Đóng lại!  Bạn chưa là thành viên của Blog 12B TVT. Hãy click vào đây để đăng ký làm thành viên và tham gia viết bài nhé!

Nghĩ đến xe đạp - Nghĩ về Thống Nhất

[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Cỡ chữ: Lớn | Bình thường | Nhỏ

Tôi là người mơ mộng. Tôi đã từng tưởng tượng một ngày Hà Nội không có xe máy, chỉ có xe điện leng keng vui tai, xe bus chạy nhịp nhàng và... xe đạp ngược xuôi trên phố... 12bmemory.tk  http://nguoilanhdao.net/Modules/CMS/Upload/34/2009_1_20/O16U7C3PXJ_Nguyenhuuso118a.jpg
Rồi có một ngày tôi nhận được lời mời của anh Nguyễn Hữu Sơn - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cty TNHH nhà nước một thành viên Thống Nhất đến dự Lễ phát động cán bộ công nhân viên đi
Nghe nói sau ngày ấy, Thống Nhất còn hợp tác với Tập đoàn FPT để phát động phong trào này. Và tôi có lúc tự nhủ thầm - giấc mơ xe đạp của mình biết đâu sẽ có ngày trở thành sự thực. Một số nước phát triển ở Châu Âu cũng như ở Mỹ người ta đã đi xe Thống Nhất - vậy thì ở Hà Nội chuyện đi xe đạp Thống Nhất đi làm - Tại sao không?
Nói chuyện với anh Sơn - mới hiểu nỗi thăng trầm của chiếc xe đạp Thống Nhất và hiểu thêm về một người Tổng Giám đốc - gắn bó với thương hiệu xe đạp Việt.
Tính cách làm nên số phận
So với bạn bè cùng trang lứa - Nguyễn Hữu Sơn có ý thức tự lập từ rất sớm. Học giỏi, mê vẽ, lại khéo tay - dịp hè là anh lại từ Yên Lãng ra Hà Nội học vẽ học nhạc, học may rồi làm thêm. Những năm 70 thế kỷ trước - điều ấy có vẻ không bình thường. Anh Sơn kể - tranh phong cảnh của tôi bán rất chạy. Tôi còn rủ bạn bè cùng làm…Tôi nghĩ cuộc sống đôi khi dạy con người ta thích nghi từ rất sớm. Ngày ấy, đang học cấp 3 thì bố mất, thương mẹ lại nhanh nhẹn thông minh, anh sớm tự lo cho mình và giúp mẹ. Anh bảo ngay từ hồi ấy định làm gì là làm tôi phải cố làm bằng được mới thôi. Có lẽ chính tính cách ấy sau này đã giúp anh biết chọn đường đi cho mình và Cty. Và cũng chính tính cách ấy đã tạo ra số phận của anh.
Tốt nghiệp phổ thông, thi đỗ vào Đại học Giao thông nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1975 anh lên đường nhập ngũ. Đồng đội vẫn còn nhớ một chàng trai nhiều tài lẻ, vẽ, hát, rồi tham gia viết báo... Nhưng dù đang làm tuyên huấn nhưng anh Sơn vẫn canh cánh việc học hành. Làm người không thể thiếu tri thức – vì thế lần nữa anh lại thi đỗ vào Đại học Quân sự - một trường đại học danh tiếng vào bậc nhất lúc bấy giờ. Ra trường mang quân hàm trung uý - về công tác tại nhà máy X24 - Tổng cục Hậu cần... Rồi bước ngoặt trong cuộc đời anh là khi quyết định xin ra quân với quân hàm đại uý - về công tác tại xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà. Tất nhiên nếu cứ ở trong quân đội - cuộc đời sẽ cứ tuần tự như tiến. Nhưng đất nước đã hết chiến tranh và bước vào giai đoạn xây dựng kinh tế - tôi muốn thử sức mình” – Anh Sơn kể. Học ngành chế tạo máy - lại say nghề - vào lúc Cty gặp rất nhiều khó khăn …. anh Sơn xin phép một mình lặn lội đến các