ngoài vị trí là một học sinh toàn diện và đứng đầu lớp, Steve Ballmer còn thể hiện khả năng đặc biệt và sự say mê đối với bộ môn toán học.
Được lựa chọn tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi toán, Steve Ballmer đã từng đạt kỷ lục môn toán với số điểm 800. Khi tốt nghiệp trung học, hầu như điểm các môn học của Steve Ballmer đều đạt trung bình gần như tuyệt đối 4,0.
Ngoài bảng thành tích học tập, Steve Ballmer còn được bạn bè biết đến với khả năng thủ lĩnh trong đội bóng rổ, bóng đá của trường và tham gia sinh hoạt tại nhiều câu lạc bộ khác nhau. Năm 1973, Steve Ballmer tốt nghiệp trung học và được nhận học bổng vào học tại trường Đại học Harvard.
Tại Đại học Harvard danh giá với môi trường học tập thuận lợi, tài năng và những tố chất của Steve Ballmer tiếp tục được phát huy một cách mạnh mẽ. Vẫn xuất sắc trong môn toán, đứng đầu đội bóng của trường, Steve Ballmer còn kiếm công việc làm thêm tại tờ báo Harvard Crimson và tờ tạp chí của trường để mở rộng kiến thức và có được những khoản thu nhập thêm.
Những bài viết của Steve Ballmer lại một lần nữa khẳng định tố chất “đa tài” của Steve Ballmer, các trang báo do Steve Ballmer đảm nhiệm không phải chỉ đơn thuần về kỹ thuật hay toán học mà còn cả về lĩnh vực văn học.
Cũng trong những năm đầu tiên tại trường Đại học Harvard , Steve Ballmer đã tình cờ gặp người bạn cùng lớp là Bill Gates, hai người đã trở thành những người bạn khá thân và thường xuyên trò chuyện trao đổi cho tới khi Bill Gates ra thành lập công ty riêng, bước vào sự nghiệp kinh doanh.
Chiến lược gia của Microsoft
Năm 1977, sau 4 năm học tại Harvard University, Steve Ballmer tốt nghiệp chương trình cử nhân kinh tế và toán học , bắt đầu xin vào làm việc tại Công ty Procter & Gamble Co. Được sắp xếp vào vị trí trợ lý giám đốc điều hành sản xuất, Steve Ballmer từng bước tiếp cận và nhanh chóng hoà nhập được với môi trường kinh doanh của công ty.
Vốn là một người cầu tiến nên mặc dù công việc tại Procter & Gamble Co khá bận rộn, Steve Ballmer vẫn tranh thủ thời gian vừa làm việc tại công ty, vừa thi vào học chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh MBA tại trường Đại học Stanford. Trải qua 2 năm cố gắng vừa học vừa làm, Steve Ballmer đã tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu.
Đây cũng là thời điểm Bill Gates đang cố gắng tạo dựng chỗ đứng cho Microsoft trên thị trường công nghệ thông tin, do đó rất cần tuyển những nhân tài về quản lý. Đã từng biết tới tài năng của Steve Ballmer từ thời sinh viên, Bill Gates đã mời Steve Ballmer về làm nhân viên quản lý kinh doanh đầu tiên cho công ty của mình năm 1980.
Thời gian đầu về làm việc tại Microsoft, Steve Ballmer đã được Bill Gates giao cho trọng trách thực hiện chương trình tăng cường kỷ luật trong công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện các hình thức phục vụ và thu hút khách hàng.
Nhanh chóng nghiên cứu và nắm rõ tình hình thực tế của Microsoft, Steve Ballmer đã quyết định đi từ bước cải tổ môi trường làm việc trong công ty, vì ông cho rằng đó sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề chấp hành kỷ luật lao động, ý thức và trách nhiệm phục vụ khách hàng của nhân viên.
