[T.Ngắn] - Một chuyện khó tin
[ 2009-08-09 08:43:23 | Tác giả: bvl91 ]
Năm mười bảy tuổi tôi rời quê vào thành phố làm thuê cho một cửa hàng đồ gỗ cao cấp. Công việc của tôi là ngồi chờ sẵn ở cửa hàng, khi khách mua xong thì chở bàn ghế đến lắp đặt tận nhà cho họ.
Với công việc này tôi chỉ cần học truyền khẩu ba ngày là xong. Khó nhất đối với tôi là phải biết đi xe máy và phải thuộc đường. Thành phố vốn nhiều đường ngang ngõ tắt, tôi lại là anh chàng nhà quê chưa ngồi lên xe máy bao giờ. Nhưng rồi tôi cũng quen dần mọi thứ. Sau một thời gian ngắn tôi được đánh giá là “thạo việc”. Tôi ở trọ trong một con ngõ nhỏ cách cửa hàng không xa. Buổi tối tôi thường rỗi. Rất rỗi.
Con ngõ tôi ở toàn dân lao động nghèo. Cùng ở một gian nhà trọ với tôi là anh Hùng. Anh Hùng học trường Xã hội Nhân văn, khoa Hán nôm, ra trường không chịu về quê, ở lại làm việc cho một công ty bảo hiểm của nước ngoài. Anh có xe máy và điện thoại di động, đi suốt ngày, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Với tôi, anh là tấm gương để học tập, vậy mà không hiểu sao anh cứ kêu khổ, câu cửa miệng của anh bao giờ cũng là: Khốn nạn. Trên đời này bất cứ điều gì anh cũng nhìn ra khía cạnh khốn nạn. Anh thường bảo tôi rằng: “Cứ đần đần, quê quê như mày mà hoá lại hay, học lắm biết nhiều chỉ càng thấy lắm sự khốn nạn mà thôi”.
Cuối ngõ có mấy anh sinh viên học trường Công đoàn. Các anh này cứ bước chân ra khỏi cửa là ăn mặc rất lịch sự nhưng tối đến, khi họ đi chơi về tôi thường nghe thấy họ bàn nhau ở trước cửa nhà tôi cách vay mượn tiền của ai đó để cứu đói trong những ngày gia đình chưa gửi tiền lên. Bên kia ngõ là một dãy nhà trọ được chia thành từng ngăn, trên có lợp mái phibro-ximăng dành để chứa đủ mọi thành phần, đủ các kiểu người. Hầu hết họ đều là dân tỉnh lẻ như tôi tụ về đây làm thuê kiếm sống. Tiếng là ở với nhau nhưng ban ngày mọi người đều đi làm hết, con ngõ vắng tanh, tối đến ai cũng đi ngủ sớm, con ngõ vắng lặng, đám dân trọ ít quen thân nhau. Ngay tôi với anh Hùng cũng thế. Hai người ở chung một nhà nhưng không ăn chung, không làm chung, không ngủ chung, không dùng chung đồ của nhau, chỉ chung có tiền nhà và tiền điện nước. Sau hai tháng ở trọ tôi quen thân, hay nói đúng hơn là chỉ quen thân được với anh Bền, một người ở dãy nhà phía bên kia. Anh Bền quê Phú Thọ, đã 38 tuổi mà chưa vợ, lên thành phố làm nghề đạp xích lô bảy, tám năm nay rồi. Anh Bền to, cao, dáng lừng lững như con gấu, tính rất hiền. Anh ở một mình một gian nhà trọ. Như thế là khá hoang phí vì đám lao động nghèo thường ở chung nhau để đỡ tốn tiền nhà. Tôi đã có dịp bước vào gian nhà anh ở. Ấy là lần anh Bền uống quá chén ở đâu đó về, đẩy mãi không đưa được chiếc xích lô vào nhà. Tôi đã giúp anh và sau đó được chứng kiến cuộc sống của anh nghèo nàn thế nào. Chiếc xích lô chiếm mất nửa gian nhà, nửa gian còn lại là chiếc giường đôi cũ kỹ, một chiếc tủ mét hai hai buồng cũng cũ kỹ, chiếc mắc áo bằng gỗ xập xệ trên tường treo ơ hờ bộ quần áo dày quỵch, ống tay, ống chân còn nguyên vết xắn. Chỉ thế thôi, xung quanh chẳng còn gì đáng giá. Trong khi anh lăn đùng ra giường gáy vang như sấm thì tôi khẽ khép cửa lại, thầm nghĩ giá có mở cửa cả đêm cũng chẳng có thằng trộm nào thèm mò vào căn nhà này.
Sau lần ấy anh Bền thân với tôi. Chẳng biết gần chục năm làm ăn ở thành phố anh Bền đã tích cóp được những gì, chỉ thấy là anh rất rộng rãi trong chi tiêu. Một tối tôi vừa đi làm về, đang tắm thì anh Bền sang, mang theo cả quần áo lót. Vòi nước ở bên nhà anh cuối đường ống, vào giờ cao điểm nước chảy ri rỉ, không đủ dùng nên anh vẫn thường sang bên tôi tắm nhờ. Anh đứng nhìn tôi dội nước ào ào rồi bỗng đưa tay bóp vào bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể tôi, cười cười, và hỏi:
- Cái của nợ này của chú mày đã có nhu cầu chưa?
Tôi bị bất ngờ, đỏ nhừ mặt, ngượng chín cả người. Anh lại bảo:
- Tối nay anh chiêu đãi chú nhé!
Tôi hỏi:
- Chiêu đãi gì cơ?
Anh Bền bảo:
- Chơi gái chứ còn gì nữa.
Tối hôm ấy chúng tôi rời nhà khá sớm, riêng tôi ăn mặc có phần bảnh bao hơn mọi ngày. Anh Bền dắt tôi ra vườn hoa, qua chỗ Ngã 5, ngược lên công viên rồi lại vòng xuống đằng bờ hồ. Tôi đi theo anh vừa tò mò, háo hức lại vừa hồi hộp, lo âu. Quả thật tôi chưa hình dung nổi cái chuyện ấy nó như thế nào dù tôi đã là một cậu thanh niên trưởng thành. Bởi anh Bền bỗng chốc thổi bùng lên nhu cầu khám phá cảm xúc bản thân khiến tôi khao khát thoả mãn chứ thực sự tôi rất e ngại, vì thế tôi vừa bẻ tay, vừa nén những tiếng thở gấp để tạo cho mình vẻ tự tin khi đi bên anh. Nhưng đi mãi, đi đến mỏi chân mà vẫn chưa có chỗ cho chúng tôi chứng nghiệm “khả năng” của mình. Sau khi đi hết một vòng bờ hồ, anh Bền quay sang tôi bảo:
- Đen cho chú em rồi, hôm nay làm sao ấy, không thấy có đứa nào cả, chắc có động nên chúng nó chuồn hết rồi. Dạo này công an lùa ghê lắm.
Chúng tôi lại lủi thủi cuốc bộ ra về. Chỉ một lần ấy cũng đủ để tôi ấn tượng về cái sự chịu chơi, phóng khoáng của anh Bền. Sự phóng khoáng của anh còn thể hiện rõ ở quán rượu dâm dương hoắc. Anh thường đưa tôi ra cái quán ở đầu phố chuyên bán thứ rượu có tên gọi rất “kích động” ấy để giao lưu , gặp gỡ với đủ các hạng người, trong đó có nhóm bạn Mút chỉ đầu gà của anh. Quán rượu khá đông. Anh Bền bảo: “Người thành phố đang chuộng thứ rượu này, hồi quán mới mở đông khách lắm nhưng bây giờ nhiều quán khác cũng mở ra nên khách ở đây vơi dần, chỉ bằng một phần ba trước đây thôi”. Rượu dâm dương hoắc được đóng vào từng chai Lavi nhỏ, có màu nâu nhờ nhợ bán lẫn với thức nhắm là các loại thuỷ hải sản khô, các loại quả xanh như cóc, ổi, chuối, dưa chuột, mận, mơ, các loại nộm rau củ, có cả đậu phộng chiên bơ và bim bim nữa. Nhìn chung đây là một quán rượu vỉa hè rất hợp với khách bình dân, không ít văn nghệ sĩ và trí thức nghèo cũng đến quán này. Theo anh Bền ra quán được vài lần tôi cứ thắc mắc mãi hai điều, một là rượu dâm dương hoắc có cái gì đặc biệt và nó khác với các loại rượu thông thường ở điểm nào? Hai là tại sao nhóm bạn của anh Bền, toàn những người cũng nghèo khổ, vất vả, cũng dân tứ xứ về đây làm thuê kiếm sống như anh lại có biệt danh là Mút chỉ đầu gà?
