Đóng lại!  Bạn chưa là thành viên của Blog 12B TVT. Hãy click vào đây để đăng ký làm thành viên và tham gia viết bài nhé!

Chuyện về một người thừa kế những thương hiệu quý tộc

[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Cỡ chữ: Lớn | Bình thường | Nhỏ

Cuộc đời Francois-Henri Pinault là một câu chuyện hấp dẫn.Ông sinh ra trong một trong những gia đình giàu có nhất nước Pháp, sở hữu từ nhà bán đấu giá nổi tiếng Christie, thương hiệu thời trang cao cấp Gucci tới hãng rượu vang Bordeaux danh tiếng Chateau Latour.





Mới đây, ông đính hôn với ngôi sao Hollywood Salma Hayek. Có thể thấy rõ, dòng dõi của Francois-Henri đang giúp ông trên con đường trở thành một doanh nhân lớn.

Pinault là con trai của François Pinault, người sáng lập huyền thoại của tập đoàn PPR nổi tiếng. Trước đây, tập đoàn này nguyên là một doanh nghiệp buôn bán gỗ và hiện này đang sở hữu khối tài sản khổng lồ 24,7 tỷ USD.

Dưới sự lãnh đạo của Pinault cha, PPR đã phát triển từ lĩnh vực kinh doanh khiêm tốn ban đầu sang một loạt các lĩnh vực từ bán lẻ tới các thương hiệu quý tộc như Gucci và Yves Saint Laurent.

Giờ đây, sau hai năm tiếp quản công ty này, Pinault con đang chứng tỏ mình cũng có con mắt tinh tường như cha ông.

Gần đây nhất, vào ngày 17/7 vừa qua, Francois-Henri Pinault tiến hành mua lại 62% của hãng sản xuất trang phục thể thao Puma. Mặc dù, có vẻ như Puma lạc loài giữa những thương hiệu đã có của PPR, các nhà phân tích vẫn cho rằng, thỏa thuận này giúp công ty thu hút được một thế hệ người tiêu dùng cao cấp trẻ hơn, những người mặc quần jean và đi giày đế thấp với áo khoác của Chanel.

Puma là một trong những thương hiệu trang phục thể thao đi tiên phong trong việc đột phá khỏi tốc độ tăng trưởng chậm chạp và lợi nhuận thấp trong lĩnh vực này. Hãng đã thay đổi hình ảnh của mình trở thành một người chuyển tải phong cách bằng cách hợp tác với những nhân vật nổi tiếng như nhà thiết kế Jin Sander và người mẫu Christy Turlington.

Pinault tin tưởng rằng, kinh nghiệm của PPR trong lĩnh vực bán lẻ sẽ giúp đưa Puma trở thành một ngôi sao toàn cầu. Ông cũng không loại trừ khả năng sẽ kết hợp Puma với một trong những thương hiệu cao cấp của PPR, như Gucci chẳng hạn.

Pinault cũng rất cứng rắn trong việc cải tổ lại các bộ phận của công ty do cha ông sắp đặt. Ông cắt bớt danh mục đầu tư bán lẻ của công ty bằng cách bán lại thương hiệu bán lẻ Printemps của hãng ở Paris, một bộ phận trong tên gọi ban đầu của PPR là Pinault-Printemps-Redoute.

Ông cũng không chịu lùi bước khi nhà thiết kế của Gucci là Tom Ford và giám đốc của bộ phận này là Domenico de Sole dọa thôi việc do bất đồng. Khi hai người này rời PPR khiến cả làng thời trang bị sốc, Pinault đã quyết định không thuê một tên tuổi lớn khác mà thay vào đó, ông chuyển giao công việc cho nhóm các nhà thiết kế trẻ của Gucci, do Frida Giannini đứng đầu.

Kết quả là, trong nhiều mùa qua, nhóm thiết kế này đã tung ra những bộ sưu tập và đồ phụ kiện thời trang được đánh giá cao, giúp doanh số và lợi nhuận của Gucci tăng trưởng mạnh mẽ hơn bất kỳ thời kỳ nào khi Tom Ford còn là nhà thiết kế chính của hãng.

