“Vua độ xe” đất Hà thành
[ 2009-09-01 03:30:28 | Tác giả: bvl91 ]
Mới vừa bước qua tuổi 50, tay thợ nguội lão luyện đã xin được về hưu sớm, mở xưởng ngay tại nhà để thỏa cái thú mò mẫm, chế tạo từ bộ dụng cụ nha khoa, chế bộ tỏa nhiệt cho máy vi tính...
Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là những chiếc xe đạp, xe máy được “độ” lại trông như những “chiến binh sắt”.
Những “chiến binh” này đã làm lên tên tuổi của “vua độ xe” đất Hà thành, có cái tên khai sinh giản dị: Nguyễn Vi Dân.
Lớn lên cạnh tiếng ồn ào của nhà máy cơ khí bên ga Trần Quý Cáp (Hà Nội), nơi bố làm công nhân, thủa nhỏ, cậu bé Dân đã thích sau này khoác lên mình bộ quần áo xanh, tay cầm kìm, cầm búa mà đập đập, gõ gõ bên những cỗ máy to lớn.
Mỗi lần được vào trong xưởng máy chơi thì thứ thu hút cậu nhất chính là những “đống sắt” kềnh càng biết làm việc được điều khiển bởi các bác, chú công nhân.
Đam mê chế tạo từ bé
Do có đam mê, nên Dân đã đi học nghề cơ khí và sớm trở thành người của nhà máy cơ khí chuyên về sửa chữa ôtô.
Hồi ấy, ôtô chủ yếu nhập khẩu của Liên Xô. Lúc đó ngành ôtô trong nước chưa phát triển nên mỗi lần ôtô hỏng hóc lại phải chờ nhập được thiết bị về thay thế mất hàng tháng trời.
Từ những khó khăn đó, anh công nhân trẻ Nguyễn Vi Dân bắt đầu mày mò sáng tạo. Ban đầu anh “chế” những thiết bị đơn giản và hầu hết chỉ thuộc về phần vỏ bên ngoài. Tiếp đến là nhiều linh kiện thuộc về phần máy móc để thay thế mà không cần phải nhập khẩu.
Công việc suôn sẻ và Nguyễn Vi Dân cũng chẳng phải phàn nàn gì khi được làm đúng nghề mình yêu thích. Từ một thợ chuyên sửa ôtô, anh “lấn sân” sang làm thợ nguội, tiện, cơ khí chính xác..., đủ cả để thỏa cái thú không chỉ “chế” được những linh kiện rời rạc mà có thể cho ra cả những bộ phận máy móc hoàn chỉnh.
Thế nhưng cơ chế thị trường đã đẩy ngành cơ khí vào cuộc lao đao trước những sản phẩm cơ khí nhập khẩu vừa rẻ vừa đẹp của Trung Quốc. Những sản phẩm của nhà máy làm ra khó tiêu thụ nên công nhân nghỉ việc dài dài.
Khi nhà máy cổ phần hóa, cũng có ý kiến cho rằng nếu không chế tạo những linh kiện đòi hỏi độ chính xác cao thì nên cho thợ bậc cao nghỉ hưu để đỡ gánh nặng tiền lương. Tự ái, ông Dân làm đơn xin về “hưu non” khi mới 50 tuổi.
Về hưu thấy nhàn rỗi, tiếc nghề nên tiền trợ cấp nghỉ việc được bao nhiêu, ông Dân đổ hết vào 10 cái máy tiện, nguội, hàn... để mở xưởng cơ khí sâu hun hút trong làng Linh Quang, phường Văn Miếu.
“Nhiều người gạ tôi ra ngoài “đường lớn” mở xưởng với họ cho hút khách nhưng tôi không cần. Tôi làm vì nghề chứ chẳng làm vì tiền. Mỗi sản phẩm của tôi là một sự đầu tư cả tâm lẫn tài chứ không phải loại hàng có thể sản xuất đồng loạt”, ông Dân nói.
Và cái “nghiệp độ xe” đến với ông từ đó.
Đơn giản là sáng tạo
Nếu tính đầu sản phẩm thì những thứ ông Dân sáng chế ra hoặc làm theo đơn đặt hàng “nhái” mẫu mã nhưng có cải tiến cho phù hợp phải lên tới hàng ngàn thứ.