Song song với đó, Steve Ballmer tiếp tục nghiên cứu và tiến hành các chương trình nghiên cứu nhu cầu ngày càng đa dạng của nguời tiêu dùng trên thị trường để kịp thời điều chỉnh các loại sản phẩm công nghệ cao của Microsoft. Bằng những tính toán hợp lý đó, Steve Ballmer đã giúp Microsoft thành công trong chiến lược thu hút khách hàng ngay trong những năm đầu.
Với tốc độ phát triển nhanh tới chóng mặt, công nghệ thông tin đã trở thành một trong những thị trường có cường độ cạnh tranh rất lớn trong đó có nhiều đối thủ mạnh như IBM, nếu Microsoft không mở rộng được tầm ảnh hưởng thì sẽ khó có thể đứng vững được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Thêm vào đó, lĩnh vực thương mại và dịch vụ của thế giới cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các loại hình doanh nghiệp cũng bắt đầu bước vào giai đoạn chạy đua nước rút nên nhu cầu sử dụng tới các loại thiết bị công nghệ thông tin là điều tất yếu.
Thấy được điều này, Steve Ballmer đã không ngần ngại thực hiện chiến dịch thu hút nhân tài cho Microsoft để sau đó cử họ tới những doanh nghiệp đang hỗ trợ những khó khăn về công nghệ thông tin trên phạm vi nhiều quốc gia. Nhờ đó, Microsoft vừa nâng cao được chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm vừa mở rộng thêm được quan hệ với các đối tác.
Bước vào thời kỳ toàn cầu hoá, các chiến lược nghiên cứu và sáng chế những loại phần mềm phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp đã trở thành mục tiêu quan tâm hàng đầu của Steve Ballmer. Số lượng các doanh nghiệp hạng trung mọc lên như nấm trên thị trường các nước trong và ngoài khu vực, nhu cầu sử dụng các loại phần mềm chương trình liên kết và quản lý nhân viên, tìm kiếm đối tác, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng... cực lớn.
Do đó, nếu hướng Microsoft vào nghiên cứu các loại phần mềm này sẽ nắm chắc thành công. Thông qua những bước nghiên cứu đã được Steve Ballmer tiến hành một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, chỉ không lâu sau đó thế hệ phần mềm Microsoft Windows Server, Microsoft Exchange Server, Microsoft Operations Manager Workgroup Edition dành cho chương trình thúc đẩy kinh doanh của các doanh nghiệp đã được tung ra thị trường.
Với tham vọng giành trọn ưu thế trên thị trường, Steve Ballmer tiếp tục đẩy mạnh thử nghiệm và đưa vào ứng dụng một loạt chương trình phần mềm kinh doanh như: phần mềm giải pháp kinh doanh Dynamics đã được cải tiến giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối các hoạt động đặc thù, xử lý các loại văn bản báo cáo của nhân viên, hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ nhân viên và thư ký; phần mềm Microsoft SharePoint và Microsoft SQL Server 2005 giúp lãnh đạo công ty có thể giám sát toàn diện các hoạt động của các bộ phận của doanh nghiệp chỉ cần thông qua màn hình computer; Microsoft Windows Mobile, Microsoft Visual Studio, Microsoft SQL Server và Microsoft.NET cho phép mọi thành viên trong công ty dù ở bộ phận nào cũng có thể liên hệ được với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện…
Hoàn thành những loại phần mềm ưu việt này, Steve Ballmer đã thiết lập được quan hệ cho Microsoft với 640.000 đối tác trên khắp thế giới.
Trở thành tỷ phú, không nhất thiết phải là ông chủ
Luôn đồng hành cùng Microsoft trong bất cứ hoàn cảnh nào, để có thể mang lại được những thành công cho tập đoàn, Steve Ballmer đã từng phải chịu không ít những sức ép và lời chỉ trích nhằm vào mình.
Đáng kể nhất như vụ kiện về bản quyền trang Web Java của Sun Microsystems kéo dài từ năm 1995 tới năm 2001; vụ kiện của 18 bang ở Mỹ đối với Microsoft do lạm dụng bất hợp pháp các chương trình độc quyền; vụ Cộng đồng châu Âu kiện Microsoft về độc quyền Media Player...