Điều thắc mắc thứ nhất anh Bền giải thích qua loa rằng rượu dâm dương hoắc trước hết là thứ rượu bình thường được nấu từ gạo, sau đó chủ quán ngâm rượu với một thứ cỏ có tên là dâm dương hoắc. Việc ngâm như thế nào, thời gian ngâm, liều lượng ngâm ra sao điều ấy thuộc về bí mật của nhà quán. “Nhưng rượu này uống vào có gì tốt?” - tôi hỏi. “Thì cứ tin là cái chuyện kia sẽ mãnh liệt hơn, dẻo dai hơn, cơn hứng tình sẽ kéo dài hơn, dâm dương kia mà”, anh Bền có vẻ như chỉ giải thích được đến thế.
Còn điều thắc mắc thứ hai anh Bền bảo: “Chúng nó bố láo đấy”.
- Bố láo thế nào? – Tôi hỏi.
- Thì bọn anh hay ngồi uống với nhau, một thằng rỗi hơi nào đó thêu dệt nên câu chuyện Mút chỉ đầu gà, sau đó gán vào cho bọn anh. Thế thôi.
- Câu chuyện Mút chỉ đầu gà là sao?
- Là chuyện các bợm nhậu uống với nhau lâu quá, hết cả đồ nhắm, chỉ còn mỗi cái đầu gà. Các bợm liền lấy chỉ buộc cái đầu gà treo lên, xoay vòng uống tiếp, đến lượt người nào thì người ấy được mút đánh roạt vào cái đầu gà. Tàn cuộc rượu, các bợm nhìn lên chỉ thấy sợi chỉ treo lửng lơ còn chiếc đầu gà đã tan biến vào những cái mồm háo rượu. Một câu chuyện bố láo và hết sức xỏ xiên. Thằng buôn chuyện đó đã bị bọn anh túm cổ lẳng ra ngoài đường. Nhưng câu chuyện nó để lại cứ in vào óc người nghe, không sao tẩy rửa đi được. Từ đấy mỗi khi nhóm bọn anh xuất hiện lập tức có tiếng xì xào: Nhóm Mút chỉ đầu gà đến đấy, hãy xem chúng uống kìa!
Nhóm bạn rượu của anh Bền không đông lắm, họ có khoảng sáu, bảy người, hầu hết đều muộn tuổi và chưa vợ. Họ làm đủ các nghề: Bốc vác, coi chợ, xe ôm, xích lô, gác cổng, phụ xây. Tuần nào họ cũng tụ tập ở quán rượu một, hai tối. Những lần gặp nhau như thế họ thường bắt đầu bằng vẻ mặt lầm lầm, lì lì. Khi đã hết bảy, tám chai Lavi đựng thứ nước nâu nâu nhờ nhợ họ mới quay ra chuyện trò với nhau. Những chuyện họ nói thường tẻ nhạt và vô nghĩa nhưng lại làm họ hào hứng, say sưa. Ví như một lần tôi được nghe họ bàn luận về chuyện con rận. Một người bảo: “Có rận chẳng qua là do ở bẩn”. Một người khác lại bảo: “Ở sạch cũng có rận”. Người khác nữa lại bảo: “Nghĩ có là có, nghĩ không là không”. Rồi họ xoay ra tranh luận với nhau. Người thứ nhất bảo: “Ngày nào cũng tắm, dùng xà phòng diệt khuẩn chà xát khắp người, rận sẽ không còn chỗ nào để sống”. Người thứ hai bảo: “Rận sẽ trôi xuống đám lông cuối cùng ở hậu môn rồi chui sâu ẩn nấp ở trong đó, thế là hoàn toàn yên tâm trước mọi thứ xà phòng”. Người thứ ba bảo: “Cứ nghĩ rằng rận chỉ ở quần áo thì thay quần áo ra là hết rận, còn cứ nghĩ rận bám vào người thì chẳng bao giờ thấy hết ngứa”.
Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ngán trước những cuộc tranh luận có vẻ như ngớ ngẩn của đám bạn anh Bền. Nhưng anh Bền bảo tôi: “Chú mày không hiểu gì về con rận nghĩa là còn chưa hiểu gì về cuộc đời”. Vâng, tôi chưa hiểu gì về cuộc đời nhưng tôi cũng không hề có ý định tìm hiểu cuộc sống của những chú rận thường quen sống ký sinh và bị người đời hạ sát bằng móng tay. Cuối các buổi rượu anh Bền thường tranh trả tiền trước ánh mắt ngại ngùng của đám bạn. Sau đó họ chia tay nhau, bóng họ liêu xiêu, đổ dài trên hè, chẳng mấy chốc họ mất hút vào những ngóc ngách của thành phố. Một lần từ quán rượu trở về, anh Bền dừng lại dưới gốc cây bàng cách con ngõ chúng tôi ở vài chục bước chân vạch quần ra giải quyết cái phần bí bách trong cơ thể. Bỗng có một “thằng người” từ trên cây bàng nhảy phốc xuống cổ anh. Anh Bền giật mình, theo phản xạ vội đưa tay lên túm lấy thằng người lạ. Anh bỗng bủn rủn cả người khi sờ vào một đám lông như lông chó đang phủ trên vai mình. Vừa lúc ấy một sợi xích lòng thòng vắt xuống cổ anh. “Khẹc...Khẹc”. Anh Bền túm lấy sợi xích giật mạnh và “thằng người” trên cổ anh bị quật xuống đất. Hoá ra đó là một con khỉ. Chắc nó bị tuột xích chạy ra phố chơi không chịu về? Anh Bền định đá cho con khỉ một cái để đuổi nó về nhà với chủ nhưng nghĩ thế nào anh lại dắt nó về nhà mình. Hôm ấy tôi không đi cùng với anh vì còn bận ở nhà viết thư cho bố. Lúc sáng tôi vừa nhận được thư. Thư bố tôi viết rằng: “Bố đã nhận được tiền của con gửi về rồi. Bố dành một nửa để thuốc thang cho mẹ, một nửa để cả nhà ăn từ nay đến vụ mùa. Lợn nhà ăn tốn lắm nhưng tốn cũng phải nuôi để cuối năm còn có cái mà thịt. Bố biết con rất vất vả, vì gia đình mà phải bỏ học đi làm lấy tiền gửi về cho bố mẹ. Con cố gắng giữ gìn sức khoẻ, cuối tuần có người làng lên trên ấy bố sẽ gửi cho con ít ngô nếp mới bẻ, con tranh thủ luộc ăn thêm cho lại sức”. Đến khi anh Bền gõ cửa khoe với tôi con khỉ anh vừa bắt về thì tôi cũng đã viết xong lá thư trả lời cho bố. Anh Bền nhìn ngắm con khỉ rất kỹ rồi bảo tôi: “Con này có bộ lông màu xám trắng, trông sạch, ưa nhìn, mặc thêm cho nó cái áo lụa màu đỏ hay màu xanh vào nữa sẽ rất ngộ. Anh quyết định nuôi nó, chú thấy thế nào?”. Tôi bảo: “Em nhìn cũng thấy thích, anh cứ nuôi đi, nếu không nuôi được thì bán cũng khối tiền”.