Điều đó không có nghĩa là Pinault không phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn trong thế giới của đồ da mềm, trang sức nạm kim cương và những tấm áo choàng có giá 10.000 USD này.

PPR vẫn là hãng thương hiệu quý tộc đứng thứ 3 trên thế giới, với doanh số 4,9 tỷ USD từ các thương hiệu hạng sang của hãng (tương đương 20% tổng doanh thu của hãng.)

Tuy vậy, con số này còn rất khiêm tốn so với 21 tỷ USD của LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton ở Paris, hãng sở hữu thương hiệu Louis Vuitton, và 6,6 tỷ USD của hãng Richemont của Thụy Sỹ, công ty sở hữu thương hiệu trang sức Cartier.

Và tỷ suất lợi nhuận 16% của bộ phận thương hiệu cao cấp của PPR vẫn còn thua xa mức trên 40% của hãng LVMH thu được từ thương hiệu Louis Vuitton.

Tuy nhiên, bộ phận thương hiệu quý tộc của PPR tăng trưởng nhanh hơn so với các đối thủ khác. Doanh số của hãng tăng 18% trong năm 2006 so với 12% của LVMH và Richemont. Lợi nhuận hoạt động của các thương hiệu hạng sang của PPR tăng tới 44% trong năm ngoái, lên mức 779 triệu USD, so với mức tăng 16% của các hãng khác.

Và không giống như ở LVMH, nơi những thương hiệu nhỏ hơn như Givenchy và Celine phải vật lộn dưới cái bóng của Louis Vuitton, PPR thu được kết quả kinh doanh xuất sắc từ những một nhóm những thương hiệu nhỏ bao gồm thương hiệu thời trang nữ Balenciaga, đồ trang sức Boucheron và thương hiệu đồ da Bottega Vaneta.

“PPR là một công ty sinh động, với tinh thần doanh nghiệp và phong cách quản lý khác so với LVMH,” Erwan Rambourg, một nhà phân tích của Ngân hàng HSBC ở Paris nói. Các nhà đầu tư cũng đồng ý với quan điểm này, năm ngoái, tổng lợi nhuận của PPR tăng tới 60%.

Đây là một thành tích ấn tượng, vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích trước khi Pinault tiếp quản công ty vào tháng 3 năm 2005. Trước thời điểm đó, cha ông thuê người ngoài để điều hành công ty.

Trước khi trở thành CEO của PPR, Francois-Henri Pinault đã làm việc 16 năm trong tập đoàn, tuy nhiên, phần lớn trong quãng thời gian đó, các hoạt động chính của công ty là sản xuất và buôn bán gỗ.

Mặc dù vậy, Pinault đã đóng một vai trong lớn trong công ty và vào năm 2003, cha ông đưa ông lên chức Chủ tịch của Artemis, công ty mẹ kiểm soát 40% cổ phần của PPR. Ông đã cùng với CEO khi đó của PPR là Serge Weinberg thành công trong việc đưa Gucci thoát khỏi kế hoạch thôn tính của LVMH.

Pinault cha cũng rất chú trọng đến việc đào tạo con trai mình. Vào năm 1992, ông thành lập một ban cố vấn gồm 10 nhân vật có ảnh hưởng lớn của Pháp, bao gồm Chủ tịch khi đó của Credit Lyonnais là Jean Peyrelevade, và Jerome Monod, cố vấn cao cấp của cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac. Vai trò của ban cố vấn này là giám sát Francois-Henri.

Trong vòng 7 năm sau đó, Pinault cha thường xuyên gặp gỡ với từng người trong ban cố vấn này và mỗi năm một lần, các thành viên của ban cố vấn và ông gặp nhau tại một bữa tối và đặt ra cho ông nhiều câu hỏi.