Nhiều mặt hàng của các bệnh viện lớn, tổng công ty nhập về với giá hàng chục ngàn Đô la bị hỏng hóc. Nếu mang ra nước ngoài để bảo hành sửa chữa thì rất tốn kém, nhưng họ đã “bí mật” mang đến để ông Dân... chữa như bộ dụng cụ nha khoa, làm mát “cây” máy chủ bằng cách gắn thêm bộ tỏa nhiệt, dựng lên những con xe máy, xe đạp cực “độc”...
Khách hàng ban đầu còn ít nhưng khi làm ra sản phẩm “độc” thì người nọ truyền tai người kia mà chỉ nhau đến. Từ dân chơi cao cấp, dân môtô xe máy, dân công nghệ cho đến những anh đồng nát, dân buôn cứ tìm vào xưởng ông Dân.
Nhưng nhiều nhất vẫn là dân chơi xe máy sau khi chiêm ngưỡng chiếc Wave cũ rích được ông lột xác thành một chiếc xe thể thao vừa khỏe, vừa lạ kiểu bằng cách chế thêm nhiều chi tiết lạ mắt.
Cũng từ chiếc Wave “chiến” đó mà nhiều chiếc xe thể thao phân khối lớn đã được mang đến để ông Dân “trang điểm” lại cho thật bắt mắt, khác người. Cái thương hiệu “Dân độ xe” chẳng mấy chốc có tiếng ở Hà Nội.
Thế nhưng quan niệm về “độ” xe, hay “trang điểm” cho xe của ông Dân cũng không hẳn chỉ để cho oai, cho khủng.
“Nhiều người cứ nghĩ độ xe là chế ra chiếc xe quái dị và để đua nhưng không phải vậy. Độ đơn giản là khắc phục một số nhược điểm và làm cho chiếc xe đẹp hơn. Xe có nguyên lý của xe, không phải cái gì cũng có thể lắp vào đó được, xe nào thì nên lắp xe nào không. Nhiều bạn cứ muốn “hoành tráng” nên muốn biến chiếc xe thành kiểu này kiểu nọ. Nếu không hiểu cứ làm bừa sẽ rất nguy hiểm vì làm mất tính an toàn của chiếc xe”, ông tâm sự.
Và niềm vui của ông Dân bây giờ là được sáng tạo, làm ra các sản phẩm mình thích, cùng với các bạn trẻ ngồi “sáng tác xe”.
Đơn giản đó là sáng tạo. Như hiện nay thì ông Dân đã “dựng” xong một “con” xe đạp điện với dáng vẻ của một chiếc... Harley Davision. Đã có nhiều người xin mua nhưng không phải ai trả giá cao sẽ được sở hữu chiếc xe độc đáo đó mà ông Dân còn đang “chọn mặt gửi vàng”.
Mong được làm cái mình thích
Và còn một tâm sự khác, cũng rất thật của “vua độ xe” nhưng không liên quan đến chuyện xe cộ, mà người viết xin dành nó làm lời kết cho bài viết này, đó là cơ chế dành cho những người làm công tác nghiên cứu, chế tạo cơ khí chính xác ở Việt Nam.
“Tôi cho rằng Việt Nam có nhiều người giỏi. Họ có tố chất làm khoa học. Có rất nhiều thứ hiện nay các nhà khoa học, thợ tay nghề bậc cao trong nước thừa sức làm nhưng lại vẫn cứ phải nhập khẩu từ nước ngoài về với giá rất đắt. Đó là sự lãng phí rất không cần thiết cả về tiền bạc và chất xám.
Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển và cơ chế chưa thông thoáng và chưa đủ thuyết phục để họ sống chết vì nghề. Hầu hết các nhà khoa học của Việt Nam hiện nay có thu nhập thường thường bậc trung và không đủ sống bằng nghề. Nếu như điều kiện kinh tế của gia đình không tạm ổn thì tôi cũng phải chọn giải pháp “sản xuất đại trà” chứ không thể chỉ làm những cái mình thích được.
Chính vì vậy cần có cơ chế sao cho các nhà khoa học được thỏa sức nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực, vấn đề mình thích nhất mà vẫn đảm bảo được cuộc sống. Nhưng cũng cần phải thấy rằng không phải khi nào cũng cứ nghiên cứu là thành công nên đừng vội trách họ khi vừa mới sai sót”, ông Dân nói.