Tuy nhiên, bằng bộ óc tài năng và bản lĩnh phi thường của mình, Steve Ballmer đã cùng với Chủ tịch Tập đoàn Bill Gates trụ vững trong những giai đoạn khó khăn nhất và từng bước giải quyết ổn thoả những khó khăn của Microsoft.
Trên cương vị là một nhà điều hành các công việc kinh doanh và chiến lược thu hút khách hàng phục vụ cho sự phát triển của Microsoft, Steve Ballmer là nhà quản lý luôn được mọi người biết đến với cá tính mềm dẻo nhưng vô cùng quyết đoán trong công việc. Tất cả khách hàng có cơ hội được tiếp xúc đều có chung một nhận xét Steve Ballmer là một người hài hước, hoà đồng, thật thà, năng động và đam mê công việc.
Tuy nhiên, trong các chiến lược kinh doanh của công ty, Steve Ballmer lại thực sự là một người cương nghị, mạnh mẽ dám nghĩ và dám làm, bất cứ một chương trình nào đã được đưa ra ông đều quyết tâm thực hiện cho đến cùng và không bao giờ bỏ dở giữa chừng.
Đối với các đối thủ cạnh tranh, Steve Ballmer vừa là một chiến lược gia vừa mưu lược vừa quyết liệt, không khoan nhượng. Có lẽ vì thế mà trong cuộc chạy đua trên thị trường công nghệ thông tin giữa các “đại gia”, Steve Ballmer đã hùng hồn tuyên bố “sẽ bóp chết Google”.
Sau hơn 20 năm gắn bó với Microsoft, ngoài việc trở thành trụ cột không thể thay thế của Microsoft, Steve Ballmer cũng là một trong những người có số tài sản lớn nhất thế giới. Từ những ngày đầu gia nhập Microsoft, Steve Ballmer đã bỏ ra khoản tiền cá nhân đầu tư vào mua cổ phiếu của Microsoft. Theo thời gian, Microsoft đã trở thành một thế lực hùng mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới, số tài sản của Steve Ballmer cũng đã đạt con số 15 tỷ USD.
Không ai khác, chính Steve Ballmer là một doanh nhân đặc biệt khi trở thành tỷ phú có số tài sản lớn thứ 24 trên thế giới mà không phải là ông chủ hay người thành lập tập đoàn.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Truyền thuyết về trái Đào
Share Forum VBB 3.8.1 Hack MOD + Database Full
Ebook hướng dẫn bẻ khóa
Tém hơi không, tém hơi, tém hơi
Phân phối thùng phuy uy tín
không cầu mong cho rieng mình
[T.Cổ Tích] - Sự Tích Chim Quốc
Ingvar Kamprad: Chú bé bán diêm trở thành tỷ phú
[English Study] - [Longman] Activate! B1 DVD
Xưa nay đều thế
Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Giám đốc điều hành đầy tài năng Steve Ballmer và những đóng góp quan trọng của ông cho sự phát triển của Microsoft. Không nổi tiếng và có được khối tài sản lớn như Bill Gates nhưng những gì mà Steve Ballmer đã làm được luôn khẳng định vị trí nhà quản lý không thể thay thế của mình trong gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển của Tập đoàn Microsoft.
Trở thành thành viên Microsoft từ những năm đầu thập niên 80, cùng với thời gian và những nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân, Steve Ballmer liên tục được giao nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng của tập đoàn Microsoft.
Cho dù ở thời điểm nào, vị trí nào, Steve Ballmer cũng có được những bước đi chiến lược góp phần đưa Microsoft từ một công ty bình thường lên vị trí một tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới. Từ những thành công to lớn đó, năm 2000, sau hơn 20 năm “đồng cam cộng khổ” cùng Microsoft, Steve Ballmer đã chính thức tiến tới ngôi vị giám đốc điều hành (COE) của tập đoàn.