Những ngày sau đó con khỉ ăn chung, ngủ chung với anh Bền. Nó là một con vật ít nhiều đã được thuần dưỡng nên luôn tỏ ra biết làm vừa lòng chủ. Anh Bền quý nó lắm, đi làm cũng mang nó theo, ra quán rượu cũng cho nó đi cùng. Anh ăn gì nó ăn nấy, anh uống rượu nó cũng được nếm rượu. Anh say, nó cũng lử đử lừ đừ. Lạ một điều là “tửu lượng” của nó hình như mỗi ngày một nâng cao. Mỗi lần anh Bền đưa nó ra quán rượu là nó lại lân la đi đến các bàn, hễ khách mời rượu là nó uống. Lúc đầu nó có vẻ như làm phiền cho chủ quán, nhưng chính việc một con khỉ biết uống rượu đã làm cho khách hiếu kỳ tìm đến quán ngày một đông hơn. Ông chủ quán rượu liền gạ anh Bền bán lại con khỉ cho mình. Ông đang muốn kéo khách quay trở lại trước sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa các quán rượu trong thành phố. Nhưng anh Bền không bán. Anh Bền chỉ đồng ý cho thuê thôi. Chủ quán chấp nhận thuê và con khỉ đã làm cho doanh thu của quán rượu tăng lên trông thấy. Điều này đã mang lại cho anh Bền một món tiền không nhỏ. Anh Bền cho quán rượu thuê con khỉ vào buổi tối, ban ngày anh để nó ở nhà nghỉ ngơi giữ sức. Nhiều quý khách đến quán rượu vào ban ngày không có cơ hội được xem khỉ uống rượu. Họ trách móc chủ quán và tỏ ý sẵn sàng trả tiền thêm nếu được uống rượu cùng hậu duệ của Tôn Ngộ Không. Chủ quán rất muốn đáp ứng yêu cầu của khách nhưng không làm sao thuyết phục được anh Bền cho mượn con khỉ cả ngày lẫn tối. Chủ quán rượu cũng đã lên miền rừng mua về vài con khỉ khác nhưng chúng không uống được rượu, tập thế nào cũng chịu, chỉ vài hôm là lăn đùng ra chết.
Tôi thực sự thấy mừng cho anh Bền vì cuộc sống đối với anh có vẻ đã dễ thở hơn. Tôi thấy anh có quần áo mới, lại sắm thêm được một số đồ vật cho căn nhà trọ tồi tàn của mình. Tôi đùa anh: “Cưới vợ đi thôi còn chờ gì nữa?”. Anh Bền bảo: “Anh còn nặng nợ lắm, sáu, bảy miệng ăn ở quê trông chờ cả vào anh. Mà đứng trước con gái anh chẳng biết ăn nói ra sao cả. Họ chê anh ù lì, vô duyên”.
Nhưng rồi anh Bền cũng có người yêu. Đó là một người đàn bà đã cứng tuổi, ngồi bán hàng nước ở cổng vườn hoa. Tôi bảo: “Trông như các Ma Ma ở lầu xanh ấy, không phải con nhà lành đâu anh Bền ạ”. Anh Bền thở dài thườn thượt rồi bảo: “Thì cả đời làm nghề ấy, bây giờ già rồi ra ngồi vỉa hè, giá có chết cũng chưa chắc đã có người chôn, anh thấy tội, ngỏ ý, chị đồng ý ngay. Anh gần bốn mươi rồi, đời cũng đến thế này là hết, anh chị về ở với nhau trước hết là vì cái tình người đã, nếu có được với nhau một mặt con thì thật là ông trời ông ấy thương, em bảo anh còn mong điều gì hơn nữa?”.
Giữa lúc anh Bền đang bàn đến chuyện lấy vợ thì tôi nhận được thư bố gọi về quê. Thư bố tôi viết rằng: “Vì nhà nghèo, bố mẹ hèn kém nên con mười bảy tuổi đã phải lăn lóc ra đời kiếm sống, bố nghĩ ngợi nhiều lắm. Nay bố được xã cho thầu khu đầm Mõm Chó gần bãi tha ma chỗ giáp với làng Thượng, vậy là nhà ta có cái để làm kinh tế rồi, con về cùng bố vỡ hoang khu đầm này, chắc chắn cả nhà ta sẽ hết cực khổ, các em con cũng có cơ mở mày mở mặt. Nhận được thư con thu xếp công việc về ngay, bố và các em chờ”.
Vậy là tôi chia tay cửa hàng đồ gỗ cao cấp, chia tay anh Bền đang chuẩn bị bắt tay vào xây dựng gia đình riêng, chia tay anh Hùng suốt ngày “đánh bóng mặt đường” để bán hợp đồng bảo hiểm, chia tay thành phố và con ngõ nhỏ, trở về quê làm công việc của nhà nông.
Mãi ba năm sau tôi mới có dịp quay lại con ngõ mà tôi đã trọ suốt tuổi mười bảy. Tất nhiên công cuộc làm kinh tế của bố con tôi ở cánh đồng Mõm Chó đã thất bại thảm hại. Tôi lại mang sức trai hai mươi ra thành phố gánh vác trách nhiệm kiếm tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ và nuôi các em. Tôi vội đi tìm những người mà tôi quen biết. Mới có ba năm thôi mà chẳng còn ai là người quen cũ cả ngoài anh Hùng vẫn ở một mình từ sau ngày tôi đi.
- Chú mày lại lên đây cùng anh chia nửa số tiền nhà trọ à? - Anh Hùng đón tôi bằng một câu hỏi thẳng thừng như thế - Khốn nạn! Bỏ quê mà đi là khốn nạn rồi chú em ạ.
- Vâng, anh Bền còn ở đây không anh?
- Không.
- Anh ấy lấy vợ rồi về quê ở hả anh?
- Vợ gì? Chuyện anh Bền chú mày chưa biết gì sao?
- Chưa, có chuyện gì vậy anh?
- Chuyện dài lắm nhưng mà... khốn nạn lắm.
Quả thực tôi không biết anh Bền gặp chuyện vui hay chuyện buồn vì với anh Hùng cái gì cũng “khốn nạn” cả. Học đại học ra cũng khốn nạn, ở lại thành phố cũng khốn nạn, bỏ quê mà đi - khốn nạn, đi làm bằng xe máy, giao dịch bằng điện thoại di động - khốn nạn, người yêu đến tận nhà khóc sướt mướt vì lỡ hẹn - khốn nạn, trúng số đề cũng khốn nạn, vậy chuyện khốn nạn của anh Bền được hiểu theo nghĩa nào?
Đêm hôm ấy anh Hùng đã kể cho tôi nghe chuyện về anh Bền. Câu chuyện như thế này:
Sau một thời gian từ chối không cho ông chủ quán rượu dâm dương hoắc thuê con khỉ đến mua vui vào ban ngày bỗng nhiên anh Bền thay đổi ý. Hình như anh Bền cần tiền, cần nhiều tiền, còn ông chủ quán rượu thì luôn muốn chiều khách. Thế là họ ký tắt với nhau một thoả thuận bằng miệng, đại thể anh Bền sẽ đưa con khỉ đến “làm thêm” ở quán rượu vào các buổi chiều ngày thứ bảy, chủ nhật ngoài các buổi tối như thường lệ. Buổi “làm thêm” đầu tiên anh Bền trực tiếp ôm con khỉ đến quán. Hôm ấy trời mưa sụt sùi, khách đến quán rất đông. Anh Bền chọn một góc quán ngồi độc ẩm. Con khỉ vẫn như mọi hôm, nhảy từ bàn này sang bàn khác, cầm rượu đổ vào miệng rồi tung chén trả lại cho khách. Nó cũng ăn dưa chuột, lạc chiên, bim bim và khi ngà ngà say nó cũng đi chếnh choáng, trệu trạo, trông rất tức cười. Chiều càng về muộn mưa càng to. Nước trút xuống tắc các ngả đường thành phố. Khách vãn dần. Ông chủ ngửa mặt nhìn trời rồi quyết định đóng cửa sớm. Anh Bền kiệu con khỉ ra về. Mưa hắt vào họ làm cả hai đều ướt. Về đến nhà anh Bền thấy người khó chịu, nằm vật ra giường. Con khỉ rúc vào ngực anh tìm hơi ấm, anh Bền quàng tay ôm lấy nó, cả hai cùng ngủ thiếp đi. Trời tối hẳn thì anh Bền tỉnh dậy. Anh có cảm giác ngực mình lành lạnh. Anh vội ngồi bật dậy. Con khỉ như đang ôm hờ vai anh liền rơi tuột xuống đùi. Anh Bền bế con khỉ lên nhưng nó đã chết. Nó chết mà như ngủ, phần lông ở ngực vẫn còn hơi âm ấm. Anh Bền vội hà hơi vào miệng nó, cố truyền cho nó chút sức lực của mình, hy vọng nó sẽ sống lại. Nhưng mọi cố gắng của anh Bền đều vô ích. Con khỉ mỗi lúc một lạnh ngắt, tứ chi bắt đầu cứng lại. Anh Bền ôm mặt, nức nức những tiếng trong cổ họng. Người dân ở trong ngõ chưa bao giờ thấy anh Bền khóc nhưng hôm ấy họ đã được chứng kiến anh Bền khóc thành tiếng. Khó có thể tưởng tượng nổi tiếng khóc của một người đàn ông gần bốn mươi tuổi dãi dầu mưa nắng như anh Bền. Nó ai oán, thảm thiết làm sao! Anh Bền cứ ngồi ôm con khỉ như thế mà khóc. Ngoài trời vẫn mưa. Mưa lây rây, lây rây chứ không ào ạt trút nước như ban chiều. Chẳng mấy chốc cái tin con khỉ chết loan tới tai những người bạn trong nhóm Mút chỉ đầu gà của anh Bền. Họ rủ nhau kéo đến chia buồn. Mỗi người trong số họ mang theo hai chai Lavi rượu, đút căng phồng cả túi quần. Họ kéo anh Bền ngồi xuống rồi xoay tròn cứ thế lần lượt nâng cốc. Vẫn những bộ mặt lầm lầm lì lì khi bắt đầu vào cuộc rượu. Chỉ đến lúc quá nửa số chai Lavi đã được dốc ngược họ mới chuyện trò với nhau. Một người bảo: “Không thể cứu được con khỉ này nữa rồi, hãy chọn cho nó một cách đưa ma sao cho xứng với những gì mà nó đã làm cho chủ”. Một người khác tiếp lời: “Hoả táng là sạch nhất”. Người khác nữa lại bảo: “Địa táng”. Người tiếp theo bảo: “Thiên táng”. Các ý kiến cứ nhao nhao lên, chỉ riêng anh Bền vẫn ngồi lặng yên, đôi mắt dại đi, tay trái vòng ôm chặt lấy con khỉ. “Thực táng! Chỉ có thực táng là hợp lý nhất vì máu thịt của con khỉ sẽ hoà vào với máu thịt của chúng ta, như vậy con khỉ sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn ở trong mỗi tế bào của chủ nó. Ta sung sướng nó cũng được sung sướng, ta khổ sở nó cũng cùng chịu khổ, chả phải như thế mới đáng gọi là tình chủ tớ tuyệt vời nhất thế gian này hay sao?”. Quả là một ý kiến khác thường nhưng nó làm cho đôi mắt của anh Bền sáng bừng lên. Cả nhóm Mút chỉ đầu gà sau một hồi ngớ ra đều nhất loạt vỗ tay hưởng ứng.