xí nghiệp sản xuất trong ngành xe đạp, xe máy trong đó có Thống Nhất, Viha và Đống Đa để “học nghề”. Với bộ quân phục bạc màu lại chịu khó và nghiêm túc, anh được công nhân ở các xưởng sản xuất quý mến và chẳng giấu gì. “Tìm hiều công nghệ, xem người ta làm rồi so sánh và phác thảo những dự định cho xí nghiệp mình…”. Anh Sơn nhớ lại còn tôi thì đùa “Thế là làm gián điệp kinh tế đấy”. Sau này khi quay lại - trở thành Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Cty TNHH nhà nước một thành viên Thống Nhất (gồm cả ba xí nghiệp sáp nhập lại) anh còn nói vanh vách chỗ đặt máy này, máy kia khiến những người cũ phải trố mắt ngạc nhiên. Rồi những đêm tra cứu tài liệu, thiết kế máy, khuôn cối, đặc biệt là các sản phẩm khó… Anh Sơn cho rằng lúc ấy mình quả là mạo hiểm – may mà từ thiết kế, chế tạo, đến thực hiện đều thành công. Tôi hiểu sự say mê đã giúp người ta hào hứng với công việc thế nào, bất chấp cả khó khăn và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Rồi lại nghĩ - một trong những tố chất của doanh nhân là dám mạo hiểm và dấn thân. Dám nghĩ và dám làm – Cuộc sống luôn cần những người dám đi tiên phong như thế. Chính anh Sơn cũng là người thiết kế cả những bộ bàn ghế Xuân Hoà nổi đình nổi đám một thuở. Anh Sơn được cấp tới tám bằng Lao động sáng tạo, được đề bạt làm Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ Cty Xuân Hoà. Nhưng như anh nói - điều quan trọng hơn cả là công sức bỏ ra không uổng phí, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động. Tôi cho rằng con người luôn cảm thấy có ý nghĩa nhiều nhất là khi thấy mình cần thiết cho người khác.
Tháng 1/2002 Nguyễn Hữu Sơn được bổ nhiệm về làm Giám đốc Cty xe đạp Viha. Một lần nữa anh lại phải đối mặt với những khó khăn ở cơ quan mới: sản phẩm không bán được, công ăn việc làm cho công nhân không có, thu thập của người lao động chẳng đủ sống, di chuyển địa điểm làm việc… Lại suy nghĩ, trăn trở để tìm hướng đi, lại động viên chính mình cùng các cộng sự phát huy sáng kiến. Những trải nghiệm trên thương trường cùng những kiến thức tích luỹ được giúp anh tìm ra lối thoát. Anh Sơn trực tiếp chỉ đạo các đề tài khoa học về xe đạp @, xe thể thao, xe báng súng, xe đạp gấp, xe đạp điện và mở thêm sản phẩm trang thiết bị nội thất… Say mê nghiên cứu nên bất cứ khi nào có điều kiện đi nước ngoài là anh tìm cách tìm hiểu các “đối thủ” và tìm hiều cả thị hiếu của người tiêu dùng. Danh sách khách hàng của Viha lần lượt được bổ sung thêm: Anh Quốc, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Canada, Singapore… Doanh số năm đầu của Cty tăng 20% và chỉ ba năm sau đã tăng trên 200%, trong đó xuất khẩu đạt trên 3 triệu USD. Có lẽ đó chính là phần thưởng cho những phấn đấu không mệt mỏi của anh và toàn thể CBCNV toàn Cty. Và như tiền định tháng 10/2004, anh Sơn lại được điều về làm giám đốc Cty xe máy xe đạp Thống Nhất để rồi chỉ một tháng sau cả Viha cả Đống Đa sáp nhập vào Thống Nhất.
... Trí thức hành động