Cuối cùng, vào một buổi tối năm 2005, hai cha con nhà Pinault gặp nhau tại nhà hàng nổi tiếng L’Ami Louis ở Paris. Trong bữa tối đó, Pinault cha đưa cho con mình chùm chìa khóa có chiếc móc đeo bằng vàng ròng của văn phòng CEO của tập đoàn và nói: “Con đã 40 tuổi rồi và nếu bố là con, bố sẽ muốn nắm giữ chức vụ này.”

Với việc Pinault con lên điều hành PPR, sự khác biệt giữa PPR và LVMH càng trở nên rõ nét hơn.

CEO của LVMH Bernarrd Arnault, 58 tuổi, là một người luôn tỏ ra trịnh trọng và hay đi vào tiểu tiết. Ông có cuộc gặp hàng tuần với các nhà quản lý của tập đoàn và tập trung vào những chi tiết vụn vặt như chọn ảnh quảng cáo...

Pinault thì khác, ông có phong cách làm việc giản dị và dành cho cấp dưới quyền chủ động lớn miễn là họ có thể đạt được các mục tiêu. Ông chỉ họp với những người đứng đầu các bộ phận mỗi tháng một lần. Ông nói: “Tôi không bảo họ phải làm việc gì.”

Đội ngũ quản lý của Pinault cũng khác với của Arnault. Các giám đốc của PPR có độ tuổi ngang với CEO Pinault, hầu hết các bộ phận trong tập đoàn đều có người đứng đầu khoảng trên dưới 45 tuổi.

Trong khi đó, những người đứng đầu ở LVMH đều ở độ tuổi từ 55 đến 60. Floriane de Saint Pierre, một chuyên gia săn đầu người ở Paris nói: “Một khi PPR đã chọn ai đó, họ đặt sự tin tưởng vào người đó. Họ không quá quan trọng vào chuyện tầng lớp, thứ bậc trong công ty.”

Valerie Hermann là một người mới gia nhập vào PPR. Bà từng làm cho thương hiệu Christian Dior của Arnault nhưng đã chuyển sang tiếp quản thương hiệu Yves Saint Laurent của PPR hai năm trước đây khi thương hiệu này đang bị lỗ tới 100 triệu USD mỗi năm. Bà cho biết, Pinault đã cho bà quyền linh động trong việc tổ chức lại hoạt động của thương hiệu này và cắt giảm nhân viên.

Nhờ đó, vào năm 2006, mức lỗ của bộ phận này đã giảm khoảng 25% xuống còn 67 triệu USD, trong khi doanh thu tăng tới 20%. Các nhà phân tích cho rằng, từ nay đến năm 2009, Yves Saint Laurent sẽ hoạt động có lãi trở lại.

“Nếu bạn cần điều gì đó, ông ấy rất sẵn lòng giúp đó. Ông không bao giờ cứ hai hay ba tuần lại gọi để hỏi về các con số,” Valerie Hermann nói.

**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bài Viết Ngẫu Nhiên:
  • [English Study] - The Key To Excellent English Speaking
  • [ASP.NET] TamHuyet.Com.Vn
  • Game Script v4.4 with 1200 + Games
  • Sinh viên... quỷ
  • Vụ án đám cưới
  • Linh Vương Truyền Kỳ - Tựa game hấp dẫn 2014
  • Giang Hồ Truyền Kỳ chính thức Open Beta 10h ngày 20/03
  • Yaiba (24 tập)
  • Phương Pháp Tính (dùng cho sinh viên CNTT) - Ebook
  • [VBB] Skin Hoiquantinhoc rip by gate24h.com 26-4-09

  • Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.

    Gởi Ý Kiến
    Hình vui
    [smile] [confused] [cool] [cry]
    [eek] [angry] [wink] [sweat]
    [lol] [stun] [razz] [redface]
    [rolleyes] [sad] [yes] [no]
    [heart] [star] [music] [idea]
    Có thể dùng BBCode
    Tự nhận Link
    Hiển thị Smilies
    Ẩn comment
    Tài khoản:   Mật khẩu:   Đăng Ký?