Thế là trong khi anh Bền châm hương lập bàn thờ thì nhóm bạn anh đun nước làm thịt con khỉ. Đêm ấy họ uống tới sáng. Cứ chốc chốc lại phải cử người đi lấy rượu. Riêng đầu con khỉ được đặt lên một chiếc đĩa, để ở giữa mâm. Những người tham gia lễ thực táng dùng tay xoay đầu con khỉ quay quay trên đĩa. Cái mõm của nó chỉ vào người nào thì đến lượt người ấy uống. Sáng hôm sau anh Bền tỉnh dậy thì không còn thấy một ai nữa. Nhóm bạn rượu của anh đã bỏ ra về tự lúc nào không biết. Giữa nhà chiếc đầu con khỉ vẫn còn nằm đó, mõm xoay về hướng anh Bền. Anh Bền đi đâu mõm con khỉ xoay theo đó. Anh Bền sợ quá vội quì xuống lạy lấy lạy để đầu con khỉ, đến khi ngẩng lên thấy nó cũng đang gập lên gập xuống lạy trả lại anh.
Anh Bền hét lên một tiếng rồi ngất đi. Người ta đưa anh Bền vào bệnh viện. Bố anh từ dưới quê lên chăm sóc anh. Anh Bền tỉnh nhưng không nói được, mọi việc đều phải ra hiệu, miệng kêu “Khẹc...Khẹc”. Đến khi anh Bền khoẻ lại thì mắc bệnh ngứa. Các y bác sĩ cởi quần áo của anh ra và họ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện toàn bộ cơ thể anh mọc một lớp lông dày màu xám trắng. Ông cụ đẻ ra anh xin đưa anh về quê để chăm sóc. Anh Bền về quê được hơn một tháng thì chết. Hôm anh chết ông chủ quán rượu dâm dương hoắc cũng có về đưa ma.
- Không, không thể như thế được, sao anh khéo tưởng tượng một cách độc ác thế, anh Bền có thù oán gì với anh đâu? – Tôi bỗng phản ứng lại một cách gay gắt trước câu chuyện được kể từ anh Hùng.
- Khốn nạn! Anh đã nói với chú mày ngay từ đầu là chuyện chẳng hay ho gì cơ mà? Anh chỉ kể lại những gì anh biết, nếu chú mày không muốn nghe nữa thì thôi, anh đâu phải thằng thích buôn chuyện.
Anh Hùng có vẻ bực bội, bỏ về giường nằm, để tôi ngồi lại bên bàn nước một mình. Cả đêm hôm ấy tôi không sao ngủ được. Sáng hôm sau vừa chuông đồng hồ là tôi chạy ngay sang chỗ mấy anh sinh viên trọ ở cuối ngõ. Tôi muốn hỏi họ về chuyện của anh Bền. Nhưng họ đã không còn ở đó nữa. Họ tốt nghiệp rồi và đã rời khỏi nơi đây. Tôi chạy sang nhà anh Bền. Nhà đã có chủ khác. Người mới đến thuê chỉ cho tôi xem chiếc đầu khỉ treo trên tường, bảo: “Tôi đến đây đã thấy treo ở đó rồi, của ai thì tôi chịu, tôi không biết anh Bền nào cả”. Tôi chạy một mạch ra đầu phố, đến quán rượu dâm dương hoắc năm xưa. Bà chủ quán bước ra nhìn tôi như một khách quen, cất giọng xởi lởi: “Cậu đến lấy rượu sớm thế? Có điện đặt trước không? Bao nhiêu lít hả em?”.
- Không, tôi muốn gặp ông chủ.
- Ông chủ nào?
- Ông chủ quán rượu dâm dương hoắc.
- Vớ vẩn. Lão ấy biến xới lâu rồi.
- Biến đi đâu?
- Ai mà biết được. Bây giờ ở đây bán rượu sán nùng chú em ạ. Dân thành phố bây giờ chuyển sang dùng loại rượu này rồi. Cậu em dùng dâm dương hoắc làm gì, trẻ thế kia đã phải dùng thứ ấy rồi sao? Mà làm gì có dâm dương hoắc, lừa đảo đấy thôi! Chị mày đây bán rượu từ năm lên mười tuổi, cậu em thích rượu gì chị bán cho rượu đó, làm gì phải mất công đi tìm lão chủ quán cũ, mệt người, vô ích, lại chả tốn tiền rước phải rượu rởm”.
Tôi bỏ quán rượu, chạy ngược lên chỗ vườn hoa thành phố. Vẫn mấy người ngồi thu lu bên cửa ra vào kia nhưng không có ai là người đàn bà giống Ma Ma cả. “Ai cơ? À, mụ ấy hả, lên trại phục hồi nhân phẩm mà hỏi nhá. Mà sao đã đi tìm cái khoản ấy sớm thế? Giờ này chúng nó còn ngủ cả, chưa ma nào dậy đâu, chú em có chờ được thì chờ”.
Thế là chịu. Tôi không còn biết hỏi ai cho rõ thực hư về chuyện của anh Bền nữa. Nếu câu chuyện đúng như anh Hùng kể thì khó tin quá. Nhưng trên đời này thiếu gì những điều khó tin vẫn xảy ra. Và với anh Bền tôi phải tin vào một chuyện không thể tin được như vậy sao? Lần đầu tiên tôi đã thốt lên cái câu cửa miệng của anh Hùng: Khốn nạn!
Tối hôm ấy tôi ngồi viết thư cho bố. Tôi ghi rằng: “Bố ơi, cuộc sống thành phố đối với con rất dễ thở. Con sẽ cố gắng làm để gửi tiền về cho bố mẹ và các em. Bố đừng lo con trẻ người non dạ. Con sẽ làm được những điều mà bố không tin nổi cho mà xem. Bố cứ yên tâm bố nhá!”.
Tất nhiên, tôi sẽ còn chưa thôi tìm hiểu về chuyện của anh Bền, một chuyện khó tin đến thế kia mà!