Người mang hai dòng máu Thụy Sỹ và Do Thái
Steve Ballmer tên đầy đủ là Steven Anthony Ballmer, ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1956 tại một thành phố nhỏ Detroit, bang Michigan- Mỹ trong một gia đình có hai anh em.
Mặc dù được sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ nhưng Steve Ballmer không phải là người Mỹ gốc. Bố của Steve Ballmer, ông Frederick Ballmer là người gốc Thuỵ Sỹ di cư sang Mỹ sinh sống và lập nghiệp, ông làm người phiên dịch và sau đó là giám đốc quản lý hạng trung bình cho một chi nhánh của Công ty Ford gần nhà trong thời gian gần 30 năm.
Mẹ của Steve Ballmer là người Nga gốc Do Thái, cũng được sinh ra trong một gia đình chuyên kinh doanh xe hơi gần Detroit. Nhờ nền tảng gia đình vững chắc đó, ngay từ nhỏ, Steve Ballmer và em gái đã được sống một cuộc sống đầy đủ về vật chất tại khu phố Farmington Hills, gần Detroit.
Nhờ được thừa hưởng một phần tố chất kinh doanh của bố và khả năng ưu việt của người Do Thái từ người mẹ mà ngay từ nhỏ, Steve Ballmer đã bộc lộ những tố chất thông minh hơn những đứa trẻ khác. Khi còn học trung học tại trường Detroit Country Day School, ngoài vị trí là một học sinh toàn diện và đứng đầu lớp, Steve Ballmer còn thể hiện khả năng đặc biệt và sự say mê đối với bộ môn toán học.
Được lựa chọn tham gia nhiều kỳ thi học sinh giỏi toán, Steve Ballmer đã từng đạt kỷ lục môn toán với số điểm 800. Khi tốt nghiệp trung học, hầu như điểm các môn học của Steve Ballmer đều đạt trung bình gần như tuyệt đối 4,0.
Ngoài bảng thành tích học tập, Steve Ballmer còn được bạn bè biết đến với khả năng thủ lĩnh trong đội bóng rổ, bóng đá của trường và tham gia sinh hoạt tại nhiều câu lạc bộ khác nhau. Năm 1973, Steve Ballmer tốt nghiệp trung học và được nhận học bổng vào học tại trường Đại học Harvard.
Tại Đại học Harvard danh giá với môi trường học tập thuận lợi, tài năng và những tố chất của Steve Ballmer tiếp tục được phát huy một cách mạnh mẽ. Vẫn xuất sắc trong môn toán, đứng đầu đội bóng của trường, Steve Ballmer còn kiếm công việc làm thêm tại tờ báo Harvard Crimson và tờ tạp chí của trường để mở rộng kiến thức và có được những khoản thu nhập thêm.
Những bài viết của Steve Ballmer lại một lần nữa khẳng định tố chất “đa tài” của Steve Ballmer, các trang báo do Steve Ballmer đảm nhiệm không phải chỉ đơn thuần về kỹ thuật hay toán học mà còn cả về lĩnh vực văn học.
Cũng trong những năm đầu tiên tại trường Đại học Harvard , Steve Ballmer đã tình cờ gặp người bạn cùng lớp là Bill Gates, hai người đã trở thành những người bạn khá thân và thường xuyên trò chuyện trao đổi cho tới khi Bill Gates ra thành lập công ty riêng, bước vào sự nghiệp kinh doanh.
Chiến lược gia của Microsoft
Năm 1977, sau 4 năm học tại Harvard University, Steve Ballmer tốt nghiệp chương trình cử nhân kinh tế và toán học , bắt đầu xin vào làm việc tại Công ty Procter & Gamble Co. Được sắp xếp vào vị trí trợ lý giám đốc điều hành sản xuất, Steve Ballmer từng bước tiếp cận và nhanh chóng hoà nhập được với môi trường kinh doanh của công ty.