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
Advanced Find and Replace v5.0
MẸ vÀ dÒng nƯỚc mẮt
Tây du ký thời công nghệ
Ashampoo Software Pack 2009
Serial Port Tool PTZ Controller 2.2.185
Game World of Goo - game giải đố hay nhất năm 2008
Olay chính hãng
NONSTOP MAN DriverPack & Appz 2010
Màu tím học trò
Total Commander 7.50 Public Beta 7 Portable
Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là những chiếc xe đạp, xe máy được “độ” lại trông như những “chiến binh sắt”.
Những “chiến binh” này đã làm lên tên tuổi của “vua độ xe” đất Hà thành, có cái tên khai sinh giản dị: Nguyễn Vi Dân.
Lớn lên cạnh tiếng ồn ào của nhà máy cơ khí bên ga Trần Quý Cáp (Hà Nội), nơi bố làm công nhân, thủa nhỏ, cậu bé Dân đã thích sau này khoác lên mình bộ quần áo xanh, tay cầm kìm, cầm búa mà đập đập, gõ gõ bên những cỗ máy to lớn.
Mỗi lần được vào trong xưởng máy chơi thì thứ thu hút cậu nhất chính là những “đống sắt” kềnh càng biết làm việc được điều khiển bởi các bác, chú công nhân.
Đam mê chế tạo từ bé
Do có đam mê, nên Dân đã đi học nghề cơ khí và sớm trở thành người của nhà máy cơ khí chuyên về sửa chữa ôtô.
Hồi ấy, ôtô chủ yếu nhập khẩu của Liên Xô. Lúc đó ngành ôtô trong nước chưa phát triển nên mỗi lần ôtô hỏng hóc lại phải chờ nhập được thiết bị về thay thế mất hàng tháng trời.
Từ những khó khăn đó, anh công nhân trẻ Nguyễn Vi Dân bắt đầu mày mò sáng tạo. Ban đầu anh “chế” những thiết bị đơn giản và hầu hết chỉ thuộc về phần vỏ bên ngoài. Tiếp đến là nhiều linh kiện thuộc về phần máy móc để thay thế mà không cần phải nhập khẩu.
Công việc suôn sẻ và Nguyễn Vi Dân cũng chẳng phải phàn nàn gì khi được làm đúng nghề mình yêu thích. Từ một thợ chuyên sửa ôtô, anh “lấn sân” sang làm thợ nguội, tiện, cơ khí chính xác..., đủ cả để thỏa cái thú không chỉ “chế” được những linh kiện rời rạc mà có thể cho ra cả những bộ phận máy móc hoàn chỉnh.
Thế nhưng cơ chế thị trường đã đẩy ngành cơ khí vào cuộc lao đao trước những sản phẩm cơ khí nhập khẩu vừa rẻ vừa đẹp của Trung Quốc. Những sản phẩm của nhà máy làm ra khó tiêu thụ nên công nhân nghỉ việc dài dài.
Khi nhà máy cổ phần hóa, cũng có ý kiến cho rằng nếu không chế tạo những linh kiện đòi hỏi độ chính xác cao thì nên cho thợ bậc cao nghỉ hưu để đỡ gánh nặng tiền lương. Tự ái, ông Dân làm đơn xin về “hưu non” khi mới 50 tuổi.
Về hưu thấy nhàn rỗi, tiếc nghề nên tiền trợ cấp nghỉ việc được bao nhiêu, ông Dân đổ hết vào 10 cái máy tiện, nguội, hàn... để mở xưởng cơ khí sâu hun hút trong làng Linh Quang, phường Văn Miếu.
“Nhiều người gạ tôi ra ngoài “đường lớn” mở xưởng với họ cho hút khách nhưng tôi không cần. Tôi làm vì nghề chứ chẳng làm vì tiền. Mỗi sản phẩm của tôi là một sự đầu tư cả tâm lẫn tài chứ không phải loại hàng có thể sản xuất đồng loạt”, ông Dân nói.
Và cái “nghiệp độ xe” đến với ông từ đó.
Đơn giản là sáng tạo
Nếu tính đầu sản phẩm thì những thứ ông Dân sáng chế ra hoặc làm theo đơn đặt hàng “nhái” mẫu mã nhưng có cải tiến cho phù hợp phải lên tới hàng ngàn thứ.