Bài Viết Ngẫu Nhiên:
CÂU HỎI ÔN TẬP ANCOL- PHENOL
Biến giao diện windows XP thành Ubuntu
WinZip Pro v12.0 Build 8252
Easy Tools URL Checker v1.5.3334.33705
Portable Xilisoft DVD Ripper Ultimate 5.0.50.0710
VideoGet v3.0.2.44
Học tập - Phát triển bản thân
IE7pro 2.3 RC2(64BIT): Addon cho IE7
UniUpload - Công cụ upload nhanh file từ máy lên MediaFire và Imageshack
Xuất cảnh cần bán nhà gấp
Với công việc này tôi chỉ cần học truyền khẩu ba ngày là xong. Khó nhất đối với tôi là phải biết đi xe máy và phải thuộc đường. Thành phố vốn nhiều đường ngang ngõ tắt, tôi lại là anh chàng nhà quê chưa ngồi lên xe máy bao giờ. Nhưng rồi tôi cũng quen dần mọi thứ. Sau một thời gian ngắn tôi được đánh giá là “thạo việc”. Tôi ở trọ trong một con ngõ nhỏ cách cửa hàng không xa. Buổi tối tôi thường rỗi. Rất rỗi.
Con ngõ tôi ở toàn dân lao động nghèo. Cùng ở một gian nhà trọ với tôi là anh Hùng. Anh Hùng học trường Xã hội Nhân văn, khoa Hán nôm, ra trường không chịu về quê, ở lại làm việc cho một công ty bảo hiểm của nước ngoài. Anh có xe máy và điện thoại di động, đi suốt ngày, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Với tôi, anh là tấm gương để học tập, vậy mà không hiểu sao anh cứ kêu khổ, câu cửa miệng của anh bao giờ cũng là: Khốn nạn. Trên đời này bất cứ điều gì anh cũng nhìn ra khía cạnh khốn nạn. Anh thường bảo tôi rằng: “Cứ đần đần, quê quê như mày mà hoá lại hay, học lắm biết nhiều chỉ càng thấy lắm sự khốn nạn mà thôi”.
Cuối ngõ có mấy anh sinh viên học trường Công đoàn. Các anh này cứ bước chân ra khỏi cửa là ăn mặc rất lịch sự nhưng tối đến, khi họ đi chơi về tôi thường nghe thấy họ bàn nhau ở trước cửa nhà tôi cách vay mượn tiền của ai đó để cứu đói trong những ngày gia đình chưa gửi tiền lên. Bên kia ngõ là một dãy nhà trọ được chia thành từng ngăn, trên có lợp mái phibro-ximăng dành để chứa đủ mọi thành phần, đủ các kiểu người. Hầu hết họ đều là dân tỉnh lẻ như tôi tụ về đây làm thuê kiếm sống. Tiếng là ở với nhau nhưng ban ngày mọi người đều đi làm hết, con ngõ vắng tanh, tối đến ai cũng đi ngủ sớm, con ngõ vắng lặng, đám dân trọ ít quen thân nhau. Ngay tôi với anh Hùng cũng thế. Hai người ở chung một nhà nhưng không ăn chung, không làm chung, không ngủ chung, không dùng chung đồ của nhau, chỉ chung có tiền nhà và tiền điện nước. Sau hai tháng ở trọ tôi quen thân, hay nói đúng hơn là chỉ quen thân được với anh Bền, một người ở dãy nhà phía bên kia. Anh Bền quê Phú Thọ, đã 38 tuổi mà chưa vợ, lên thành phố làm nghề đạp xích lô bảy, tám năm nay rồi. Anh Bền to, cao, dáng lừng lững như con gấu, tính rất hiền. Anh ở một mình một gian nhà trọ. Như thế là khá hoang phí vì đám lao động nghèo thường ở chung nhau để đỡ tốn tiền nhà. Tôi đã có dịp bước vào gian nhà anh ở. Ấy là lần anh Bền uống quá chén ở đâu đó về, đẩy mãi không đưa được chiếc xích lô vào nhà. Tôi đã giúp anh và sau đó được chứng kiến cuộc sống của anh nghèo nàn thế nào. Chiếc xích lô chiếm mất nửa gian nhà, nửa gian còn lại là chiếc giường đôi cũ kỹ, một chiếc tủ mét hai hai buồng cũng cũ kỹ, chiếc mắc áo bằng gỗ xập xệ trên tường treo ơ hờ bộ quần áo dày quỵch, ống tay, ống chân còn nguyên vết xắn. Chỉ thế thôi, xung quanh chẳng còn gì đáng giá. Trong khi anh lăn đùng ra giường gáy vang như sấm thì tôi khẽ khép cửa lại, thầm nghĩ giá có mở cửa cả đêm cũng chẳng có thằng trộm nào thèm mò vào căn nhà này.
Sau lần ấy anh Bền thân với tôi. Chẳng biết gần chục năm làm ăn ở thành phố anh Bền đã tích cóp được những gì, chỉ thấy là anh rất rộng rãi trong chi tiêu. Một tối tôi vừa đi làm về, đang tắm thì anh Bền sang, mang theo cả quần áo lót. Vòi nước ở bên nhà anh cuối đường ống, vào giờ cao điểm nước chảy ri rỉ, không đủ dùng nên anh vẫn thường sang bên tôi tắm nhờ. Anh đứng nhìn tôi dội nước ào ào rồi bỗng đưa tay bóp vào bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể tôi, cười cười, và hỏi:
- Cái của nợ này của chú mày đã có nhu cầu chưa?
Tôi bị bất ngờ, đỏ nhừ mặt, ngượng chín cả người. Anh lại bảo:
- Tối nay anh chiêu đãi chú nhé!
Tôi hỏi:
- Chiêu đãi gì cơ?
Anh Bền bảo:
- Chơi gái chứ còn gì nữa.
Tối hôm ấy chúng tôi rời nhà khá sớm, riêng tôi ăn mặc có phần bảnh bao hơn mọi ngày. Anh Bền dắt tôi ra vườn hoa, qua chỗ Ngã 5, ngược lên công viên rồi lại vòng xuống đằng bờ hồ. Tôi đi theo anh vừa tò mò, háo hức lại vừa hồi hộp, lo âu. Quả thật tôi chưa hình dung nổi cái chuyện ấy nó như thế nào dù tôi đã là một cậu thanh niên trưởng thành. Bởi anh Bền bỗng chốc thổi bùng lên nhu cầu khám phá cảm xúc bản thân khiến tôi khao khát thoả mãn chứ thực sự tôi rất e ngại, vì thế tôi vừa bẻ tay, vừa nén những tiếng thở gấp để tạo cho mình vẻ tự tin khi đi bên anh. Nhưng đi mãi, đi đến mỏi chân mà vẫn chưa có chỗ cho chúng tôi chứng nghiệm “khả năng” của mình. Sau khi đi hết một vòng bờ hồ, anh Bền quay sang tôi bảo:
- Đen cho chú em rồi, hôm nay làm sao ấy, không thấy có đứa nào cả, chắc có động nên chúng nó chuồn hết rồi. Dạo này công an lùa ghê lắm.
Chúng tôi lại lủi thủi cuốc bộ ra về. Chỉ một lần ấy cũng đủ để tôi ấn tượng về cái sự chịu chơi, phóng khoáng của anh Bền. Sự phóng khoáng của anh còn thể hiện rõ ở quán rượu dâm dương hoắc. Anh thường đưa tôi ra cái quán ở đầu phố chuyên bán thứ rượu có tên gọi rất “kích động” ấy để giao lưu , gặp gỡ với đủ các hạng người, trong đó có nhóm bạn Mút chỉ đầu gà của anh. Quán rượu khá đông. Anh Bền bảo: “Người thành phố đang chuộng thứ rượu này, hồi quán mới mở đông khách lắm nhưng bây giờ nhiều quán khác cũng mở ra nên khách ở đây vơi dần, chỉ bằng một phần ba trước đây thôi”. Rượu dâm dương hoắc được đóng vào từng chai Lavi nhỏ, có màu nâu nhờ nhợ bán lẫn với thức nhắm là các loại thuỷ hải sản khô, các loại quả xanh như cóc, ổi, chuối, dưa chuột, mận, mơ, các loại nộm rau củ, có cả đậu phộng chiên bơ và bim bim nữa. Nhìn chung đây là một quán rượu vỉa hè rất hợp với khách bình dân, không ít văn nghệ sĩ và trí thức nghèo cũng đến quán này. Theo anh Bền ra quán được vài lần tôi cứ thắc mắc mãi hai điều, một là rượu dâm dương hoắc có cái gì đặc biệt và nó khác với các loại rượu thông thường ở điểm nào? Hai là tại sao nhóm bạn của anh Bền, toàn những người cũng nghèo khổ, vất vả, cũng dân tứ xứ về đây làm thuê kiếm sống như anh lại có biệt danh là Mút chỉ đầu gà?