Vốn là một người cầu tiến nên mặc dù công việc tại Procter & Gamble Co khá bận rộn, Steve Ballmer vẫn tranh thủ thời gian vừa làm việc tại công ty, vừa thi vào học chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh MBA tại trường Đại học Stanford. Trải qua 2 năm cố gắng vừa học vừa làm, Steve Ballmer đã tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu.
Đây cũng là thời điểm Bill Gates đang cố gắng tạo dựng chỗ đứng cho Microsoft trên thị trường công nghệ thông tin, do đó rất cần tuyển những nhân tài về quản lý. Đã từng biết tới tài năng của Steve Ballmer từ thời sinh viên, Bill Gates đã mời Steve Ballmer về làm nhân viên quản lý kinh doanh đầu tiên cho công ty của mình năm 1980.
Thời gian đầu về làm việc tại Microsoft, Steve Ballmer đã được Bill Gates giao cho trọng trách thực hiện chương trình tăng cường kỷ luật trong công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện các hình thức phục vụ và thu hút khách hàng.
Nhanh chóng nghiên cứu và nắm rõ tình hình thực tế của Microsoft, Steve Ballmer đã quyết định đi từ bước cải tổ môi trường làm việc trong công ty, vì ông cho rằng đó sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề chấp hành kỷ luật lao động, ý thức và trách nhiệm phục vụ khách hàng của nhân viên.
Song song với đó, Steve Ballmer tiếp tục nghiên cứu và tiến hành các chương trình nghiên cứu nhu cầu ngày càng đa dạng của nguời tiêu dùng trên thị trường để kịp thời điều chỉnh các loại sản phẩm công nghệ cao của Microsoft. Bằng những tính toán hợp lý đó, Steve Ballmer đã giúp Microsoft thành công trong chiến lược thu hút khách hàng ngay trong những năm đầu.
Với tốc độ phát triển nhanh tới chóng mặt, công nghệ thông tin đã trở thành một trong những thị trường có cường độ cạnh tranh rất lớn trong đó có nhiều đối thủ mạnh như IBM, nếu Microsoft không mở rộng được tầm ảnh hưởng thì sẽ khó có thể đứng vững được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Thêm vào đó, lĩnh vực thương mại và dịch vụ của thế giới cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh, các loại hình doanh nghiệp cũng bắt đầu bước vào giai đoạn chạy đua nước rút nên nhu cầu sử dụng tới các loại thiết bị công nghệ thông tin là điều tất yếu.
Thấy được điều này, Steve Ballmer đã không ngần ngại thực hiện chiến dịch thu hút nhân tài cho Microsoft để sau đó cử họ tới những doanh nghiệp đang hỗ trợ những khó khăn về công nghệ thông tin trên phạm vi nhiều quốc gia. Nhờ đó, Microsoft vừa nâng cao được chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm vừa mở rộng thêm được quan hệ với các đối tác.
Bước vào thời kỳ toàn cầu hoá, các chiến lược nghiên cứu và sáng chế những loại phần mềm phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp đã trở thành mục tiêu quan tâm hàng đầu của Steve Ballmer. Số lượng các doanh nghiệp hạng trung mọc lên như nấm trên thị trường các nước trong và ngoài khu vực, nhu cầu sử dụng các loại phần mềm chương trình liên kết và quản lý nhân viên, tìm kiếm đối tác, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng... cực lớn.
Do đó, nếu hướng Microsoft vào nghiên cứu các loại phần mềm này sẽ nắm chắc thành công. Thông qua những bước nghiên cứu đã được Steve Ballmer tiến hành một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, chỉ không lâu sau đó thế hệ phần mềm Microsoft Windows Server, Microsoft Exchange Server, Microsoft Operations Manager Workgroup Edition dành cho chương trình thúc đẩy kinh doanh của các doanh nghiệp đã được tung ra thị trường.