Nhiều mặt hàng của các bệnh viện lớn, tổng công ty nhập về với giá hàng chục ngàn Đô la bị hỏng hóc. Nếu mang ra nước ngoài để bảo hành sửa chữa thì rất tốn kém, nhưng họ đã “bí mật” mang đến để ông Dân... chữa như bộ dụng cụ nha khoa, làm mát “cây” máy chủ bằng cách gắn thêm bộ tỏa nhiệt, dựng lên những con xe máy, xe đạp cực “độc”...
Khách hàng ban đầu còn ít nhưng khi làm ra sản phẩm “độc” thì người nọ truyền tai người kia mà chỉ nhau đến. Từ dân chơi cao cấp, dân môtô xe máy, dân công nghệ cho đến những anh đồng nát, dân buôn cứ tìm vào xưởng ông Dân.
Nhưng nhiều nhất vẫn là dân chơi xe máy sau khi chiêm ngưỡng chiếc Wave cũ rích được ông lột xác thành một chiếc xe thể thao vừa khỏe, vừa lạ kiểu bằng cách chế thêm nhiều chi tiết lạ mắt.
Cũng từ chiếc Wave “chiến” đó mà nhiều chiếc xe thể thao phân khối lớn đã được mang đến để ông Dân “trang điểm” lại cho thật bắt mắt, khác người. Cái thương hiệu “Dân độ xe” chẳng mấy chốc có tiếng ở Hà Nội.
Thế nhưng quan niệm về “độ” xe, hay “trang điểm” cho xe của ông Dân cũng không hẳn chỉ để cho oai, cho khủng.
“Nhiều người cứ nghĩ độ xe là chế ra chiếc xe quái dị và để đua nhưng không phải vậy. Độ đơn giản là khắc phục một số nhược điểm và làm cho chiếc xe đẹp hơn. Xe có nguyên lý của xe, không phải cái gì cũng có thể lắp vào đó được, xe nào thì nên lắp xe nào không. Nhiều bạn cứ muốn “hoành tráng” nên muốn biến chiếc xe thành kiểu này kiểu nọ. Nếu không hiểu cứ làm bừa sẽ rất nguy hiểm vì làm mất tính an toàn của chiếc xe”, ông tâm sự.
Và niềm vui của ông Dân bây giờ là được sáng tạo, làm ra các sản phẩm mình thích, cùng với các bạn trẻ ngồi “sáng tác xe”.
Đơn giản đó là sáng tạo. Như hiện nay thì ông Dân đã “dựng” xong một “con” xe đạp điện với dáng vẻ của một chiếc... Harley Davision. Đã có nhiều người xin mua nhưng không phải ai trả giá cao sẽ được sở hữu chiếc xe độc đáo đó mà ông Dân còn đang “chọn mặt gửi vàng”.
Mong được làm cái mình thích
Và còn một tâm sự khác, cũng rất thật của “vua độ xe” nhưng không liên quan đến chuyện xe cộ, mà người viết xin dành nó làm lời kết cho bài viết này, đó là cơ chế dành cho những người làm công tác nghiên cứu, chế tạo cơ khí chính xác ở Việt Nam.
“Tôi cho rằng Việt Nam có nhiều người giỏi. Họ có tố chất làm khoa học. Có rất nhiều thứ hiện nay các nhà khoa học, thợ tay nghề bậc cao trong nước thừa sức làm nhưng lại vẫn cứ phải nhập khẩu từ nước ngoài về với giá rất đắt. Đó là sự lãng phí rất không cần thiết cả về tiền bạc và chất xám.
Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển và cơ chế chưa thông thoáng và chưa đủ thuyết phục để họ sống chết vì nghề. Hầu hết các nhà khoa học của Việt Nam hiện nay có thu nhập thường thường bậc trung và không đủ sống bằng nghề. Nếu như điều kiện kinh tế của gia đình không tạm ổn thì tôi cũng phải chọn giải pháp “sản xuất đại trà” chứ không thể chỉ làm những cái mình thích được.
Chính vì vậy cần có cơ chế sao cho các nhà khoa học được thỏa sức nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực, vấn đề mình thích nhất mà vẫn đảm bảo được cuộc sống. Nhưng cũng cần phải thấy rằng không phải khi nào cũng cứ nghiên cứu là thành công nên đừng vội trách họ khi vừa mới sai sót”, ông Dân nói.
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.