Điều thắc mắc thứ nhất anh Bền giải thích qua loa rằng rượu dâm dương hoắc trước hết là thứ rượu bình thường được nấu từ gạo, sau đó chủ quán ngâm rượu với một thứ cỏ có tên là dâm dương hoắc. Việc ngâm như thế nào, thời gian ngâm, liều lượng ngâm ra sao điều ấy thuộc về bí mật của nhà quán. “Nhưng rượu này uống vào có gì tốt?” - tôi hỏi. “Thì cứ tin là cái chuyện kia sẽ mãnh liệt hơn, dẻo dai hơn, cơn hứng tình sẽ kéo dài hơn, dâm dương kia mà”, anh Bền có vẻ như chỉ giải thích được đến thế.
Còn điều thắc mắc thứ hai anh Bền bảo: “Chúng nó bố láo đấy”.
- Bố láo thế nào? – Tôi hỏi.
- Thì bọn anh hay ngồi uống với nhau, một thằng rỗi hơi nào đó thêu dệt nên câu chuyện Mút chỉ đầu gà, sau đó gán vào cho bọn anh. Thế thôi.
- Câu chuyện Mút chỉ đầu gà là sao?
- Là chuyện các bợm nhậu uống với nhau lâu quá, hết cả đồ nhắm, chỉ còn mỗi cái đầu gà. Các bợm liền lấy chỉ buộc cái đầu gà treo lên, xoay vòng uống tiếp, đến lượt người nào thì người ấy được mút đánh roạt vào cái đầu gà. Tàn cuộc rượu, các bợm nhìn lên chỉ thấy sợi chỉ treo lửng lơ còn chiếc đầu gà đã tan biến vào những cái mồm háo rượu. Một câu chuyện bố láo và hết sức xỏ xiên. Thằng buôn chuyện đó đã bị bọn anh túm cổ lẳng ra ngoài đường. Nhưng câu chuyện nó để lại cứ in vào óc người nghe, không sao tẩy rửa đi được. Từ đấy mỗi khi nhóm bọn anh xuất hiện lập tức có tiếng xì xào: Nhóm Mút chỉ đầu gà đến đấy, hãy xem chúng uống kìa!
Nhóm bạn rượu của anh Bền không đông lắm, họ có khoảng sáu, bảy người, hầu hết đều muộn tuổi và chưa vợ. Họ làm đủ các nghề: Bốc vác, coi chợ, xe ôm, xích lô, gác cổng, phụ xây. Tuần nào họ cũng tụ tập ở quán rượu một, hai tối. Những lần gặp nhau như thế họ thường bắt đầu bằng vẻ mặt lầm lầm, lì lì. Khi đã hết bảy, tám chai Lavi đựng thứ nước nâu nâu nhờ nhợ họ mới quay ra chuyện trò với nhau. Những chuyện họ nói thường tẻ nhạt và vô nghĩa nhưng lại làm họ hào hứng, say sưa. Ví như một lần tôi được nghe họ bàn luận về chuyện con rận. Một người bảo: “Có rận chẳng qua là do ở bẩn”. Một người khác lại bảo: “Ở sạch cũng có rận”. Người khác nữa lại bảo: “Nghĩ có là có, nghĩ không là không”. Rồi họ xoay ra tranh luận với nhau. Người thứ nhất bảo: “Ngày nào cũng tắm, dùng xà phòng diệt khuẩn chà xát khắp người, rận sẽ không còn chỗ nào để sống”. Người thứ hai bảo: “Rận sẽ trôi xuống đám lông cuối cùng ở hậu môn rồi chui sâu ẩn nấp ở trong đó, thế là hoàn toàn yên tâm trước mọi thứ xà phòng”. Người thứ ba bảo: “Cứ nghĩ rằng rận chỉ ở quần áo thì thay quần áo ra là hết rận, còn cứ nghĩ rận bám vào người thì chẳng bao giờ thấy hết ngứa”.
Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ngán trước những cuộc tranh luận có vẻ như ngớ ngẩn của đám bạn anh Bền. Nhưng anh Bền bảo tôi: “Chú mày không hiểu gì về con rận nghĩa là còn chưa hiểu gì về cuộc đời”. Vâng, tôi chưa hiểu gì về cuộc đời nhưng tôi cũng không hề có ý định tìm hiểu cuộc sống của những chú rận thường quen sống ký sinh và bị người đời hạ sát bằng móng tay. Cuối các buổi rượu anh Bền thường tranh trả tiền trước ánh mắt ngại ngùng của đám bạn. Sau đó họ chia tay nhau, bóng họ liêu xiêu, đổ dài trên hè, chẳng mấy chốc họ mất hút vào những ngóc ngách của thành phố. Một lần từ quán rượu trở về, anh Bền dừng lại dưới gốc cây bàng cách con ngõ chúng tôi ở vài chục bước chân vạch quần ra giải quyết cái phần bí bách trong cơ thể. Bỗng có một “thằng người” từ trên cây bàng nhảy phốc xuống cổ anh. Anh Bền giật mình, theo phản xạ vội đưa tay lên túm lấy thằng người lạ. Anh bỗng bủn rủn cả người khi sờ vào một đám lông như lông chó đang phủ trên vai mình. Vừa lúc ấy một sợi xích lòng thòng vắt xuống cổ anh. “Khẹc...Khẹc”. Anh Bền túm lấy sợi xích giật mạnh và “thằng người” trên cổ anh bị quật xuống đất. Hoá ra đó là một con khỉ. Chắc nó bị tuột xích chạy ra phố chơi không chịu về? Anh Bền định đá cho con khỉ một cái để đuổi nó về nhà với chủ nhưng nghĩ thế nào anh lại dắt nó về nhà mình. Hôm ấy tôi không đi cùng với anh vì còn bận ở nhà viết thư cho bố. Lúc sáng tôi vừa nhận được thư. Thư bố tôi viết rằng: “Bố đã nhận được tiền của con gửi về rồi. Bố dành một nửa để thuốc thang cho mẹ, một nửa để cả nhà ăn từ nay đến vụ mùa. Lợn nhà ăn tốn lắm nhưng tốn cũng phải nuôi để cuối năm còn có cái mà thịt. Bố biết con rất vất vả, vì gia đình mà phải bỏ học đi làm lấy tiền gửi về cho bố mẹ. Con cố gắng giữ gìn sức khoẻ, cuối tuần có người làng lên trên ấy bố sẽ gửi cho con ít ngô nếp mới bẻ, con tranh thủ luộc ăn thêm cho lại sức”. Đến khi anh Bền gõ cửa khoe với tôi con khỉ anh vừa bắt về thì tôi cũng đã viết xong lá thư trả lời cho bố. Anh Bền nhìn ngắm con khỉ rất kỹ rồi bảo tôi: “Con này có bộ lông màu xám trắng, trông sạch, ưa nhìn, mặc thêm cho nó cái áo lụa màu đỏ hay màu xanh vào nữa sẽ rất ngộ. Anh quyết định nuôi nó, chú thấy thế nào?”. Tôi bảo: “Em nhìn cũng thấy thích, anh cứ nuôi đi, nếu không nuôi được thì bán cũng khối tiền”.