Trong một cuộc hội thảo quốc gia về trí thức và doanh nhân, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan có nói “Trí thức chưa chắc đã biết làm kinh tế, nhưng doanh nhân chắc chắn phải là trí thức”. Gần đây người ta thường gọi các doanh nhân là những trí thức của hành động. Họ chính là những người say mê nghiên cứu, nhạy cảm với thương trường và biết biến những ý tưởng của mình thành các cơ hội kinh doanh, các sản phẩm cần thiết cho thị trường. Với anh Nguyễn Hữu Sơn - thực sự là một trí thức của hành động theo đúng nghĩa. Ở trên cương vị mới – nhìn rõ khó khăn và thuận lợi của ba xí nghiệp cũ gộp lại, anh chọn giải pháp “thay vì tháo gỡ khó khăn mà tập trung vào khai thác tối đa những thuận lợi”. Một biện pháp nghe qua có vẻ hơi ngược nhưng thực tế lại cho thấy hoàn toàn đúng đắn và có sức thuyết phục. Trao đổi về điều này, anh Sơn bật mí bí quyết của mình: “Trước bất cứ một quyết định cho một việc gì tôi đều đặt câu hỏi - trước đó đã có ai định làm thế chưa và nếu làm thì thành công hay thất bại?”. Quả là sự khôn ngoan của một cái đầu hiểu biết.
Anh Sơn và Ban lãnh đạo Cty tự tin áp dụng một mô hình quản lý mới, bổ sung thêm nhân sự ,bố trí lại sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Có thể nói thời kỳ này xe đạp Thống Nhất đã giành lại được thị trường nội địa từ hàng Trung Quốc một thời làm mưa làm gió. Nhiều kiểu dáng mẫu mã hiện đại, đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý đã mang lại một hình ảnh thực sự mới mẻ đầy sức sống cho xe đạp Thống Nhất. Anh Sơn cho rằng: “Trong thời đại kinh tế tri thức, sản phẩm muốn có sức cạnh tranh phải có hàm lượng chất xám cao. Lao động kết tinh trong hàng hoá phải được nâng thành trí tuệ kết tinh trong hàng hoá. Nền kinh tế tri thức không còn cho phép ta chỉ thoả mãn nhu cầu đã có của người tiêu dùng, nó còn buộc ta phải chú ý tạo ra nhu cầu mới, tạo thị trường mới, mà cốt lõi là nâng cao hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm”.
Việc tham gia các vòng đấu giá trong khu vực để xuất khẩu sản phẩm sang các nước Châu Âu là một minh chứng cho sự khẳng định mình của Thống Nhất. Nhìn lại đoạn trường mình đi qua, nói về những dự định sắp tới – anh Sơn tự nhủ rằng điều đẫn đến thành công chính là sự hiểu biết, tận tâm với công việc và ý chí “Định làm gì phải làm bằng được”. Ý chí ấy đã giúp anh mạnh mẽ bước trên con đường đã chọn dù có rất nhiều lúc khó khăn. Tôi cũng biết anh Sơn bảo vệ thành công xuất sắc đề tài thạc sĩ của mình là “Xây dựng và phát triển thương hiệu Thống Nhất”. Điều ấy cũng nói được phần nào sự tận tâm của anh đối với Thống Nhất.
Tôi đã nghe anh Sơn say sưa diễn tả ý nghĩa của lôgo Thống Nhất - một vòng quay như vôlăng, như bánh xe, như chính cuộc sống. Một chữ G được nhấn thể hiện sự hội nhập, sự giàu có, tốt đẹp…Và trên hết nó thể hiện cả sự hiểu biết và mang theo tư tưởng tình cảm và hi vọng của anh cũng như những người yêu mến và gắn bó với Thống Nhất.
“Trong thời đại kinh tế tri thức, sản phẩm muốn có sức cạnh tranh phải có hàm lượng chất xám cao. Lao động kết tinh trong hàng hoá phải được nâng thành trí tuệ kết tinh trong hàng hoá. Nền kinh tế tri thức không còn cho phép ta chỉ thoả mãn nhu cầu đã có của người tiêu dùng, nó còn buộc ta phải chú ý tạo ra nhu cầu mới, tạo thị trường mới, mà cốt lõi là nâng cao hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm”.

**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Bài Viết Ngẫu Nhiên:
  • Share code nhakhoadatviet.vn full
  • Setup Factory 8.0 - Tạo File Cài Đặt.
  • Auslogics BoostSpeed v4.5.14.260
  • Skin WMP - Gadget
  • [Hack Cross Fire] Hack nhìn xuyên tường trong CF 1026 vào nhanh không dis (13/02)
  • Search Engine Builder Pro 2.72 - Tự tạo Bộ Máy Tìm Kiếm Riêng cho Website của bạn
  • Magix Music Maker 15 Premium
  • AVATAR cho nhiều sự lựa chọn
  • Plugin Galaxy 1.5 - 20 công cụ hiệu ứng "pro" cho Photoshop
  • Uniblue Products 2009 Full aio

  • Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.

    Gởi Ý Kiến
    Hình vui
    [smile] [confused] [cool] [cry]
    [eek] [angry] [wink] [sweat]
    [lol] [stun] [razz] [redface]
    [rolleyes] [sad] [yes] [no]
    [heart] [star] [music] [idea]
    Có thể dùng BBCode
    Tự nhận Link
    Hiển thị Smilies
    Ẩn comment
    Tài khoản:   Mật khẩu:   Đăng Ký?