Với tham vọng giành trọn ưu thế trên thị trường, Steve Ballmer tiếp tục đẩy mạnh thử nghiệm và đưa vào ứng dụng một loạt chương trình phần mềm kinh doanh như: phần mềm giải pháp kinh doanh Dynamics đã được cải tiến giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối các hoạt động đặc thù, xử lý các loại văn bản báo cáo của nhân viên, hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ nhân viên và thư ký; phần mềm Microsoft SharePoint và Microsoft SQL Server 2005 giúp lãnh đạo công ty có thể giám sát toàn diện các hoạt động của các bộ phận của doanh nghiệp chỉ cần thông qua màn hình computer; Microsoft Windows Mobile, Microsoft Visual Studio, Microsoft SQL Server và Microsoft.NET cho phép mọi thành viên trong công ty dù ở bộ phận nào cũng có thể liên hệ được với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện…
Hoàn thành những loại phần mềm ưu việt này, Steve Ballmer đã thiết lập được quan hệ cho Microsoft với 640.000 đối tác trên khắp thế giới.
Trở thành tỷ phú, không nhất thiết phải là ông chủ
Luôn đồng hành cùng Microsoft trong bất cứ hoàn cảnh nào, để có thể mang lại được những thành công cho tập đoàn, Steve Ballmer đã từng phải chịu không ít những sức ép và lời chỉ trích nhằm vào mình.
Đáng kể nhất như vụ kiện về bản quyền trang Web Java của Sun Microsystems kéo dài từ năm 1995 tới năm 2001; vụ kiện của 18 bang ở Mỹ đối với Microsoft do lạm dụng bất hợp pháp các chương trình độc quyền; vụ Cộng đồng châu Âu kiện Microsoft về độc quyền Media Player...
Tuy nhiên, bằng bộ óc tài năng và bản lĩnh phi thường của mình, Steve Ballmer đã cùng với Chủ tịch Tập đoàn Bill Gates trụ vững trong những giai đoạn khó khăn nhất và từng bước giải quyết ổn thoả những khó khăn của Microsoft.
Trên cương vị là một nhà điều hành các công việc kinh doanh và chiến lược thu hút khách hàng phục vụ cho sự phát triển của Microsoft, Steve Ballmer là nhà quản lý luôn được mọi người biết đến với cá tính mềm dẻo nhưng vô cùng quyết đoán trong công việc. Tất cả khách hàng có cơ hội được tiếp xúc đều có chung một nhận xét Steve Ballmer là một người hài hước, hoà đồng, thật thà, năng động và đam mê công việc.
Tuy nhiên, trong các chiến lược kinh doanh của công ty, Steve Ballmer lại thực sự là một người cương nghị, mạnh mẽ dám nghĩ và dám làm, bất cứ một chương trình nào đã được đưa ra ông đều quyết tâm thực hiện cho đến cùng và không bao giờ bỏ dở giữa chừng.
Đối với các đối thủ cạnh tranh, Steve Ballmer vừa là một chiến lược gia vừa mưu lược vừa quyết liệt, không khoan nhượng. Có lẽ vì thế mà trong cuộc chạy đua trên thị trường công nghệ thông tin giữa các “đại gia”, Steve Ballmer đã hùng hồn tuyên bố “sẽ bóp chết Google”.
Sau hơn 20 năm gắn bó với Microsoft, ngoài việc trở thành trụ cột không thể thay thế của Microsoft, Steve Ballmer cũng là một trong những người có số tài sản lớn nhất thế giới. Từ những ngày đầu gia nhập Microsoft, Steve Ballmer đã bỏ ra khoản tiền cá nhân đầu tư vào mua cổ phiếu của Microsoft. Theo thời gian, Microsoft đã trở thành một thế lực hùng mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới, số tài sản của Steve Ballmer cũng đã đạt con số 15 tỷ USD.
Không ai khác, chính Steve Ballmer là một doanh nhân đặc biệt khi trở thành tỷ phú có số tài sản lớn thứ 24 trên thế giới mà không phải là ông chủ hay người thành lập tập đoàn.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.