Những ngày sau đó con khỉ ăn chung, ngủ chung với anh Bền. Nó là một con vật ít nhiều đã được thuần dưỡng nên luôn tỏ ra biết làm vừa lòng chủ. Anh Bền quý nó lắm, đi làm cũng mang nó theo, ra quán rượu cũng cho nó đi cùng. Anh ăn gì nó ăn nấy, anh uống rượu nó cũng được nếm rượu. Anh say, nó cũng lử đử lừ đừ. Lạ một điều là “tửu lượng” của nó hình như mỗi ngày một nâng cao. Mỗi lần anh Bền đưa nó ra quán rượu là nó lại lân la đi đến các bàn, hễ khách mời rượu là nó uống. Lúc đầu nó có vẻ như làm phiền cho chủ quán, nhưng chính việc một con khỉ biết uống rượu đã làm cho khách hiếu kỳ tìm đến quán ngày một đông hơn. Ông chủ quán rượu liền gạ anh Bền bán lại con khỉ cho mình. Ông đang muốn kéo khách quay trở lại trước sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa các quán rượu trong thành phố. Nhưng anh Bền không bán. Anh Bền chỉ đồng ý cho thuê thôi. Chủ quán chấp nhận thuê và con khỉ đã làm cho doanh thu của quán rượu tăng lên trông thấy. Điều này đã mang lại cho anh Bền một món tiền không nhỏ. Anh Bền cho quán rượu thuê con khỉ vào buổi tối, ban ngày anh để nó ở nhà nghỉ ngơi giữ sức. Nhiều quý khách đến quán rượu vào ban ngày không có cơ hội được xem khỉ uống rượu. Họ trách móc chủ quán và tỏ ý sẵn sàng trả tiền thêm nếu được uống rượu cùng hậu duệ của Tôn Ngộ Không. Chủ quán rất muốn đáp ứng yêu cầu của khách nhưng không làm sao thuyết phục được anh Bền cho mượn con khỉ cả ngày lẫn tối. Chủ quán rượu cũng đã lên miền rừng mua về vài con khỉ khác nhưng chúng không uống được rượu, tập thế nào cũng chịu, chỉ vài hôm là lăn đùng ra chết.
Tôi thực sự thấy mừng cho anh Bền vì cuộc sống đối với anh có vẻ đã dễ thở hơn. Tôi thấy anh có quần áo mới, lại sắm thêm được một số đồ vật cho căn nhà trọ tồi tàn của mình. Tôi đùa anh: “Cưới vợ đi thôi còn chờ gì nữa?”. Anh Bền bảo: “Anh còn nặng nợ lắm, sáu, bảy miệng ăn ở quê trông chờ cả vào anh. Mà đứng trước con gái anh chẳng biết ăn nói ra sao cả. Họ chê anh ù lì, vô duyên”.
Nhưng rồi anh Bền cũng có người yêu. Đó là một người đàn bà đã cứng tuổi, ngồi bán hàng nước ở cổng vườn hoa. Tôi bảo: “Trông như các Ma Ma ở lầu xanh ấy, không phải con nhà lành đâu anh Bền ạ”. Anh Bền thở dài thườn thượt rồi bảo: “Thì cả đời làm nghề ấy, bây giờ già rồi ra ngồi vỉa hè, giá có chết cũng chưa chắc đã có người chôn, anh thấy tội, ngỏ ý, chị đồng ý ngay. Anh gần bốn mươi rồi, đời cũng đến thế này là hết, anh chị về ở với nhau trước hết là vì cái tình người đã, nếu có được với nhau một mặt con thì thật là ông trời ông ấy thương, em bảo anh còn mong điều gì hơn nữa?”.
Giữa lúc anh Bền đang bàn đến chuyện lấy vợ thì tôi nhận được thư bố gọi về quê. Thư bố tôi viết rằng: “Vì nhà nghèo, bố mẹ hèn kém nên con mười bảy tuổi đã phải lăn lóc ra đời kiếm sống, bố nghĩ ngợi nhiều lắm. Nay bố được xã cho thầu khu đầm Mõm Chó gần bãi tha ma chỗ giáp với làng Thượng, vậy là nhà ta có cái để làm kinh tế rồi, con về cùng bố vỡ hoang khu đầm này, chắc chắn cả nhà ta sẽ hết cực khổ, các em con cũng có cơ mở mày mở mặt. Nhận được thư con thu xếp công việc về ngay, bố và các em chờ”.
Vậy là tôi chia tay cửa hàng đồ gỗ cao cấp, chia tay anh Bền đang chuẩn bị bắt tay vào xây dựng gia đình riêng, chia tay anh Hùng suốt ngày “đánh bóng mặt đường” để bán hợp đồng bảo hiểm, chia tay thành phố và con ngõ nhỏ, trở về quê làm công việc của nhà nông.
Mãi ba năm sau tôi mới có dịp quay lại con ngõ mà tôi đã trọ suốt tuổi mười bảy. Tất nhiên công cuộc làm kinh tế của bố con tôi ở cánh đồng Mõm Chó đã thất bại thảm hại. Tôi lại mang sức trai hai mươi ra thành phố gánh vác trách nhiệm kiếm tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ và nuôi các em. Tôi vội đi tìm những người mà tôi quen biết. Mới có ba năm thôi mà chẳng còn ai là người quen cũ cả ngoài anh Hùng vẫn ở một mình từ sau ngày tôi đi.
- Chú mày lại lên đây cùng anh chia nửa số tiền nhà trọ à? - Anh Hùng đón tôi bằng một câu hỏi thẳng thừng như thế - Khốn nạn! Bỏ quê mà đi là khốn nạn rồi chú em ạ.
- Vâng, anh Bền còn ở đây không anh?
- Không.
- Anh ấy lấy vợ rồi về quê ở hả anh?
- Vợ gì? Chuyện anh Bền chú mày chưa biết gì sao?
- Chưa, có chuyện gì vậy anh?
- Chuyện dài lắm nhưng mà... khốn nạn lắm.
Quả thực tôi không biết anh Bền gặp chuyện vui hay chuyện buồn vì với anh Hùng cái gì cũng “khốn nạn” cả. Học đại học ra cũng khốn nạn, ở lại thành phố cũng khốn nạn, bỏ quê mà đi - khốn nạn, đi làm bằng xe máy, giao dịch bằng điện thoại di động - khốn nạn, người yêu đến tận nhà khóc sướt mướt vì lỡ hẹn - khốn nạn, trúng số đề cũng khốn nạn, vậy chuyện khốn nạn của anh Bền được hiểu theo nghĩa nào?
Đêm hôm ấy anh Hùng đã kể cho tôi nghe chuyện về anh Bền. Câu chuyện như thế này:
Sau một thời gian từ chối không cho ông chủ quán rượu dâm dương hoắc thuê con khỉ đến mua vui vào ban ngày bỗng nhiên anh Bền thay đổi ý. Hình như anh Bền cần tiền, cần nhiều tiền, còn ông chủ quán rượu thì luôn muốn chiều khách. Thế là họ ký tắt với nhau một thoả thuận bằng miệng, đại thể anh Bền sẽ đưa con khỉ đến “làm thêm” ở quán rượu vào các buổi chiều ngày thứ bảy, chủ nhật ngoài các buổi tối như thường lệ. Buổi “làm thêm” đầu tiên anh Bền trực tiếp ôm con khỉ đến quán. Hôm ấy trời mưa sụt sùi, khách đến quán rất đông. Anh Bền chọn một góc quán ngồi độc ẩm. Con khỉ vẫn như mọi hôm, nhảy từ bàn này sang bàn khác, cầm rượu đổ vào miệng rồi tung chén trả lại cho khách. Nó cũng ăn dưa chuột, lạc chiên, bim bim và khi ngà ngà say nó cũng đi chếnh choáng, trệu trạo, trông rất tức cười. Chiều càng về muộn mưa càng to. Nước trút xuống tắc các ngả đường thành phố. Khách vãn dần. Ông chủ ngửa mặt nhìn trời rồi quyết định đóng cửa sớm. Anh Bền kiệu con khỉ ra về. Mưa hắt vào họ làm cả hai đều ướt. Về đến nhà anh Bền thấy người khó chịu, nằm vật ra giường. Con khỉ rúc vào ngực anh tìm hơi ấm, anh Bền quàng tay ôm lấy nó, cả hai cùng ngủ thiếp đi. Trời tối hẳn thì anh Bền tỉnh dậy. Anh có cảm giác ngực mình lành lạnh. Anh vội ngồi bật dậy. Con khỉ như đang ôm hờ vai anh liền rơi tuột xuống đùi. Anh Bền bế con khỉ lên nhưng nó đã chết. Nó chết mà như ngủ, phần lông ở ngực vẫn còn hơi âm ấm. Anh Bền vội hà hơi vào miệng nó, cố truyền cho nó chút sức lực của mình, hy vọng nó sẽ sống lại. Nhưng mọi cố gắng của anh Bền đều vô ích. Con khỉ mỗi lúc một lạnh ngắt, tứ chi bắt đầu cứng lại. Anh Bền ôm mặt, nức nức những tiếng trong cổ họng. Người dân ở trong ngõ chưa bao giờ thấy anh Bền khóc nhưng hôm ấy họ đã được chứng kiến anh Bền khóc thành tiếng. Khó có thể tưởng tượng nổi tiếng khóc của một người đàn ông gần bốn mươi tuổi dãi dầu mưa nắng như anh Bền. Nó ai oán, thảm thiết làm sao! Anh Bền cứ ngồi ôm con khỉ như thế mà khóc. Ngoài trời vẫn mưa. Mưa lây rây, lây rây chứ không ào ạt trút nước như ban chiều. Chẳng mấy chốc cái tin con khỉ chết loan tới tai những người bạn trong nhóm Mút chỉ đầu gà của anh Bền. Họ rủ nhau kéo đến chia buồn. Mỗi người trong số họ mang theo hai chai Lavi rượu, đút căng phồng cả túi quần. Họ kéo anh Bền ngồi xuống rồi xoay tròn cứ thế lần lượt nâng cốc. Vẫn những bộ mặt lầm lầm lì lì khi bắt đầu vào cuộc rượu. Chỉ đến lúc quá nửa số chai Lavi đã được dốc ngược họ mới chuyện trò với nhau. Một người bảo: “Không thể cứu được con khỉ này nữa rồi, hãy chọn cho nó một cách đưa ma sao cho xứng với những gì mà nó đã làm cho chủ”. Một người khác tiếp lời: “Hoả táng là sạch nhất”. Người khác nữa lại bảo: “Địa táng”. Người tiếp theo bảo: “Thiên táng”. Các ý kiến cứ nhao nhao lên, chỉ riêng anh Bền vẫn ngồi lặng yên, đôi mắt dại đi, tay trái vòng ôm chặt lấy con khỉ. “Thực táng! Chỉ có thực táng là hợp lý nhất vì máu thịt của con khỉ sẽ hoà vào với máu thịt của chúng ta, như vậy con khỉ sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn ở trong mỗi tế bào của chủ nó. Ta sung sướng nó cũng được sung sướng, ta khổ sở nó cũng cùng chịu khổ, chả phải như thế mới đáng gọi là tình chủ tớ tuyệt vời nhất thế gian này hay sao?”. Quả là một ý kiến khác thường nhưng nó làm cho đôi mắt của anh Bền sáng bừng lên. Cả nhóm Mút chỉ đầu gà sau một hồi ngớ ra đều nhất loạt vỗ tay hưởng ứng.
Thế là trong khi anh Bền châm hương lập bàn thờ thì nhóm bạn anh đun nước làm thịt con khỉ. Đêm ấy họ uống tới sáng. Cứ chốc chốc lại phải cử người đi lấy rượu. Riêng đầu con khỉ được đặt lên một chiếc đĩa, để ở giữa mâm. Những người tham gia lễ thực táng dùng tay xoay đầu con khỉ quay quay trên đĩa. Cái mõm của nó chỉ vào người nào thì đến lượt người ấy uống. Sáng hôm sau anh Bền tỉnh dậy thì không còn thấy một ai nữa. Nhóm bạn rượu của anh đã bỏ ra về tự lúc nào không biết. Giữa nhà chiếc đầu con khỉ vẫn còn nằm đó, mõm xoay về hướng anh Bền. Anh Bền đi đâu mõm con khỉ xoay theo đó. Anh Bền sợ quá vội quì xuống lạy lấy lạy để đầu con khỉ, đến khi ngẩng lên thấy nó cũng đang gập lên gập xuống lạy trả lại anh.
Anh Bền hét lên một tiếng rồi ngất đi. Người ta đưa anh Bền vào bệnh viện. Bố anh từ dưới quê lên chăm sóc anh. Anh Bền tỉnh nhưng không nói được, mọi việc đều phải ra hiệu, miệng kêu “Khẹc...Khẹc”. Đến khi anh Bền khoẻ lại thì mắc bệnh ngứa. Các y bác sĩ cởi quần áo của anh ra và họ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện toàn bộ cơ thể anh mọc một lớp lông dày màu xám trắng. Ông cụ đẻ ra anh xin đưa anh về quê để chăm sóc. Anh Bền về quê được hơn một tháng thì chết. Hôm anh chết ông chủ quán rượu dâm dương hoắc cũng có về đưa ma.
- Không, không thể như thế được, sao anh khéo tưởng tượng một cách độc ác thế, anh Bền có thù oán gì với anh đâu? – Tôi bỗng phản ứng lại một cách gay gắt trước câu chuyện được kể từ anh Hùng.
- Khốn nạn! Anh đã nói với chú mày ngay từ đầu là chuyện chẳng hay ho gì cơ mà? Anh chỉ kể lại những gì anh biết, nếu chú mày không muốn nghe nữa thì thôi, anh đâu phải thằng thích buôn chuyện.
Anh Hùng có vẻ bực bội, bỏ về giường nằm, để tôi ngồi lại bên bàn nước một mình. Cả đêm hôm ấy tôi không sao ngủ được. Sáng hôm sau vừa chuông đồng hồ là tôi chạy ngay sang chỗ mấy anh sinh viên trọ ở cuối ngõ. Tôi muốn hỏi họ về chuyện của anh Bền. Nhưng họ đã không còn ở đó nữa. Họ tốt nghiệp rồi và đã rời khỏi nơi đây. Tôi chạy sang nhà anh Bền. Nhà đã có chủ khác. Người mới đến thuê chỉ cho tôi xem chiếc đầu khỉ treo trên tường, bảo: “Tôi đến đây đã thấy treo ở đó rồi, của ai thì tôi chịu, tôi không biết anh Bền nào cả”. Tôi chạy một mạch ra đầu phố, đến quán rượu dâm dương hoắc năm xưa. Bà chủ quán bước ra nhìn tôi như một khách quen, cất giọng xởi lởi: “Cậu đến lấy rượu sớm thế? Có điện đặt trước không? Bao nhiêu lít hả em?”.
- Không, tôi muốn gặp ông chủ.
- Ông chủ nào?
- Ông chủ quán rượu dâm dương hoắc.
- Vớ vẩn. Lão ấy biến xới lâu rồi.
- Biến đi đâu?
- Ai mà biết được. Bây giờ ở đây bán rượu sán nùng chú em ạ. Dân thành phố bây giờ chuyển sang dùng loại rượu này rồi. Cậu em dùng dâm dương hoắc làm gì, trẻ thế kia đã phải dùng thứ ấy rồi sao? Mà làm gì có dâm dương hoắc, lừa đảo đấy thôi! Chị mày đây bán rượu từ năm lên mười tuổi, cậu em thích rượu gì chị bán cho rượu đó, làm gì phải mất công đi tìm lão chủ quán cũ, mệt người, vô ích, lại chả tốn tiền rước phải rượu rởm”.
Tôi bỏ quán rượu, chạy ngược lên chỗ vườn hoa thành phố. Vẫn mấy người ngồi thu lu bên cửa ra vào kia nhưng không có ai là người đàn bà giống Ma Ma cả. “Ai cơ? À, mụ ấy hả, lên trại phục hồi nhân phẩm mà hỏi nhá. Mà sao đã đi tìm cái khoản ấy sớm thế? Giờ này chúng nó còn ngủ cả, chưa ma nào dậy đâu, chú em có chờ được thì chờ”.
Thế là chịu. Tôi không còn biết hỏi ai cho rõ thực hư về chuyện của anh Bền nữa. Nếu câu chuyện đúng như anh Hùng kể thì khó tin quá. Nhưng trên đời này thiếu gì những điều khó tin vẫn xảy ra. Và với anh Bền tôi phải tin vào một chuyện không thể tin được như vậy sao? Lần đầu tiên tôi đã thốt lên cái câu cửa miệng của anh Hùng: Khốn nạn!
Tối hôm ấy tôi ngồi viết thư cho bố. Tôi ghi rằng: “Bố ơi, cuộc sống thành phố đối với con rất dễ thở. Con sẽ cố gắng làm để gửi tiền về cho bố mẹ và các em. Bố đừng lo con trẻ người non dạ. Con sẽ làm được những điều mà bố không tin nổi cho mà xem. Bố cứ yên tâm bố nhá!”.
Tất nhiên, tôi sẽ còn chưa thôi tìm hiểu về chuyện của anh Bền, một chuyện khó tin đến thế kia mà!
**************** Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè! |
Hiện chưa có lời bình nào cho bài viết này.